Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1205/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 26 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 325/TTr/SXD-QLN ngày 14/5/2009 về việc đề nghị phê duyệt chương trình phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG, NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 18/NQ-CP NGÀY 20/4/2009 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 26/5/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Để giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề; công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp còn khó khăn về nhà ở; ngày 20/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2015 như sau:
1. Đẩy mạnh chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là nhà ở sinh viên) các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay ngoài công lập (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là nhà ở công nhân khu công nghiệp) và nhà ở giá thấp cho các đối tượng thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị (sau đây gọi chung là nhà ở thu nhập thấp); xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp là một trong những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương giai đoạn 2009 – 2015.
2. Đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp phải gắn với quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị mới, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt, văn hóa, thể dục – thể thao, nhằm tạo môi trường sống văn hóa và lành mạnh, phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp phải căn cứ nhu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và tình hình đặc điểm của địa phương, tổ chức quản lý đầu tư xây dựng đúng quy định, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, quản lý sử dụng có hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.
4. Mục tiêu:
- Phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng cho khoảng 70% số học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và 60% công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu được giải quyết chỗ ở theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ.
- Trước mắt, từ năm 2009 đến hết năm 2010, tập trung giải quyết chỗ ở cho khoảng 50% số học sinh, sinh viên có nhu cầu về chỗ ở tại thời điểm này (khoảng hơn 8.000 học sinh, sinh viên).
1. Về thực trạng nhà ở:
Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tạo lập nhà ở. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng nghèo có khó khăn về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại khu vực nông thôn và các vùng thường xuyên bị thiên tai cải thiện nhà ở. Điều kiện về nhà ở của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn của tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cư dân tại khu vực đô thị (chủ yếu tập trung tại thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc) như học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề; công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp vẫn còn khó khăn về nhà ở. Thực tế hiện nay trên địa bàn của tỉnh hầu như chưa có quỹ nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung ( khu CN Lộc Sơn – Bảo Lộc, khu CN Phú Hội – Đức Trọng), một số cơ sở đào tạo như Trường Đại học Đà Lạt, Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt, Trường Trung học Kỹ thuật dạy nghề Bảo Lộc… tuy đã có ký túc xá cho học sinh, sinh viên nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu nội trú của học sinh, sinh viên đang theo học.
Qua khảo sát, thực trạng nhà ở cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh như sau:
a) Đối với học sinh, sinh viên: Tổng diện tích ký túc xá của các cơ sở đào tạo trong địa bàn tỉnh hiện có là 23.524 m2 sàn, trong đó diện tích ký túc xá cần cải tạo xây dựng lại 7.930 m2. Số học sinh, sinh viên đang ở trong ký túc xá: 3.412 học sinh, sinh viên.
b) Đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là khu công nghiệp): Số công nhân đang lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh là 717 người. Hiện tại, địa phương và các doanh nghiệp chưa xây dựng được quỹ nhà ở cho công nhân thuê.
2. Về nhu cầu nhà ở
Qua khảo sát về nhu cầu nhà ở của các đối tượng là học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp tập trung và cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… trên địa bàn của tỉnh thời gian gần đây, nhu cầu nhà ở của các đối tượng này như sau:
a) Đối với học sinh, sinh viên:
- Số học sinh, sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 45.376 học sinh, sinh viên. Dự kiến số học sinh, sinh viên đến năm 2015 là 71.000 học sinh, sinh viên.
- Số học sinh, sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá hiện tại là 16.538 học sinh, sinh viên. Dự kiến đến năm 2015 số học sinh, sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá là 33.550 học sinh, sinh viên.
Qua số liệu trên thì diện tích ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn của tỉnh hiện tại chỉ mới đáp ứng được 20,6% nhu cầu thực tế.
b) Đối với công nhân làm việc tại các khu công nghiệp:
- Dự kiến đến năm 2015 số công nhân làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh sẽ là 36.000 công nhân.
- Số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở hiện tại là 160 người. Dự kiến đến năm 2015 số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở là 10.000 công nhân.
c) Đối với các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có khó khăn về nhà ở:
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh là 633.947 người. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Công an tỉnh thì nhu cầu nhà ở của các đối tượng được bố trí ở nhà ở xã hội theo quy định ở giai đoạn hiện nay là 14.693 hộ, trong đó:
- Các hộ công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 13.612 hộ (số công chức, viên chức, lao động có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội bao gồm cả cặp vợ chồng chiếm tỷ lệ 22%).
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước: 1.081 hộ.
Các giải pháp và cơ chế, chính sách của Chính phủ đã quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 và được áp dụng tại địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn của tỉnh, cụ thể như sau:
1. Về nhà ở sinh viên
1.1. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương).
1.2. Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở (ký túc xá) cho học sinh, sinh viên thuê theo các phương thức xã hội hóa quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 09/7/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.3. Giao Sở Xây dựng làm Chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên tập trung (giải quyết chỗ ở cho sinh viên của một số trường hoặc cụm trường); các cơ sở đào tạo đủ điều kiện và năng lực được giao làm chủ đầu tư các dự án đầu tư nhà ở sinh viên trong khuôn viên của cơ sở đào tạo đó. Chủ đầu tư được phép thành lập Ban quản lý dự án nhà ở sinh viên hoặc giao cho đơn vị có chức năng tại địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng cũng như quản lý khai thác dự án sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng.
1.4. Quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên được bố trí từ quỹ đất đã được thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; sử dụng quỹ đất 15% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu dân cư mới, khu đô thị mới trên địa bàn của tỉnh có quy mô từ 10 ha trở lên và quỹ đất hiện có trong khuôn viên các cơ sở đào tạo được quy hoạch xây dựng nhà ở sinh viên hoặc quỹ đất trong khuôn viên các cơ sở đào tạo được tỉnh thống nhất với cơ quan chủ quản của cơ sở đào tạo cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên.
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương.
1.5. Vốn đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên được huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ; từ ngân sách hàng năm của địa phương và các Bộ, ngành để đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
Các dự án nhà ở sinh viên đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (theo phương thức xã hội hóa) được vay từ nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có).
1.6. Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở sinh viên được thiết kế tối thiểu là 4 m2/sinh viên; chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở sinh viên theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các dự án phát triển nhà ở sinh viên được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1.7. Giá thuê nhà ở sinh viên tại các dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh quy định theo nguyên tắc chỉ tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì. Giá thuê nhà ở sinh viên tại các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư (thông qua Sở Tài chính thẩm định), theo nguyên tắc không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và đảm bảo lợi nhuận định mức tối đa 10%, với thời gian thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm.
1.8. Chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm bảo đảm giảm giá thành xây dựng công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp và mua sắm thiết bị thuộc phạm vi dự án.
Chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên được phép thuê, ủy thác cho các đơn vị có chức năng hoặc thành lập tổ chức dịch vụ nhà ở để quản lý, vận hành quỹ nhà ở thuộc dự án. Đơn vị quản lý, vận hành quỹ nhà ở sinh viên được phép kinh doanh các dịch vụ hợp pháp khác trong khu ở để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm giá thuê nhà ở.
2. Về nhà ở công nhân khu công nghiệp, cụm công nghiệp
2.1. Dự án nhà ở công nhân cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng để cho thuê, theo phương thức xã hội hóa.
2.2. Khi được giao làm chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp được giao đồng thời làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở công nhân (chủ đầu tư cấp I).
- Đối với các khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành (Khu CN Tân Phú, Khu CN Đại Lào,…), chủ đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải tổ chức xác định nhu cầu về nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đồng thời tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân gắn với khu công nghiệp đó. Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân, chủ đầu tư cấp I có thể tự đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chuyển giao đất, cho thuê đất đã có hạ tầng để các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở (chủ đầu tư cấp II) đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân được phân bổ vào giá thuê đất tại khu công nghiệp.
- Đối với các khu công nghiệp đã hình thành (Khu CN Lộc Sơn, Khu CN Phú Hội), Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê hoặc bàn giao cho doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.
Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất để lại cho địa phương. Khi phê duyệt quy hoạch đất cho khu nhà ở công nhân, UBND tỉnh xem xét cho phép sử dụng một phần quỹ đất này để xây dựng nhà ở thương mại nhằm tạo nguồn bù đắp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu nhà ở công nhân.
2.3. Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở công nhân khu công nghiệp được thiết kế tối thiểu là 5 m2/người; chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các dự án phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.4. Giá cho thuê nhà ở công nhân do UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư (thông qua Sở Tài chính thẩm định), theo nguyên tắc không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và đảm bảo lợi nhuận định mức tối đa 10%, với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm.
2.5. Chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được hưởng các cơ chế ưu đãi như sau:
2.5.1. Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án.
2.5.2. Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thuế suất 0%).
2.5.3. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
2.5.4. Các doanh nghiệp tự xây dựng nhà ở công nhân (không thu tiền thuê hoặc có thu tiền thuê nhưng giá cho thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở xã hội theo quy định của UBND tỉnh) và các doanh nghiệp thuê nhà cho công nhân ở được tính chi phí nhà ở là chi phí hợp lý (tính vào giá thành sản xuất) khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.5.5. Được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn:
- Vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định;
- Vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác (nếu có);
- Được xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của địa phương).
2.5.6. Được cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm đảm bảo giảm giá thành xây dựng công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp thuộc phạm vi dự án.
2.5.7. Được Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước).
2.6. Chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân được phép thuê, ủy thác cho các đơn vị có chức năng hoặc thành lập tổ chức dịch vụ nhà ở để quản lý, vận hành quỹ nhà ở. Đơn vị quản lý, vận hành quỹ nhà ở khu công nghiệp được phép kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhằm giảm giá thuê nhà.
2.7. Đối với các cụm công nghiệp: Ngoài các cơ chế, chính sách áp dụng cho các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp tập trung theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ, các dự án nhà ở công nhân tại các cụm công nghiệp có thể được Nhà nước (Trung ương, địa phương) xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để xây dựng nhà ở cho công nhân. Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có cụm công nghiệp) có trách nhiệm chủ động rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch (hoặc tìm quỹ đất mới); tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê hoặc bàn giao cho doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.
3. Về nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị
3.1. Tỉnh khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán (trả tiền một lần hoặc bán trả góp), cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn của tỉnh theo phương thức xã hội hóa.
3.2. Các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp, gồm: các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang) và người có thu nhập thấp đang sinh sống tại khu vực đô thị, chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2/người mà chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.
Người mua, thuê mua nhà ở thu nhập thấp được vay vốn từ các ngân hàng thương mại có hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất để thanh toán tiền mua nhà ở (trả ngay một lần hoặc trả góp) hoặc tiền thuê mua nhà ở.
3.3. Việc đầu tư xây dựng và giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở giá thấp cho các đối tượng thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị trên địa bàn của tỉnh thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 06/02/2009.
- Quỹ đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp để bán được bố trí trong quy hoạch các dự án phát triển đô thị của địa phương. Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên và dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm dành tỷ lệ diện tích đất tối thiểu 20% quỹ đất ở của dự án để xây dựng nhà ở thu nhập thấp (tỷ lệ diện tích đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp của từng dự án nhà ở thương mại hoặc khu đô thị mới phải được xác định trong quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Nhà ở thu nhập thấp là nhà ở căn hộ chung cư, có diện tích căn hộ tối đa không quá 70 m2, chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành. Các dự án nhà ở thu nhập thấp được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành, số tầng phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3.4. Chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được hưởng các cơ chế ưu đãi như sau:
3.4.1. Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án.
3.4.2. Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (thuế suất 0%).
3.4.3. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
3.4.4. Được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn:
- Vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định;
- Vay từ Quỹ phát triển nhà ở của địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác (nếu có);
- Được xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của địa phương).
3.4.5. Được cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm đảm bảo giảm giá thành xây dựng công trình; được áp dụng hình thức tự thực hiện nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định thầu đối với các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp thuộc phạm vi dự án.
- Đối với quỹ nhà ở sinh viên: với quỹ đất quy hoạch xây dựng ký túc xá hiện có của các cơ sở đào tạo trong tỉnh là 28.774 m2 (không tính 34.475 m2 đất đã xây dựng ký túc xá theo quy hoạch), phấn đấu đến hết năm 2010 đầu tư xây dựng được khoảng 5.000 chỗ ở mới (không tính 3.412 chỗ ở hiện có) cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Lạt; từ năm 2011 đến năm 2012 đầu tư xây dựng thêm khoảng 5.000 chỗ ở mới cho sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc; từ năm 2013 đến năm 2015, trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch và bổ sung quỹ đất để xây dựng nhà ở sinh viên, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm khoảng 10.000 chỗ ở mới cho học sinh, sinh viên.
Với tiến độ đầu tư xây dựng quỹ nhà ở sinh viên như trên, đến năm 2015 tỉnh sẽ giải quyết được 23.412 chỗ ở (kể cả 3.412 chỗ ở hiện có), đáp ứng cho khoảng 70% số học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo có nhu cầu thuê nhà ở.
Tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Đối với quỹ nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp: phấn đấu đến năm 2015 giải quyết chỗ ở cho khoảng 60% số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở (khoảng 6.000 chỗ ở).
- Đối với nhà ở cho người thu nhập thấp: theo Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2009 – 2012: phấn đấu xây dựng được khoảng 350.000 m2 sàn nhà ở xã hội, đáp ứng cho khoảng 7.000 hộ thuộc diện đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó ưu tiên cho các hộ có thu nhập thấp; giai đoạn 2013 – 2020: xây dựng khoảng 450.000 m2 sàn.
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành:
a) Sở Xây dựng:
- Chủ trì lập Đề án chi tiết phát triển nhà ở sinh viên, Đề án chi tiết phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý II/2009 để tổ chức thực hiện và điều chỉnh đề án phát triển nhà ở xã hội tại Quyết định 06/2009/QĐ-UBND ngày 06/2/2009 của UBND tỉnh (riêng Đề án phát triển nhà ở sinh viên cần hoàn thành vào cuối tháng 5/2009 để gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2009);
- Tổ chức lập hoặc hướng dẫn thiết kế mẫu nhà ở của Bộ Xây dựng (nếu có) cho các đối tượng theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP.
- Hướng dẫn cụ thể việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành đối với từng loại nhà ở, quy chế mua bán, cho thuê, cho thuê mua cũng như đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
b) Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở của tỉnh chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ và Chương trình này; định kỳ (6 tháng, năm) tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng lập phương án phân bổ ngân sách Trung ương hàng năm và giai đoạn 2009 – 2015 để triển khai thực hiện Chương trình, đề án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, trình UBND tỉnh quyết định;
- Bổ sung các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp vào danh mục các dự án được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
d) Sở Tài chính:
- Phối hợp Sở Xây dựng, lập dự trù kinh phí tổng thể và hàng năm (trong đó có đề xuất cụ thể phần vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương) để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên các cơ sở đào tạo (không phân biệt cơ quan quản lý) giai đoạn 2009 – 2015, trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2009; lập kế hoạch bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện;
- Chủ trì xây dựng giá cho thuê nhà ở sinh viên được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh và thẩm định giá cho thuê nhà ở đầu tư từ các nguồn vốn khác, trình UBND tỉnh quyết định;
- Hướng dẫn thực hiện các ưu đãi có liên quan đến chính sách tài chính, thuế theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ tại địa phương.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bổ sung quỹ đất cho các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh;
- Hướng dẫn thực hiện các ưu đãi về đất đai đối với các dự án theo quy định của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
e) Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên ngiệp và dạy nghề trên địa bàn thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt:
Thường xuyên khảo nhu cầu nội trú, số lượng, chất lượng cơ sở ký túc xá tăng theo hàng năm của học sinh, sinh viên từng cơ sở đào tạo, dự kiến quy hoạch và kế hoạch xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên từng cơ sở đào tạo, hướng phát triển chung của nhà trường trong từng giai đoạn. Báo cáo cho Sở Xây dựng để chủ động phân kỳ đầu tư nhà ở cho sinh viên.
Trước mắt giải quyết đầu tư nhà ở cho sinh viên ngay tại quỹ đất trống của các cơ sở đào tạo bằng nguồn đầu tư từ NSNN trong năm 2009-2010 trong đó phân biệt rõ các trường học trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý, các trường thuộc Địa phương để có kế hoạch điều chuyển vốn hợp lý và đúng quy định.
f) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh:
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát quy hoạch đất hiện đang quản lý và các quy hoạch khác để đề xuất quỹ đất phát triển nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh;
- Chủ động nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách của Nhà nước để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân.
g) Các sở, ngành liên quan theo chức năng của mình tích cực phối hợp trong việc xây dựng các đề án, thực hiện chương trình và các đề án được duyệt
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt:
- UBND thành phố Đà Lạt: bổ sung quy hoạch quỹ đất xây dựng khu ở sinh viên tập trung trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 27/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
- UBND thị xã Bảo Lộc: bổ sung quy hoạch quỹ đất xây dựng khu ở sinh viên tập trung trên địa bàn thị xã trong quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng chi tiết của địa phương.
- Tổ chức thực hiện các thủ tục thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng để giao cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện việc cưỡng chế khi cần thiết;
- Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung quỹ đất để phát triển nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng của địa phương (kể cả quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội nhưng chưa sử dụng để giao cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở thu nhập thấp)
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong việc xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và các vấn đề có liên quan tại nơi cư trú của các đối tượng thuộc chương trình này./-
- 1Quyết định 1360/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh An Giang (giai đoạn 2009-2015) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 05/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 3Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình đầu tư phát triển nhà ở sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 14/2012/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, khai thác, vận hành nhà ở sinh viên được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Quyết định 2251/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2020
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Quyết định 409/2002/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 5Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 1360/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh An Giang (giai đoạn 2009-2015) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 26/2008/QĐ-UBND về Quy định cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Quyết định 05/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 10Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình đầu tư phát triển nhà ở sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 12Quyết định 14/2012/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, khai thác, vận hành nhà ở sinh viên được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 13Quyết định 2251/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2020
Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2009 về chương trình phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 1205/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/05/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra