- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 6Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 7Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 06/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1204/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2022 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2022 thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2022.
Quyết định này bãi bỏ nội dung các thủ tục hành chính có mã như sau: 2.000738, 2.000722, 2.000690, 1.001136 được công bố tại Quyết định số 161a/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 01 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1204/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 07 năm 2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
1. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên TTHC | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung | Lĩnh vực | Đơn vị thực hiện |
A | Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | ||||
1 | 2.000738 | Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi trụ sở chính của ngân hàng thương mại | Thông tư 06/2022/TT-NHNN | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) |
2 | 2.000722 | Thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần | Thông tư 06/2022/TT-NHNN | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) |
3 | 2.000690 | Thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. | Thông tư 06/2022/TT-NHNN | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) |
B | Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | ||||
1 | 1.001136 | Thủ tục chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài | Thông tư 06/2022/TT-NHNN | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố |
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
+ Bước 4: Tối thiểu 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận, ngân hàng thương mại có văn bản đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại tại Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước, trong đó báo cáo ngày bắt đầu hoạt động tại địa điểm được chấp thuận và việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của trụ sở theo quy định của pháp luật
+ Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại tại Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại tại Giấy phép. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (i) Địa điểm hiện tại; (ii) Địa điểm dự kiến chuyển đến; (iii) Lý do thay đổi; (iv) Kế hoạch lắp đặt trang thiết bị tại trụ sở mới đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với trụ sở theo quy định của pháp luật; (v) Kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;
2. Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính;
3. Văn bản, tài liệu chứng minh ngân hàng thương mại có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Đối với thủ tục chấp thuận: 25 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với thủ tục sửa đổi Giấy phép: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng thương mại.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở chính;
+ Quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại tại Giấy phép.
- Lệ phí: 70.000.000 đồng
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 06/2022/TT-NHNN ngày 30/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 150/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
+ Bước 4: Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép kèm các tài liệu sau: (i) Văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu; (ii) Thông tin quy định tại điểm c(iii), c(iv) khoản 1 Điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
* Đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
1. Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (i) Sự cần thiết của việc tăng mức vốn điều lệ; (ii) Mức vốn điều lệ hiện tại, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần phổ thông, số lượng từng loại cổ phần ưu đãi và số lượng cổ phiếu quỹ; mức vốn điều lệ dự kiến tăng; (iii) Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ; (iv) Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ;
2. Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
3. Phương án tăng mức vốn điều lệ quy định tại điểm b, khoản 1, điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN tối thiểu phải có các nội dung sau: (i) Kế hoạch chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, gồm: Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi đã phát hành: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, thời hạn trái phiếu; Các thông tin dự kiến chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi (trường hợp tăng vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông); (ii) Thông tin về quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; Thông tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn điều lệ (trường hợp tăng vốn điều lệ từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác); (iii) Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh (đối với cá nhân: họ, tên, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; đối với tổ chức: tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, ngày cấp, nơi cấp) của cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật; (iv) Thông tin về tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
* Đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ từ chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
1. Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan;
(iii) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường hoặc cổ đông lớn mua cổ phần, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ;
2. Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại;
3. Phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Sự cần thiết tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Tổng mức vốn điều lệ dự kiến tăng thêm; tổng mệnh giá phát hành, loại cổ phần phát hành, đối tượng phát hành; các đợt dự kiến phát hành và phương án phát hành cho từng đợt (nếu có);
(iii) Thời gian dự kiến phát hành và thời gian dự kiến hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu;
4. Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh của cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Đối với thủ tục chấp thuận: 25 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với thủ tục sửa đổi Giấy phép: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng thương mại.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản chấp thuận đề nghị tăng mức vốn điều lệ;
+ Quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép.
- Lệ phí: 70.000.000 đồng
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 06/2022/TT-NHNN ngày 30/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 150/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
* Đối với trường hợp mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn (ngoài trường hợp mua cổ phần của tổ chức, cá nhân dẫn đến tổ chức, cá nhân đó trở thành cổ đông lớn hoặc mua cổ phần của cổ đông lớn trong trường hợp ngân hàng tăng mức vốn điều lệ)
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 75 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ký.
+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc mua, bán, chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cổ phần, ngân hàng thương mại có văn bản báo cáo kết quả mua, bán, chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cổ phần và các nội dung quy định tại điểm b,d khoản 1 Điều 17 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN gửi Ngân hàng Nhà nước.
* Đối với trường hợp mua cổ phần của tổ chức, cá nhân dẫn đến tổ chức, cá nhân đó trở thành cổ đông lớn hoặc mua cổ phần của cổ đông lớn trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tăng mức vốn điều lệ mà tổ chức, cá nhân hoặc cổ đông lớn đó không thuộc danh sách cổ đông mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 75 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc mua cổ phần này là bộ phận không tách rời của văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn:
Văn bản đề nghị của ngân hàng thương mại, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin về số lượng cổ phần, loại cổ phần, tổng mệnh giá cổ phần mua bán, chuyển nhượng của cổ đông lớn;
b) Thông tin của cổ đông lớn thực hiện mua, bán, chuyển nhượng cổ phần gồm: thông tin định danh, chức danh của cổ đông lớn (trường hợp cổ đông lớn là cá nhân) hoặc chức danh người đại diện của cổ đông lớn (trường hợp cổ đông lớn là tổ chức) tại ngân hàng thương mại, số lượng và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết, số lượng và tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (nếu có) so với vốn điều lệ của ngân hàng thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi mua bán, chuyển nhượng;
c) Thông tin về các cam kết, thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại với cổ đông lớn liên quan đến tỷ lệ sở hữu cổ phần, hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn (nếu có);
d) Tỷ lệ sở hữu cổ phần so với vốn điều lệ của cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn đó dự kiến sau khi mua, bán, chuyển nhượng cổ phần;
đ) Thời gian giao dịch dự kiến
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn:
Văn bản đề nghị của ngân hàng thương mại, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin về số lượng cổ phần, loại cổ phần, tổng mệnh giá cổ phần mua, nhận chuyển nhượng;
b) Thông tin của bên mua, nhận chuyển nhượng cổ phần gồm: thông tin định danh, số lượng và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết, số lượng và tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (nếu có) so với vốn điều lệ của ngân hàng thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi mua, nhận chuyển nhượng;
c) Tỷ lệ sở hữu cổ phần so với vốn điều lệ của bên mua, nhận chuyển nhượng và người có liên quan dự kiến sau khi mua, nhận chuyển nhượng;
d) Thời gian giao dịch dự kiến;
đ) Cam kết thông báo cho bên mua, nhận chuyển nhượng về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm:
(i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
(iii) Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Thời hạn giải quyết: 75 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 06/2022/TT-NHNN ngày 30/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 150/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có văn bản yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có văn bản chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
+ Bước 4: Tối thiểu 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến hoạt động tại địa điểm được chấp thuận, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp trong đó báo cáo ngày bắt đầu hoạt động tại địa điểm được chấp thuận và việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của trụ sở theo quy định của pháp luật.
+ Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Qua dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ:
* Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở
1. Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (i) Địa điểm hiện tại; (ii) Địa điểm dự kiến chuyển đến; (iii) Lý do thay đổi; (iv) Kế hoạch lắp đặt trang thiết bị tại trụ sở mới đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với trụ sở theo quy định của pháp luật; (v) Kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;
2. Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
3. Văn bản, tài liệu chứng minh chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
* Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở
1. Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau: (i) Địa điểm hiện tại; (ii) Địa điểm dự kiến chuyển đến; (iii) Lý do thay đổi; (iv) Kế hoạch lắp đặt trang thiết bị tại trụ sở mới đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với trụ sở theo quy định của pháp luật; (v) Kế hoạch chuyển trụ sở để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động;
2. Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
3. Văn bản, tài liệu chứng minh chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
4. Phương án hoạt động trong 03 năm đầu tại địa bàn mới với các nội dung tối thiểu sau: Phân tích, đánh giá nhu cầu dịch vụ ngân hàng tại địa bàn hoạt động mới; Dự kiến chiến lược kinh doanh và nêu rõ các thay đổi về chiến lược kinh doanh (nếu có); Dự kiến kết quả kinh doanh trong 03 năm đầu hoạt động tại địa bàn mới và các thuyết minh liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Đối với thủ tục chấp thuận: 25 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với thủ tục sửa đổi Giấy phép: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố được phân cấp.
+ Đối với trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đặt trụ sở: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản chấp thuận đề nghị chuyển trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
+ Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 06/2022/TT-NHNN ngày 30/06/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Thông tư 150/2016/TT-BTC ngày 14/10/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng.
- 1Quyết định 2044/QĐ-NHNN năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 1398/QĐ-NHNN năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 119/QĐ-NHNN năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 6Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 7Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2044/QĐ-NHNN năm 2020 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 9Quyết định 1398/QĐ-NHNN năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 10Quyết định 119/QĐ-NHNN năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 11Thông tư 06/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 1204/QĐ-NHNN năm 2022 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 1204/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/2022
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực