Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 12/2010/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ PHÍ QUA CẦU TREO DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTV-QH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phí, lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/2010 của HĐND tỉnh Thái Nguyên, về việc quy định mức thu phí mới, bổ sung một số loại phí thuộc tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của sở Tài chính tại Tờ trình số 743/TTr-TC ngày 26/5/2010;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu nộp quản lý và sử dụng phí qua cầu treo do địa phương quản lý.

1. Mức thu phí qua cầu treo:

- Mức thu phí qua cầu treo do Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách (Có Phụ lục số 01 chi tiết kèm theo Quyết định này)

- Mức thu phí qua cầu treo do Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn được áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 1 phần này.

- Mức thu phí qua cầu treo đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO (Có Phụ lục số 02 chi tiết kèm theo Quyết định này),

Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu thu phí tối đa không quá 2 lần mức thu tại điểm 1 phần này. Chủ đầu tư căn cứ dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời hạn hoàn vốn đã ký hợp đồng với Nhà nước để xác định mức thu phí cầu treo cho phù hợp với thực tế của từng thời kỳ, lập đề án thu phí gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định theo đúng trình tự.

2. Quy định các cầu treo được phép thu phí qua cầu:

- Cầu treo Sông Công thuộc thị xã Sông Công;

- Cầu treo Hà Châu thuộc huyện Phú Bình;

- Cầu treo Đồng Liên thuộc huyện Phú Bình;

- Cầu treo cũ và cầu treo sông Đào xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ;

- Cầu treo Văn Lăng thuộc huyện Đồng Hỷ;

- Cầu treo Đồng Vòng thuộc huyện Đại Từ;

- Cầu treo Bến Oánh thuộc Thành phố Thái Nguyên;

- Cầu treo Đát Ma thuộc huyện Phú Lương.

3. Đối tượng áp dụng:

3.1. Đối tượng chịu phí qua cầu treo: Là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (dưới đây gọi chung là phương tiện tham gia giao thông đường bộ), khi qua cầu phải đảm bảo nguyên tắc trọng tải của phương tiện phù hợp với thiết kế của cầu.

3.2. Đối tượng nộp phí qua cầu treo:

- Tổ chức, cá nhân (Việt Nam và nước ngoài) có phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi đi qua cầu treo phải nộp phí theo quy định.

- Người (Việt Nam và nước ngoài) trực tiếp điều khiển phương tiện qua cầu treo phải trả phí qua cầu dưới hình thức vé do Cục Thuế phát hành.

3.3. Đối tượng được miễn phí qua cầu treo gồm các trường hợp sau đây:

a) Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu;

b) Xe cứu hoả;

c) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp bao gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa;

d) Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão, chống dịch bệnh;

đ) Xe phục vụ quốc phòng, xe chở lực lượng vũ trang hành quân (gọi chung là xe biển nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm).

e) Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (dưới đây gọi chung là xe môtô, ôtô) của các lực lượng công an (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện...) bao gồm:

- Xe mô tô, ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ôtô có đèn xoay và hai bên thân xe mô tô, ô tô có in dòng chữ:

“CẢNH SÁT GIAO THÔNG”;

- Xe mô tô, ô tô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe;

- Xe mô tô, ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe;

- Xe mô tô, ô tô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp;

- Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ;

- Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn;

Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác (ngoài các xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh nêu trên) đều thuộc đối tượng chịu phí qua cầu theo quy định tại điểm 1, Điều 1, Quyết định này.

g) Đoàn xe đưa tang;

h) Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường;

i) Xe chuyên dùng cho thương binh, người tàn tật do chính thương binh hoặc người tàn tật sử dụng;

k) Xe cơ giới đang thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động các chính sách của Đảng và Nhà nước theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền;

l) Xe vận chuyển hàng cứu trợ;

m) Xe đạp các loại;

3.4. Tổ chức được thu phí:

- Đối với cầu treo được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước: Là các tổ chức, cá nhân được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công uỷ quyền thu phí qua cầu treo.

- Cầu treo đầu tư để kinh doanh (kể cả hình thức BOT và các loại hình kinh doanh khác): Là đơn vị chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư, thu phí hoàn vốn.

4. Quản lý và sử dụng phí qua cầu:

a) Đối với Quản lý và sử dụng phí qua cầu do Ngân sách nhà nước đầu tư: đơn vị thu phí là đơn vị sự nghiệp có thu hoặc tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công uỷ quyền thu phí thì khoản phí này là khoản phí thuộc ngân sách nhà nước; đơn vị trực tiếp thu phí được trích 30 % tổng số tiền phí đã thu được để chi phí thường xuyên cho việc tổ chức thu phí qua cầu quy định thu phí, theo nội dung cụ thể sau:

- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, đóng góp theo lương đối với người lao động trực tiếp thu phí qua cầu;

- Chi phí in (hoặc mua) vé, ấn chỉ và văn phòng phẩm khác phục vụ việc thu phí;

- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn định mức hiện hành;

- Chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí;

- Chi mua sắm vật tư, vật liệu, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí;

Tổng số tiền phí thu được, sau khi trừ số tiền đã trích theo tỷ lệ 30% quy định trên đây, số còn lại (70%) cơ quan thu phí phải kê khai, nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại khoản, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

b) Cầu treo do Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn được quản lý như đối với cầu đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại điểm a phần này. Trường hợp áp dụng mức thu theo mức thu phí cầu đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước không bảo đảm hoàn vốn theo dự án đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư lập phương án gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định mức thu cụ thể. Mức thu tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí cầu đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước theo đúng trình tự.

c) Đối với cầu treo đầu tư để kinh doanh (kể cả BOT và các loại hình kinh doanh khác) Mức thu là giá hoặc phí dịch vụ qua cầu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Số tiền phí cầu treo thu được là doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị thu phí cầu treo có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Kết thúc giai đoạn kinh doanh theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Chủ đầu tư phải chuyển giao cầu này cho Nhà nước quản lý và đơn vị thu phí phải thực hiện thu, nộp và quản lý, sử dụng phí qua cầu treo theo chế độ quy định đối với cầu đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước.

Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, và thay thế Quyết định số 1668/2007/QĐ-UBND ngày 22/08/2007 của UBND tỉnh, về việc quy định chế độ thu nộp phí qua cầu treo do địa phương quản lý và Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 07/01/2010 của UBND tỉnh, về việc quy định mức thu phí qua cầu treo Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Đương

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MỨC THU PHÍ QUA CẦU TREO ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

I

Thu phí theo lượt

 

 

1

Xe mô tô 2 bánh

Xe/Lượt

1.000

2

Xe mô tô 2 bánh chở hàng cồng kềnh, chở hàng nặng trên 70Kg

Xe/Lượt

2.000

3

Xe xích lô, mô tô 3 bánh, xe ba gác

Xe/Lượt

1.000

4

Xe lam, xe xúc vật kéo

Xe/Lượt

3.000

5

Xe bông sen

Xe/Lượt

8.000

6

Xe con dưới 12 chỗ ngồi

Xe/Lượt

8.000

7

Xe ô tô từ 12 chỗ ngồi trở lên

Xe/Lượt

10.000

8

Xe ôtô chở hàng hoá có trọng tải đến 2.0 tấn

Xe/Lượt

10.000

9

Xe ôtô chở hàng hoá có trọng tải trên 2.0 tấn

Xe/Lượt

12.000

II

Thu phí theo tháng

 

 

1

Xe máy các loại

Xe/Tháng

30.000

2

Xe ô tô chở hàng đến 2.0 tấn; xe ô tô chở người dưới 12 chỗ ngồi

Xe/Tháng

300.000

3

Xe ô tô chở hàng trên 2.0 tấn; xe ô tô chở người từ 12 chỗ ngồi trở lên .

Xe/Tháng

450.000

Các phương tiện qua cầu phải đảm bảo nguyên tắc trọng tải của phương tiện phải phù hợp với thiết kế của cầu.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

MỨC THU PHÍ QUA CẦU TREO ĐẦU TƯ BẰNG VỐN VAY BOT,VỐN BT, BTO NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH THU HỒI VỐN
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

I

Thu phí theo lượt

 

 

1

Xe mô tô 2 bánh

Xe/Lượt

2.000

2

Xe mô tô 2 bánh chở hàng cồng kềnh, chở hàng nặng trên 70Kg

Xe/Lượt

3.000

3

Xe xích lô, mô tô 3 bánh, xe ba gác

Xe/Lượt

2.000

4

Xe lam, xe xúc vật kéo

Xe/Lượt

4.000

5

Xe bông sen

Xe/Lượt

8.000

6

Xe con dưới 12 chỗ ngồi

Xe/Lượt

12.000

7

Xe ô tô từ 12 chỗ ngồi trở lên

Xe/Lượt

16.000

8

Xe ôtô chở hàng hoá có trọng tải đến 2.0 tấn

Xe/Lượt

16.000

9

Xe ôtô chở hàng hoá có trọng tải trên 2.0 tấn

Xe/Lượt

20.000

II

Thu phí theo tháng

 

 

1

Xe máy các loại

Xe/Tháng

60.000

2

Xe ô tô chở hàng đến 2.0 tấn; xe ô tô chở người đến 12 chỗ ngồi

Xe/Tháng

450.000

3

Xe ô tô chở hàng trên 2.0 tấn; xe ô tô chở người trên 12 chỗ ngồi

Xe/Tháng

600.000

Các phương tiện qua cầu phải đảm bảo nguyên tắc trọng tải của phương tiện phải phù hợp với thiết kế của cầu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý phí qua cầu treo do địa phương quản lý do Ủy ban nhân dân Thái Nguyên ban hành

  • Số hiệu: 12/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/06/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Phạm Xuân Đương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/06/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/06/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản