Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2008/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2002 - 2010;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị y tếtrong chăm sóc chấn thương thiết yếu” để áp dụng thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm đầu mối phối hợp với Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường và Thủ trưởng các Vụ, Cục có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục của cơ quan Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành, Thủ trưởng các cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRONG CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG THIẾT YẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA NHẦN VIÊN Y TẾ
Các chữ viết tắt và dấu hiệu dưới đây có ý nghĩa sau:
X: Phải biết và làm được
N: Nên làm được
K: Không áp dụng ở tuyến này.
TT | Nội dung, yêu cầu | Cơ sở y tế các tuyến | |||
Xã | Huyện | Tỉnh | TW | ||
1 | Xử lý đường thở |
|
|
|
|
1.1 | Đánh giá sự thông thoáng của đường thở | X | X | X | X |
1.2 | Lấy dị vật, thực hành các thủ thuật (nâng cằm, đẩy hàm, hồi phục tư thế …) | X | X | X | X |
1.3 | Đặt ống thông khí (canuyn đè lưỡi) miệng hoặc mũi | X | X | X | X |
1.4 | Sử dụng được các loại dụng cụ và máy hút đường thở | N | X | X | X |
1.5 | Hỗ trợ thông khí bằng bóp bóng mặt nạ có van | N | X | X | X |
1.6 | Đặt mặt nạ thanh quản | N | N | X | X |
1.7 | Đặt nội khí quản | N | X | X | X |
1.8 | Mở sụn nhẫn giáp (có mở khí quản hoặc không) | K | X | X | X |
2 | Hô hấp – xử trí suy hô hấp cấp |
|
|
|
|
2.1 | Đánh giá tình trạng hô hấp | X | X | X | X |
2.2 | Cho thở oxy | N | X | X | X |
2.3 | Chọc kim dẫn lưu màng phổi (nếu có tràn khí màng phổi dưới áp lực) | N | X | X | X |
2.4 | Đặt ống dẫn lưu màng phổi | K | X | X | X |
2.5 | Băng ép trong vết thương ngực hở | X | X | X | X |
3 | Tuần hoàn và sốc |
|
|
|
|
| Đánh giá và kiểm soát chảy máu bên ngoài |
|
|
|
|
3.1 | Đánh giá sốc | X | X | X | X |
3.2 | Đánh giá và xử lý sốc phản vệ | N | X | X | X |
3.3 | Băng ép cầm chảy máu bên ngoài | X | X | X | X |
3.4 | Garo chi kiểm soát chảy máu | X | X | X | X |
3.5 | Nẹp cố định gãy xương | X | X | X | X |
3.6 | Băng cầm máu các vết thương kể cả vết thương sâu (do bom, mìn, dao …) | X | X | X | X |
3.7 | Băng đai cố định xương chậu để cầm máu | N | X | X | X |
| Kiến thức và kỹ năng truyền dịch hồi sức |
|
|
|
|
3.8 | Truyền dịch hồi sức | N | X | X | X |
3.9 | Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi | N | X | X | X |
3.10 | Kỹ năng bộc lộ đường truyền tĩnh mạch | N | X | X | X |
3.11 | Kỹ năng truyền dịch tĩnh mạch trung tâm | K | N | X | X |
3.12 | Kỹ năng truyền đường tủy xương ở trẻ dưới 5 tuổi | K | N | X | X |
3.13 | Kiến thức và kỹ năng truyền máu | K | X | X | X |
| Theo dõi lâm sàng |
|
|
|
|
3.14 | Kiến thức về các chỉ số sinh tồn | X | X | X | X |
3.15 | Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm | K | N | X | X |
| Những yêu cầu khác |
|
|
|
|
3.16 | Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây sốc | N | X | X | X |
3.17 | Biết dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp trong sốc | K | X | X | X |
3.18 | Sử dụng dịch và kháng sinh truyền trong sốc nhiễm trùng | K | X | X | X |
3.19 | Nhận biết hạ thân nhiệt | X | X | X | X |
3.20 | Chườm hoặc ủ ấm bên ngoài khi hạ thân nhiệt | X | X | X | X |
4 | Chấn thương đầu |
|
|
|
|
4.1 | Đánh giá tri giác (AVPU)*, các dấu hiệu thần kinh khu trú | X | X | X | X |
4.2 | Cung cấp đầy đủ ôxy tránh làm thương tổn não thứ phát | N | X | X | X |
4.3 | Theo dõi và điều trị tăng áp lực nội sọ | K | X | X | X |
4.4 | Chụp cắt lớp vi tính | K | N | X | X |
4.5 | Khoan mở lỗ xương sọ | K | N | X | X |
| Những thủ thuật, phẫu thuật thần kinh chuyên sâu |
|
|
|
|
4.6 | Phẫu thuật lún xương, vết xương sọ não hở | K | N | X | X |
4.7 | Phẫu thuật lún xương sọ, chấn thương sọ não kín | K | N | X | X |
4.8 | Nuôi dưỡng bệnh nhân sọ não bằng ống thông dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch | K | X | X | X |
4.9 | Cố định cột sống cổ trong chấn thương vùng đầu – mặt – cổ | X | X | X | X |
5 | Chấn thương và vết thương vùng cổ |
|
|
|
|
5.1 | Nhận biết vết thương phần mềm vùng cổ | N | X | X | X |
5.2 | Chèn tay, chèn gạc cầm máu bên ngoài vết thương | X | X | X | X |
5.3 | Chụp động mạch | K | K | N | N |
5.4 | Phẫu thuật thăm dò vùng cổ | K | N | X | X |
6 | Chấn thương ngực |
|
|
|
|
6.1 | Truyền máu tự thân lấy từ ống dẫn lưu ngực | K | N | N | N |
6.2 | Kiểm soát đau trong chấn thương ngực/gãy xương sườn | X | X | X | X |
6.3 | Tập thở cho bệnh nhân chấn thương ngực/gãy xương sườn | X | X | X | X |
6.4 | Phong bế thần kinh liên sườn | X | X | X | X |
6.5 | Phẫu thuật lồng ngực (loại II, III) | K | N | X | X |
6.6 | Phẫu thuận lồng ngực (loại I) | K | K | X | X |
6.7 | Phẫu thuật lồng ngực (loại đặc biệt) | K | K | N | X |
7 | Chấn thương bụng |
|
|
|
|
7.1 | Đánh giá và chẩn đoán chấn thương bụng | X | X | X | X |
7.2 | Chọc rửa ổ bụng để chẩn đoán (DPL) | K | N | X | X |
7.3 | Siêu âm | N | X | X | X |
7.4 | Chụp cắt lớp vi tính | K | N | X | X |
7.5 | Phẫu thuật ổ bụng (loại II, III) | K | N | X | X |
7.6 | Phẫu thuật ổ bụng (loại I) | K | N | N | X |
7.7 | Phẫu thuật ổ bụng (loại đặc biệt) | K | K | N | X |
8 | Chấn thương chi |
|
|
|
|
8.1 | Đánh giá và chẩn đoán các tổn thương tứ chi | X | X | X | X |
8.2 | Kiểm soát đau trong chấn thương chi | N | X | X | X |
8.3 | Cố định cơ bản (băng treo tay/cố định bằng nẹp) | X | X | X | X |
8.4 | Bất động người bệnh chấn thương cột sống bằng ván cứng | X | X | X | X |
8.5 | Băng đai ép xương chậu vỗ để hạn chế chảy máu | N | X | X | X |
8.6 | Tạo vạt da che phủ tổn khuyết | K | K | X | X |
8.7 | Kéo nắn gãy xương kín | K | N | X | X |
8.8 | Kéo liên tục trong gãy xương | K | N | X | X |
8.9 | Cắt lọc vết thương phần mềm | N | X | X | X |
8.10 | Cố định bên ngoài (hoặc xuyên đinh, bó bột) | K | N | X | X |
8.11 | Kết xương bên trong đơn giản | K | N | X | X |
8.12 | Kết xương bên trong phức tạp | K | K | X | X |
8.13 | Chỉnh sửa gân, dây chằng | K | N | X | X |
8.14 | Đánh giá và nẹp cố định cơ bản thương tích bàn tay | X | X | X | X |
8.15 | Phẫu thuật cố định và chỉnh hình bàn tay | K | N | X | X |
8.16 | Phát hiện và chẩn đoán Hội chứng khoang | N | X | X | X |
8.17 | Rạch cân trong Hội chứng khoang | K | N | X | X |
8.18 | Cắt cụt chi | K | N | X | X |
8.19 | Chụp X quang | K | X | X | X |
8.20 | Chụp X quang di động | K | N | X | X |
8.21 | Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có màn hình tăng sáng | K | N | X | X |
8.22 | Chăm sóc và theo dõi người bệnh để phòng biến chứng: ngẹt bột chèn ép, tắc mạch … | N | X | X | X |
9 | Chấn thương cột sống |
|
|
|
|
9.1 | Nhận biết, đánh giá và chẩn đoán chấn thương cột sống | X | X | X | X |
9.2 | Cố định bằng nẹp cổ, ván cứng | X | X | X | X |
9.3 | Theo dõi các rối loạn chức năng do liệt tủy | N | X | X | X |
9.4 | Đánh giá tổn thương theo hệ thống phân loại quốc tế | K | N | X | X |
9.5 | Duy trì huyết áp và cung cấp ôxy nhằm ngăn ngừa tổn thương thần kinh thứ phát | N | X | X | X |
9.6 | Chăm sóc toàn diện nhằm ngăn ngừa các biến chứng: loét do tỳ đè, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi … | N | X | X | X |
9.7 | Chụp cắt lớp vi tính | K | N | X | X |
9.8 | Chụp cộng hưởng từ | K | K | N | X |
9.9 | Điều trị bảo tồn chấn thương cột sống | K | N | X | X |
9.10 | Phẫu thuật chấn thương cột sống | K | K | N | X |
10 | Bỏng và Vết thương |
|
|
|
|
| Bỏng |
|
|
|
|
10.1 | Đánh giá độ sâu và độ rộng của bỏng | X | X | X | X |
10.2 | Băng gạc vô trùng | X | X | X | X |
10.3 | Băng kháng sinh tại chỗ | N | X | X | X |
10.4 | Cắt lọc tổ chức hoại tử | K | X | X | X |
10.5 | Phẫu thuật cắt hoại tử bỏng | K | K | X | X |
10.6 | Ghép da | K | K | X | X |
10.7 | Cắt hoại tử bỏng và ghép da sớm | K | K | N | X |
10.8 | Vật lý trị liệu và nẹp phòng sẹo co kéo | K | N | X | X |
10.9 | Phẫu thuật tạo hình sẹo bỏng | K | K | N | X |
| Vết thương |
|
|
|
|
10.10 | Đánh giá vết thương và khả năng tử vong và tàn tật | X | X | X | X |
10.11 | Làm sạch và thay băng vết thương | X | X | X | X |
10.12 | Làm sạch, khâu vết thương | N | X | X | X |
10.13 | Cắt lọc và chỉnh sửa tổ chức | K | N | X | X |
10.14 | Tiêm phòng uốn ván (vacxin và huyết thanh kháng độc tố-SAT) | N | X | X | X |
11 | Ngộ độc |
|
|
|
|
| Hạn chế hấp thu độc chất |
|
|
|
|
11.1 | Gây nôn | X | X | X | X |
11.2 | Rửa dạ dày bằng hệ thống kín | N | X | X | X |
11.3 | Sử dụng than hoạt tính và thuốc nhuận tràng | X | X | X | X |
11.4 | Rửa ruột toàn bộ | K | N | X | X |
| Tăng thải trừ độc chất |
|
|
|
|
11.5 | Truyền dịch gây bài niệu tích cực | K | X | X | X |
11.6 | Thay huyết tương | K | K | N | X |
11.7 | Lọc máu | K | K | N | X |
| Sử dụng antidote đặc hiệu |
|
|
|
|
11.8 | Điều trị rắn độc cắn bằng huyết thanh kháng nọc | N | N | X | X |
11.9 | Sử dụng Naloxon giải độc Opiates | N | X | X | X |
11.10 | Sử dụng Atropine và PAM trong ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm Phốtpho hữu cơ và Carbamate | N | X | X | X |
II. YÊU CẦU VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ Y TẾ
Các chữ viết tắt và dấu hiệu dưới đây có ý nghĩa sau:
X: Phải có
N: Nên có
K: Không áp dụng ở tuyến này.
TT | Nội dung, yêu cầu | Cơ sở y tế các tuyến | |||
Xã | Huyện | Tỉnh | TW | ||
1 | Xử lý đường thở |
|
|
|
|
1.1 | Canuyn thông khí miệng, mũi | X | X | X | X |
1.2 | Bóng hút dịch hoặc máy hút đạp chân | X | X | X | X |
1.3 | Máy hút điện | N | X | X | X |
1.4 | Máy hút trung tâm | K | N | X | X |
1.5 | Dây hút mềm | X | X | X | X |
1.6 | Yankauer hoặc những đầu ống hút khác | X | X | X | X |
1.7 | Đèn soi đặt nội khí quản | K | X | X | X |
1.8 | Ống nội khí quản | K | X | X | X |
1.9 | Dụng cụ dò thực quản | K | K | X | X |
1.10 | Bóng mặt nạ có van | X | X | X | X |
1.11 | Túi cấp cứu chấn thương cơ bản | X | X | X | X |
1.12 | Kẹp Magill | X | X | X | X |
1.13 | Máy đo khí mao mạch | K | N | X | X |
1.14 | Máy đo bão hòa ôxy (SpO2) | K | X | X | X |
1.15 | Những trang thiết bị cấp cứu chuyên dụng khác (Phụ lục 1) |
|
| X | X |
2 | Hô hấp – xử trí suy hô hấp cấp |
|
|
|
|
2.1 | Ống nghe | X | X | X | X |
2.2 | Cung cấp ô xy (bình đựng, máy đo nồng độ ô xy hoặc các nguồn khác) | N | X | X | X |
2.3 | Ống thở đường mũi, mặt nạ, ống nối | N | X | X | X |
2.4 | Kim và bơm tiêm | X | X | X | X |
2.5 | Ống dẫn lưu ngực | K | X | X | X |
2.6 | Bình kín dẫn lưu trong nước (hoặc tương đương) | K | X | X | X |
2.7 | Dụng cụ đo khí máu động mạch | K | N | X | X |
2.8 | Định lượng ô xy máu động mạch | K | N | X | X |
2.9 | Mặt nạ bóp bóng có van | X | X | X | X |
2.10 | Máy thở | K | X | X | X |
3 | Tuần hoàn và sốc |
|
|
|
|
| Đánh giá và kiểm soát chảy máu bên ngoài |
|
|
|
|
3.1 | Đồng hồ để bàn hoặc đeo tay có kim giây | X | X | X | X |
3.2 | Máy đo huyết áp | X | X | X | X |
3.3 | Băng, gạc | X | X | X | X |
3.4 | Garô chi | X | X | X | X |
| Truyền dịch hồi sức |
|
|
|
|
3.5 | Dung dịch hòa tan dạng tinh thể | N | X | X | X |
3.6 | Dung dịch keo | K | X | X | X |
3.7 | Albumin | K | N | X | X |
3.8 | Khả năng truyền máu | K | N | X | X |
3.9 | Bộ đặt đường truyền tĩnh mạch (đường truyền, kim luồn và catheter, canuyn) | N | X | X | X |
3.10 | Kim truyền vào tủy xương hoặc dụng cụ thay thế | K | N | X | X |
3.11 | Bộ truyền tĩnh mạch trung tâm (catheter) | K | N | X | X |
| Theo dõi lâm sàng |
|
|
|
|
3.12 | Ống thông niệu đạo | X | X | X | X |
3.13 | Máy theo dõi bệnh nhân (Monitor) | K | X | X | X |
3.14 | Dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm | K | N | X | X |
3.15 | Máy xét nghiệm huyết học | K | N | X | X |
3.16 | Máy xét nghiệm sinh hóa | K | X | X | X |
| Những yêu cầu khác |
|
|
|
|
3.17 | Thuốc vận mạch | X | X | X | X |
3.18 | Ống thông dạ dày | N | X | X | X |
3.19 | Nhiệt kế | X | X | X | X |
3.20 | Cân trọng lượng | X | X | X | X |
3.21 | Bộ tiểu phẫu để làm các thủ thuật | N | X | X | X |
4 | Ngộ độc |
|
|
|
|
4.1 | Bộ dụng cụ rửa dạ dày hệ thống kín | N | X | x | x |
4.2 | Than hoạt tính dạng nhũ | x | X | x | x |
4.3 | Huyết thanh kháng nọc rắn | N | N | x | x |
4.4 | Thiopantal (lọ) 1 gam | N | X | X | X |
4.5 | Seduxen (ống) 10 mg | X | X | X | X |
4.6 | Naloxon 0,4 mg (dùng giải độc cấp ma túy) | N | X | X | X |
4.7 | Atropine, PAM | N | X | X | X |
4.8 | Máy lọc máu thông thường (thẩm tách ngắt quãng) | K | N | X | X |
4.9 | Máy siêu lọc máu (CVVH, PEX, Hemoperfion) | K | K | N | X |
5 | Các thiết bị khác |
|
|
|
|
5.1 | Máy ghi điện tim | N | X | X | X |
5.2 | Máy shock điện | K | N | X | X |
5.3 | Cáng cứng | X | X | X | X |
| KT. BỘ TRƯỞNG |
NHỮNG TRANG THIẾT BỊ CẤP CỨU CHUYÊN DỤNG KHÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phụ lục của mục 1.15 trong yêu cầu về trang thiết bị trong chăm sóc chấn thương thiết yếu
Mức độ xử trí | Động tác | Trang thiết bị |
Đường thở |
|
|
Cơ bản | Kéo hàm, nâng cằm, và các động tác tay cơ bản khác | Đè lưỡi |
Thông thoáng mũi họng (cỡ từ 000 đến 4) | ||
Thông thoáng miệng hầu | ||
Hút | Dụng cụ làm bằng tay (bơm tiêm, dụng cụ hút bơm bằng chân hoặc bằng chân hoặc bằng tay) | |
Bơm hơi | ||
Hút bằng điện | ||
Đầu hút Yankauer | ||
Ống thông hút | ||
Ống hút(cỡ 10 – 16) | ||
Kỹ thuật cao | Đặt nội khí quản | Ống nội khí quản và ống nối (đường kính ống 3-8,5 mm) |
Đèn soi thanh quản (kích cỡ phù hợp) | ||
Đầu dò | ||
Kỹ thuật chuyên sâu | Mặt nạ thanh quản | |
Ống bịt thực quản/ống bịt thực quản – dạ dày | ||
Dụng cụ thông khí – thực quản (ống kết hợp) | ||
Ống nội soi quang học | ||
Đèn chiếu thấu mô | ||
Foóc cép Magill | ||
Phẫu thuật đường thở | Kim chọc sụn nhẫn – giáp | |
Phẫu thuật mở sụn nhẫn – giáp | ||
Hô hấp | ||
|
| Che mặt |
Túi mặt nạ | ||
Túi mặt nạ bóp bóng có van (dành cho người lớn và trẻ em) | ||
|
| Mặt nạ |
Máy thở | ||
Cung cấp ôxy (qua lều, qua bình) | ||
Canuyl mũi | ||
Mặt nạ khí dung | ||
Mặt nạ Venturi |
Quyết định 12/2008/QĐ-BYT về "Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của nhân viên y tế và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 12/2008/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/02/2008
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 175 đến số 176
- Ngày hiệu lực: 29/03/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra