Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2008/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế về đào tạo và cấp Giấy chứng nhận Vô tuyến điện viên Hàng hải”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các quy định trước đây liên quan đến đào tạo và cấp Giấy chứng nhận Vô tuyến điện viên Hàng Hải trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Viễn thông; Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
VỀ ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 3 năm 2008)
Quy chế này quy định về đào tạo, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải đối với thuyến viên Việt Nam, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền Việt Nam và thuyền viên Việt Nam khai thác các thiết bị viễn thông trên tàu, thuyền nước ngoài;
Riêng đối với các thuyền viên khai thác thiết bị viễn thông trên tàu thuyền thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không tham gia hoạt động kinh tế phải tuân theo quy định riêng (nếu có) của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 2. Các thuật ngữ sử dụng trong quy chế này được hiểu như sau:
1. Bộ luật về huấn luyện, cấp bằng và trực ca của thuyền viên (STCW Code) là bộ luật kèm theo Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã được hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1978 và được bổ sung, sửa đổi năm 1995, dưới đây viết tắt là Bộ luật STCW 95;
2. Hệ thống thông tin an toàn – cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) là hệ thống thông tin hàng hải được hội nghị các nước thành viên của Tổ chức hàng hải Quốc tế thông qua năm 1988 trên cơ sở bổ sung, sửa đổi chương IV, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS 74, dưới đây viết tắt là GMDSS.
3. Nhân viên vô tuyến điện GMDSS là thuyền viên được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất hoặc Hạng hai hoặc hạng tổng quát hoặc hạng hạn chế, trực tiếp khai thác các thiết bị viễn thông trang bị trên tàu, thuyền.
HỆ THỐNG GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
Điều 3. Phân loại và mẫu Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải
1. Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm các loại sau đây:
a) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hạn chế là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;
b) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng tổng quát là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;
c) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hai là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;
d) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;
2. Mẫu các loại giấy chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục IA của Quy chế này;
3. Giấy chứng nhận có giá trị sử dụng trong 5 năm kể từ ngày cấp và chỉ có giá trị đến năm học viên chưa quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
Điều 4. Các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải gồm:
1. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng hạn chế (ROC)
2. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng tổng quát (GOC)
3. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng hai
4. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng nhất
1. Điều kiện tham dự các khóa đào tạo vô tuyến điên viên hàng hải quy định cụ thể tại Chương IV của Quy chế này;
2. Hồ sơ tham dự khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS của các cá nhân gồm:
a) Đơn xin học;
b) Văn bằng chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học liên quan đối với từng hạng theo quy định tại Chương IV của Quy chế này.
Điều 6. Chương trình, nội dung đào tạo
Chương trình, nội dung các khóa đào tạo do Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt trên cơ sở các chương trình mẫu hiện hành của IMO và thực tế của Việt Nam.
Điều 7. Điều kiện để được cấp phép đào tạo:
Cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đào tạo các khóa học quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
1. Là cơ sở đào tạo thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học có chuyên ngành Viễn thông, thông tin hàng hải và các cơ sở đào tạo thuộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, thông tin hàng hải;
2. Đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu giảng dạy theo quy định tại phụ lục II kèm theo Quy chế này.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo:
1. Tổ chức tuyển sinh đúng đối tượng và đào tạo theo chương trình, nội dung đào tạo đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt; Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp;
2. Tổ chức, quản lý đào tạo, thi tốt nghiệp và quyết định công nhận học viên tốt nghiệp khóa học theo quy định;
3. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình và kết quả khóa đào tạo, lập hồ sơ trình Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp giấy chứng nhận cho các học viên có đủ điều kiện theo các bước như sau:
a) Sau khi tổ chức khóa học 01 tuần, phải báo cáo danh sách học viên kèm theo Quyết định mở khóa đào tạo, kế hoạch học tập (thời gian học, lịch giảng dạy và bố trí giáo viên);
b) Sau khi tốt nghiệp, báo cáo danh sách học viên tốt nghiệp kèm theo hồ sơ theo quy định cụ thể tại Điều 19 của Quy chế này để xét cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS;
4. Lưu trữ hồ sơ của các khóa đào tạo theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
5. Thu, sử dụng học phí theo quy định.
1. Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng, thi, chọn lựa đề thi tốt nghiệp trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được duyệt;
2. Vụ Viễn thông có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật và nghiệp vụ viễn thông trong đào tạo, bồi dưỡng.
1. Hội đồng thi gồm có 05 hoặc 07 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ sở đào tạo; Các ủy viên Hội đồng là đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ sở đào tạo; Ủy viên kiêm thư ký là cán bộ cơ sở đào tạo;
2. Hội đồng thi có nhiệm vụ sau đây:
a) Xét duyệt danh sách thí sinh dự thi theo điều kiện quy định của Quy chế này;
b) Điều hành, giám sát và kiểm tra kỳ thi;
c) Xử lý các vụ việc xảy ra trong kỳ thi (nếu có);
d) Thành lập Ban coi thi và Ban chấm thi;
e) Tổng hợp kết quả kỳ thi, báo cáo Thủ trưởng cơ sở đào tạo để xem xét quyết định công nhận tốt nghiệp.
Điều 11. Ban coi thi có trách nhiệm giúp Hội đồng thi trong việc triển khai tổ chức kỳ thi:
1. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi (phòng thi, giấy thi, ấn phẩm ..);
2. Tổ chức sắp xếp và phân công giám thị tại các phòng thi;
3. Tổ chức công tác bảo vệ kỳ thi;
4. Tổ chức công tác coi thi bảo đảm đúng nội qui thi.
1. Tổ chức trao đổi, thảo luận thống nhất đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch hội đồng thi phê duyệt trước khi chấm thi;
2. Tổ chức bố trí cán bộ chấm thi viết, thực hành bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi, mỗi bàn thi phải có hai cán bộ chấm thi;
3. Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các giám khảo;
4. Bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi viết, kết quả điểm thi thực hành của thí sinh cho thư ký Hội đồng thi;
5. Khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm qui chế thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo với Hội đồng thi xem xét giải quyết;
6. Giữ gìn bí mật điểm bài thi trước khi Hội đồng thi công bố;
7. Tổ chức phúc tra bài thi theo yêu cầu của Hội đồng thi.
Điều 13. Công nhận tốt nghiệp:
1. Thí sinh dự thi đạt yêu cầu tất cả các môn thi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (có số điểm mỗi môn thi đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10) thì được công nhận tốt nghiệp;
2. Trường hợp thi sinh có môn thi không đạt yêu cầu thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu sẽ được bảo lưu trong thời gian một năm kể từ ngày thi tốt nghiệp. Căn cứ kết quả thi tốt nghiệp, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp.
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VTĐ VIÊN HÀNG HẢI
Điều 14. Điều kiện chung để được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải:
Thuyền viên muốn được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải của Bộ Thông tin và Truyền thông để làm việc trên tàu, thuyền phải có đầy đủ các điều kiện chung sau:
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền Việt Nam;
2. Trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động;
3. Có giấy chứng nhận sức khỏe đáp ứng các tiêu chuẩn quy định hiện hành đối với thuyền viên;
4. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định;
Ngoài các điều kiện chung đãquy định như trên, mỗi chứng danh còn phải thõa mãn các điều kiện riêng về chuyên môn cho từng loại giấy chứng nhận.
1. Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên hoặc là sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam (vùng A1);
2. Tiếng Anh trình độ A trở lên;
3. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hạn chế và thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
1. Tốt nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc điện tử viễn thông của các Trường hàng hải hoặc Thủy sản hoặc Hải quân hoặc Giao thông vận tải; hoặc là nhân viên vô tuyến điện GMDSS, sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thuyền hoạt động trong và ngoài vùng biển Việt Nam từ 500 tấn trọng tải trở lên (vùng A2, A3, A4);
2. Tiếng Anh trình độ B trở lên;
3. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;
4. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng tổng quát và thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Điều 17. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hai”:
1. Tốt nghiệp Đại học ngành điện tử viễn thông hàng hải hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển;
2. Tiếng Anh trình độ C trở lên;
3. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;
4. Hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hai và đã thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Điều 18. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất”:
1. Đã được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hai;
2. Thời gian công tác trên biển ít nhất là 3 năm;
3. Tiếng Anh trình độ C trở lên;
4. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;
5. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng nhất và đã thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
1. Quyết định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS;
2. Bản sao văn bằng chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của học viên tham dự khóa học (bản sao hợp pháp);
3. 02 ảnh 3x4 chụp trong vòng 6 tháng trở lại (mặt sau ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).
1. Điều kiện:
a) Có giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tương đương của các nước thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);
b) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định hiện hành;
c) Đang trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Bản sao hộ chiếu hợp lệ;
đ) Cam kết không vi phạm pháp luật Việt Nam, thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).
2. Hồ sơ xét đổi giấy chứng nhận vô tuyến điện:
a) Công văn đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp tuyển dụng thuyền viên nước ngoài vào làm việc kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật Việt Nam, thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU);
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tương đương của các nước thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);
c) Bản sao hộ chiếu và visa hợp lệ.
Điều 21. Điều kiện gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS
1. Đơn vị Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS đã hết hạn sử dụng sẽ được gia hạn, cấp lại khi có đủ điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
b) Đang trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Đã đảm nhiệm công việc theo chức danh phù hợp với Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải ít nhất 01 năm trở lên trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Trong trường hợp không đủ 01 năm thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất là 03 tháng;
d) Đối với những trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm c mục 2 Điều 21 thì phải đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra sát hạch lại theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp nếu không đạt thì phải hoàn thành khóa huấn luyện lại trong thời gian ít nhất là 01 tuần tại các cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
2. Đối với Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS còn hạn sử dụng chỉ được đổi, cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Bị mất;
b) Bị hư hỏng;
Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS được đổi hoặc cấp lại phải có nội dung giống như Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bị mất hoặc hư hỏng và có thời hạn sử dụng bằng với thời hạn sử dụng còn lại của Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bị mất hoặc hư hỏng.
a) Đơn đề nghị gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải; hệ GMDSS trong đó nói rõ lý do và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
b) Giấy khám sức khỏe;
c) Bản sao hợp pháp sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu
d) Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS cần gia hạn hoặc đổi;
đ) 02 ảnh 3x4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);
e) Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kỳ kiểm tra sát hạch hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo lại của cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép (đối với các trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định về thời gian hành nghề trên biển).
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này;
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh mới đề nghị phản ánh về Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp xử lý;
3. Việc sửa đổi, bổ sung qui chế này do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định./.
| BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cấp theo quy định của Nghị quyết STCW 95 và trên cơ sở Nghị quyết A.703(17) và A.769(18) của IMO
GENERAL OPERATOR'S CERTIFICATE Issued under the provisions of the Resolution STCW 95 and based on Resolution A.703 (17) and A.769(18) of IMO
Chữ ký của người được cấp bằng Holder's Signature: ………………………. | BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
Họ và tên: ……………………… Quốc tịch: ……………………………… Sinh ngày: ……………………… tại ……………………………………… Đã tốt nghiệp khóa đào tạo khai thác viên tổng quát về hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu, có đủ khả năng chuyên môn thực hiện được các tiêu chuẩn đã quy định của giấy chứng nhận này. Had passed the examination of the General Operator's Cerificate Training course for Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) and has all required qualifications in accordance with the provisions of this certificate. Người giữ giấy chứng nhận này đảm nhận chức danh Vô tuyến điện viên tổng quát trên các đài tàu biển được trang bị thiết bị của hệ GMDSS theo công ước SOLAS-88 The lawful holder of this certificate may serve in the capacity as a General operator on the ship Radio Station fitted for the GMDSS under SOLAS-88 convention. Giấy chứng nhận số: ………….. cấp ngày: ………………………….. Có giá trị đến: …………………………..
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cấp theo quy định của Nghị quyết STCW 95 và trên cơ sở Nghị quyết A.703(17) và A.769(18) của IMO
RESTRICTED OPERATOR'S CERTIFICATE Issued under the provisions of the Resolution STCW 95 and based on Resolution A.703 (17) and A.769(18) of IMO
Chữ ký của người được cấp bằng Holder's Signature: ………………………. | BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
Họ và tên: ……………………… Quốc tịch: ……………………………… Sinh ngày: ……………………… tại ……………………………………… Đã tốt nghiệp khóa đào tạo khai thác viên hạn chế về hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu, có đủ khả năng chuyên môn thực hiện được các tiêu chuẩn đã quy định của giấy chứng nhận này. Had passed the examination of the Restricted Operator's Cerificate Training course for Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) and has all required qualifications in accordance with the provisions of this certificate. Người giữ giấy chứng nhận này đảm nhận chức danh Vô tuyến điện viên han chế trên các đài tàu biển được trang bị thiết bị của hệ GMDSS theo công ước SOLAS-88 The lawful holder of this certificate may serve in the capacity as a Restricted operator on the ship Radio Station fitted for the GMDSS under SOLAS-88 convention. Giấy chứng nhận số: ………….. cấp ngày: ………………………….. Có giá trị đến: …………………………..
|
TIÊU CHUẨN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
(Kèm theo Quy chế về đào tạo và cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BTTTT ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Yêu cầu và điều kiện chung về huấn luyện vô tuyến điện viên hàng hải
Bám sát theo mục B-IV/2 thuộc chương IV của Bộ luật về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng đi ca cho thuyền viên.
2. Yêu cầu cụ thể về trang thiết bị giảng dạy và tài liệu giảng dạy
2.1. Trang thiết bị giảng dạy:
- Phòng học tiêu chuẩn, bảng viết, máy chiếu, video, ti vi
- Thiết bị thực hành tối thiểu 4 học viên/máy đối với hệ thống thiết bị đầu cuối mô phỏng, 2 học viên/máy đối với hệ thống mô phỏng trên máy vi tính
- Thiết bị thực hành phải có khả năng mô phỏng các thiết bị sau:
+ Máy thu phát MF/HF có trực canh DSC, vô tuyến điện thoại và NBDP
+ Máy thu phát VHF có trực danh DSC kênh Ch.70
+ Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp qua vệ tinh EPIRB (406MHz hoặc 1.6 GHz)
+ Thiết bị phát đáp tín hiệu Radar tìm kiếm cứu nạn – SART
+ Máy thu NAVTEX
+ Máy VTĐ thoại cầm tay cho xuồng cứu sinh VHF-TWO WAY
+ Inmarsat A/B, Inmarsat-C
+ Các thiết bị cần thiết khác
2.2. Tài liệu giảng dạy và học tập:
- Giáo trình vô tuyến điện viên hàng hải đối với mỗi loại hình đào tạo
- Giáo trình hướng dẫn khai thác thiết bị GMDSS đối với mỗi loại hình đào tạo
- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt thiết bị GMDSS
- Danh bạ các đài làm dịch vụ di động hàng hải và dịch vụ vệ tinh di động hàng hải do ITU xuất bản
- Danh bạ các đài duyên hải (ITU list of Coast Station, Amiralty list of Radio Signal – vol.1, vol.5 …)
- Danh bạ đài tàu (ITU list of Ship Station)
- Danh bạ các đài vô tuyến định vị và các trạm làm nghiệp vụ đặc biệt
- Các điều khoản và quy định quốc tế áp dụng cho các đài làm dịch vụ di động hàng hải và dịch vụ vệ tinh di động hàng hải do ITU xuất bản
- Sổ tay tìm kiếm cứu nạn
- Nhật ký đài tàu
- Tài liệu tham khảo của IMO và các tài liệu tham khảo cần thiết khác.
3. Yêu cầu đối với giáo viên tham gia đào tạo các khóa học thuộc Quy chế này:
a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành điều khiển tàu biển hàng hải, vô tuyến điện, điện tử viễn thông;
b) Là những người có kinh nghiệm công tác ít nhất từ 3 năm trở lên, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo, đặc biệt có kiến thức về thông tin vô tuyến điện hàng hải kể cả GMDSS, về tàu thuyền, an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.
c) Đã qua khóa huấn luyện về vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS phù hợp với chương trình tham gia đào tạo.
- 1Thông tư 40/2016/TT-BTTTT quy định về đào tạo, cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 126/QĐ-BTTTT năm 2018 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 3Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 40/2016/TT-BTTTT quy định về đào tạo, cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 126/QĐ-BTTTT năm 2018 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2017
- 3Quyết định 163/QĐ-BTTTT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2014-2018
Quyết định 12/2008/QĐ-BTTTT về quy chế đào tạo và cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 12/2008/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2008
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Lê Doãn Hợp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 219 đến số 220
- Ngày hiệu lực: 24/04/2008
- Ngày hết hiệu lực: 14/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra