Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/1999/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LẬP ĐỀ ÁN BÁO CÁO ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 204/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này“ Quy chế lập đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được ngân sách nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp kinh tế. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ chức năng, Cục trưởng các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp kinh tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- VP Chính phủ,
- Bộ KH và ĐT,
- Bộ Tài chính,
- Công báo
- Lưu ĐCKS, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Giã Tấn Dĩnh

 

QUY CHẾ

LẬP ĐỀ ÁN BÁO CÁO ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

I. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định chi tiết việc thi hành Điều 14 của Nghị định 68/CP ngày 01-11-1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản và Quyết định số 204/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về lập dự toán, cấp phát, quản lý, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

Điều 2. Trong quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1- “Đề án địa chất” là văn bản trình bày cơ sở khoa học để lựa chọn đối tượng cho điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, những yêu cầu, nội dung công việc, phương pháp kỹ thuật, khối lượng, dự toán kinh phí, thời gian, lao động để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đề án địa chất bao gồm bản thuyết minh, các phụ lục và các bản vẽ minh hoạ kèm theo.

Đề án địa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý về kinh tế-kỹ thuật để tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (dưới đây gọi chung là điều tra địa chất và khoáng sản).

2.2 - “Báo cáo địa chất” là văn bản trình bày kết quả điều tra địa chất và khoáng sản sau khi thực hiện đề án địa chất. Báo cáo địa chất được thể hiện dưới dạng văn bản, các biểu bảng, hình vẽ, bản đồ, phản ảnh trung thực đặc điểm địa chất, khoáng sản, địa hoá, địa vật lí, các kết quả phân tích, trên cơ sở đó đánh giá triển vọng khoáng sản của vùng nghiên cứu, chọn diện tích cho điều tra địa chất và khoáng sản ở các giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo địa chất được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và giao nộp Lưu trữ địa chất là cơ sở pháp lý để thanh quyết toán.

2.3-“Bước địa chất” là một phần của đề án địa chất. Mỗi bước địa chất có mục tiêu nhiệm vụ, khối lượng công việc, chi phí tài chính, tiến độ thi công riêng. Các bước địa chất của một đề án địa chất được thiết kế tiếp nối, đảm bảo tính tuần tự của các phương pháp, sao cho kết quả của bước trước phải là cơ sở để thực hiện bước sau.

2.4- “Báo cáo thông tin” là văn bản trình bày kết quả điều tra địa chất và khoáng sản sau khi thi công một số bước của đề án địa chất, trên cơ sở đó các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định được tiếp tục, phải dừng thi công hoặc điều chỉnh đề án. Báo cáo thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản, biểu bảng, bản vẽ, phản ảnh trung thực các kết quả địa chất đạt được.

Báo cáo thông tin thành lập khi được ghi trong quyết định phê chuẩn đề án hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

Điều 3. Đề án địa chất được thành lập trên cơ sở kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoặc các quyết định lập đề án của cấp có thẩm quyền.

Các đề án địa chất đã được phê duyệt, vì lý do nào đó dừng thi công giữa chừng phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.

Tất cả các đề án kết thúc hoặc dừng lại giữa chừng đều phải lập báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT

Điều 4. Trong đề án địa chất phải trình bày những vấn đề cơ bản sau đây:

4.1- Tính cấp thiết của đề án, đối tượng địa chất khoáng sản, mức độ nghiên cứu điều tra địa chất và khoáng sản, các kết quả và tồn tại chủ yếu của những công trình nghiên cứu trước, mục tiêu nhiệm vụ của đề án.

4.2- Các phương pháp kỹ thuật và trình tự thực hiện, các dạng công tác nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

4.3- Cơ sở vật chất, lực lượng tham gia thi công, khối lượng các dạng công việc, tổ chức thi công đề án.

4.4- Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn lao động.

4.5- Dự toán của đề án địa chất thành lập theo Quy chế tạm thời về lập dự toán, quản lý, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, ban hành kèm theo Quyết định số 204/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Những kết quả sẽ đạt được và sản phẩm sau khi kết thúc thi công đề án.

Điều 5. Bố cục, nội dung các chương mục của các đề án đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất đô thị thực hiện đúng theo các quy định, quy chế, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành riêng.

Bố cục, nội dung các chương mục của đề án điều tra, đánh giá khoáng sản được quy định chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.

Điều 6. Khối lượng các hạng mục công việc phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và phải có tính khả thi. Dựa trên khối lượng đó lập dự toán kinh phí cho đề án theo định mức, đơn giá từng công việc do cấp có thẩm quyền ban hành và các khoản chi phí cần thiết cho công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

Điều 7. Trong khi thi công, nếu có những vấn đề địa chất nảy sinh cần phải thay đổi thiết kế của đề án thì đơn vị thực hiện lập tờ trình xin điều chỉnh (Phụ lục 2) trình cấp có thẩm quyền xem xét. Những thay đổi so với đề án ban đầu chỉ thực hiện khi được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 8. Đề án địa chất được viết ngắn gọn, súc tích không quá 50 trang đánh máy. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, đơn vị thực hiện phải gia công thành 4 bộ, trong đó một bộ gửi cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp, một bộ gửi phê duyệt, đơn vị thực hiện thi công và chủ nhiệm đề án lưu giữ hai bộ để tổ chức thực hiện.

Điều 9. Hình thức trình bày đề án theo trình tự sau:

- Bìa ngoài (xem mẫu 1)

- Bìa trong (xem mẫu 2)

- Mục lục

- Quyết định phê chuẩn đề án hoặc giấy phép.

- Các văn bản xét duyệt (biên bản, các bản nhận xét).

- Các chương mục của đề án.

- Danh mục các phụ lục và bản vẽ kèm theo đề án.

- Danh mục taì liệu tham khảo.

III. NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỊA CHẤT

Điều 10. Báo cáo địa chất thành lập trên cơ sở tổng hợp, phân tích, xử lí toàn bộ taì liệu thu thập ngoài thực địa, kết quả phân tích cũng như các kết quả nghiên cứu, điều tra trước đây. Các kết quả địa chất phải trình bày đầy đủ để minh chứng cho việc hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ được giao. Việc mô tả các đối tượng địa chất, khoáng sản nhất thiết phải trích dẫn các taì liệu thực tế, các kết quả phân tích và đưa ra các hình vẽ, ảnh chụp, biểu bảng để minh hoạ.

Điều 11. Tất cả các số liệu đo vẽ ngoài thực tế, kết quả phân tích mẫu các loại, thiết đồ công trình hào, giếng, khoan, số liệu đo địa vật lí ngoài thực địa đều phải trình bày trong báo cáo hoặc trong các phụ lục kèm theo một cách trung thực và đầy đủ.

Điều 12. Trong báo cáo địa chất phải có phần đánh giá hiệu quả của các phương pháp kỹ thuật đã tiến hành, nêu các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến việc thực hiện các phương pháp kỹ thuật, đồng thời đánh giá hiệu quả của đề án địa chất.

Điều 13. Các chương mục và nội dung của báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất đô thị thực hiện theo các quy định, quy chế, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành riêng.

Bố cục và nội dung các chương mục của báo cáo điều tra đánh giá khoáng sản được quy định chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo Quy chế này.

Các đề án dừng trước thời hạn thì báo cáo phải phản ánh trung thực các kết quả đã tiến hành, lý do dừng và các kiến nghị của tập thể tác giả trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Điều 14. Báo cáo địa chất được viết ngắn gọn, súc tích, không quá 250-300 trang đánh máy vi tính khổ A4 (không kể các biểu bảng, hình vẽ, ảnh minh hoạ kèm theo).

Số lượng, hình thức trình bày một báo cáo địa chất tuân thủ theo các quy định và hướng dẫn chi tiết về giao nộp và cung cấp taì liệu địa chất và khoáng sản tại quyết định số 115QĐ/ĐCKS-ĐTĐC của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Điều 15. Báo cáo thông tin được viết ngắn gọn, súc tích không quá 30 trang đánh máy vi tính (không kể các biểu bảng, bản vẽ), phải nêu cụ thể, chính xác khối lượng công việc đã thực hiện và khối lượng còn lại cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa chất. Nội dung báo cáo thông tin trình bày thống nhất theo quy định tại phụ lục 4 của Quy chế này và áp dụng cho tất cả các đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Tất cả các đề án, báo cáo địa chất thành lập bằng kinh phí sự nghiệp kinh tế đều phải thực hiện theo Quy chế này.

 

PHỤ LỤC 1

BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA ĐỀ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Quy chế lập đề án , báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản)

MỞ ĐẦU

Nêu đầy đủ cơ sở pháp lý để lập đề án.

- Nêu mục tiêu nhiệm vụ được cấp trên giao.

- Trên cơ sở những nhiệm vụ chính được cấp trên giao, đơn vị lập đề án phải vạch ra được những nhiệm vụ cụ thể cần tiến hành trong quá trình điều tra đối tượng khoáng sản cụ thể.

- Thời gian thực hiện đề án cần nêu ngay trong phần mở đầu.

Phần 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ ÁN

Chương I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN

1. Vị trí địa lý, toạ độ, diện tích của vùng điều tra

- Phải nêu được vị trí địa lý vùng điều tra so với trung tâm kinh tế chính trị gần nhất (tỉnh lị, thành phố lớn), hệ thống đường giao thông đến nơi và trong vùng điều tra và cơ sở hạ tầng.

- Đánh dấu các góc của vùng điều tra bằng chữ in hoa và toạ độ địa lí theo hệ Gauss từng góc.

- Diện tích của vùng điều tra

2. Địa lí tự nhiên, kinh tế, nhân văn

Nêu ngắn gọn những đặc điểm về địa hình, mạng sông suối, thảm thực vật, khí hậu, dân cư... ảnh hưởng tới thi công đề án.

Chương II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN

Khái quát mức độ nghiên cứu Điều tra địa chất khoáng sản vùng điều tra khoáng sản, đặc biệt là các kết quả từ khi thành lập bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 và 1:50.000.

Phân tích và đánh giá các kết quả chủ yếu, nêu lên mức độ sử dụng các taì liệu đó.

Chương III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÙNG ĐIỀU TRA

1. Đặc điểm địa chất

Nêu tóm tắt đặc điểm địa tầng, magma, kiến tạo vùng Điều tra trên cơ sở tổng hợp và phân tích các taì liệu hiện có.

2. Đặc điểm khoáng sản

Mô tả ngắn gọn các kết quả điều tra khoáng sản:

- Các mỏ, điểm quặng: sự phân bố trong không gian, hình dạng, kích thước đới quặng, thân quặng, thành phần vật chất quặng, các biến đổi vây quanh quặng, quan hệ với các đá vây quanh, hàm lượng quặng...

- Các vành phân tán khoáng vật, địa hoá: diện phân bố của vành, hàm lượng khoáng vật, nguyên tố, đặc điểm địa chất trong khu vực vành.

- Các dị thường địa vật lí: đặc điểm của các dị thường địa vật lí trong vùng nghiên cứu, bản chất của các dị thường đó (nếu có) và khả năng liên quan đến khoáng sản

Trên cơ sở đặc điểm địa chất khoáng sản phải làm nổi bật các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản và đánh giá sơ bộ triển vọng khoáng sản của vùng, vạch ra các nhiệm vụ cụ thể của công tác ĐTKS.

Phần 2:

CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ KHOÁNG SẢN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chương IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP KÝ THUẬT VÀ KHỐI LƯỢNG

I. Cơ sở khoa học lựa chọn phương pháp

Trong phần này phải nêu được những ý sau:

1. Điều kiện địa chất (thành phần vật chất, cấu trúc), địa mạo, chiều dày vỏ phong hoá vùng điều tra.

2. Đối tượng khoáng sản sẽ tiến hành điều tra.

3. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp đã tiến hành, từ đó rút ra ưu điểm và tồn tại của các phương pháp, chọn các phương pháp tối ưu.

II. Các phương pháp và khối lượng

1. Chỉ nêu những phương pháp sẽ tiến hành trong quá trình điều tra khoáng sản.

2. Từng phương pháp: nêu đầy đủ các nội dung sau:

- Mục tiêu của phương pháp

- Chất lượng hiệu quả của phương pháp

- Mật độ hay mạng lưới sẽ tiến hành trên diện tích điều tra khoáng sản

- Các thiết bị, máy móc sẽ sử dụng và độ chính xác của chúng.

- Trình tự thực hiện phương pháp

- Phương pháp quan sát thực địa và xử lí văn phòng.

- Cơ sở việc định ra khối lượng công tác

- Thời hạn thực hiện và kết thúc các dạng công tác riêng biệt theo giai đoạn điều tra

3. Tất cả các dạng công tác đều phải thể hiện trên các bản đồ, sơ đồ thi công.

Chương V. QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

1. Nêu những biện pháp cần thiết quản lí, bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra đánh giá khoáng sản.

2. Những biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Chương VI. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TÀI NGUYÊN DỰ BÁO VÀ TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

- Nguyên tắc tính

- Dự kiến chỉ tiêu tính tài nguyên dự báo và trữ lượng khoáng sản trên cơ sở các số liệu hiện có và các số liệu sẽ thu thập trong quá trình điều tra khoáng sản.

- Nêu phương pháp tính tài nguyên và trữ lượng khoáng sản.

- Dự báo tài nguyên và trữ lượng, đồng thời nếu triển vọng về mục tiêu khoáng sản của diện tích điều tra.

Chương VII. TỔ CHỨC THI CÔNG

- Trình bày tổng quát về kế hoạch và tổ chức thi công các dạng công tác chính đã đề ra trong đề án về các mặt:

+ Trình tự tiến hành (có biểu đồ minh hoạ)

+ Nhân lực thực hiện và tổ chức nhân lực theo các tổ đội.

-Xác định danh mục các taì liệu nộp vào Lưu trữ sau khi hoàn thành đề án.

Phần 3:

DỰ TOÁN KINH PHÍ TRA

- Cơ sở để lập dự toán.

- Dự toán được lập theo Quy chế tạm thời ban hành kèm theo Quyết định 204 / 1998/ QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số /199.../TT-BTC ngày tháng năm 199... hướng dẫn thực hiện Quy chế tạm thời nói trên.

KẾT LUẬN

1. Dự kiến kết quả tra khoáng sản sẽ đạt được

2. Các yêu cầu và kiến nghị (nếu có)

DANH MỤC CÁC BẢN VẼ, BIỂU BẢNG KÈM THEO ĐỀ ÁN

1. Bản đồ (sơ đồ) vị trí giao thông (tỉ lệ 1:500.000)

2. Sơ đồ mức độ nghiên cứu, điều tra địa chất (1:50.000)

3. Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực (1:50.000 hoặc 1:200.000)

4. Bản đồ địa chất khoáng sản vùng điều tra (thể hiện các tiền đề, dấu hiệu địa chất khoáng sản trên bản đồ 1:25.000 hoặc 1:10.000).

5. Sơ đồ bố trí công trình và lấy mẫu (1:10.000).

6. Các mặt cắt địa chất bố trí công trình sâu (giếng sâu, khoan) (1:10.000 hoặc 1:5.000).

7. Các bình đồ dự kiến tính tài nguyên dự báo và trữ lượng khoáng sản (1:2.000 hoặc 1:1.000).

8. Các biểu bảng có liên quan đến đề án.

VĂN LIỆU THAM KHẢO

Chỉ nêu các văn liệu được sử dụng để viết đề án. Văn liệu được chia làm hai phần: các văn liệu công bố và các văn liệu trong lưu trữ. Các văn liệu sắp xếp theo vần ABC của tên đối với người Việt Nam và họ đối với người nước ngoài. Văn liệu hệ chữ La tinh xếp trước, các hệ chữ khác xếp sau.

 

PHỤ LỤC 2

TỜ TRÌNH CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT
(Kèm theo Quy chế lập đề án , báo cáo tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản)

 

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Số.............                                                         .................., ngày tháng năm

 


TỜ TRÌNH XIN CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT

.............. (tên đề án)................

 

                           Kính gửi: (tên cơ quan chủ quản)

 

- Tên đề án địa chất

- Quyết định phê chuẩn đề án (hoặc giấy phép)

- Mục tiêu của đề án

- Thời gian thi công đề án (từ /199. đến /199.)

- Tóm tắt kết quả địa chất của đề án

- Lý do xin chỉnh, bổ sung

- Khối lượng và giá trị các hạng mục xin điều chỉnh so với đề án được duyệt

Kính đề nghị (cơ quan chủ quản) xem xét, có ý kiến chỉ đạo để đơn vị thực hiện.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN                             CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT

   (ký tên, đóng dấu)                                                         (ký tên)

 

PHỤ LỤC 3

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA BÁO CÁO TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Quy chế lập đề án , báo cáo tra cơ bản địa chất  về tài nguyên khoáng sản)

MỞ ĐẦU

Trình bày tóm tắt cơ sở khoa học và pháp lý để tiến hành ĐTĐGKS, những nhiệm vụ chính.

- Tình hình thực hiện những khối lượng chính (lập bảng so sánh khối lượng thực tế so với khối lượng theo đề án được duyệt).

- Cơ cấu tổ chức thực hiện, họ tên những người thực hiện và mức độ tham gia của họ.

- Lời cảm ơn.

Chương 1:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LỲ TỰ NHIÊN KINH TẾ, NHÂN VĂN

Trình bày sơ lược các đặc điểm sau:

 - Vị trí vùng công tác (vị trí hành chính, toạ độ).

- Các đặc điểm địa hình, mạng sông suối, thảm thực vật, khí hậu, đường sá.

- Sự phân bố dân cư, kinh tế của vùng.

Chương 2:

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT

Trình bày tổng quát các nghiên cứu quan trọng nhất về địa chất và khoáng sản đã được tiến hành trong diện tích ĐTKS từ trước đến nay. Chú ý phân tích và đánh giá tổng quát giá trị từng taì liệu, từng công trình và mức độ sử dụng của chúng trong ĐTKS.

Chương 3:

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC TRA, ĐÁNH GIÁ KHOÁNG SẢN

I. PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ĐỊA CHẤT

- Mục tiêu của phương pháp

- Mật độ lộ trình trên 1 km2, phương của lộ trình so với phương của đá.

- Mức độ lộ đá gốc (% điểm khảo sát gặp lộ đá gốc).

- Phương pháp định vị các điểm khảo sát

- Hiệu quả của phương pháp đo vẽ địa chất (đã giúp gì cho phân chia chi tiết thành phần thạch học các phân vị địa chất cũng như thành lập bản đồ cấu trúc).

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÃI MẪU TRỌNG SA

1- Mục tiêu của phương pháp

2- Cách lấy mẫu, thể tích mẫu, trọng lượng một mẫu khi phơi khô, số lượng mẫu đã lấy.

3- Kết quả xác định khoáng vật.

4- Sự phân bố của các khoáng vật nặng.

5- Khoanh diện tích dự kiến là nguồn cung cấp cho các dị thường khoáng vật.

6. Nhận định về hiệu quả của phương pháp trong phát hiện khoáng sản.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA HOÁ (NGUYÊN SINH, THỨ SINH, TRẦM TÍCH DÒNG)

1- Mục tiêu của phương pháp, diện tích tiến hành

2- Lấy mẫu và phân tích

+ Nêu độ sâu lấy mẫu, trọng lượng mẫu, số lượng mẫu

+ Mạng lưới tiến hành lấy mẫu

+ Số lượng nguyên tố (cụ thể) yêu cầu phân tích

+ Phương pháp phân tích và giới hạn độ nhạy từng nguyên tố.

+ Kết quả phân tích, đánh giá độ tin cậy của chúng.

3- Xử lý số liệu bằng xác suất thống kê

Xác định giá trị ngưỡng (phông) và phân bậc hàm lượng.

4- Xác định các đới dị thường địa hoá

5- Từng dị thường mô tả mối liên quan với cấu trúc địa chất (đặc điểm các phân vị địa tầng, các phức hệ magma nằm trong dị thường).

6. Nhận định về hiệu quả của phương pháp trong đánh giá khoáng sản.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÍ

Từng phương pháp nêu theo trình tự:

1- Mục tiêu của phương pháp

2- Phương pháp khảo sát

- Diện tích khảo sát, mạng lưới đo

- Khối lượng điểm đo

- Thiết bị đo, độ nhạy, độ chính xác và sai số đo, công tác văn phòng

3- Kết quả khảo sát và xử lí, phân tích được thể hiện trên mặt cắt và bản đồ, bản vẽ.

4- Nhận định về kết quả địa chất của công tác địa vật lí

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI ĐÀO, KHOAN

1. Thi công các công trình hào, lò, giếng

- Cơ sở thiết kế các tuyến hào, lò, giếng

- Mạng lưới tuyến thi công, số lượng và khối lượng từng loại

- Kích thước (dài, rộng, sâu), phương kéo dài

- Kết quả địa chất phát hiện bằng công trình hào, lò, giếng

- Số lượng hào gặp quặng.

- Nhận định về chất lượng, hiệu quả của các công trình khai đào.

2. Khoan

- Nêu cơ sở thiết kế các lỗ khoan, số lỗ khoan

- Tổng số mét khoan đã tiến hành, chất lượng khoan

- Kết quả đo carota lỗ khoan

- Đánh giá chất lượng, hiệu quả của phương pháp khoan.

VI. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA

- Diện tích đã tiến hành đo vẽ địa hình. Tỉ lệ bản đồ

- Tổng số điểm đo toạ độ, độ cao các công trình địa chất

- Cơ sở xây dựng lưới khống chế mặt phẳng, độ cao

- Mật độ điểm đo chi tiết địa hình

-Đánh giá mức độ chính xác của taì liệu

VII. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MẪU

- Từng loại mẫu cần trình bày các thông số sau

- Số lượng mẫu

- Kết quả phân tích cơ bản

- Kết quả phân tích kiểm tra nội, ngoại bộ

- Đánh giá độ tin cậy của các loại kết quả phân tích mẫu sử dụng để tính TNDB và TLKS.

Chương 4:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG

1- Địa tầng

- Nêu khái quát đặc điểm địa chất của khu vực nghiên cứu. Các phân vị địa tầng có mặt từ cổ đến trẻ.

- Từng phân vị địa tầng mô tả ngắn gọn theo trình tự sau:

+ Vị trí phân bố, phương kéo dài, đặc điểm diện lộ, quan hệ với các đá vây quanh, mức độ uốn nếp, độ dốc và hướng cắm của các lớp.

+ Phân chia các tập, lớp, tướng đá

+ Thành phần thạch học, cấu tạo, kiến trúc các loại đá bằng mắt thường và dưới kính hiển vi, các biểu hiện biến chất và biến đổi nhiệt dịch.   

+ Chiều dày của tập, lớp, phân vị địa tầng trong khu vực tra.

2-   Các thành tạo magma

a. Các đá xâm nhập

- Khái quát về các đá xâm nhập có trong khu vực nghiên cứu (các loại đá, số phức hệ).

- Từng phức hệ đá xâm nhập mô tả ngắn gọn theo trình tự sau:

+ Vị trí phân bố của phức hệ xâm nhập trong diện tích nghiên cứu, số lượng các thể xâm nhập, phương kéo dài, chiều rộng của thể xâm nhập nhỏ nhất, lớn nhất thuộc phức hệ, quan hệ với đá vây quanh, các biến chất tiếp xúc trao đổi và sự liên quan với quặng hoá.

+ Đặc điểm thạch học nhận biết ngoài trời.

+ Đặc điểm thành phần khoáng vật xác định dưới kính hiển vi.

+ Sơ lược đặc điểm thạch địa hoá.

b.    Các đá núi lửa

- Sự phân bố của đá trong khu vực

- Mặt cắt chuẩn, mặt cắt tổng hợp với các đặc điểm thạch học, địa hoá, hoá thạch...

- Sự biến đổi tướng của đá

- Đặc điểm hình thái, cấu tạo bên trong của lớp phủ, của các dòng riêng biệt và của các tầng.

- Quan hệ với các thành tạo nằm dưới và trên, bề dà phân vị

3- Cấu trúc địa chất

- Uốn nếp: nêu khái quát đặc điểm uốn nếp của vùng. Mô tả các nếp uốn(nếp lồi, nếp lõm), diện phân bố của các nếp uốn, trục kéo dài, đặc điểm thành phần các cánh, độ dốc của các cánh.

- Đứt gãy: Nêu khái quát các hệ thống đứt gãy trong vùng (theo phương kéo dài), thứ tự thành tạo. Phân loại đứt gãy (thuận, nghịch, chờm nghịch). Từng đứt gãy mô tả chiều dài, độ dịch chuyển, những biến đổi gây nên do tác động của đứt gãy (dăm kết, thạch anh hoá, cà nát) hướng cắm và độ dốc.

- Các biểu hiện khoáng sản liên quan đến uốn nếp, đứt gãy.

Chương 5:

KHOÁNG SẢN

1- Khái quát về các loại khoáng sản có trong khu vực. Nêu số lượng khoáng sàng/ điểm quặng cuả từng loại khoáng sản.

2- Đặc điểm từng khoáng sàng/ điểm quặng được mô tả theo trình tự sau:

- Tên khoáng sàng/ điểm quặng.

- Vị trí trong khu vực nghiên cứu của khoáng sàng/ điểm quặng.

- Mức độ điều tra giai đoạn trước và của đề án (các phương pháp, khối lượng).

- Cấu trúc địa chất của khoáng sàng/điểm quặng

- Số lượng thân quặng, mạch quặng/ đới khoáng hoá.

- Từng thân quặng/đới khoáng hoá mô tả:

 + Cấu trúc thân quặng/đới khoáng hoá.

 + Kích thước (dài, rộng, sâu).

 + Đặc điểm hình dạng, mối liên quan với cấu trúc và đá vây quanh.

 + Thành phần khoáng vật quặng.

 + Hàm lượng nguyên tố quặng theo kết quả phân tích.

 + Đặc điểm diện phân bố, thành phần thạch học của các đá biến đổi.

 + Số trữ lượng/tài nguyên dự báo

3- Đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất công trình của khoáng sàng/điểm quặng.

- Sự phân bố, thành phần thạch học của các loại đất đá chứa nước và cách nước.

- Tính chất thuỷ lực, chiều sâu thế nằm, tính thấm, mức độ phong phú miền cung cấp, miền thoát và động thái của nước dưới đất.

- Đặc điểm phân bố nước mặt, ảnh hưởng của chúng đến nước dưới đất.

- Tính chất vật lí và hoá học của nước mặt và nước dưới đất

- Tính chất địa chất công trình của đất đá vây quanh và bản thân các thân quặng. Các hiện tượng địa động lực phổ biến trong vùng.

- Nhận định sơ bộ về điều kiện ĐCTV, ĐCCT và mức độ phức tạp của nó.

Chương 6:

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ KHOÁNG SẢN

1. Quy luật phân bố khoáng sản

2. Dự báo triển vọng của các vùng và từng loại hình khoáng sản và đặc điểm phân bố chung

3.     Xác định các nhiệm vụ và đối tượng cụ thể của công tác tiếp theo

Chương 7:

TÍNH TÀI NGUYÊN DỰ BÁO (TNDB) TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN (TLKS)

1. Chỉ tiêu tính trữ lượng

2. Các nguyên tắc khoanh nối thân quặng

3. Cơ sở phân chia các cấp, khối tính TNDB / TLKS.

4. Phương pháp tính TNDB/TLKS

5. Kết quả tính TNDB/TLKS

Chương 8:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN (TNKS)

1. Nêu những tác động của quá trình điều tra địa chất ảnh hưởng đến môi trường và biện pháp bảo vệ.

2. Trên cơ sở nghiên cứu địa hoá, địa vật lí nêu khái quát về tình trạng môi trường của vùng nghiên cứu, ảnh hưởng đến sự sống của con người và sinh vật đến mức nào, biện pháp xử lí.

3.    Nêu các biện pháp bảo vệ TNKS

Chương 9:

BÁO CÁO KINH TẾ

I. KHÁI QUÁT

- Văn bản quyết định giao nhiệm vụ hoặc giấy phép điều tra, ngày tháng năm được duyệt và phê chuẩn.

- Người chịu trách nhiệm tiến hành thi công, phụ trách kỹ thuật

- Tổng vốn đầu tư, phân chia theo bước.

- Nhân lực của từng giai đoạn.

- Nguyên nhân điều chỉnh đề án và khối lượng (nếu có).

- Khó khăn, thuận lợi.

- Mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế, kỹ thuật.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG

- Cơ sở lập chỉ tiêu lao động

- Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu lao động

- Tình hình thực hiện các định mức lao động

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.

1. Tình hình thực hiện các khối lượng

- Kết quả thực hiện khối lượng các dạng công tác bằng bảng kê tổng hợp

- Chất lượng các công trình, các dạng công tác

- Nguyên nhân vượt hoặc hụt khối lượng so với đề án được duyệt.

2. Chi phí và giá thành

- Thể hiện toàn bộ các chi phí từ khâu chuẩn bị đến tổng kết (mấu số 3/BC)

- Chi phí đã thanh toán cho từng giai đoạn (bước) địa chất (mẫu số 4/BC)

- Chi phí và giá thành 1 km2 đo vẽ hoặc 1 đơn vị trữ lượng (mẫu số 5/BC)

- So sánh với giá thành đề án dự kiến, các yếu tố ảnh hưởng

- Nêu hiệu quả của vốn đầu tư

- Kinh nghiệm rút ra từ đề án

KẾT LUẬN

- Trình bày ngắn gọn kết quả đạt được trong quá trình điều tra khoáng sản

- Những kiến nghị cụ thể về triển vọng và phương hướng điều tra tiếp theo.

VĂN LIỆU THAM KHẢO

Trình bày tương tự quy định tại Phụ lục 1

CÁC PHỤ LỤC

1. Danh mục các bản vẽ

2. Danh mục các biểu bảng

3.    Danh mục các phụ lục.

 

 

PHỤ LỤC 4

BỐ CỤC, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG MỤC CỦA BÁO CÁO THÔNG TIN
(Kèm theo Quy chế lập đề án , báo cáo điều tra cơ bản địa chất  về tài nguyên khoáng sản)

MỞ ĐẦU

- Trình bày các văn bản pháp lý , quyết định lập báo cáo thông tin

- Mục tiêu của báo cáo

- Khối lượng thực hiện so với đề án được duyệt (lập bảng so sánh)

- Những người thành lập

- Lời cảm ơn

Chương 1:

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ

1. Nêu những nét khái quát về các phương pháp đã tiến hành

2. Từng phương pháp cần nêu được những ý sau:

- Mục tiêu của phương pháp

- Khối lượng đã thực hiện

- Mật độ (hay mạng lưới)

- Kết quả đạt được

- Hiệu quả của phương pháp

Chương 2:

KẾT QUẢ TRA ĐỊA CHẤT , KHOÁNG SẢN

1. Địa chất

- Những phát hiện mới về địa tầng, magma, kiến tạo vùng nghiên cứu

- Cơ sở taì liệu để xác lập một phân vị địa chất (phân vị địa tầng, phức hệ magma) mới hoặc thay đổi tên các phân vị được xác lập trước đây trong vùng.

2. Khoáng sản

- Những phát hiện mới về khoáng sản trong vùng (những điểm quặng , dị thường địa hoá, địa vật lí mới phát hiện)

- Kết quả tra đánh giá từng điểm quặng và trình bày theo trình tự:

+ Loại khoáng sản

+ Tên điểm quặng

+ Toạ độ địa lí

+ Khối lượng công việc đã tiến hành

+ Sơ lược đặc điểm địa chất

+ Đặc điểm khoáng sản (diện phân bố đới quặng, các thân quặng, kích thước dài - rộng - sâu).

+ Thành phần khoáng vật, hàm lượng các nguyên tố quặng và các nguyên tố có ích đi kèm.

+ Đặc điểm thành phần các đá biến đổi vây quanh

+ Sơ bộ đánh giá tài nguyên dự báo, trữ lượng khoáng sản

3. Đặc điểm phân bố và triển vọng khoáng sản

- Nêu các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm các loại khoáng sản trong vùng, trên cơ sở đó luận giải đặc điểm phân bố khoáng sản .

- Khoanh định các diện tích có triển vọng.

Chương 3:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN, ĐỀ XUẤT CÔNG VIỆC GIAI ĐOẠN TIẾP THEO

- Đánh giá tình hình thực hiện vốn được cấp so với đề án, nguyên nhân tăng giảm cho đến thời điểm lập báo cáo thông tin.

- Đề xuất công việc giai đoạn tiếp theo

+ Mục tiêu, nhiệm vụ

+ Thiết kế chi tiết các hạng mục công việc (cơ sở thiết kế khối lượng)

+ Dự toán kinh phí

KẾT LUẬN

- Nêu những kết quả đạt được trong điều tra địa chất khoáng sản

- Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại

- Những đề nghị của tác giả

 

 


Mẫu 1: Bìa ngoài

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT

 

.................................................................................................................................

 

(Tên của đề án ghi đúng theo quyết định phê chuẩn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊA DANH,

Năm 199.

 

Mẫu 2: Bìa trong

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 


                                                                        TÁC GIẢ:

                                                                        (Xếp theo vần A,B,C tên tác giả)

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN ĐỊA CHẤT

 

.................................................................................................................................

 

(Tên của đề án ghi đúng theo quyết định phê chuẩn)

 

 

 

            THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN                             CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

 

 

                        Chữ ký, đóng dấu                                                         Chữ ký

 

 

                        (Họ và tên)                                                                    (Họ và tên)       

 

 

 

 

 

 

ĐỊA DANH,

Năm 199.


Mấu số 3/BC

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN TOÀN ĐỀ ÁN

 

Số TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Theo đề án phê chuẩn

QĐ số .... ngày ....

Theo đề án điều chỉnh

QĐ số ... ngày ... (nếu có)

Dự toán duyệt

(1000 đ)

Nghiệm thu

(1000 đ)

Được thanh toán

(1000 đ)

 

 

 

Khối lượng

Đơn

giá

Thành tiền

Khối lượng

Đơn

giá

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 4/BC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG

Bước địa chất số ... Năm 199..

 

Số

Hạng mục

Đơn vị

Theo dự toán duyệt

Theo nghiệm thu

Được thanh toán

 

TT

công việc

tính

Khối lượng

Đơn

giá

Thành tiền

Khối lượng

Đơn

giá

Thành tiền

Khối lượng

Đơn

giá

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 5/BC

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH / ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

(Theo mặt bằng giá)

Số

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Đơn giá theo

đề án duyệt

Theo đề án phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có)

Theo dự toán duyệt

Theo thanh toán

 

 

 

 

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/1999/QĐ-BCN về Quy chế lập đề án báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 12/1999/QĐ-BCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/03/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Giã Tấn Dĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản