Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1181/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 27 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Thông tư số 23/2018/TTBTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 648/KH-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch duy trì, nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh Gia Lai năm 2019 và những năm tiếp theo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai tại các văn bản: Tờ trình số: 117/TTr-STTTT ngày 09/12/2019 và Công văn số: 1669/STTTT-CNTT ngày 26/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (Báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo xây dựng CQĐT của tỉnh;
- Như Điều 2;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, NC, KTTH, TTTH, KGVX.h

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Tiến Đông

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1181/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

A. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Công nghệ thông tin năm ngày 29/6/2006;

- Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật An toàn thông tin mạng ngày 11/11/2015;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/1/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/1/2019);

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực, phòng chống phần mềm độc hại;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP;

- Thông tư số 23/2018/TTBTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020;

- Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2020;

- Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Khung kiến trúc chính quyền điện tử Gia Lai;

- Kế hoạch hành động số 648/KH-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về việc Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch duy trì, nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh Gia Lai năm 2019 và những năm tiếp theo.

B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) NĂM 2019

I. NỘI DUNG:

1. Ứng dụng công nghệ thông tin để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính:

- Hiện đã có 100% UBND cấp huyện, 20 đơn vị cấp sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh có cổng/trang thông tin điện tử cung cấp công khai thông tin theo quy định.

- Các sở, ban ngành, UBND cấp huyện đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường cung cấp thông tin lên cổng/trang thông tin điện tử; nhiều thông tin theo quy định và được người dân, doanh nghiệp quan tâm được đăng tải đầy đủ, kịp thời như: thông tin kinh tế-xã hội, tài liệu pháp lý, tài liệu về ngân sách, thủ tục hành chính, tài liệu quy hoạch, giá đất,...

- Hệ thống thông tin tổng hợp một cửa điện tử của tỉnh hoạt động tại địa chỉ http://motcua.gialai.gov.vn, kết nối với hệ thống Một cửa điện tử của các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

- Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh hoạt động tại địa chỉ internet http://dichvuconggialai.gov.vn; đã đáp ứng các quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018, Quyết định số 1697/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành bộ tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử (Phiên bản 1.0).

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến:

Hiện nay, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh là 1.958 TTHC (trong đó: các sở, ban, ngành cung cấp 1.475 TTHC; UBND cấp huyện cung cấp 299 TTHC; UBND cấp xã cung cấp 184 TTHC). Trong đó đã cung cấp 329 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 141 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (chủ yếu là cấp sở, ban ngành và UBND cấp huyện; UBND cấp xã chưa cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4) thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh tại địa chỉ Internet http://dichvucong.gialai.gov.vn, đồng thời một số dịch vụ công trực tuyến cũng được triển khai thí điểm, cung cấp qua mạng xã hội Zalo để tạo thuận tiện cho tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính. Thực hiện Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ của tỉnh cũng đã được nâng cấp và tích hợp với Cổng dịch vụ công Quốc gia (khai trương ngày 09/12/2019). UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Gia Lai đến năm 2021 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 (Kế hoạch số 2575/KH-UBND ngày 18/11/2019).

3. Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC:

Hiện nay, đã có 17/17 UBND cấp huyện, 17 đơn vị cấp sở, ban, ngành, 222/222 UBND cấp xã đã được triển khai mô hình "Một cửa điện tử liên thông" tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC. Hệ thống hoạt động hiệu quả, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Công ty VNG (TP. Hồ Chí Minh) sử dụng mạng xã hội Zalo để triển khai phục vụ công dân, tổ chức nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến, tra cứu, theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ; đánh giá mức độ hài lòng khi giao dịch với các cơ quan hành chính; gửi phản ánh, kiến nghị qua mạng xã hội Zalo; đồng thời công khai các thông tin công dân, tổ chức quan tâm trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; công khai tiến độ, kết quả xử lý hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ lên cổng/trang thông tin điện tử của các đơn vị, góp phần minh bạch hóa hoạt động giải quyết thủ tục hành chính. Các thông tin liên quan đến TTHC cũng được đăng tải đầy đủ, kịp thời giúp minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, công dân tiếp cận trong thực hiện các TTHC.

4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ:

4.1. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành:

Hiện tại, tất cả các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và một số cơ quan nhà nước khác đã sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành phục vụ công việc phát huy hiệu quả. Hệ thống được nâng cấp các chức năng theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và hoạt động ổn định, kết nối thông suốt với Trục liên thông văn bản điện tử của tỉnh và Trục liên thông văn bản quốc gia; việc luân chuyển văn bản điện tử đã được thực hiện liên thông 04 cấp (từ Trung ương đến tỉnh và từ UBND tỉnh đến các sở, ngành, UBND cấp huyện và đến UBND cấp xã).

Việc quản lý, sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành và gửi nhận văn bản điện tử đã được ban hành quy chế và phê duyệt an toàn thông tin theo cấp độ; hiện nay, tất cả các loại văn bản (trừ văn bản mật) đều được trao đổi dưới dạng văn bản điện tử; được ký số và gửi, nhận giữa các đơn vị, địa phương. Trong đó có một số loại văn bản ngoài việc gửi bản điện tử, được gửi kèm văn bản giấy bao gồm: Nghị quyết, chỉ thị, dự án, đề án, biên bản, tờ trình, hợp đồng, giấy biên nhận hồ sơ,... Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử liên thông đạt gần 100%.

Đồng thời, việc gửi nhận văn bản điện tử liên thông đã được công khai trên mạng Internet tại địa chỉ: http://lienthong.gialai.gov.vn và đã được kết nối, cung cấp thông tin theo thời gian thực với Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Từ cuối năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện gửi, nhận hơn 2,5 triệu lượt văn bản điện tử, riêng năm 2019 gần 01 triệu lượt văn bản điện tử.

4.2. Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh:

Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được xây dựng đưa vào hoạt động năm 2009, hiện có hơn 50 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị nhà nước khác trên địa bàn tỉnh đã đăng ký sử dụng; hơn 7.000 cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập và cấp hộp thư điện tử. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ khoảng hơn 70%. Hiện nay nhiều loại tài liệu như: dự thảo văn bản, tài liệu phục vụ cuộc họp, hội nghị, các giấy mời họp... đều được các cơ quan, đơn vị gửi qua hệ thống thư điện tử công vụ khi cần trao đổi. Việc quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ cũng đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 04/3/2011 của UBND tỉnh "Về việc ban hành Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai".

4.3. Hệ thống Hội nghị truyền hình qua mạng của tỉnh:

Hệ thống Hội nghị truyền hình (HNTN) được đầu tư từ năm 2010, gồm 20 điểm cầu (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và 17 UBND các huyện, thị xã, thành phố) đã được duy trì hoạt động thường xuyên và ổn định, kết nối từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Cùng với yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính, hệ thống HNTH của tỉnh hoạt động với tần suất ngày càng nhiều và ngày càng phát huy hiệu quả sử dụng. Trong năm 2019 đã triển khai mở rộng thí điểm hệ thống Hội nghị truyền hình đến 83/222 UBND cấp xã (=37,4%). Tỷ lệ họp trực tuyến đạt gần 30% số cuộc họp.

4.4. Ứng dụng Chữ ký số, Chứng thư số:

Hiện tại, tất cả các văn bản điện tử đều được ký số để xác thực thông tin người gửi. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ cấp Chứng thư số cá nhân của cho đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn sử dụng Chứng thư số cá nhân đã cấp cho các đơn vị, địa phương. Đến nay, đã cấp hơn 2.000 Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Đã triển khai việc ký số theo đúng quy định mới của Bộ Nội vụ. Dự kiến trong năm 2020, sẽ triển khai Chữ ký số trên thiết bị di động.

4.5. Phần mềm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân:

Phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2016, và hoạt động tại địa chỉ internet http://dichvucong.gialai.gov.vn (tích hợp vào Cổng dịch vụ công của tỉnh).

4.6. Phần mềm “Quản lý giao việc” của UBND tỉnh:

Phần mềm “Quản lý giao việc” của UBND tỉnh đã được xây dựng tích hợp vào hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành đang dùng chung trên toàn tỉnh (chính thức sử dụng từ tháng 9/2017) để ứng dụng CNTT trong việc kiểm soát và nhắc nhở mức độ hoàn thành công việc được giao từ UBND tỉnh đến các sở, ngành và các địa phương; qua đó góp phần chấn chỉnh kỷ cương hành chính, quản lý cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, góp phần đẩy mạnh cách hành chính. Trang thông tin điện tử thống kê tình hình xử lý công việc do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao, được công khai tại địa chỉ internet: http://congkhai.gialai.gov.vnhttp://qlygiaoviec.gialai.gov.vn. Một số UBND cấp huyện đã triển khai phần mềm "Quản lý giao việc" đến các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

4.7. Các phần mềm ứng dụng khác:

- Hệ thống quản lý tài sản công đã được triển khai và đưa vào sử dụng; hệ thống thông tin tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Gia Lai đã được triển khai, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019.

- Ngoài ra, tại nhiều sở, ban, ngành đã đưa vào sử dụng nhiều phần mềm chuyên ngành phục vụ công việc như: Ứng dụng hệ thống quản lý giấy phép lái xe toàn quốc được sử dụng từ tháng 6/2013; phần mềm kiểm tra, giám sát bảo trì đường bộ Govone trên nền bản đồ số (GIS), công nghệ di động và công nghệ điện toán đám mây để hiện đại hóa công tác tuần đường, tuần kiểm và quản lý hoạt động bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh; phần mềm quản lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; phần mềm quản lý dữ liệu trạm kiểm tra tải trọng xe để tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm giao thông trên địa bàn tỉnh; phần mềm quản lý công chức, viên chức; phần mềm quản lý di sản trong lĩnh vực văn hóa; các phần mềm quản lý trong ngành giáo dục và đào tạo, phần mềm quản lý tài sản công, quản lý tài chính kế toán;...

5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu:

- Hệ thống cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền thông tin địa lý GIS phục vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang được triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức đã triển khai giai đoạn 1; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài sản công, hệ thống thông tin dữ liệu công tác dân tộc, cơ sở dữ liệu về giá đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường đang triển khai.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Cục Quản lý đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai, bảo đảm 100% hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cập nhật và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu doanh nghiệp quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Tỉnh cũng đã triển khai vận hành, khai thác phần mềm Thông tin kế hoạch hóa phục vụ chỉ đạo điều hành trên địa bàn toàn tỉnh.

6. Hạ tầng kỹ thuật:

- Hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính cấp sở, huyện phần lớn được trang bị máy tính để điều hành, tác nghiệp trong công việc chuyên môn. Tính chung, tỷ lệ máy tính/CBCC đạt trên 95%. Tuy nhiên hệ thống máy tính tại nhiều các đơn vị, địa phương được trang bị qua nhiều giai đoạn khác nhau, cấu hình không đồng bộ; nhiều máy tính, trang thiết bị đã xuống cấp, cấu hình không đáp ứng vận hành các hệ thống thông tin phục vụ công việc.

- Tất cả các đơn vị đều đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) và các máy tính tại các phòng/ ban chuyên môn thuộc các đơn vị đều được kết nối Internet (trừ các máy tính được sử dụng để lưu hoặc soạn các văn bản theo chế độ mật).

- Hệ thống mạng diện rộng của tỉnh (WAN) được triển khai trên mạng Truyền số liệu chuyên dùng, đã được triển khai để kết nối các hệ thống thông tin dùng chung giữa các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh (kết nối từ Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh tới các sở, ngành, UBND cấp huyện, các phòng, ban cấp huyện, tới UBND cấp xã), đồng thời kết nối Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Hiện nay hệ thống WAN đã đi vào hoạt động ổn định, được sử dụng để trao đổi liên thông văn bản điện tử giữa các đơn vị, địa phương, không gửi văn bản giấy theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 4089/VPCP-TTĐT ngày 21/4/2017 về việc hướng dẫn quy định gửi, nhận văn bản điện tử và phục vụ truy cập các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như: Hội nghị truyền hình, thư điện tử công vụ, một cửa điện tử...

- Việc đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin tại các đơn vị: hiện nay, hầu hết các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh đã được trang bị thiết bị tường lửa tích hợp khả năng chống xâm nhập, phần mềm chống Virus máy tính và thiết bị lưu trữ dữ liệu dự phòng. Năm 2019, theo Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Gia Lai, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện bổ sung tính năng bảo mật cho các thiết bị tường lửa của các sở, ban, ngành (tính năng Web Protection); mua máy chủ, thiết bị tường lửa dự phòng cho các sở, ban, ngành; triển khai kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố đã được trang bị hệ thống tường lửa từ năm 2011. Đồng thời các đơn vị sử dụng hệ thống mạng WAN bằng đường truyền số liệu chuyên dùng (đối với các phòng ban, UBND cấp xã sử dụng hình thức kết nối mạng riêng ảo VPN) để trao đổi văn bản điện tử trên hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành liên thông, một cửa điện tử liên thông và các hệ thống dùng chung khác.

7. Nguồn nhân lực:

- Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước là 59 người (tại các sở, ban, ngành 32 người, tại UBND cấp huyện 27 người). Trong đó có 03 người có trình độ thạc sỹ, 53 người có trình độ đại học, 02 người có trình độ cao đẳng và 01 trình độ Trung cấp về CNTT.

- Về nhân lực CNTT trong lĩnh vực Y tế: Tất cả các đơn vị tuyến tỉnh và huyện đều có cán bộ chuyên ngành CNTT với trình độ cử nhân hoặc kỹ sư CNTT.

- Về nhân lực CNTT trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Toàn ngành có 491 cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành đào tạo CNTT, trong đó trình độ đào tạo sau đại học 31 người, cao đẳng và đại học 460 người.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh, nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đều đã đưa vào giảng dạy môn Tin học, cụ thể:

+ Bậc tiểu học đã tổ chức giảng dạy môn Tin học tự chọn ở 125/278 trường, đạt tỷ lệ 44,9%.

+ Bậc trung học cơ sở (THCS) đã tổ chức giảng dạy môn Tin học ở 148/241 trường, đạt tỷ lệ 61,4%.

+ Bậc trung học phổ thông (THPT) giảng dạy môn Tin học ở 47/47 trường, đạt tỷ lệ 100%.

8. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT 2019:

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

II. NHỮNG VƯỚNG MẮC, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:

1. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chưa đạt yêu cầu:

Hệ thống Thư điện tử là một trong những hệ thống nền tảng cơ bản trong ứng dụng CNTT thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử của các cơ quan nhà nước. Hệ thống được đầu tư năm 2008, đến nay, hệ thống có hơn 7.000 tài khoản đã được cấp cho cán bộ, công chức, viên chức của 287 đơn vị (Bao gồm cả khối Đảng) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hệ thống Thư điện tử công vụ hiện tại được xây dựng trên nền tảng công nghệ cũ, xuất hiện nhiều lỗ hổng bảo mật, khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, không thể gửi file có dung lượng lớn; chưa tích hợp vào các ứng dụng dùng chung như Quản lý văn bản điều hành, Một cửa điện tử; hệ thống quản lý giao việc; hệ thống dịch vụ công trực tuyến 3 và 4,... chưa có chức năng lưu trữ và chia sẽ dữ liệu lớn dựa trên nền tảng lưu trữ đám mây (Cloud) cho tổ chức, người dùng thuộc cơ quan nhà nước.

Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh đầu tư từ năm 2009, giao Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý, vận hành (đặt tại địa chỉ 105 Hùng Vương, Pleiku, Gia Lai) các hệ thống dùng chung của tỉnh, phục vụ triển khai Chính quyền điện tử nhưng Trung tâm Tích hợp dữ liệu hiện nay chưa được đầu tư phần mềm chuyên dùng để thực hiện dò quét các lỗ hổng bảo mật.

Tại Biên bản làm việc ngày 15/10/2019 giữa Sở Thông tin và Truyền thông, Đoàn Công tác kiểm tra bí mật của nhà nước (Bộ Công an) đã chỉ rõ, phát hiện hệ thống Thư điện tử công vụ và Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh Gia Lai còn tồn tại một số lỗ hổng bảo mật, các đối tượng bên ngoài có thể lợi dụng để tấn công xâm nhập lấy cắp hoặc phá hoại đối với các dữ liệu (các lỗ hổng này phải có phần mềm chuyên dùng mới phát hiện).

Do vậy, để đáp ứng cho triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính quyền điện tử trong thời gian đến, việc đầu tư hệ thống giám sát an ninh mạng tỉnh Gia Lai, nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ, đầu tư phần mềm và các thiết bị chuyên dùng để thực hiện dò quét lỗ hổng bảo mật của Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Gia Lai là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Thiếu nguồn nhân lực quản trị, vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã triển khai nên làm ảnh hưởng đến việc triển khai Chính quyền điện tử.

3. Các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4 tuy đã được tỉnh và các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhưng tỷ lệ sử dụng vẫn còn chưa cao. Do người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa thay đổi thói quen thực hiện các thủ tục hành chính, kỹ năng ứng dụng CNTT của người dân còn hạn chế, chưa đủ điều kiện về trang thiết bị để làm việc trên môi trường mạng.

4. Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các đơn vị đã xuống cấp, hư hỏng, do ngân sách của tỉnh còn hạn chế, nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa đáp ứng.

5. Các hệ thống thông tin điện tử phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử, triển khai các nền tảng dịch vụ đô thị thông minh ngày càng nhiều, đòi hỏi yêu cầu cao về hạ tầng kỹ thuật; hệ thống dữ liệu ngày càng lớn đòi hỏi công tác lưu trữ, sao lưu, đảm bảo an toàn dữ liệu phải được đặt lên hàng đầu; công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cũng là vấn đề cấp thiết...Trong khi đó Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hiện nay còn chưa đảm bảo về mặt cơ sở hạ tầng (mặt bằng, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...) để thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, triển khai các nền tảng đô thị thông minh trong thời gian tới.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

- Đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm đề xuất bảng lương công chức, viên chức, ưu đãi theo nghề chuyên ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin... theo Quyết định số 1161/QĐ-BTTTT ngày 31/7/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Kế hoạch xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ; ban hành, bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để có cơ sở xây dựng giá các dịch vụ lĩnh vực thông tin và truyền thông, làm căn cứ để thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu các sản phẩm, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Đề xuất Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT phục vụ chính quyền điện tử từ nguồn kinh phí thuộc chương trình mục tiêu CNTT cho các tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp như tỉnh Gia Lai.

C. MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH GIA LAI NĂM 2020

1. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách, cơ chế thúc đẩy việc phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng CNTT đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn nhân lực CNTT, nâng cao an toàn thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu tạo động lực và điều kiện cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển CNTT. Ban hành các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; hoàn thiện khung pháp lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Trung ương. Nâng cấp, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Gia Lai (phiên bản 2.0).

- Phát triển, xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) trên cơ sở Trục liên thông văn bản của tỉnh để kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu... trước hết thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ “V/v gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước” và các Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Bảo hiểm, Đăng ký doanh nghiệp, liên thông các lĩnh vực trong thực hiện TTHC theo lộ trình và hướng dẫn của các Bộ, ngành.

- Ưu tiên sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu.

- Đảm bảo 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương (theo hướng dẫn của Trung ương).

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng Sở, ngành, địa phương đạt từ 20% trở lên; tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của các sở, ngành, địa phương với Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống Một cửa điện tử liên thông của tỉnh.

- Đảm bảo lộ trình thực hiện cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4 đến năm 2021; đảm bảo Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% cổng/trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, địa phương công khai thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (theo kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu của Trung ương).

- Tất cả phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của các sở, ban, ngành, địa phương được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản của tỉnh để kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 95% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 90% hồ sơ công việc tại các cơ quan cấp tỉnh, 70% hồ sơ công việc tại các cơ quan cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và quốc gia (theo kế hoạch triển khai của Trung ương).

- Ứng dụng CNTT để giảm từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy trong hội họp, thông qua việc sử dụng, gửi, nhận tài liệu qua phần mềm ECabinet, hệ thống Quản lý văn bản và điều hành và các hệ thống thông tin điện tử phục vụ công việc.

- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Tiếp tục duy trì và nâng xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh Gia Lai, phấn đấu xếp hạng trong nhóm 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.

II. Nhiệm vụ cụ thể thực hiện năm 2020:

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

D. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRONG NĂM 2020

1. Giải pháp môi trường chính sách:

- Xây dựng các Kế hoạch để triển khai theo Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai đã ban hành.

- Chỉ đạo thực hiện và tiếp tục hoàn thiện các quy chế đã ban hành như: Quy chế về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quy chế quản lý, vận hành và khai thác hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Gia Lai,...

- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp qua môi trường mạng.

- Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo về công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước; thực hiện khảo sát, đánh giá, xếp hạng và công bố mức độ Chính quyền điện tử của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện để có giải pháp hiệu quả nâng cao hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các văn bản pháp lý, văn bản chỉ đạo để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.

- Phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh” làm cơ sở để các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai.

2. Giải pháp tài chính:

- Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai năm 2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong khả năng ngân sách đã được phân cấp, UBND cấp huyện bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện để đầu tư cho lĩnh vực CNTT để thực hiện Kế hoạch.

3. Giải pháp triển khai:

- Gắn liền việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước với kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh và các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Việc triển khai các ứng dụng CNTT phải đảm bảo tiếp cận, ứng dụng được các công nghệ mới, phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, có khả năng tương thích, mở rộng trong tương lai. Việc thực hiện đối với các nhiệm vụ quan trọng cần có triển khai thí điểm ở quy mô nhỏ ở một vài đơn vị để đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.

4. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin:

- Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các chỉ đạo khác của Trung ương, của tỉnh về an toàn, an ninh thông tin.

- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng phải được gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường công tác cảnh báo, rà soát về an toàn thông tin mạng.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức diễn tập, ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng cho Đội ứng phó sự cố an toàn thông tin của tỉnh và nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

5. Giải pháp tổ chức:

Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thuộc tỉnh Gia Lai tập trung chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch được phê duyệt. Căn cứ vào Kế hoạch này để xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2020 của đơn vị, địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp) theo quy định.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các đơn vị liên quan tổ chức triển khai xây dựng các dự án, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ thực hiện và đề xuất các giải pháp kịp thời, cần thiết để bảo đảm việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch khi phát sinh nhiệm vụ hoặc quy mô dự án đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn, tư vấn, thẩm định khi các đơn vị địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; đồng thời thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này ở các đơn vị, địa phương, tổng hợp báo cáo, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin Truyền thông, các Sở ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm, vốn đầu tư phát triển từ chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng, Sở Tài chính tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Gia Lai năm 2020.

4. Các sở, ban, ngành: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng chuyên ngành đã triển khai; tổ chức triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ chuyên ngành được nêu tại Kế hoạch và các nhiệm vụ, dự án theo hệ thống ngành dọc đảm bảo đúng nội dung, quy định của pháp luật.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn để cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch chung của tỉnh. Trong khả năng ngân sách đã được phân cấp, bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn theo Kế hoạch chung của tỉnh và kế hoạch ứng dụng CNTT của địa phương để đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để có sự hài lòng cao và sự đồng lòng tham gia của người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 

PHỤ LỤC 01:

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THUỘC KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH GIA LAI NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2020)

Số TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì

Lĩnh vực ứng dụng

Mục tiêu đầu tư

Phạm vi đầu tư

Thời gian triển khai

Nguồn vốn

Trạng thái triển khai

1

Nâng cấp phần mềm “Một cửa điện tử dùng chung” phục vụ giải quyết hồ sơ TTHC lĩnh vực đất đai liên thông

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Nâng cấp chức năng báo cáo, thống kê kết quả giải quyết hồ sơ TTHC liên thông theo từng cấp (tỉnh, huyện, xã...) cho phần mềm “Một cửa điện tử dùng chung” nhằm phục vụ nhu cầu theo dõi, báo cáo tình hình giải quyết hồ sơ của lãnh đạo, đơn vị

Sở TN&MT, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

2

Nâng cấp Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Nâng cấp các chức năng của phần mềm Quản lý văn bản và điều hành liên thông của tỉnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg; Cập nhật phần mềm đã nâng cấp cho tất cả các đơn vị

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

3

Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 877/QĐ-TTg năm 2018

Sở TT&TT

Ứng dựng CNTT phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, làm nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

4

Bổ sung tính năng bảo mật cho thiết bị tường lửa của các Sở, ngành

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Nâng cao tính bảo mật cho hệ thống mạng và các hệ thống thông tin của các Sở, ngành

Các Sở, ban, ngành

2019

NSĐT

Đã hoàn thành

5

Nâng cấp các hệ thống dùng chung để xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu tỉnh Gia Lai (LGSP) phục vụ Chính quyền điện tử

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Nâng cấp các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh để xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Gia Lai (LGSP) phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

- Theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020

- Tích hợp, kết nối, chia sẻ và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia do các Bộ, ngành Trung ương triển khai tới tỉnh Gia Lai.

Các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành

2019-2020

NSĐP

Chuyển tiếp thực hiện trong năm 2020 do kinh phí cấp tháng 11/2019

6

Xây dựng dữ liệu thông tin địa lý trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Xây dựng hệ thống thông tin địa lý về tất cả các lĩnh vực của tất cả các ngành, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, quy hoạch, phát triển của các ngành trên địa bản tỉnh

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2017-2020

NSĐP& NSTW

Đã hoàn thành nội dung năm 2019

7

Kiểm tra thực hiện xếp hạng chính quyền điện tử (thực hiện QĐ số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25/12/2017 của Bộ TT&TT)

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Đánh giá mức độ Chính quyền điện tử các Sở, ban, ngành, cấp xã và cấp huyện

Sở TT&TT

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

8

Tổ chức Hội thi tin học trẻ tỉnh Gia Lai năm 2019

Sở TT&TT

Phát triển nguồn nhân lực

Hội thi tin học trẻ là một Hội thi thường xuyên hằng năm theo chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm khuyến khích, động viên việc học tập, nghiên cứu về công nghệ thông tin (CNTT) của thanh thiếu niên, học sinh trong tỉnh góp phần phổ cập, nâng cao trình độ CNTT trong dân cư

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

9

Quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và duy trì các hệ thống thông tin của tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã)

Sở TT&TT

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh

Trung tâm CNTT&TT

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

10

Chi hoạt động đảm bảo quản lý, vận hành các hệ thống dùng chung của tỉnh (Kinh phí hoạt động của Trung tâm CNTT&TT sau khi tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động)

Sở TT&TT

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Duy trì nhân lực để quản lý và vận hành hoạt động của Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh; đảm bảo sự hoạt động thường xuyên của các hệ thống dùng chung của tỉnh

Trung tâm CNTT&TT

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

11

Triển khai kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Nhằm đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố; Xây dựng phương án đối phó, ứng cứu đối với một số tình huống sự cố cụ thể cho cán bộ phụ trách CNTT của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

12

Đảm bảo an toàn hệ thống bảo mật và cảnh báo an toàn, an ninh thông tin

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Đảm bảo an toàn hệ thống bảo mật và cảnh bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh

Trung tâm CNTT&TT

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

13

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho các Sở, ban ngành để phục vụ duy trì, vận hành Chính quyền điện tử

Sở TT&TT

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của các sở, ban ngành phần lớn đã lạc hậu, xuống cấp nhằm vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh để phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử

Các Sở, ban, ngành

2019

NSĐP

Chuyển tiếp thực hiện trong năm 2020 do kinh phí cấp tháng 11/2019

14

Nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Khắc phục hạn chế do hệ thống đã không còn được bảo hành, phần cứng lẫn phần mềm đã lỗi thời, đặc biệt là không cập nhật được các bản vá lỗi bảo mật từ nhà sản xuất, khó khăn trong vận hành hệ thống.

- Nâng cấp, đầu tư thiết bị của hệ thống là thế hệ mới với công nghệ tiên tiến hơn về chất lượng hình ảnh, âm thanh, bảo mật, mã hóa dữ liệu mới;

- Đảm bảo việc thực hiện kết nối với cuộc họp từ Trung ương với hệ thống của tỉnh và kết nối đến 222 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với chất lượng hình ảnh rõ nét (HD); đáp ứng khả năng 17 UBND các huyện thị xã, thành phố có thể tổ chức cuộc họp riêng đồng thời, tránh việc đầu tư các thiết bị điều khiển trung tâm ở cấp huyện, gây lãng phí và khó đồng bộ.

- Bảo đảm phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 2558/BTTTT-CBĐTW ngày 02/8/2019 về công bố tài liệu hướng dẫn việc xây dựng, triển khai hạ tầng mạng và hệ thống thiết bị; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối các hệ thống hội nghị truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cuộc họp trực tuyến.

Trung tâm CNTT&TT

2019-2020

NSĐP

Chuyển tiếp thực hiện trong năm 2020 do kinh phí cấp tháng 11/2019

15

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho CBCCVC năm 2019

Sở TT&TT

Phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ CNTT của các cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tạo cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phục vụ xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

16

Xây dựng hệ thống thông tin tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Gia Lai

Sở Tài chính

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Tin học hóa quy trình quản lý ngân sách nhà nước trong việc lập, tổng hợp, phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Sở Tài chính và các đơn vị dự toán

2018-2019

NSĐP

Đã hoàn thành

17

Nâng cấp Trung tâm công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của tỉnh với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan phục vụ cải cách, công khai hóa thông tin và xây dựng chính phủ điện tử

Trung tâm CNTT (Sở TN&MT)

2019-2020

NSĐP

Đã hoàn thành nội dung năm 2019

18

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu công tác dân tộc tỉnh Gia Lai

Ban Dân tộc

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác tham mưu hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ban Dân tộc; Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

19

Triển khai nhân rộng hệ thống "Một cửa điện tử liên thông" đến các xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh

UBND các huyện, TX.TP

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Đầu tư thiết bị phần cứng; Triển khai cài đặt phần mềm và đào tạo sử dụng cho cán bộ công chức cấp xã để ứng dụng phần mềm Một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử

UBND cấp xã thuộc các huyện, TX, TP

2019-2020

NSĐP

Đã hoàn thành

20

Triển khai thí điểm mở rộng Hội nghị truyền hình để kết nối đến cấp xã đề nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh

UBND các huyện, TX.TP

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Thay thế cách thức tổ chức họp tập trung một chỗ theo truyền thống; Giảm thiểu việc họp tập trung, giúp cho việc hội họp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hội họp, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại các đơn vị, địa phương

UBND một số xã, phường, thị trấn

2019-2020

NSĐP

Đang triển khai đã đạt 38% cấp xã

21

Thuê dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống thông tin cấp huyện

UBND các huyện, TX,TP

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đảm bảo các hệ thống thông tin (các phần mềm dùng chung) hoạt động ổn định, xuyên suốt 24/24

UBNĐ các huyện, TX.TP

2019

NSĐP

Đã và đang triển khai 100% cấp huyện

22

Đánh giá cấp độ đối với hệ thống CNTT cấp huyện

UBND các huyện, TX.TP

Bảo đảm an toàn thông tin

Đánh giá cấp độ đối với hệ thống CNTT cấp huyện theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Cấp huyện

2019

NSĐP

Đã hoàn thành nội dung năm 2019

23

Xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý CBCCVC trên địa bàn tỉnh Gia Lai (giai đoạn 2)

Sở Nội vụ

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

- Bổ sung một số chức năng còn thiếu của phần mềm; triển khai phần mềm đến tất cả các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Đảm bảo quản lý dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức được đầy đủ, chính xác kịp thời và hiệu quả.

Toàn tỉnh

2019

NSĐP

Chưa hoàn thành do dự án chưa dược cấp kinh phí để thực hiện theo kế hoạch được duyệt tại QĐ 599/QĐ-UBND

24

Xây dựng, chuẩn hóa các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Nâng cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đáp ứng các quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng chính phủ, Quyết định số 1697/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Thông tư 23/2018/TT-BTTTT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sở Y tế; Trung tâm CNTT&TT

2019

NSTW

Đã hoàn thành

25

Mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến và đầu tư màn hình LED tại Hội trường 2/9

Sở TT&TT

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Phục vụ hiển thị các cuộc họp trực tuyến với Trung ương, các cuộc họp trực tuyến trong tỉnh và phục vụ các sự kiện lớn của tỉnh

Hội trường 02/9 tỉnh; Trung tâm CNTT&TT tỉnh

2019

NSĐP

Đã hoàn thành

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH GIA LAI NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2020)

Số TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì

Lĩnh vực ứng dụng

Dự án chuyển tiếp hay dự án mới

Mục tiêu, nội dung thực hiện

Phạm vi thực hiện

Thời gian triển khai

Kinh phí năm 2020

Ghi chú

NSĐP

NSTW

I

Sở Thông tin và Truyền thông

1

Bổ sung, nâng cấp Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án mới

Lập Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Toàn tỉnh

2020

596

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ-HĐND ngày 11/12/2019)

2

Nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo Thông tư 01/2019/TT-BNV, 02/2019/BNV và phát triển trên phiên bản di động

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án mới

Nâng cấp các chức năng của phần mềm Quản lý văn bản và điều hành liên thông của tỉnh theo quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BNV, 02/2019/BNV; phát triển trên phiên bản di động nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng thuận tiện trên các thiết bị di động

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2020

3.384

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

3

Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án mới

Tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, làm nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc

2020

6.314

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

4

Đảm bảo kinh phí hoạt động Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án mới

Đánh giá mức độ Chính quyền điện tử của các cơ quan nhà nước (03 cấp) của tỉnh Gia Lai: cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh

Sở TT&TT

2020

93

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

5

Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai năm 2020

Sở TT&TT

Phát triển nguồn nhân lực

Dự án mới

Hội thi tin học trẻ là một Hội thi thường xuyên hằng năm theo chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm khuyến khích, động viên việc học tập, nghiên cứu về công nghệ thông tin (CNTT) của thanh thiếu niên, học sinh trong tỉnh góp phần phổ cập, nâng cao trình độ CNTT trong dân cư

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2020

172

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ-HĐND ngày 11/12/2019)

6

Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và duy trì các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã)

Sở TT&TT

Bảo đảm hoạt động hạ tầng kỹ thuật

Dự án mới

Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh

Trung tâm CNTT&TT

2020

2.697

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

7

Chi hoạt động đảm bảo quản lý, vận hành các hệ thống dùng chung của tỉnh (Kinh phí hoạt động của Trung tâm CNTT&TT sau khi tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động)

Sở TT&TT

Quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh

Dự án mới

Duy trì nhân lực để quản lý và vận hành hoạt động của Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh; đảm bảo sự hoạt động thường xuyên của các hệ thống dùng chung của tỉnh

Trung tâm CNTT &TT

2020

1.096

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

8

Ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2020

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Dự án mới

Nhằm đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố; Xây dựng phương án đối phó, ứng cứu đối với một số tình huống sự cố cụ thể cho cán bộ phụ trách CNTT của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện thuộc tỉnh

2020

885

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

9

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho CBCCVC năm 2020

Sở TT&TT

Phát triển nguồn nhân lực

Dự án mới

Nâng cao trình độ CNTT của các cán bộ công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tạo cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phục vụ xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

2020

1.039

 

Đã thống nhất dự toán (NQ 199/NQ- HĐND ngày 11/12/2019)

10

Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Gia Lai.

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án chuyển tiếp

Xây dựng hệ thống thông tin địa lý về tất cả các lĩnh vực của tất cả các ngành, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, quy hoạch, phát triển của các ngành trên địa bàn tỉnh

Các Sở, ban, ngành;

2020

 

10.300

NQ 204/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 về phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2020

11

Dò quét lỗ hổng bảo mật hệ thống công nghệ thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Dự án mới

- Giúp quản trị viên nắm được tổng thể về vấn đề an ninh của toàn bộ hệ thống;

- Phát hiện các nghi vấn về bảo mật để ngăn chặn;

- Hỗ trợ tổ chức trong việc chủ động phòng chống các cuộc tấn công mạng;

- Chủ động bảo vệ toàn diện hệ thống CNTT dùng chung của tỉnh 24/7;

- Góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực an ninh mạng trình độ cao của tổ chức.

Trung tâm CNTT&TT

2020

1.971

 

Công văn 2860/UBND- KGVX ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về thống nhất đầu tư 02 dự án thuộc lĩnh vực CNTT năm 2020

12

Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây; mở rộng hệ thống lưu trữ cho hệ thống thư điện tử công vụ

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án mới

- Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây cho các hệ thống CNTT dùng chung của tỉnh;

- Mở rộng hệ thống lưu trữ cho hệ thống thư điện tử công vụ nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của CBCCVC để trao đổi công việc.

Trung tâm CNTT&TT

2020

4.578

 

Công văn 2860/UBND- KGVX ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về thống nhất đầu tư 02 dự án thuộc lĩnh vực CNTT năm 2020

13

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp huyện, cấp xã để đảm bảo vận hành các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

Sở TT&TT

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật

Dự án mới

Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của địa phương theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai

UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã thuộc tỉnh

2020

19.344

 

KH 648/KH-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Gia Lai; Nghị quyết 199/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về dự toán NSĐP và phương án phân bổ NS cấp tỉnh năm 2020 (Biểu 4)

14

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm điều hành, giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Gia Lai.

Sở TT&TT

Bảo đảm an toàn thông tin

Dự án mới

Nhằm tăng cường thực hiện các nội dung bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giám sát hoạt động an toàn, an ninh thông tin theo chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 về việc phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

- Nâng cao năng lực của tỉnh trong việc đảm bảo an toàn bảo mật cho các hệ thống CNTT quan trọng của tỉnh, đảm bảo tính ổn định và hoạt động liên tục của các hệ thống CNTT và dịch vụ công, đồng thời tránh việc đầu tư manh mún về ATTT trên các đơn vị khác nhau;

- Hạn chế và ngăn chặn các cuộc tấn công của tin tặc, hạn chế lây lan của các mã độc, tránh các tổn thất nghiêm trọng của tỉnh;

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã thuộc tỉnh

2020

80.724

 

Quyết định 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 199/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về dự toán NSĐP và phương án phân bổ NS cấp tỉnh năm 2020 (Biểu 4)

15

Nâng cấp, chuẩn hóa các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Sở TT&TT

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

 

Chương trình mục tiêu về công nghệ thông tin

 

2020

 

1.000

Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1167/STTTT-KHTC ngày 17/9/2019 của Sở TT&TT

16

Triển khai một số nhiệm vụ thuộc Đề án "Xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh"

Sở TT&TT; các sở, ngành liên quan; UBND thành phố Pleiku

Đô thị thông minh

Dự án mới

Phục vụ triển khai đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Gia Lai

 

2020

80.000

 

Nghị quyết 199/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về dự toán NSĐP và phương án phân bổ NS cấp tỉnh năm 2020 (Biểu 4); Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/11/2019 của Bộ TT&TT

II

Sở Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Gia Lai

Sở Y tế tỉnh Gia Lai

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án mới

Tuyên truyền về nhiệm vụ trong lĩnh vực y tế trên địa bàn, tăng cường trao đổi tương tác giữa: Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố với các Trạm Y tế xã, phường và giữa các cơ sở y tế - người dân.

Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở

2020

320

 

Kế hoạch 1299/KH-SYT ngày 30/8/2019

2

Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử

Sở Y tế tỉnh Gia Lai

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án mới

Sau khi triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe sẽ đáp ứng các tiêu chí gồm:

- Thông tin bệnh viện và ngày vào viện.

- Các bệnh án: Thông tin khoa khám bệnh.

- Các chỉ định khám lâm sàng trong từng bệnh án.

- Các chỉ định phẩu thuật thủ thuật trong từng bệnh án.

- Các chỉ định thuộc trong từng bệnh án

Triển khai tại 24 đơn vị điều trị trực thuộc Sở Y tế

2020

 

Nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA của ADB

3

Phần mềm thống kê Y tế điện tử

Sở Y tế tỉnh Gia Lai

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án mới

- Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch và bệnh quan trọng khác.

- Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ.

- Tình hình khám chữa bệnh.

- Tình hình nhân lực y tế.

- Tình hình sinh tử.

- Tình hình thu chi ngân sách xã, phường.

- Tình hình tiêm chủng mở rộng.

Triển khai tại tất cả các xã/phường/thị trấn và TTYT các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh

2020

 

Nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA của ADB

Kế hoạch 1299/KH-SYT ngày 30/8/2019

4

Triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

Sở Y tế tỉnh Gia Lai, Các đơn vị trực thuộc

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án triển khai mở rộng

Triển khai văn bản thông suốt từ UBND tỉnh, sở, ngành đến Sở Y tế đến các đơn vị trực thuộc Sở.

Triển khai đến 28 đơn vị trực thuộc (đã triển khai 02 chi cục)

2020

250

 

 

III

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1

Thuê dịch vụ sử dụng phần mềm họp không giấy tờ

Sở KH &ĐT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Thuê dịch vụ

Giảm văn bản giấy tờ hành chính trong phòng họp, đẩy nhanh hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, giúp lãnh đạo Sở đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác

Nội bộ Sở KH&ĐT

2020

130

 

Kế hoạch 2000/KH-SKHĐT ngày 04/9/2019

2

Thiết kế Website, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ dự án đầu tư tích hợp

Sở KH &ĐT

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

 

Cơ sở dữ liệu bản đồ dự án đầu tư tích hợp

Sở KH&ĐT

2020

498

 

Công văn số 2400/SKHĐT-XTĐT ngày 18/10/2019

IV

Sở Ngoại vụ

1

Đầu tư thiết bị lưu trữ NAS

Sở Ngoại vụ

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư mới

Đảm bảo hạ tầng lưu trữ dữ liệu dùng chung của đơn vị

Sở Ngoại vụ

2020

40

 

Kế hoạch số 20/KH-SNgV ngày 11/9/2019

2

Đầu tư thiết bị tường lửa đã tích hợp hệ thống chống xâm nhập

Sở Ngoại vụ

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư mới

Đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho toàn bộ hệ thống mạng LAN của đơn vị

Sở Ngoại vụ

2020

150

 

V

Sở Tài nguyên và Môi trường

1

Nâng cấp Trung tâm công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án chuyển tiếp

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường phục vụ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của tỉnh với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan phục vụ cải cách, công khai hóa thông tin và xây dựng chính phủ điện tử

Trung tâm CNTT (Sở TN&MT)

2019-2020

7.930

 

Kế hoạch 2805/KH-STNMT ngày 09/9/2019

VI

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

Xây dựng Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh phục vụ du khách trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Dự án mới

- Xây dựng Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh phục vụ du khách trên thiết bị di động tích hợp bản đồ số nhằm tạo kênh truyền thông trực tuyến hiệu quả trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh du lịch Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ người dân, du khách tìm hiểu thông tin, lên kế hoạch chuyến đi trước khi đến Gia Lai cũng như dễ dàng truy cập, tra cứu thông tin, sử dụng các tiện ích trực tuyến khi tham quan, lưu trú trên tại Gia Lai.

- Cổng thông tin là cầu nối trung gian, hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh, kết nối doanh nghiệp - du khách.

- Công khai, minh bạch thông tin nhằm tạo ra môi trường du lịch an toàn, thân thiện hơn với du khách.

Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch

2019-2020

9.485

 

Kế hoạch 45/KH-SVHTTDL ngày 04/9/2019

VII

Văn phòng UBND tỉnh

1

Đầu tư phần cứng, bảo trì, bảo dưỡng duy trì hệ thống nội bộ

Văn phòng UBND tỉnh

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

 

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật

Văn phòng UBND tỉnh

2020

575

 

 

2

Triển khai phần mềm họp không giấy tờ (Ecabinet)

Văn phòng UBND tỉnh

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

 

Trang bị cho phòng họp phục vụ cho việc tra cứu đọc báo cáo, tài liệu. Không dùng tài liệu giấy của UBND tỉnh.

UBND tỉnh

2020

100

 

KH số 3558/KH-VP ngày 18/10/2019 của VP UBND tỉnh

3

Cử cán bộ theo học các lớp đào tạo CNTT

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

 

Văn phòng UBND tỉnh

2020

30

 

VIII

Sở Nội vụ

1

Xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý CBCCVC trên địa bàn tỉnh Gia Lai (giai đoạn 2)

Sở Nội vụ

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Dự án nâng cấp

- Khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

- Bổ sung một số chức năng còn thiếu của phần mềm; triển khai phần mềm đến tất cả các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Đảm bảo quản lý dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức được đầy đủ, chính xác kịp thời và hiệu quả.

Toàn tỉnh

2020

4.268

 

Đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai trong năm 2019 tại Quyết định 599/QĐ-UBND, nhưng chưa được bố trí kinh phí; Công văn 1763/SNV-VP ngày 11/11/2019 của Sở Nội vụ

IX

Sở Khoa học và Công nghệ

1

Thí điểm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng điện tử (ISO điện tử) theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Sở KH&CN

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Đầu tư mới

Thí điểm Tin học hóa hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại một số cơ quan hành chính; Hướng đến nhân rộng mô hình đến tất cả các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc áp dụng HTQLCL tại các cơ quan hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả CCHC của cơ quan đơn vị và của tỉnh

Triển khai 02 hệ thống tại Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông

2020

500

 

Kế hoạch số: 61KH-SKHCN ngày 05/9/2019 của Sở KH&CN

X

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ và trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Sở LĐ- TB&XH

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Đầu tư mới

Xây dựng phần mềm để quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội; triển khai tại Sở LĐ-TB&XH, Phòng LĐ-TX&XH cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Toàn tỉnh

2020

3.854

 

Tờ trình số 108/TTr-SLĐTBXH ngày 19/12/2019 của Sở LĐ-TB&XH

2

Hệ thống quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Sở LĐ- TB&XH

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan QLNN, người dân và DN

Đầu tư mới

Nhằm quản lý những thông tin về thực trạng, trình độ hiện tại của nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh; thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, đầu ra của các cơ sở đào tạo nghề để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh Gia Lai

Toàn tỉnh

2020

2.798

 

XI

UBND các huyện, thị xã, thành phố

1

Nâng cấp HNTH cấp huyện, mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình kết nối đến cấp xã để nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư chuyển tiếp

Thay thế cách thức tổ chức họp tập trung một chỗ theo truyền thống; Giảm thiểu việc họp tập trung, giúp cho việc hội họp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hội họp, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại các đơn vị, địa phương

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2019-2020

10.500

 

Nguồn ngân sách cấp huyện; Tổng hợp từ Kế hoạch 2020 của các địa phương

2

Thuê dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống thông tin cấp huyện

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đầu tư chuyển tiếp

Đảm bảo các hệ thống thông tin (các phần mềm dùng chung) hoạt động ổn định, xuyên suốt 24/24

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2020

3.600

 

Nguồn ngân sách cấp huyện; Tổng hợp từ Kế hoạch 2020 của các địa phương

3

Nâng cấp mở rộng hệ thống Một cửa điện tử và QLVBĐH từ cấp huyện đến cấp xã; Triển khai mở rộng phần mềm giao việc đến cấp xã

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

 

- Đầu tư nâng cấp thiết bị phần cứng; Triển khai đào tạo lại cho cán bộ công chức cấp huyện và cấp xã để ứng dụng phần mềm Một cửa điện tử & QLVBĐH trong giải quyết thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử.

- Đầu tư mở rộng phần mềm quản lý giao việc từ cấp huyện đến cấp xã để UBND huyện theo dõi được tiến độ và hiệu quả xử lý công việc được giao ở cấp xã

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2020

2.000

 

Nguồn ngân sách cấp huyện; Tổng hợp từ Kế hoạch 2020 của các địa phương

 

TỔNG CỘNG KINH PHÍ

249.921

11.300

 

 

TỔNG KINH PHÍ NĂM 2020

261.221

 

Tổng kinh phí năm 2020: 261.221 triệu đồng (Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi mốt tỷ, hai trăm hai mươi mốt triệu đồng chẵn);

Trong đó: + Ngân sách Trung ương: 11.300 triệu đồng (Mười một tỷ, ba trăm triệu đồng chẵn); trong đó vốn đầu tư công: 10.300 triệu đồng (Mười tỷ, ba trăm triệu đồng);

+ Ngân sách địa phương (vốn thường xuyên/sự nghiệp): 249.921 triệu đồng (Hai trăm bốn mươi chín tỷ, chín trăm hai mươi mốt triệu đồng chẵn); trong đó: cấp tỉnh: 233.821 triệu đồng; cấp huyện: 16.100 triệu đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2020

  • Số hiệu: 1181/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Đỗ Tiến Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản