Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1180/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 20 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNH LẬP THÍ ĐIỂM TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO LÃNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 312-TB/TU ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy về thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THÀNH LẬP THÍ ĐIỂM TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO LÃNH
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ THÀNH LẬP TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Những năm qua sản xuất nông nghiệp dần đi vào chiều sâu, mang lại những hiệu quả tích cực, tăng thu nhập cho nông dân. Kết quả trên có sự đóng góp của các Trạm nông nghiệp cấp huyện (Thú y, Thủy sản, Bảo vệ Thực vật và Khuyến nông - Khuyến ngư) thông qua việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn gắn kết sản xuất với tiêu thụ, tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn tổ chức sản xuất theo lịch thời vụ, xuống giống tập trung, chủ động công tác dự tính, dự báo nên đã khống chế dịch bệnh, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về cây trồng, vật nuôi.
Hiện nay các Trạm nông nghiệp cấp huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo ngành dọc. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn không trực tiếp quản lý các Trạm nông nghiệp. Vì vậy, hoạt động của các Trạm chưa thường xuyên bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. M c khác các Trạm hoạt động độc lập nhau, nên không thể điều động để hỗ trợ nhau khi cần tập trung các đợt phòng chống, dập dịch.
Để góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; việc tái cơ cấu các Trạm ở cấp huyện là cần thiết góp phần thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.
Xây dựng Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện (gọi tắt là Trạm trên cơ sở sát nhập từ các Trạm Khuyến nông- Khuyến ngư, Bảo vệ Thực vật, Thú y, Thủy sản chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên là một trong những giải pháp thí điểm tổ chức lại bộ máy ngành nông nghiệp trong triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 312-TB/TU ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Tỉnh ủy về thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh;
THỰC TRẠNG CÁC TRẠM THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LÃNH
1. Trạm Chăn nuôi và Thú y:
Tổng số biên chế đang sử dụng 9/9 biên chế.
- Viên chức lãnh đạo trạm: 02 biên chế (Trưởng trạm và Phó trưởng trạm).
- Viên chức chuyên môn: 07 biên chế.
2. Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
Tổng số biên chế đang sử dụng 08/08 biên chế.
- Viên chức lãnh đạo: 02 biên chế (Trưởng trạm và Phó trưởng trạm).
- Viên chức chuyên môn: 06 biên chế.
3. Trạm Khuyến nông
Tổng số biên chế đang sử dụng 07/07 biên chế.
- Viên chức lãnh đạo: 02 biên chế (Trưởng trạm và Phó trưởng trạm).
- Viên chức chuyên môn: 05 biên chế.
4. Trạm Thủy sản:
Tổng số biên chế đang sử dụng 07/07 biên chế.
- Viên chức lãnh đạo: 01 biên chế (Trưởng trạm).
- Viên chức chuyên môn: 06 biên chế.
Ngoài ra còn 54 nhân viên kỹ thuật cơ sở ở 18 xã, thị trấn (mỗi đơn vị 03 nhân viên: Thú y, Khuyến nông và Bảo vệ thực vật).
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
1. Trạm Chăn nuôi và Thú y
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện là cơ quan trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y có vị trí, chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về chăn nuôi và thú y trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú y; thực hiện kiểm dịch nội địa; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật; thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy chứng nhận vệ sinh thú y, biên lai, ấn chỉ, giấy chứng nhận tiêm phòng; quản lý thuốc thú y; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y; thực hiện chẩn đoán, điều trị bệnh động vật; tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho động vật; tổ chức và thực hiện việc khử trùng, tiêu độc các cơ sở có hoạt động liên quan đến công tác thú y.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo về chăn nuôi, thú y với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Trạm Thủy sản
Trạm Thủy sản là cơ quan trực thuộc Chi cục Thủy sản có vị trí, chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu, đề xuất với Chi cục Thủy sản và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về thủy sản trên địa bàn huyện; quản lý vùng nuôi thủy sản và công tác quản lý giống thủy sản, quản lý quy hoạch, tình hình thực hiện các đề án, dự án thủy sản trên địa bàn phụ trách.
- Tuyên truyền về lĩnh vực thủy sản và phối hợp thực hiện công tác khuyến ngư trên địa bàn phụ trách; theo dõi quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo về nuôi trồng thủy sản với Chi cục Thủy sản và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; tham mưu và phối hợp với địa phương, các ngành trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Trạm Thủy sản chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Thủy sản, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
3. Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan chuyên môn trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm về trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ thực vật; thực hiện kiểm dịch nội địa; thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn về thuốc bảo vệ thực vật; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy chứng nhận, biên lai, ấn chỉ; quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu khi được ủy quyền trên địa bàn huyện.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo về trồng trọt và bảo vệ thực vật với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
4. Trạm Khuyến nông
Trạm Khuyến nông là cơ quan chuyên môn trực thuộc Trung tâm Khuyến nông, có chức năng, nhiệm vụ:
- Tham mưu giúp Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng chương trình công tác, báo cáo định kỳ và báo cáo khác theo yêu cầu của Trung tâm Khuyến nông và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đề xuất, xây dựng các mô hình trình diễn phù hợp với địa phương và nhu cầu của người sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
+ Chuyển giao kết quả từ các mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,… có hiệu quả ra diện rộng.
- Trực tiếp triển khai, thực hiện các chương trình, mô hình, đề án, dự án khuyến nông, khuyến ngư và các chương trình khác của địa phương và Trung ương trên địa bàn.
- Báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả mô hình, chương trình, đề án, dự án của Trạm thực hiện; tham mưu đề xuất các giải pháp hiệu quả cho công tác khuyến nông.
- Trạm Khuyến nông chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm Khuyến nông, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG
- Về trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức: có đủ năng lực và chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm đáp ứng nhu cầu công việc được giao. Trong tổng số 31 viên chức của 04 Trạm: trình độ thạc sĩ 1 người, tỷ lệ 3,23%; trình độ đại học 21 người, tỷ lệ 67,74 %; trình độ cao đẳng 5 người, tỷ lệ 16,13 % và trung cấp 4 người, tỷ lệ 12,9%.
- Về thực hiện nhiệm vụ, trong từng thời điểm có Trạm nhiều việc, có Trạm ít việc, nhưng không thể điều động nhân lực để hỗ trợ nhau. Công tác phối hợp thiếu chặt chẽ, thông tin một vụ việc không tập trung đầu mối báo cáo. Có đến 08/31 viên chức các Trạm kiêm nhiệm chức danh khác như thủ quỹ, kế toán nên thời gian tham gia thực hiện công việc chuyên môn hạn chế.
- Về cơ sở vật chất: đảm bảo đủ cho làm việc và phục vụ công tác chuyên môn.
PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO LÃNH
Sắp xếp lại bộ máy tổ chức, hoạt động của các Trạm nông nghiệp để thực hiện tốt hơn vai trò hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống theo sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1. Về tên gọi: Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh
Đơn vị được thành lập trên cơ sở hợp nhất các trạm: Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Khuyến nông.
2. Tư cách pháp nhân
Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định thành lập Trạm.
Là đơn vị sự nghiệp công lập, được ngân sách cấp 100% kinh phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý
Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh quản lý về biên chế. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp trên địa bàn huyện. Quy chế hoạt động do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh ban hành.
Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.
1. Giúp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật, công tác thú y, thủy sản, công tác khuyến nông theo quy định.
2. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, huyện tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện.
3. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của mạng lưới nhân viên kỹ thuật ở cơ sở.
4. Thực hiện công tác thu thập thông tin, khoa học kỹ thuật, tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng, vật nuôi. Xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức các lớp huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác kiểm tra các tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thủy sản, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y trên địa bàn huyện theo quy định.
6. Được phép đăng ký, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giống cây trồng vật nuôi mới. Thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thủy sản, phân bón, thức ăn gia súc theo các quy định hiện hành.
7. Thực hiện công tác thông tin, chế độ báo cáo hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định.
8. Quản lý điều hành đội ngũ viên chức trong cơ quan theo quy định phân cấp quản lý.
1. Lãnh đạo Trạm
Lãnh đạo Trạm gồm có Trưởng Trạm và không quá 03 Phó trưởng Trạm. Trưởng Trạm do Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm.
a) Trưởng Trạm:
Là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ hoạt động của Trạm, kiêm nhiệm Tổ trưởng Tổ Hành chính –Tổng hợp.
b) Phó trưởng Trạm:
Giúp việc cho Trưởng Trạm, chịu trách nhiệm trước Trưởng Trạm về nhiệm vụ được phân công; khi vắng m t, Trưởng Trạm có thể ủy quyền cho một trong các Phó trưởng Trạm điều hành và giải quyết công việc của Trạm. Các Phó trưởng Trạm kiêm nhiệm Tổ trưởng các Tổ: Chăn nuôi -Thú y và Thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Khuyến nông.
2. Các tổ chuyên môn, nghiệp vụ
Trạm có Tổ Hành chính - Tổng hợp và 03 Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc. Mỗi tổ có 01 Tổ Trưởng và các viên chức chuyên môn.
Tổ Trưởng do Trưởng Trạm quyết định bổ nhiệm sau khi thỏa thuận với các Chi cục chuyên ngành và theo quy định của pháp luật.
a) Tổ Hành chính - Tổng hợp:
Thực hiện nhiệm vụ về hành chính, quản trị, tổng hợp; xây dựng kế hoạch, tài chính; Kế toán của Trạm do cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
b) Tổ Trồng trọt - Bảo vệ thực vật
Giúp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch, công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật hàng vụ, hàng năm; theo dõi và báo cáo tình hình diễn biến của sinh vật gây hại trên đồng ruộng, đề xuất chủ trương, biện pháp phòng trừ kịp thời; tuyên truyền, bồi dưỡng kỹ thuật cho kỹ thuật viên bảo vệ thực vật cơ sở và nông dân; phối hợp quản lý tổ chức cá nhân hành nghề bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện,...
c) Tổ Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản
Giúp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác thú y, vật nuôi, thức ăn gia súc, thú y thủy sản; lĩnh vực nuôi trồng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện; tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch vùng trọng điểm và các chương trình, dự án thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chăn nuôi - thú ý và thủy sản trên địa bàn huyện.
d) Tổ Khuyến nông
Thực hiện các nhiệm vụ về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, thông tin tuyên truyền, trình diễn và nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Lãnh đạo Trạm
a) Trưởng Trạm
Chịu trách nhiệm trước Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Trạm, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy theo quyết định thành lập Trạm và thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn tỉnh giao. Là chủ tài khoản của Trạm, chịu trách nhiệm về tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
b) Phó trưởng Trạm
- Giúp việc cho Trưởng Trạm, được Trưởng Trạm phân công phụ trách một số lĩnh vực, công việc của Trạm, chịu trách nhiệm trước Trưởng Trạm và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Khi được Trưởng Trạm ủy quyền, điều hành hoạt động của Trạm theo nội dung được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Trưởng Trạm, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trạm trong thời gian được ủy quyền.
V. KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM
1. Trụ sở làm việc
Do Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh bố trí trong khu vực thị trấn Mỹ Thọ. Tạm thời sử dụng trụ sở cũ của các Trạm hiện hữu (trong khuôn viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , tại số 21, đường 3/2, khóm Mỹ Phú đất liền, thị trấn Mỹ Thọ.
Sau khi đi vào hoạt động ổn định, tùy khả năng ngân sách của huyện, có thể xây dựng trụ sở làm việc mới.
2. Trang thiết bị và phương tiện làm việc
Trạm sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị và phương tiện làm việc hiện có của các Trạm cũ, sau khi đi vào hoạt động ổn định, tùy tình hình thực tế và khả năng ngân sách, UBND huyện trang bị bổ sung phương tiện và trang thiết bị để làm việc ổn định lâu dài.
3. Kinh phí hoạt động
a) Nguồn kinh phí hoạt động được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước: Cấp đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoạch được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.
- Nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án khuyến nông, trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức khác (nếu có .
- Nguồn thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
b) Cơ chế tài chính
Trạm thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan tài chính.
4. Nhân sự, biên chế
Biên chế của Trạm hình thành theo số lượng biên chế của 3 Trạm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển giao về Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh quản lý. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Trưởng Trạm rà soát, kiện toàn sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với vị trí việc làm của từng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Trạm.
Viên chức của Trạm được hình thành từ nguồn viên chức của các Trạm khi hợp nhất. Trưởng trạm tiếp nhận toàn bộ số lượng viên chức của các Trạm và phân công thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc. Tổng số 31 biên chế (Trạm Thú y 09 người, Trạm Thủy sản 07 người, Trạm Bảo vệ thực vật 08 người, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư 07 người , dự kiến bố trí như sau: lãnh đạo Trạm: 04 người, viên chức chuyên môn: 27 người.
Trạm xây dựng Đề án vị trí việc làm theo quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quan hệ giữa Trạm với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mối quan hệ giữa cơ quan cấp dưới với cấp trên, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, hành thực hiện nhiệm vụ về nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp về lĩnh vực chuyên môn của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông Tỉnh.
VII. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi chung
- Các hoạt động chuyên môn đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán về chủ trương và kế hoạch thực hiện với địa phương; Công tác thông tin, báo cáo, tham mưu kịp thời cho UBND huyện trong chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp.
- Thu gọn đầu mối quản lý, nâng cao tính chủ động cũng như năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mạng lưới kỹ thuật nông nghiệp từ huyện đến cơ sở.
- Giảm số lượng viên chức hành chính như : văn thư, kế toán, thủ quỹ…
- Sâu sát hơn trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, viên chức ở địa bàn so với hiện nay.
- Thống nhất một đầu mối tham mưu (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp; công tác thú y; công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông, thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thuận lợi trong việc huy động nhân lực trong công tác phòng chống bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
- Giải quyết được chồng chéo công tác quản lý nhà nước về chuyên môn giữa Trạm với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Khó khăn
- Ngành dọc khó quản lý về chuyên môn và nắm bắt kịp thời các thông tin trong công tác điều tra dự báo sâu bệnh trên cây trồng và dịch bệnh trên gia súc gia cầm.
- Khi thành lập Trạm có nhiều rào cản về cơ chế chính sách của Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công tác thanh tra, kiểm soát cơ sở kinh doanh thuốc thú y và vật tư nông nghiệp, công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y cơ sở, kiểm dịch động vật khi xuất tỉnh và kiểm tra về giống vật nuôi, về phòng, chống dịch bệnh động vật. Đặc biệt, đối tượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quản lý của cấp phòng ở cấp huyện không nằm trong quy định của Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Để thực hiện tốt Đề án thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao các Sở, Ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh triển khai thực hiện Đề án thành lập Trạm.
- Chỉ đạo các Chi cục: Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trung tâm Khuyến nông:
+ Theo chức năng nhiệm vụ thực hiện việc sát nhập các Trạm thành lập Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh.
- Tổ chức bàn giao cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, tài chính, nhân sự, hồ sơ sổ sách có liên quan từ Trạm chuyên ngành huyện Cao Lãnh cho Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh tiếp nhận và quản lý theo quy định.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành đối với Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh giao biên chế sự nghiệp hàng năm đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của Trạm theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh.
- Tổ chức thực hiện Đề án. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Ban hành các quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo của Trạm.
+ Quyết định ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động, phê duyệt Đề án xác định vị trí việc làm của Trạm theo đề nghị của Trưởng Trạm.
- Chỉ đạo Trưởng Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp
+ Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
+ Tiếp nhận toàn bộ nhân sự, tài sản, vật tư, trang thiết bị, tài chính của các Trạm chuyên ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động, Đề án xác định vị trí việc làm của Trạm trình Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.
- Quyết định ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế Chi tiêu nội bộ của Trạm theo quy định./.
- 1Quyết định 1888/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 2607/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 4021/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giao kế hoạch kinh phí thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự án và lập thiết kế kỹ thuật - dự toán Dự án cắm mốc ranh giới, đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 5 nông trường quốc doanh (nay là công ty nông, lâm nghiệp) và 13 Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Thanh Hóa
- 1Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Thông tư 14/2012/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1888/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã, trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 2607/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã do tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định 4021/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt giao kế hoạch kinh phí thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự án và lập thiết kế kỹ thuật - dự toán Dự án cắm mốc ranh giới, đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 5 nông trường quốc doanh (nay là công ty nông, lâm nghiệp) và 13 Ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 1180/QĐ-UBND-HC năm 2016 về Đề án thành lập thí điểm Trạm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 1180/QĐ-UBND-HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Văn Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra