Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1178/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ VÀ HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;

Căn cứ Thông tư số 44/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường và hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- CT UBNDTP;
- UBMTTQVN TP;
- Các sở, ban, ngành;
- Các hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, VX (Nhân).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Việt Dũng

 

BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP PHƯỜNG, XÃ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016)

TIÊU CHÍ

Điểm tối đa

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã, phường (8 điểm)

1.1. Cấp ủy Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng xã hội học tập (XHHT) và thành lập bộ phận xây dựng XHHT

2

1.2. Nhiệm vụ xây dựng “Cộng đồng học tập” được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND

2

1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã, phường để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định số 89)

2

1.4. Cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT

2

2. Hoạt động của bộ phận CMC-PCGD&XDXHHT cấp xã, phường (8 điểm)

2.1. Bộ phận xây dựng được kế hoạch phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương

2

2.2. Bộ phận thường xuyên giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời

2

2.3. Các thành viên trong bộ phận được phân công cụ thể và hoạt động thường xuyên và hiệu quả

2

2.4. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, xây dựng XHHT, xây dựng “Cộng đồng học tập” được triển khai thường xuyên và có hiệu quả

2

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã, phường (8 điểm)

 

3.1. Có cơ chế phối hợp giữa ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT, trong đó Hội Khuyến học giữ vai trò nòng cốt

2

3.2. Nhiệm vụ tổ chức học tập suốt đời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở địa phương được đưa vào kế hoạch công tác hằng năm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp

2

3.3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT. Hằng năm, tổ chức hội nghị liên tịch

2

3.4. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp

2

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã, phường (15 điểm)

4.1. Có đủ các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập đáp ứng nhu cầu học của trẻ theo quy định của điều lệ trường mầm non

2

4.2. Có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

4.3. Có đủ trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu của học sinh theo quy định của điều lệ trường tiểu học

2

4.4. Có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

4.5. Có đủ trường trung học cơ sở (THCS)/trường phổ thông có nhiều cấp học đáp ứng nhu cầu học của học sinh theo điều lệ trường THCS

2

4.6. Có ít nhất một trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2

4.7. Trung tâm học tập cộng đồng hoặc trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả được xếp loại tốt

3

5. Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ (14 điểm)

 

5.1. Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 40% trở lên

2

5.2. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 85% trở lên

2

5.3. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2

5.4. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

3

5.5. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

3

5.6. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

2

6. Công bằng xã hội trong giáo dục (6 điểm)

6.1. Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp (trẻ em nghèo, trẻ em gái, dân tộc, trẻ khuyết tật ...)

2

6.2. Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập

2

6.3. Có các hình thức tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập

2

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã, phường (6 điểm)

7.1. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định đạt 95% trở lên (vùng khó khăn: 85% trở lên)

2

7.2. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc đạt 100% (vùng khó khăn: 90% trở lên)

2

7.3. Tỷ lệ công chức cấp xã, phường thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đạt 85% trở lên (vùng khó khăn: 75% trở lên)

2

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên) (4 điểm)

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt 70% trở lên

4

9. Kết quả xây dựng “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập thôn, tổ dân phố (7 điểm)

9.1. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” đạt 70% trở lên (vùng khó khăn: 60% trở lên)

3

9.2. Tỷ lệ thôn, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” đạt 60% trở lên (vùng khó khăn: 50% trở lên)

4

10. Kết quả xây dựng thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” (4 điểm)

Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt 80% trở lên (vùng khó khăn: 70% trở lên)

4

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (3 điểm)

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo hằng năm

3

12. Thực hiện bình đẳng giới (6 điểm)

12.1. Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã, phường có nữ tham gia quản lý

1

12.2. Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức

1

12.3. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập đối với trẻ em trai và trẻ em gái

2

12.4. Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam - nữ trong tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng

2

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường (4 điểm)

13.1. Môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã đảm bảo xanh-sạch-đẹp

1

13.2. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 85% trở lên. (Vùng khó khăn: 75% trở lên)

1

13.3. Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định

1

13.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường

1

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (4 điểm)

 

14.1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm được đảm bảo

1

14.2. Các dịch bệnh được khống chế hiệu quả

1

14.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% trở xuống

1

14.4. Bảo đảm 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

1

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội (3 điểm)

 

15.1. Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

1

15.2. Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp, ...).

2

Cộng

100

 

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 4 tháng 3 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Căn cứ Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “cộng đồng học tập” cấp xã, UBND thành phố hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường như sau:

I. Mục đích

1. Động viên, khuyến khích phong trào xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường; tạo điều kiện, cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

2. Giúp cấp xã, phường tự đánh giá để lập kế hoạch, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng “Cộng đồng học tập” phù hợp với thực tế của địa phương.

3. Giúp UBND các cấp đánh giá thực trạng xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường và làm căn cứ đề ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

II. Tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, phường.

2. Hoạt động của bộ phận Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập cấp xã, phường.

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã, phường.

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã, phường.

5. Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ.

6. Công bằng xã hội trong giáo dục.

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã, phường.

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên).

9. Kết quả xây dựng “Gia đình học tập”; “Cộng đồng học tập” cấp thôn, tổ dân phố.

10. Kết quả xây dựng thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”.

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo.

12. Thực hiện bình đẳng giới.

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường.

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

IV. Đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”

1. Việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường phải căn cứ vào kết quả đạt được, thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí. Mỗi tiêu chí có các nội dung cần đánh giá theo các mức độ đạt được và được hướng dẫn cách cho điểm cụ thể tại Phụ lục 1, 2 kèm theo Quyết định này.

2. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Các tiêu chí không có minh chứng phù hợp không được chấm điểm.

3. Xếp loại

a) Loại tốt: Tổng số điểm đạt được từ 85-100, không có tiêu chí bị điểm 0;

b) Loại khá: Tổng số điểm đạt được từ 70-84, không có tiêu chí bị điểm 0;

c) Loại trung bình: Tổng số điểm đạt được từ 50-69, không có tiêu chí bị điểm 0;

d) Loại chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

V. Hồ sơ đề nghị xét công nhận

1. Hồ sơ của UBND cấp xã, phường đề nghị UBND cấp quận, huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”

a) Tờ trình của UBND cấp xã, phường;

b) Báo cáo (kèm theo các minh chứng phù hợp với các tiêu chí) đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của cấp xã, phường, có xác nhận của chủ tịch UBND cấp xã, phường;

c) Biên bản tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã, phường;

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2. Hồ sơ của Hội Khuyến học cấp quận, huyện trình chủ tịch UBND cấp quận, huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” của cấp xã, phường

a) Tờ trình của Hội Khuyến học cấp quận, huyện;

b) Biên bản kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường;

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

VI. Quy trình thực hiện

1. Hội Khuyến học cấp xã, phường chủ trì, phối hợp Hiệu trưởng trường tiểu học hoặc trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là Trường - được Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện và Chủ tịch UBND xã, phường phân công phối hợp với Hội Khuyến học) xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của xã, phường trình chủ tịch UBND cấp xã, phường phê duyệt và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Căn cứ kết quả tự kiểm tra, Hội Khuyến học cấp xã, phường phối hợp với Trường lập hồ sơ và gửi chủ tịch UBND cấp xã, phường ký tờ trình đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã, phường, chủ tịch UBND cấp quận, huyện giao Hội Khuyến học chủ trì, phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường và trình chủ tịch UBND cấp quận, huyện phê duyệt.

4. Căn cứ vào kế hoạch đã được chủ tịch UBND cấp quận, huyện phê duyệt, Hội Khuyến học chủ trì, phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường.

5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Hội Khuyến học lập hồ sơ trình chủ tịch UBND cấp quận, huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường và công bố công khai.

6. Thời gian thực hiện:

- Từ 10 - 20/11: UBND các xã, phường chỉ đạo Hội Khuyến học xã, phường và Trường tổ chức tự đánh giá, xếp loại, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo cấp ủy, chính quyền và thường trực Mặt trận xã, phường thống nhất trình UBND quận, huyện xét duyệt công nhận.

- Từ 21 - 30/11: Chủ tịch UBND quận, huyện trên cơ sở tham mưu của Hội Khuyến học và phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường.

- Từ 01 - 05/12: UBND quận, huyện gửi báo cáo, kết quả xếp loại về UBND thành phố (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học thành phố).

- Từ 06 - 15/12: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học thành phố tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội Khuyến học Việt Nam.

VII. Trách nhiệm thực hiện:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện hướng dẫn đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường; tham mưu cho UBND thành phố lập báo cáo về tình hình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường và thông tin đến các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố và thông báo rộng rãi trong nhân dân.

b) Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” tại xã, phường.

c) Phối hợp với Hội Khuyến học thành phố chỉ đạo tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường trên địa bàn.

2. Hội Khuyến học thành phố

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện hướng dẫn đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

b) Chỉ đạo và hướng dẫn Hội Khuyến học quận, huyện cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng cấp tham mưu cho UBND quận, huyện chỉ đạo UBND xã, phường chủ trì triển khai thực hiện việc tổ chức đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

3. UBND cấp quận, huyện chỉ đạo Hội Khuyến học cấp quận, huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với Hội Khuyến học cấp quận, huyện và các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai;

b) Chọn cử trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở trên địa bàn xã, phường phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường để triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường;

c) Phối hợp với Hội Khuyến học quận, huyện tham mưu UBND quận, huyện lập báo cáo về tình hình đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường gửi UBND thành phố (qua Hội Khuyến học và Sở Giáo dục và Đào tạo) và thông tin đến các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện và thông báo rộng rãi trong nhân dân.

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường trên địa bàn.

5. Hội Khuyến học quận, huyện

a) Chủ trì, phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan liên quan tham mưu UBND các quận, huyện hướng dẫn đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường; phối hợp với Phòng Tài chính tham mưu UBND quận, huyện quyết định kinh phí chi cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

b) Chỉ đạo và hướng dẫn Hội Khuyến học xã, phường cùng với Trường tham mưu cho UBND xã, phường chủ trì triển khai thực hiện việc tổ đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

6. UBND cấp xã, phường chỉ đạo hội khuyến học cấp xã, phường phối hợp với Trường và các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường; thường xuyên củng cố và nâng cao kết quả đã đạt được.

7. Trường (tiểu học hoặc trung học cơ sở, được phân công phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường)

a) Phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã, phường thu thập minh chứng, tổ chức đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

b) Phối hợp với Hội Khuyến học xã, phường tham mưu UBND xã, phường có tờ trình UBND quận, huyện đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường.

Trên đây là Hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” xã, phường. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Hội Khuyến học thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND thành phố kịp thời có chỉ đạo và hướng dẫn bổ sung./.

 

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ, PHƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016)

TIÊU CHÍ

Điểm tối đa

CÁC MINH CHỨNG

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã, phường (8 điểm)

1.1. Cấp ủy Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng xã hội học tập (XHHT) và thành lập bộ phận xây dựng XHHT (gọi tắt là Bộ phận)

2

- Nghị quyết, chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, phường

- Quyết định thành lập hoặc kiện toàn bộ phận, quy chế hoạt động của bộ phận, quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên của trưởng bộ phận

1.2. Nhiệm vụ xây dựng “Cộng đồng học tập” được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND

2

- Chương trình công tác của cấp ủy Đảng, kế hoạch phát triển KT-XH của UBND qua các kỳ họp hằng năm đã đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng “Cộng đồng học tập” vào các văn bản trên

1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã, phường để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định số 89)

2

- Báo cáo tài chính của cấp xã, phường (phần kinh phí chi các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn)

- Kế hoạch huy động các nguồn lực của địa phương để hỗ trợ xây dựng “Cộng đồng học tập”

1.4. Cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT

2

Bên bản kiểm tra hằng tháng, hằng quý

2. Hoạt động của bộ phận CMC-PCGD&XDXHHT cấp xã, phường (8 điểm)

2.1. Bộ phận xây dựng được kế hoạch phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương

2

Kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng của bộ phận CMC-PCGD&XDXHHT

2.2. Bộ phận thường xuyên giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời

2

- Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của bộ phận

- Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng XHHT

2.3. Các thành viên trong bộ phận được phân công cụ thể và hoạt động thường xuyên và hiệu quả

2

Văn bản phân công công việc cho các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và các thành viên bộ phận XD XHHT của trưởng bộ phận XD XHHT cấp xã

2.4. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, xây dựng XHHT, xây dựng “Cộng đồng học tập” được triển khai thường xuyên và có hiệu quả

2

- Các văn bản chỉ đạo hoặc kế hoạch triển khai của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân

- Báo kết quả tổ chức tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền và thống kê số người, đối tượng được tuyên truyền. Đánh giá kết quả, tác động của công tác tuyên truyền về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân

- Các bài viết tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của cấp xã, phường

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã, phường (8 điểm)

3.1. Có cơ chế phối hợp giữa ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT, trong đó Hội Khuyến học giữ vai trò nòng cốt

2

Các chương trình phối hợp đã ký kết hoặc văn bản phân công công việc của bộ phận

3.2. Nhiệm vụ tổ chức học tập suốt đời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở địa phương được đưa vào kế hoạch công tác hằng năm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp

2

Kế hoạch hoạt động hằng năm của ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức về xây dựng XHHT và kết quả thực hiện kế hoạch

3.3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT. Hằng năm, tổ chức hội nghị liên tịch

2

Các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền hoặc các văn bản phối hợp của các đoàn thể; phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm của chủ tịch UBND cấp xã, phường

3.4. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp

2

Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm về sự phối kết hợp

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã, phường (15 điểm)

4.1. Có đủ các trường mầm non/mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập đáp ứng nhu cầu học của trẻ theo quy định của điều lệ trường mầm non

2

Căn cứ vào điều lệ trường mầm non, kết hợp với báo cáo của xã, phường và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập thì cho 1 điểm

4.2. Có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND thành phố. Nếu có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.3. Có đủ trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu của học sinh theo quy định của điều lệ trường tiểu học

2

Căn cứ vào điều lệ trường tiểu học, kết hợp với báo cáo của xã, phường và xem xét thực tế.

Nếu có nhưng còn thiếu trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học thì cho 1 điểm

4.4. Có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND thành phố. Nếu có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.5. Có đủ trường trung học cơ sở (THCS)/trường phổ thông có nhiều cấp học đáp ứng nhu cầu học của học sinh theo điều lệ trường THCS

2

Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, kết hợp với báo cáo của xã, phường và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu trường THCS /trường phổ thông có nhiều cấp học thì cho 1 điểm

4.6. Có ít nhất một trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2

Quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia của UBND thành phố

4.7. Trung tâm học tập cộng đồng hoặc trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả được xếp loại tốt

3

Quyết định công nhận xếp loại TTHTCĐ của chủ tịch UBND quận, huyện (được đánh giá và xếp loại theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và của địa phương). Nếu xếp loại khá thì cho 2 điểm, xếp loại trung bình cho 1 điểm

5. Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ (14 điểm)

5.1. Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 40% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 3 tuổi đang được nuôi dạy ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.2. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 85% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ 3 - 5 tuổi ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.3. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của UBND quận, huyện.

5.4. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 của UBND quận, huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.5. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 của UBND quận, huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.6. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

2

Quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 của UBND quận, huyện.

Nếu đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 thì cho 1 điểm

6. Công bằng xã hội trong giáo dục (6 điểm)

6.1. Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp (trẻ em nghèo, trẻ em gái, dân tộc, trẻ khuyết tật...)

2

Quyết định của UBND cấp xã, phường về việc huy động, sử dụng nguồn lực để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường (hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo; cấp xe lăn cho trẻ em khuyết tật; cấp xe đạp cho trẻ em nghèo tại những vùng khó khăn; hỗ trợ đỡ đầu trẻ em mồ côi; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi...)

6.2. Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập

2

Danh sách trẻ khuyết tật ở địa phương và danh sách trẻ khuyết tật ra lớp hằng năm (căn cứ số điều tra với sổ phổ cập GDMN, GDTH và GDTHCS)

6.3. Có các hình thức tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập

2

Các hình thức tổ chức cụ thể

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã (6 điểm)

7.1. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định đạt 95% trở lên (vùng khó khăn: 85% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã, phường có ghi chức vụ (hoặc vị trí công tác), trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước, tin học... đã được đào tạo đến thời điểm đánh giá

7.2. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc đạt 100% (vùng khó khăn: 90% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã, phường được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc

7.3. Tỷ lệ công chức cấp xã, phường thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đạt 85% trở lên (vùng khó khăn: 75% trở lên)

2

Danh sách công chức cấp xã, phường được bồi dưỡng từng năm của 3 năm gần nhất (chuyên đề gì, thời gian bồi dưỡng, do cơ quan, cơ sở đào tạo nào mở...)

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên) (4 điểm)

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt 70% trở lên

4

Thống kê lập danh sách lao động nông thôn của địa phương và danh sách học viên của các lớp đã mở; sổ đầu bài. Nếu tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt từ 60-69% cho 3 điểm; đạt từ 50-59% cho 2 điểm; dưới 50% cho 1 điểm

9. Kết quả xây dựng “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập thôn, tổ dân phố” (7 điểm)

9.1. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” đạt 70% trở lên (vùng khó khăn: 60% trở lên)

3

Số hộ gia đình trong cấp xã, phường; số hộ gia đình được hội khuyến học công nhận “Gia đình học tập”. Nếu tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 1 điểm

9.2. Tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” đạt 60% trở lên (vùng khó khăn: 50% trở lên)

4

Danh sách thôn, tổ dân phố của cấp xã, phường; các quyết định của chủ tịch UBND cấp xã, phường công nhận thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Nếu tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 3 điểm; đạt từ 40-49% (vùng khó khăn: 30-39%) cho 2 điểm; đạt dưới 40% (vùng khó khăn: 30%) cho 1 điểm

10. Kết quả xây dựng thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” (4 điểm)

Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt 80% trở lên (vùng khó khăn: 70% trở lên)

4

Danh sách thôn, tổ dân phố của cấp xã, phường; các quyết định của chủ tịch UBND cấp quận, huyện công nhận thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”. Nếu tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt từ 70-79% (vùng khó khăn: 60-69%) cho 3 điểm; đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt dưới 70% (vùng khó khăn: 50%) cho 1 điểm

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (3 điểm)

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo hằng năm

3

Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã, phường cuối năm hoặc 6 tháng đầu năm và kết quả điều tra hộ nghèo (Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015). Nếu địa phương không có hộ nghèo thì cho điểm tối đa (3 điểm)

12. Thực hiện bình đẳng giới (6 điểm)

12.1. Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã có nữ tham gia quản lý

1

- Danh sách lãnh đạo UBND cấp xã, phường

- Danh sách cán bộ nữ làm công tác quản lý ở UBND cấp xã, phường

12.2. Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức

1

Báo cáo của hội phụ nữ cấp xã, phường

12.3. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập đối với trẻ em trai và trẻ em gái

2

Danh sách trẻ em trai và gái trong độ tuổi đi học

12.4. Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam - nữ trong tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng

2

Thống kê, báo cáo của TTHTCĐ cấp xã, phường (danh sách nam, nữ tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại TTHTCĐ)

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường (4 điểm)

13.1. Môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã đảm bảo xanh-sạch-đẹp

1

- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Đường đi lối lại trong thôn, tổ dân phố và tương đương, trụ sở UBND xã, phường, khuôn viên các nhà trường... luôn giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sư phạm

- Mọi người được giáo dục cách sống khỏe mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý

13.2. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 85% trở lên. (Vùng khó khăn: 75% trở lên)

1

Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường

13.3. Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định

1

Trong mỗi thôn, tổ dân phố đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom rác thải về nơi quy định để xử lý

13.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường

1

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (4 điểm)

14.1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm được đảm bảo

1

Không có người dân bị ngộ độc thực phẩm

14.2. Các dịch bệnh được khống chế hiệu quả

1

Không có các dịch bệnh hoặc nếu có đã được khống chế, xử lý hiệu quả

14.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% trở xuống

1

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 5 tuổi và danh sách trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

14.4. Bảo đảm 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

1

Danh sách trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng và danh sách trẻ đã tham gia tiêm chủng theo quy định (do trạm y tế xã cung cấp)

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội (3 điểm)

15.1. Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

1

Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp xã, phường

15.2. Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp...).

2

Báo cáo công tác phòng chống tệ nạn xã hội của UBND cấp xã, phường

Cộng

100

 

 

PHỤ LỤC 2

ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG/XÃ ……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP PHƯỜNG, XÃ NĂM ……..
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2016)

TIÊU CHÍ

Điểm tối đa

Điểm tự chấm

Điểm HĐ đánh giá

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã, phường (8 điểm)

1.1. Cấp ủy Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng xã hội học tập (XHHT) và thành lập bộ phận xây dựng XHHT

2

 

 

1.2. Nhiệm vụ xây dựng “Cộng đồng học tập” được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND

2

 

 

1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã, phường để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định số 89)

2

 

 

1.4. Cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT

2

 

 

2. Hoạt động của bộ phận CMC-PCGD&XDXHHT (gọi tắt là Bộ phận) cấp xã, phường (8 điểm)

2.1. Bộ phận xây dựng được kế hoạch phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương

2

 

 

2.2. Bộ phận thường xuyên giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời

2

 

 

2.3. Các thành viên trong bộ phận được phân công cụ thể và hoạt động thường xuyên và hiệu quả

2

 

 

2.4. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, xây dựng XHHT, xây dựng “Cộng đồng học tập” được triển khai thường xuyên và có hiệu quả

2

 

 

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã, phường (8 điểm)

3.1. Có cơ chế phối hợp giữa ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT, trong đó Hội Khuyến học giữ vai trò nòng cốt

2

 

 

3.2. Nhiệm vụ tổ chức học tập suốt đời cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở địa phương được đưa vào kế hoạch công tác hằng năm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp

2

 

 

3.3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT. Hằng năm, tổ chức hội nghị liên tịch

2

 

 

3.4. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp

2

 

 

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã, phường (15 điểm)

 

4.1. Có đủ các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập đáp ứng nhu cầu học của trẻ theo quy định của điều lệ trường mầm non

2

 

 

4.2. Có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

 

 

4.3. Cỏ đủ trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu của học sinh theo quy định của điều lệ trường tiểu học

2

 

 

4.4. Có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

 

 

4.5. Có đủ trường trung học cơ sở (THCS)/trường phổ thông có nhiều cấp học đáp ứng nhu cầu học của học sinh theo điều lệ trường THCS

2

 

 

4.6. Có ít nhất một trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2

 

 

4.7. Trung tâm học tập cộng đồng hoặc trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả được xếp loại tốt

3

 

 

5. Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ (14 điểm)

5.1. Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 40% trở lên

2

 

 

5.2. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 85% trở lên

2

 

 

5.3. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2

 

 

5.4. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

3

 

 

5.5. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

3

 

 

5.6. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

2

 

 

6. Công bằng xã hội trong giáo dục (6 điểm)

6.1. Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp (trẻ em nghèo, trẻ em gái, dân tộc, trẻ khuyết tật...)

2

 

 

6.2. Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập

2

 

 

6.3. Có các hình thức tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập

2

 

 

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã, phường (6 điểm)

7.1. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định đạt 95% trở lên (vùng khó khăn: 85% trở lên)

2

 

 

7.2. Tỷ lệ cán bộ cấp xã, phường được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc đạt 100% (vùng khó khăn: 90% trở lên)

2

 

 

7.3. Tỷ lệ công chức cấp xã, phường thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đạt 85% trở lên (vùng khó khăn: 75% trở lên)

2

 

 

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên) (4 điểm)

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt 70% trở lên

4

 

 

9. Kết quả xây dựng “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập thôn, tổ dân phố” (7 điểm)

9.1. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập” đạt 70% trở lên (vùng khó khăn: 60% trở lên)

3

 

 

9.2. Tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập” đạt 60% trở lên (vùng khó khăn: 50% trở lên)

4

 

 

10. Kết quả xây dựng thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” (4 điểm)

Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt 80% trở lên (vùng khó khăn: 70% trở lên).

4

 

 

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (3 điểm)

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo hằng năm

3

 

 

12. Thực hiện bình đẳng giới (6 điểm)

12.1. Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã, phường có nữ tham gia quản lý

1

 

 

12.2. Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức

1

 

 

12.3. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập đối với trẻ em trai và trẻ em gái

2

 

 

12.4. Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam - nữ trong tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng

2

 

 

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường (4 điểm)

13.1. Môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã đảm bảo xanh-sạch-đẹp

1

 

 

13.2. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 85% trở lên. (Vùng khó khăn: 75% trở lên)

1

 

 

13.3. Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định

1

 

 

13.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường

1

 

 

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (4 điểm)

14.1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm được đảm bảo

1

 

 

14.2. Các dịch bệnh được khống chế hiệu quả

1

 

 

14.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% trở xuống

1

 

 

14.4. Bảo đảm 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

1

 

 

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội (3 điểm)

15.1. Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

1

 

 

15.2. Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp.

2

 

 

Cộng

100

 

 

Tự xếp loại: ………………

Hội đồng đánh giá, xếp loại: …………………………

 

UBND QUẬN, HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)

UBND PHƯỜNG, XÃ
(Ký tên và đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1178/QĐ-UBND năm 2016 Bộ tiêu chí và hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 1178/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/03/2016
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Đặng Việt Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/03/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản