ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1163/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 04 tháng 4 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 547/TTr-SVHTTDL ngày 13 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Quy chế này quy định các nguyên tắc, phương thức phối hợp, nội dung phối hợp, trách nhiệm phối hợp, chế độ thông tin báo cáo và kinh phí thực hiện việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật;
2. Bảo đảm chủ động, hiệu quả trong các hoạt động phối hợp liên ngành;
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.
1. Ký kết các chương trình phối hợp, ban hành các văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phối hợp; tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, chiến dịch truyền thông; liên kết mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; lồng ghép các nội dung, hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;
2. Phối hợp trực tiếp hoặc phối hợp dưới sự điều hành của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
1. Phòng ngừa bạo lực gia đình
a) Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
a) Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình;
b) Tiếp nhận, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Thống kê, báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch, công văn… trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Cung cấp tài liệu, sách, đĩa... về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương phân bổ cho sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngay từ cộng đồng; hướng dẫn tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Hướng dẫn xây dựng, nhân rộng mô hình và đánh giá hiệu quả hoạt động mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn việc thu thập, thống kê, tổng hợp, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm.
2. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra đánh giá hoạt động hòa giải ở cơ sở; nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ của pháp luật về hòa giải mâu thuẫn và hòa giải tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình;
b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải mâu thuẫn gia đình cho hòa giải viên cơ sở;
d) Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc trợ giúp pháp lý và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình; hỗ trợ pháp lý cho các câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình tại xã, phường, thị trấn 01 quý/lần;
đ) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Sở Y tế
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
b) Hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Hướng dẫn chữa trị người nghiện rượu;
d) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;
đ) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình;
e) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chỉ đạo việc lồng ghép các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền bình đẳng giới, các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội;
b) Chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình; phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề lồng ghép nội dung giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên, chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình;
đ) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Nghiên cứu, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
b) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn báo, đài địa phương, đài truyền thanh cấp huyện, xã, phường, thị trấn đăng tin, bài, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, tần suất, để tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để Nhân dân biết và tích cực tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương;
b) Cử đơn vị đầu mối về phòng, chống bạo lực gia đình tham gia các hoạt động phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
8. Sở Tài chính
a) Hàng năm, căn cứ vào điều kiện và khả năng cân đối ngân sách tỉnh, phối hợp các đơn vị liên quan, tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Quy chế này theo quy định;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí công tác phòng chống bạo lực gia đình theo quy định hiện hành;
c) Cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
9. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng hướng dẫn công an các cấp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện việc cảm hóa, giáo dục đối với người gây ra bạo lực gia đình trong quá trình xử lý vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình; thiết lập đường dây nóng để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp bạo lực gia đình xảy ra;
d) Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, tham gia bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình;
đ) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
a) Phối hợp chính quyền và các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan có các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa bạo lực gia đình; giáo dục vận động, thuyết phục, cảnh báo, răn đe các đối tượng hay sử dụng bạo lực gia đình, các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình;
b) Thực hiện truy tố và đưa ra xét xử kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đúng theo quy định pháp luật; xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án trọng điểm;
c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức thực hiện các hoạt động với các cơ quan, đơn vị liên quan về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Lồng ghép trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng của ngành những kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ kiểm sát viên và thẩm phán các cấp để thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình trong quá trình truy tố, xét xử;
đ) Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành trong cán bộ, đoàn viên, hội viên;
b) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và Nhân dân chấp hành pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương;
d) Hướng dẫn các tổ chức trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ, tổ chức tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình, các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
e) Phối hợp báo cáo kết quả thực hiện về phòng, chống bạo lực gia đình; cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn Đồng Nai
a) Phối hợp thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho các hội viên, đoàn viên thuộc phạm vi quản lý; đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Chỉ đạo các cấp hội, đoàn phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, cung cấp các hoạt động hỗ trợ ngay từ cộng đồng, chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Cử thành viên tham gia, phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Hàng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội phải có lồng nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương;
b) Căn cứ vào kế hoạch hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng; thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người dân trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện hòa giải mâu thuẫn gia đình tại cơ sở; tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trong cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, thực hiện biện pháp can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình theo địa bàn quản lý; xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa bàn giáp ranh;
đ) Xây dựng, nhân rộng mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình; cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực quản lý theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
e) Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cấp huyện; chỉ đạo các phòng liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương thông qua Ban Chỉ đạo công tác gia đình cùng cấp;
g) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.
Điều 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quy chế này.
1. Kinh phí thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; từ các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác;
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán chi ngân sách hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Xây dựng kế hoạch và báo cáo
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch triển khai Quy chế này.
2. Định kỳ hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện quy chế cho Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp) trước ngày 15 tháng 11 báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các, các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Quyết định 2345/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 21/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 5Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thí điểm nâng cao chất lượng hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” giai đoạn 2018-2019 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 6Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2023
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Bộ luật dân sự 2015
- 7Quyết định 21/2016/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Nam Định ban hành
- 9Quyết định 2345/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Quyết định 21/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 11Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 12Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thí điểm nâng cao chất lượng hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” giai đoạn 2018-2019 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 13Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2023
Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 1163/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực