Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116-HĐBT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1988

 

QUYẾT ĐỊNH

Ề VIỆC SỬA ĐỔI MỨC THU TIỀN NUÔI RỪNG VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN NUÔI RỪNG

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Để đảm bảo nguồn thu cho quỹ nuôi rừng và quản lý sử dụng tiền nuôi rừng đúng mục đích, có hiệu quả;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu tiền nuôi rừng bình quân cho 1m3 gỗ tròn các loại là 37% so với giá bán buôn công nghiệp.

Liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính - Uỷ ban Vật giá Nhà nước căn cứ mức thu bình quân trên đây để quy định mức thu cụ thể cho từng chủng loại gỗ của từng khu vực và mức thu cho các loại lâm sản, đặc sản khác lấy từ rừng.

Điều 2. Tiền nuôi rừng được phân phối như sau:

1. Đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh lâm nghiệp trực thuộc Trung ương và địa phương:

- Để lại cho đơn vị 60% tổng số thu để đầu tư xây dựng lại vốn rừng.

- Nộp ngân sách trung ương 20%.

- Nộp ngân sách địa phương 20% (đơn vị thuộc cấp nào thì nộp cho cấp đó).

2. Đối với các đơn vị tập thể, hộ gia đình và tư nhân, cá thể được Nhà nước giao đất giao rừng để trồng rừng và chăm sóc, nuôi dưỡng khi khai thác gỗ và lâm sản được phân phối sử dụng tiền nuôi rừng như sau:

- Nhận đất trống để trồng rừng được để lại 80% tiền nuôi rừng để đầu tư trồng rừng chu kỳ sau.

- Nhận rừng tự nhiên để chăm sóc, nuôi dưỡng được để lại 60% để tu bổ lại rừng đã khai thác.

- Số 20% và 40% còn lại nộp ngân sách huyện để huyện đầu tư các khâu dịch vụ sản xuất cho tập thể, gia đình và tư nhân, cá thể v.v...

3. Tiền nuôi rừng do lực lượng kiểm lâm nhân dân thu được:

- Nộp ngân sách trung ương 50%

- Nộp ngân sách tỉnh 30%.

- Nộp ngân sách huyện, xã 20% (tỷ lệ dành cho ngân sách xã do Liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính hướng dẫn).

Điều 3. Phương thức quản lý, sử dụng tiền nuôi rừng như sau:

- Tiền nuôi rừng để lại cho đơn vị cơ sở hoặc nộp vào ngân sách Trung ương hay ngân sách địa phương đều phải:

- Sử dụng vào mục đích trồng rừng mới, tu bổ, cải tạo rừng và quản lý bảo vệ rừng theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải báo cáo quyết toán với Nhà nước theo chế độ hiện hành. Nghiêm cấm việc sử dụng tiền nuôi rừng vào mục đích khác.

- Được gửi vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng gọi là quỹ nuôi rừng để chuyên dùng vào mục đích xây dựng vốn rừng. Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh được quyền chủ động duyệt kế hoạch điều hoà sử dụng khoản tiền nuôi rừng phân cho ngân sách địa phương và ngân sách trung ương để đầu tư lại việc xây dựng vốn rừng.

- Tiền nuôi rừng của năm trước chi không hết được chuyển chi cho kế hoạch năm sau.

2. Giao liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính quy định cụ thể phương thức quản lý sử dụng khoản tiền nuôi rừng để lại cho hợp tác xã , hộ gia đình và tư nhân, cá thể.

Điều 4. Quyết định này được thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1988. bãi bỏ Quyết định số 30-HĐBT ngày 24-3-1986 và các điều 3, 4, 6, 7, 8 của Quyết định số 88-HĐBT ngày 24-9-1981 của Hội đồng Bộ Trưởng. Nghiêm cấm các địa phương (tỉnh, huyện, xã) tự ý đặt ra các khoản lệ phí khác đối với những lâm sản khai thác từ rừng.

Liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính cùng với các Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 5. Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp - Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 116-HĐBT năm 1988 về việc sửa đổi mức thu tiền nuôi rừng và phương thức quản lý, sử dụng tiền nuôi rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 116-HĐBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/1988
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 16
  • Ngày hiệu lực: 01/07/1988
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản