Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1157/QĐ-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 1997 |
VỀ VIỆC DUYỆT KẾ HOẠCH CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 1997
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994 ;
Căn cứ Thông báo số 1015/KTTH ngày 7-3-1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành phố Hồ Chí Minh được phép phụ thu tiền điện để cải tạo lưới điện trong giai đoạn 1996-2000 ;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố số 01/NQ-HĐ ngày 30-1-1996 đã thông qua biện pháp phụ thu tiền điện giai đoạn 1996-2000 để tạo nguồn vốn điện khí hóa ngoại thành và hoàn thiện lưới điện nội thành ;
Xét tờ trình số 301/ĐVN/HCM-II ngày 22-2-1997 của Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh về việc trình duyệt kế hoạch cải tạo lưới điện thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố ở tờ trình số 371/TT-KHĐT-KT ngày 5-3-1997 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Duyệt kế hoạch cải tạo lưới điện thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 với nội dung chính như sau:
A. MỤC TIÊU CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH NĂM 1997:
1- Nâng công suất tiếp nhận và phân phối của lưới điện lên 900 MW, đảm bảo sản lượng tối đa 17 triệu Kwh/ngày đáp ứng yêu cầu phụ tải 1997.
2- Khắc phục tình trạng mất diện do quá tải các trạm trung gian và lưới truyền tải. Giảm số lần mất điện trong cả năm 1997 xuống còn 70% so với năm 1996.
3- Tiếp tục thực hiện quy hoạch và phát triển lưới diện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1996-2000, trong đó: tổ chức thực hiện chương trình cải tạo lưới điện phân phối sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ thực hiện cải tạo và phát triển lưới truyền tải thành phố Hồ Chí Minh năm 1997.
4- Tiếp tục thực hiện chương trình phủ kín lưới điện ngõ hẻm và vùng ven ngoại thành, phát triển mở rộng ngoại thành, thực hiện điện khí hóa 27 xã ngoại thành. Trong đó 2 xã Đa Phước và Phong Phú bằng nguồn vốn viện trợ OECF của Chính phủ Nhật Bản.
5- Đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng, giữ tần số điện ổn định ở 50 Hz và điện áp cung cấp tại điện kế khách hàng nằm trong giới hạn ± 5% điện áp định mức.
6- Cải tạo lưới cung cấp điện và hiện đại hóa một số khu vực điển hình, để tiến tới hiện đại hóa trên diện rộng cho các khu trung tâm thành phố, cụ thể là ngầm hóa một số khu vực nội thành dùng vốn vay WB trong năm 1997.
7- Không để xảy ra tai nạn lao động và đảm bảo an toàn trong khâu cung cấp và sử dụng điện.
8- Thực hiện biện pháp kỹ thuật và kinh doanh để phấn đấu thực hiện tổn thất điện năng năm 1997 đạt được 14,5% đối với lưới phân phối và 2% đối với lưới truyền tải.
9- Giải quyết cung cấp điện đến hàng rào các khu công nghiệp tập trung của thành phố. Trong năm 1997, xây dựng 10 lộ ra cung cấp điện cho 2 khu công nghiệp Tân Tạo và Lê Minh Xuân – huyện Bình Chánh.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH NĂM 1997
I. Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới: 764.396 triệu đồng
Trong đó:
+ Xây lắp: 611.975 triệu đồng
+ Thiết bị: 78.054 triệu đồng
1- Cải tạo và phát triển lưới trung thế:
1.1- Xây dựng mới lộ ra: Theo đề án quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995-2000, do Viện Năng lượng và Ngân hàng Thế giới lập, trong năm 1997 sẽ xây dựng mới 6 trạm (Củ Chi, Hòa Hưng, Tân Bình 1, Cần Giờ, Nhà Bè), tăng cường công suất 5 trạm (Bình Triệu, Hùng Vương, Chánh Hưng, Bến Thành, Cát Lái) biến thế trung gian 66-110/15 KV và 1 trạm ngắt (Nguyễn Hoàng), tổng dung lượng tăng thêm là 421MVA. Phần Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng 47 lộ ra trung thế mới với khối lượng như sau:
Xây dựng mới : 185,1 km.
- Cáp ngầm: 143,5 km
- Dây nổi : 41,6 km
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa: 9,2 km.
Khái toán vốn đầu tư: 209.038 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 190.859 triệu đồng
+ Thiết bị: - triệu đồng
1.2- Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới trung thế nổi hiện hữu:
Khối lượng : 128,5 km.
Khái toán đầu tư: 55.271 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 49.195 triệu đồng
+ Thiết bị: - triệu đồng
1.3- Cải tạo và phát triển lưới cáp ngầm trung thế:
Khối lượng : 82,8 km.
Khái toán đầu tư: 108.375 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 99.242 triệu đồng
+ Thiết bị: - triệu đồng
1.4- Xây dựng mới: 1 trạm ngắt, nâng cấp 2 phòng biến điện thành trạm ngắt, với khối lượng như sau:
RMU đầu vào 2000 A có thể mở rộng: 4 bộ.
RMU đầu vào 1250 A có thể mở rộng: 2 bộ.
RMU phân đoạn thanh cái 1250 A có thể mở rộng: 2 bộ.
RMU phân đoạn thanh cái 630 A có thể mở rộng: 1 bộ.
RMU lộ ra 630 A có thể mở rộng: 18 bộ.
Khái toán vốn đầu tư: 9.296 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 2.620 triệu đồng
+ Thiết bị: 6.204 triệu đồng
1.5- Kiện toàn thiết bị lưới trung thế: Khối lượng như sau:
Lắp LBS: 50 bộ.
Lắp đặt Recloser: 21 bộ.
Lắp đặt Sectionalizer: 63 bộ.
Khái toán vốn đầu tư: 12.858 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 12.027 triệu đồng
+ Thiết bị: - triệu đồng
2- Lắp đặt tụ bù trung, hạ thế:
Lắp tụ bù trung thế trên các tuyến dây với tổng dung lượng bù là 24.900KVAR, 30 bộ điều khiển ứng động.
Lắp đặt tụ bù hạ thế với tổng dung lượng bù là 48.000 KVAR.
Khái toán vốn đầu tư: 7.920 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 1.242 triệu đồng
+ Thiết bị: 5.616 triệu đồng
3- Cải tạo và phát triển trạm hạ thế, lưới hạ thế:
3.1- Hoàn thiện và phát triển lưới và trạm hạ thế:
Tổ chức cải tạo tập trung lưới hạ thế dọc theo các đường phố chính, các cư xá…, phát triển lưới hạ thế vào sâu trong ngõ hẻm với khối lượng như sau:
Xây dựng mới lưới trung thế: 59,3 km dây nổi, 7,1 km cáp ngầm.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới 15 KV:13,2 km dây nổi.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới HT: 759,2 km dây nổi.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới hạ thế: 698,2 km dây nổi.
Tăng cường công suất 332 trạm, trong đó 26 trạm trong phòng được lắp đặt RMU và cấy mới 498 trạm với tổng dung lượng máy biến thế lắp đặt là 279.945 KVA.
Khái toán vốn đầu tư: 337.866 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 253.397 triệu đồng
+ Thiết bị: 47.424 triệu đồng
3.2- Lắp đặt RMU: Khối lượng như sau:
114 trạm trong phòng ở trung tâm thành phố và các Quận, Huyện.
Khái toán vốn đầu tư: 23.772 triệu đồng .
Trong đó
+ Xây lắp: 3.393 triệu đồng
+ Thiết bị: 18.810 triệu đồng
II- Nguồn vốn khấu hao cơ bản của ngành điện: 102.569 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 59.815 triệu đồng
+ Thiết bị: 33.993 triệu đồng
1- Lưới điện phân phối : 89.754 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 55.143 triệu đồng
+ Thiết bị: 26.783 triệu đồng
Xây dựng lộ ra trung thế mới: 40.690 triệu đồng.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới trung thế nổi: 2.248 triệu đồng.
Cấy trạm khách hàng có công suất P >50 KW: 13.090 triệu đồng.
Hoàn thiện và phát triển lưới hạ thế: 20.674 triệu đồng.
Lắp tụ bù trung hạ thế: 13.052 triệu đồng.
2- Lưới điện truyền tải
Kiện toàn vật tư thiết bị trạm trung gian: 12.815 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 4.672 triệu đồng
+ Thiết bị: 7.210 triệu đồng
III. Nguồn vốn phụ thu tiền điện + vốn OECF:
1- Điện khí hóa các xã ngoại thành
1.1- Danh mục công trình:
1.1.1- Vốn phụ thu
Huyện Nhà Bè gồm các xã:Xã Tân Qui Tây, Tân Qui Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông.
Huyện Bình Chánh gồm các xã: Bình Hưng, tân Kiên, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Đa Phước, Phong Phú.
Huyện Củ Chi gồm các xã: Phước Vĩnh An, Phú Hòa Đông, Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Thạnh, Tân Thông Hội.
Huyện Thủ Đức gồm các xã: Thạnh Mỹ Lợi, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh, Linh Trung, Tân Phú.
Huyện Hóc Môn gồm các xã: Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Bà Điểm, Đông Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp.
1.1.2- Vốn viện trợ OECF: (Ngoài phần vốn viện trợ bằng hiện vật gồm máy biến thế, dây điện, các loại vật tư còn lại sẽ sử dụng nguồn vốn phụ thu, công trình thuộc kế hoạch năm 1996 chuyển sang).
Huyện Bình Chánh gồm các xã: Đa Phước, Phong Phú.
1.3- Khối lượng công việc:
Xây dựng mới lưới trung thế: 112,4 km.
Cải tạo lưới trung thế nổi: 40,0 km.
Xây dựng lưới hạ thế: 622,6 km.
Cải tạo lưới hạ thế: 145,1 km.
TCCS 106 trạm, cấy mới 428 trạm với tổng công suất tăng thêm 65.605 KVA.
1.4- Vốn đầu tư: 167.219 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 122.334 triệu đồng
+ Thiết bị: 23.182 triệu đồng
1.4.1- Vốn phụ thu: 162.333 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 131.737 triệu đồng
+ Thiết bị: 12.403 triệu đồng
1.4.2- Vốn OECF ; 4.886 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 3.447 triệu đồng
+ Thiết bị: 1.439 triệu đồng
2- Hoàn thiện và phát triển lưới hạ thế, trạm hạ thế:
Hoàn thiện, phát triển lưới hạ thế huyện Cần Giờ và xã Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh (giai đoạn 2) với khối lượng như sau:
Xây dựng mới lưới trung thế nổi: 18,8 km.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới trung thế nổi: 12,1 km.
Xây dựng mới lưới hạ thế: 37,1 km.
Cải tạo, tăng cường, bọc hóa lưới hạ thế: 14,0 km.
Tăng cường công suất 2 trạm, cấy mới 25 trạm với tổng công suất tăng thêm là 3.785 KVA.
Khái toán vốn đầu tư : 15.737 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 13.271 triệu đồng
+ Thiết bị: 823 triệu đồng
3- Thay đổi cấu trúc để cấp điện ưu tiên: (Nhà khách Quốc tế, Sân Thống Nhất, Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Xây dựng mới lưới trung thế cáp ngầm: 0,06 km.
Xây dựng mới lưới hạ thế cáp ngầm: 2,5 km.
Xây dựng mới 3 trạm biến thế trong phòng: 1.100 KVA.
Lắp đặt RMU cho trạm trong phòng: 8 tủ điện kế.
Lắp đặt bộ chuyển nguồn trung thế: 01 bộ.
Lắp đặt bộ chuyển nguồn hạ thế: 02 bộ.
Khái toán vốn đầu tư : 4.583 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 2.958 triệu đồng
+ Thiết bị: 1.210 triệu đồng
4- Xây dựng mới trạm ngắt Nguyễn Hoàng:
Diện tích: 10m x 20m.
Khái toán đầu tư : 2.000 triệu đồng.
Trong đó
+ Xây lắp: 2.000 triệu đồng
+ Thiết bị: - triệu đồng
5- Trang bị nguồn dự phòng cho sự cố:
Trạm biến thế lưu động 110-66/22-15 KV – 25 MVA.
Máy phát điện lưu động 220/380 V – 300 KW.
Nghiên cứu phát điện bằng năng lượng mặt trời và sức gió xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Khái toán vốn đầu tư: 6.150 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: - triệu đồng
+ Thiết bị: 6.050 triệu đồng
6- Xây dựng lộ ra cấp điện cho khu công nghiệp Tân Tạo và Lê Minh Xuân
Xây dựng mới cáp ngầm: 02 km
Xây dựng mới lưới trung thế nổi: 22 km
Xây dựng mới 02 trạm biến thế: 640 KVA
Khái toán vốn đầu tư: 8.125 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 6.617 triệu đồng
+ Thiết bị: 894 triệu đồng
I. Theo kế hoạch chung: 1.070.779 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 831.820 triệu đồng
+ Thiết bị: 134.866 triệu đồng
II. Theo nguồn vốn phụ thu tiền điện + vốn OECF: 203.814 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 160.030 triệu đồng
+ Thiết bị: 22.819 triệu đồng
III. Đề nghị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cân đối cho Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh:
III.1- Vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB): 764.396 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 611.975 triệu đồng
+ Thiết bị: 78.054 triệu đồng
III.2- Vốn khấu hao cơ bản của ngành Điện ;102.569 triệu đồng
Trong đó
+ Xây lắp: 59.815 triệu đồng
+ Thiết bị: 33.993 triệu đồng
Thiết kế kỹ thuật, thi công phải được thực hiện theo quy định của ngành Điện lực. Danh mục công trình theo tờ trình số 301/ĐNV/HCM-II ngày 22-2-1997 của Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
D. NGUỒN KINH PHÍ:
Vốn vay ngân hàng Thế giới, vốn khấu hao cơ bản của ngành điện.
Vốn phụ thu trên giá bán điện, vốn viện trợ OECF.
Đ. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Năm 1997 đến Quí 1/1998.
E. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN:
Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Quyết định 1157/QĐ-UB-KT năm 1997 duyệt kế hoạch cải tạo lưới điện thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1157/QĐ-UB-KT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/03/1997
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra