Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1145/2005/QĐBTP

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN CHẤP HÀNHVIÊN CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004,
Căn cứ Nghị định số 62/2003 /NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 50 /2005 /NĐCP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành án dân sự,­ cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự,
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp,

Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương, Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Thi hành án cấp quân khu, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương,

Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP



 
Uông Chu Lưu

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN CHẤP HÀNH VIÊN CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1145 /2005 / QĐ-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương và Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Thi hành án cáp quân khu; trình tự tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên; trình tự xem xét và đề nghị miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên.

Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương và Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Thi hành án cấp quân khu sau đây gọi chung là Hội đồng.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc

1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng.

2. Kết quả tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên cơ quan thi hành án dán sự địa ph­ương chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất ba thành viên trở lên của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương biểu quyết tán thành.

3. Kết quả tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất bốn thành viên trở lên của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên Thi hành án cấp quân khu biểu quyết tán thành. Trường hợp các bên có số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về Chủ tịch Hội đồng.

Điều 3. Triệu tập phiên họp

1. Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập theo đề nghị của Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có ít nhất hai phần ba số thành viên trở lên tham gia. Thành viên của Hội đồng nếu vì lý do khách quan mà không tham dự được phiên họp của Hội đồng thì có thể gửi ý kiến của mình về vấn đề thuộc chương trình làm việc của phiên họp.

Điều 4. Cung cấp tài liệu phiên họp Giấy triệu tập phiên họp, chương trình làm việc của phiên họp và các tài liệu phục vụ cho phiên họp (hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên; hồ sơ hoặc bản sao hồ sơ đề nghị xem xét việc miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên) phải được gửi cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày tiến hành phiên họp của Hội đồng.

Điều 5. Mời tham dự phiên họp Hội đồng

1 . Căn cứ nội dung cụ thể của từng phiên họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định mời đại diện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan tham gia phiên họp của Hội đồng và phát biểu ý kiến. Những người không thuộc thành viên của Hội đồng được mời tham dự phiên họp của Hội đồng có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được tham gia biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến việc tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên.

2. Chuyên viên của các cơ quan, tổ chức hữu quan được phân công giúp việc cho thành viên Hội đồng được tham dự phiên họp của Hội đồng.

Điều 6. Thư ký phiên họp và biên bản phiên họp

1 . Giúp Hội đồng ghi biên bản phiên họp của Hội đồng có một Thư ký.

2. Thư ký phiên họp do Chủ tịch Hội đồng cử trong số các chuyên viên của Bộ phận giúp việc theo đề nghị của Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

3. Biên bản phiên họp của Hội đồng phải ghi lại đầy đủ diễn biến của phiên họp; ý kiến của các thành viên Hội đồng; ý kiến của đại diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan đ­ược mời tham gia phiên họp của Hội đồng (nếu có); kết quả biểu quyết; ý kiến bảo lư­u (nếu có).

4. Kết thúc phiên họp, Biên bản phải được các thành viên Hội đồng (có mặt tại phiên họp) thông qua và cùng ký tên.

II. TRÌNH TỰ TUYỂN CHỌN VÀ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC CHỨC DANH CHẤP HÀNH VIÊN

Điều 7. Trình tự phiên họp tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên

1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc phiên họp.

2. Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh (đối với phiên họp tuyển chọn chức danh Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương) hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng (đối với phiên họp tuyển chọn chức danh chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu) báo cáo với Hội đồng về hồ sơ và đề xuất cụ thể việc tuyển chọn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên đối với từng người một.

3. Hội đồng tiến hành thảo luận; trao đổi và đi đến kết luận về những người được đề nghị tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên.

4. Chủ tịch Hội đồng kết luận.

5. Các thành viên Hội đồng có mặt tiến hành biểu quyết đối với từng người một.

Điều 8. Giải quyết v­ớng mắc phát sinh

1. Trong quá trình thảo luận, trao đổi, Hội đồng có quyền yêu cầu Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo giải trình những vấn đề chư­a rõ liên quan đến người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên.

2. Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định tạm dừng xem xét đổi với cáo trường hợp:

a) Hồ sơ đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên ch­ưa đầy đủ, còn có vấn đề chư­a rõ mà không thể hoàn tất ngay được;

b) Có đơn, th­ư khiếu nại, tố cáo, phản ánh về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội của người đ­ược đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Chấp hành viên mà theo quy định của pháp luật cần phải làm rõ.

3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bổ sung hoặc xác minh làm rõ những vấn đề mà Hội đồng đã nêu ra để trình Hội đồng xem xét quyết định trong phiên họp tiếp theo.

Điều 9. Quản lý hồ sơ Sau khi Hội ,đồng thực hiện xong việc tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên, thì hồ sơ và bản sao hồ sơ phải được giao lại cho Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng để quản lý.

Điều 10. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên

1. Căn cứ kết quả phiên họp Hội đồng, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm dự thảo văn bản trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nếu được Chủ tịch Hội đồng ủy quyển) kỳ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

2. Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên được đóng dấu bằng con dấu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Văn bản để nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa ph­ương) hoặc bằng con dấu của Bộ Quốc phòng (đối với Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu).

Điều 11. Gửi hồ sơ, văn bản đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gửi Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên (kèm theo hồ sơ chính mỗi người một bộ và biên bản phiên họp của Hội đồng) về Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.

Điều 12. Thông báo kết quả bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên

Căn cứ kết quả bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên của Bộ tr­ưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Thi hành án dần sự cấp tỉnh hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo kết quả cho Hội đồng biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Uông Chu Lưu

 

 


 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1145/2005/QĐ-BTP về Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 1145/2005/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/05/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Uông Chu Lưu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 26
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản