Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1145/2002/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 1145/2002/QĐ-NHNN NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10; Luật các Tổ chức Tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/ 2002; Các quy định về báo cáo kế toán của Tổ chức tín dụng tại Chế độ thông tin, báo cáo ban hành theo Quyết định số 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Vũ Thị Liên (Đã ký) |
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Báo cáo tài chính của các Tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Báo cáo tài chính) là báo cáo kế toán tổng hợp được lập theo các chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng đối với Tổ chức tín dụng.
Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của Tổ chức tín dụng (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chế độ này.
2. Chế độ Báo cáo tài chính này được áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng.
Điều 2. Căn cứ và nguyên tắc lập Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở số liệu các tài khoản trong và ngoài Bảng cân đối kế toán theo đúng tính chất, nội dung tài khoản được quy định tại hệ thống tài khoản kế toán Tổ chức tín dụng hiện hành.
2. Báo cáo tài chính phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan số liệu và tình hình về các hoạt động của Tổ chức tín dụng. Đối với một số biểu mẫu báo cáo tài chính có kèm thuyết minh thì phải giải trình rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần thuyết minh.
3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực trong nội dung Báo cáo tài chính của đơn vị mình.
Điều 3. Hình thức Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản và file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin (băng, đĩa từ...) hoặc truyền qua mạng máy vi tính. Báo cáo tài chính bằng văn bản và file dữ liệu trên vật mang tin hoặc truyền qua mạng máy tính phải khớp đúng với nhau.
Điều 4. Gửi và công bố Báo cáo tài chính
1- Tổ chức tín dụng phải gửi Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy trình và thời hạn quy định tại các điều 7, 8 Chế độ này.
2- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi Báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3- Việc công bố hoặc cung cấp số liệu từ Báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Lưu trữ tài liệu về Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính bằng văn bản phải được bảo quản, lưu trữ theo quy định hiện hành về lưu trữ tài liệu kế toán.
Điều 6. Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính
1- Hệ thống Báo cáo tài chính gồm 05 biểu mẫu sau đây:
TT | Ký hiệu | Tên biểu mẫu | Định kỳ lập |
1 | F 01/TCTD | Bảng cân đối tài khoản kế toán | Tháng, năm |
2 | F 02/TCTD | Bảng cân đối kế toán | Quý, năm |
3 | F 03/TCTD | Báo cáo kết quả kinh doanh | Quý, năm |
4 | F 04/TCTD | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Năm |
5 | F 05/TCTD | Thuyết minh báo cáo tài chính | Quý, năm |
2- Đối với Quỹ tín dụng Trung ương lập Bảng cân đối tài khoản kế toán (tháng, năm), bảng cân đối kế toán năm, báo cáo kết quả phân phối lợi nhuận và thuyết minh báo cáo tài chính (còn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thì chỉ lập Bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo kết quả phân phối lợi nhuận)
3- Nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trên từng Báo cáo tài chính được quy định cụ thể tại các biểu mẫu kèm theo Chế độ này.
Điều 7. Thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính
Tổ chức tín dụng phải tuân thủ theo thời hạn lập và gửi các Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:
1- Báo cáo tài chính tháng:
- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW và Quỹ tín dụng Trung ương: thời hạn gửi báo cáo tài chính tháng chậm nhất là ngày 5 tháng kế tiếp.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng khác: thời hạn gửi báo cáo tài chính tháng chậm nhất là ngày 10 tháng kế tiếp.
2- Báo cáo tài chính quý:
- Đối với các Tổ chức Tín dụng: thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất ngày 20 tháng đầu quý kế tiếp.
3- Báo cáo tài chính năm:
- Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW và Quỹ tín dụng Trung ương: thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày 31/3 năm sau.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng khác: thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất ngày 20/1 năm kế tiếp.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi Báo cáo tài chính là ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi Báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Điều 8. Quy trình gửi Báo cáo tài chính
1. Quy trình gửi Báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước:
a- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Sở giao dịch của Tổ chức Tín dụng, Chi nhánh Tổ chức Tín dụng (kể cả chi nhánh phụ của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hiện chưa được chuyển thành chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) gửi báo cáo tài chính bằng văn bản, đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở) theo thời gian quy định cụ thể đối với từng Báo cáo tài chính.
- Các Tổ chức Tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, Tổ chức Tín dụng hợp tác (không phải quỹ tín dụng nhân dân), tổ chức tín dụng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt nam, Tổ chức Tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt nam tổng hợp số liệu toàn hệ thống và gửi báo cáo tài chính bằng văn bản đồng thời truyền qua mạng máy tính cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi đóng trụ sở chính) theo thời gian quy định.
- Đối với các Tổ chức Tín dụng hợp tác là Quỹ tín dụng nhân dân:
+ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh QTD TW gửi báo cáo tài chính bằng văn bản và truyền qua mạng máy tính hoặc gửi bằng đĩa mềm (nếu có điều kiện) cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phòng Quản lý các Tổ chức Tín dụng hoặc Phòng Tổng hợp và Quản lý các Tổ chức Tín dụng), nơi đóng trụ sở.
+ Trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo tài chính bằng văn bản, Phòng Tổng hợp và quản lý các tổ chức tín dụng (hoặc Phòng Quản lý tài chính các tổ chức tín dụng) có trách nhiệm nhập các báo cáo này vào máy vi tính, sau đó, gửi "file" báo cáo này cho Phòng (tổ, bộ phận) tin học để truyền về Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác thông qua Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
b- Tại Trung ương
- Theo định kỳ và thời hạn quy định, các Tổ chức Tín dụng Nhà nước tổng hợp số liệu của toàn hệ thống gửi Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng) báo cáo tài chính bằng văn bản, đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
Thanh tra Ngân hàng sao chụp các báo cáo tài chính bằng văn bản nhận được của các Tổ chức Tín dụng Nhà nước và gửi bản sao chụp cho Vụ Kế toán – Tài chính.
- Theo định kỳ và thời hạn quy định, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tổng hợp số liệu của Hội sở chính và các chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương và gửi báo cáo tài chính bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác), đồng thời truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm) cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
2- Quy trình gửi Báo cáo tài chính trong nội bộ Tổ chức tín dụng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng quy định và hướng dẫn.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng, kể cả Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng, có trách nhiệm:
1- Lập và gửi đầy đủ, kịp thời Báo cáo tài chính theo quy định của Chế độ này.
2- Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức bằng văn bản phải có đủ chữ ký, dấu của đơn vị theo đúng quy định.
3- Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin hoặc truyền qua mạng máy vi tính phải được mã hoá, bảo mật và xử lý truyền (gửi) đi theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về truyền, nhận thông tin, báo cáo qua mạng hoặc băng, đĩa từ.
4- Khi nhận được tra soát Báo cáo tài chính có sai sót của đơn vị nhận báo cáo, phải rà soát, kiểm tra lại và nếu có sai sót thì phải điều chỉnh lại ngay bằng cách huỷ bỏ báo cáo có sai sót và lập báo cáo đúng để gửi lại cho đơn vị nhận báo cáo, kèm theo trả lời tra soát có ghi "Đã điều chỉnh sai sót"; Trường hợp đơn vị tự phát hiện Báo cáo tài chính của mình có sai sót phải chủ động điều chỉnh như đã hướng dẫn trên đây.
Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a- Là đầu mối tiếp nhận các Báo cáo tài chính bằng văn bản và bằng file qua mạng truyền tin của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn; Kiểm soát tính chính xác về số học của các Báo cáo tài chính, riêng đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán còn phải đối chiếu số dư đầu kỳ báo cáo với số dư cuối kỳ trước để đảm bảo sự khớp đúng.
b- Sau khi đã tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu Báo cáo tài chính theo quy định, nếu không có sai sót phải xử lý truyền tiếp ngay cho Cục Công nghệ tin học Ngân hàng. Nếu phát hiện có sai sót phải yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, điều chỉnh và truyền lại để xử lý truyền tiếp theo quy định.
c- Khai thác số liệu và tình hình trên Báo cáo tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do Thống đốc quy định; Quản lý và lưu trữ Báo cáo tài chính bằng văn bản.
2- Cục Công nghệ tin học Ngân hàng:
a- Là đầu mối tổ chức, tiếp nhận các Báo cáo tài chính do các Tổ chức tín dụng, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền qua mạng máy tính (hoặc gửi bằng đĩa mềm); Tổ chức lưu trữ dữ liệu Báo cáo tài chính an toàn và bảo mật.
b- Kiểm tra tính chính xác về mặt số học trên Báo cáo tài chính; Tổng hợp các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính theo nhu cầu khai thác và sử dụng của các Vụ, Cục, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c- Hướng dẫn các Tổ chức tín dụng, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc truyền, nhận và khai thác dữ liệu Báo cáo tài chính trên mạng máy tính theo quy định.
d- Đảm bảo truyền dẫn thông tin thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật.
3- Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Chế độ này.
4- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước đăng ký với Cục Công nghệ tin học Ngân hàng để được khai thác Báo cáo tài chính trên mạng theo nhu cầu cụ thể và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng trong nội bộ đơn vị mình.
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Chế độ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1145/2002/QĐ-NHNN ngày 18/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
1- Bảng cân đối tài khoản kế toán;
2- Bảng cân đối kế toán;
3- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
4- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
5- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tên Đơn vị........ | Ban hành theo QĐ số..../2002/QĐ-NHNN ngày tháng năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tháng...năm......
A- CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: đồng
Tên tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu kỳ
| Doanh số trong kỳ | Số dư cuối kỳ | |||
|
| Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
B- CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tên tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu kỳ | Doanh số trong kỳ | Số dư cuối kỳ | |
|
|
| Nhập | Xuất |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
Lập bảng (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) | ........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1- Bản chất và mục đích của bảng cân đối tài khoản kế toán:
Bảng cân đối tài khoản kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh doanh số hoạt động và số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản từ cấp III đến tài khoản cấp I trong một kỳ báo cáo. Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập theo tháng, năm.
Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu trên các báo cáo tài chính khác.
2- Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán chi tiết tháng (hoặc năm) để lập bảng cân đối tài khoản kế toán đến cấp III.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán cần thực hiện đúng các quy định sau:
- Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ cho nhau.
- Tổng doanh số Nợ trong kỳ phải bằng tổng doanh số Có trong kỳ; Tổng dư Nợ đầu kỳ phải bằng tổng dư Có đầu kỳ; Tổng dư Nợ cuối kỳ phải bằng tổng dư Có cuối kỳ.
- Đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán năm: cột doanh số trong kỳ phải bằng doanh số 12 tháng của 12 bảng cân đối cộng lại.
| Ban hành theo QĐ số1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
QUÝ (HOẶC NĂM)...
Đơn vị : đồng
Tài sản | Kỳ này | Kỳ trước | Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT |
1 | 2 | 3 | 4 |
I- Tiền mặt tại quỹ |
|
| DN 101, 102, 103, 104, 105 |
II- Tiền gửi tại NHNN |
|
| DN 111, 112 |
III- Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ở nước ngoài |
|
| DN 122, 131, 132 |
IV- Cho vay các TCTD khác |
|
|
|
- Cho vay các TCTD khác |
|
| DN 201, 202, 203, 204, 205, 206 |
- Dự phòng phải thu khó đòi (***) |
|
| DC 209 |
V- Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước |
|
|
|
- Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước |
|
| DN 211, 212, 213, 214, 215, 216, 221, 222, 231, 232, 241, 242, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 261, 268, 271, 272, 273, 274, 275, 28, 29 |
- Dự phòng phải thu khó đòi (***) |
|
| DC 219, 229, 239, 249, 259, 269, 279 |
VI- Các khoản đầu tư |
|
|
|
1- Đầu tư vào CK |
|
|
|
- Đầu tư vào chứng khoán |
|
| DN 115, 116, 123, 133 |
- Dự phòng giảm giá chứng khoán (***) |
|
| DC 119, 129, 139 |
2- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
|
| DN 134, 135 |
VII- Tài sản |
|
|
|
1- Tài sản cố định |
|
|
|
- Nguyên giá TSCĐ |
|
| DN 301, 302, 303 |
- Hao mòn TSCĐ (***) |
|
| DC 305 |
2- Tài sản khác |
|
| Chênh lệch DN 31 (nếu DN>DC) |
VIII- Tài sản Có khác |
|
|
|
1- Các khoản phải thu |
|
| DN 32, 36, 37, 463 (nếu có Dư nợ) |
2- Các khoản lãi cộng dồn dự thu |
|
| DN 117, 127, 137, 207, 217, 227, 237, 247, 257, 277 |
3- Tài sản Có khác |
|
| DN 233, 234, DN 468 (Nếu có DN), DN 492, 495, Chênh lệch DN 50, 51, 52, 56 (Nếu DN>DC), Chênh lệch DN 63 (Nếu DN > DC) |
4- Các khoản dự phòng rủi ro khác (***) |
|
| DC 591, 592 |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN |
|
|
|
NGUỒN VỐN |
|
|
|
I- Tiền gửi của KBNN và TCTD khác |
|
|
|
1- Tiền gửi của KBNN |
|
| DC 401, 402 |
2- Tiền gửi của TCTD khác |
|
| DC 411, 412, 421 |
II- Vay NHNN, TCTD khác |
|
|
|
1- Vay NHNN |
|
| DC 403, 404 |
2- Vay TCTD trong nước |
|
| DC 414, 415 |
3- Vay TCTD ở nước ngoài |
|
| DC 422 |
4- Nhận vốn cho vay đồng tài trợ |
|
| DC 413 |
III- Tiền gửi của TCKT, dân cư |
|
| DC 431, 432, 433, 434, 435, 436 |
IV- Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư |
|
| DC 451, 452 |
V- Phát hành giấy tờ có giă |
|
| DC 441, 442 |
VI- Tài sản nợ khác |
|
|
|
1- Các khoản phải trả |
|
| DC 461, 462,463 (Nếu có Dư có),464,465,466, 467,468 (Nếu có dư có),469, 47 |
2- Các khoản lãi cộng dồn dự trả |
|
| DC 407, 417, 427, 437, 447 |
3- Tài sản Nợ khác |
|
| DC 492,495,499, Chênh lệch DC 50, 51, 52, 56 (Nếu DC>DN), Chênh lệch DC 63 (Nếu DC>DN) |
VII- Vốn và các quỹ |
|
|
|
1- Vốn của TCTD |
|
|
|
- Vốn điều lệ |
|
| DC 601 |
- Vốn đầu tư XDCB |
|
| DC 602 |
- Vốn khác |
|
| DC 609 |
2- Quỹ của TCTD |
|
| DC 61 |
3- Lãi/Lỗ kỳ trước |
|
| Chênh lệch DC 692 (trường hợp DN>DC thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm) |
4- Lãi/Lỗ kỳ này |
|
| DC loại 7 trừ DN Loại 8 (Nếu DC>DN) DN loại 8 trừ DC loại 7 (Nếu DN>DC và số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm) |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN |
|
|
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu có đánh dấu sao (***) số liệu để dưới dạng số âm (-)
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu | Kỳ này | Kỳ trước | Cách lấy số liệu từ BCĐTKKT |
1 | 2 | 3 | 4 |
1- Cam kết bảo lãnh cho khách hàng |
|
| Số còn lại của TK 921 |
2- Các cam kết giao dịch hối đoái |
|
| Số còn lại của TK 923 |
3- Cam kết tài trợ cho khách hàng |
|
| Số còn lại của TK 925 |
4- Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty |
|
| Số còn lại của TK 951 |
5- Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho khách hàng thuê |
|
| Số còn lại của TK 952 |
Lập bảng (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) | ........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1- Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán của Tổ chức Tín dụng là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Tổ chức Tín dụng tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng theo cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Qua đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo.
2- Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tín dụng.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Tổ chức Tín dụng tại thời điểm báo cáo.
3- Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này.
4- Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán theo đúng mẫu đã quy định.
Tên Đơn vị........ | Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý. . . . . năm. . . .
PHẦN I. LÃI, LỖ
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu | Quý này | Quý trước | Luỹ kế từ đầu năm | Cách lấy số liệu từ Bảng CĐTKKT |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I- Thu từ lãi |
|
|
|
|
1- Thu lãi cho vay |
|
|
| DC 701 |
2- Thu lãi tiền gửi |
|
|
| DC 711 |
3- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần |
|
|
| DC 721 |
4- Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính |
|
|
| DC 703 |
5- Thu khác về hoạt động tín dụng |
|
|
| DC 709 |
Tổng thu tiền lãi và các khoản thu nhập có tính chất lãi |
|
|
| å (1¸5) |
II- Chi trả lãi |
|
|
|
|
1- Chi trả lãi tiền gửi |
|
|
| DN 801 |
2- Chi trả lãi tiền đi vay |
|
|
| DN 802 |
3- Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá |
|
|
| DN 803 |
Tổng chi trả lãi |
|
|
| å (1¸3) |
|
|
|
|
|
III- Thu nhập từ lãi (Thu nhập lãi ròng) |
|
|
| I-II |
IV- Thu ngoài lãi |
|
|
|
|
1- Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh |
|
|
| DC 702 |
2- Thu phí dịch vụ thanh toán |
|
|
| DC 712 |
3- Thu phí dịch vụ ngân quỹ |
|
|
| DC 713 |
4- Thu từ tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
| DC 722 |
5- Lãi từ kinh doanh ngoại hối |
|
|
| nếu DC 723 > DN 822 |
6- Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý |
|
|
| DC 724 |
7- Thu từ các dịch vụ khác |
|
|
| DC 725, 726, 729 |
8- Các khoản thu nhập bất thường |
|
|
| DC 79 |
Tổng thu ngoài lãi |
|
|
| å (1¸8) |
|
|
|
|
|
V- Chi phí ngoài lãi |
|
|
|
|
1- Chi khác về hoạt động huy động vốn |
|
|
| DN 809 |
2- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ |
|
|
| DN 811, 812, 813, 819 |
3- Chi về tham gia thị trường tiền tệ |
|
|
| DN 821 |
4- Lỗ từ kinh doanh ngoại hối |
|
|
| nếu DN 822 > DC 723 |
5- Chi về hoạt động khác |
|
|
| DN 829 |
6- Chi nộp thuế |
|
|
| DN 831 |
7- Chi nộp các khoản phí, lệ phí |
|
|
| DN 832 |
8- Chi phí cho nhân viên |
|
|
| DN 84 |
9- Chi hoạt động quản lý và công vụ |
|
|
| DN 85 |
10- Chi khấu hao cơ bản TSCĐ |
|
|
| DN 861 |
11- Chi khác về tài sản |
|
|
| DN 862, 863, 864, 865, 866 |
12- Chi dự phòng |
|
|
| DN 872 |
13- Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng, chi bồi thường BHTG |
|
|
| DN 873, 875 |
14- Chi bất thường khác |
|
|
| DN 89 |
Tổng chi phí ngoài lãi |
|
|
| å (1¸14) |
|
|
|
|
|
VI- Thu nhập ngoài lãi |
|
|
| IV-V |
VII- Thu nhập trước thuế |
|
|
| III+VI |
VIII- Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
|
|
IX- Thu nhập sau thuế |
|
|
| VII-VIII |
PHẦN II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu | Số còn phải nộp đầu kỳ | Số phát sinh trong kỳ | Luỹ kế từ đầu năm | Số còn phải nộp cuối kỳ | ||
|
| Số phải nộp | Số đã nộp | Số phải nộp | Số đã nộp |
|
I. Thuế |
|
|
|
|
|
|
1. Thuế VAT |
|
|
|
|
|
|
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
3. Thuế XNK |
|
|
|
|
|
|
4. Thuế thu nhập |
|
|
|
|
|
|
5. Thu sử dụng vốn NSNN |
|
|
|
|
|
|
6. Thuế tài nguyên |
|
|
|
|
|
|
7. Thuế nhà đất |
|
|
|
|
|
|
8. Tiền thuê đất |
|
|
|
|
|
|
9. Các loại thuế khác |
|
|
|
|
|
|
II. Các khoản phải nộp khác |
|
|
|
|
|
|
1. Các khoản phụ thu |
|
|
|
|
|
|
2. Các khoản phí, lệ phí |
|
|
|
|
|
|
3. Các khoản phải nộp khác |
|
|
|
|
|
|
Các Tổ chức Tín dụng thực hiện lập mẫu biểu này theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ tài chính và của cơ quan thuế.
Lập bảng (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (TP Kế toán) (Ký, họ tên) | ........., ngày... tháng... năm... Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán, là cơ sở để kiểm tra theo dõi việc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị báo cáo.
2- Kết cấu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh gồm 2 phần:
Phần I- Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD.
Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
3- Cơ sở số liệu để lập báo cáo:
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.
- Căn cứ vào số dư Có cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 7 "Các khoản thu" và số dư Nợ cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 8 "Các khoản chi".
4- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Số liệu trên Cột 4 (phần I) là số luỹ kế từ đầu năm nếu là báo cáo quý; Là Số thực hiện trong năm nếu là báo cáo năm.
Đơn vị................ | Ban hành theo QĐ số.... /2002/QĐ-NHNN ngày... tháng... năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
(THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP)
Chỉ tiêu | Mã số | Kỳ này | Kỳ trước | Cách lấy số liệu |
1 | 2 | 3 | 4 |
|
I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh |
|
|
|
|
1- Lợi nhuận trước thuế | 01 |
|
| Lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh |
Điều chỉnh cho các khoản |
|
|
|
|
- Khấu hao TSCĐ | 02 |
|
| Số dư trong năm của TK 861 hay số Chênh lệch giữa Số Dư nợ cuối kỳ với số dư nợ đầu kỳ báo cáo của TK 861 |
- Dự phòng | 03 |
|
| Chênh lệch Dư Có cuối kỳ với đầu kỳ của các TK dự phòng 119, 129,139, 209, 219... |
- Lãi, lỗ do thanh lý TSCĐ | 04 |
|
| số tiền thu được do bán TSCĐ trừ giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản | 05 |
|
| Căn cứ vào Sổ chi tiết TK 63 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản", phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kỳ báo cáo trước khi chuyển vào TK Thu nhập/ Chi phí, sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Lãi, lỗ từ việc bán chứng khoán | 06 |
|
| Chênh lệch giữa số thực thu với gía trị ghi sổ kế toán của chứng khoán trong kỳ báo cáo |
- Thu lãi đầu tư chứng khoán | 07 |
|
| Số tiền lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo. |
- Lãi, lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (góp vốn, mua cổ phần ...) | 08 |
|
| Chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư vào đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán; Số lãi thu được từ các khoản góp vốn, mua cổ phần. Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế sẽ trừ nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ |
- Các điều chỉnh khác
| 09 |
|
| Dùng để điều chỉnh số liệu cho các khoản lãi/lỗ khác không thuộc hoạt động kinh doanh. |
2- Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động | 10 |
|
| å (01¸ 09) |
(Tăng)/Giảm tài sản hoạt động |
|
|
|
|
- (Tăng)/Giảm tiền gửi tại TCTD khác | 11 |
|
| Chênh lệch dư Nợ cuối kỳ với đầu kỳ của các TK 122, 131, 132; trừ đi các khoản tiền gửi đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo |
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với TCTD khác | 12 |
|
| chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Cho vay các TCTD khác" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với khách hàng | 13 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm lãi dự thu | 14 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Các khoản lãi cộng dồn dự thu" trong Bảng cân đối kế toán |
- (Tăng)/Giảm các tài sản hoạt động khác | 15 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 3 chỉ tiêu: " Tài sản khác", "Các khoản phải thu" và "Tài sản Có khác" trong Bảng cân đối kế toán |
Tăng (Giảm) các khoản công nợ hoạt động |
|
|
|
|
- Tăng/(Giảm) tiền gửi của TCTD khác | 16 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu: "Tiền gửi của KBNN" và "Tiền gửi của TCTD khác" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/ (Giảm) tiền gửi của khách hàng | 17 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Tiền gửi của TCKT, dân cư" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) lãi dự trả | 18 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu "Các khoản lãi cộng dồn dự trả" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ có giá | 19 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Phát hành giấy tờ có giá" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vay NHNN | 20 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Vay NHNN" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vay TCTD khác trong nước và ở nước ngoài | 21 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu " Vay TCTD trong nước" và "Vay TCTD ở nước ngoài" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) vốn tài trợ uỷ thác đầu tư | 22 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) khoản nhận vốn để cho vay đồng tài trợ | 23 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu " Nhận vốn cho vay đồng tài trợ" trong Bảng cân đối kế toán |
- Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động khác | 24 |
|
| Chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu " Các khoản phải trả" và "Tài sản nợ khác" trong Bảng cân đối kế toán |
3- Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp | 30 |
|
| å (10 ¸ 24) |
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp | 31 |
|
| Căn cứ vào số tiền trả thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
|
- Chi từ các Quỹ của TCTD | 32 |
|
| Căn cứ vào số tiền chi trong kỳ từ các Quỹ của TCTD. |
4- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 40 |
|
| å (30 ¸ 32) |
II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư |
|
|
|
|
- Mua TSCĐ theo nguyên giá | 41 |
|
| số tiền đã chi ra trong kỳ để mua sắm TSCĐ (theo nguyên giá) |
- Tiền thu do bán, thanh lý TSCĐ | 42 |
|
| Số tiền đã thu do bán, thanh lý TSCĐ |
- Tiền mua chứng khoán | 43 |
|
| số tiền đã chi ra trong kỳ để mua chứng khoán: Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 115, 116, 123, 133 |
- Tiền thu từ bán chứng khoán | 44 |
|
| Số tiền đã thu do bán chứng khoán |
- Thu lãi đầu tư chứng khoán | 45 |
|
| Số tiền thu lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo |
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần | 46 |
|
| số tiền đã chi ra trong kỳ để góp vốn liên doanh, mua cổ phần: Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 134, 135 |
- Tiền thu từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần | 47 |
|
| Số tiền thu hồi về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần |
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần | 48 |
|
| số dư trong năm của TK 721 (số chênh lệch giữa số Dư có cuối kỳ và số Dư có đầu kỳ của TK 721) |
- Các hoạt động đầu tư khác
| 49 |
|
| số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ cho các hoạt động đầu tư khác của đơn vị |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | 50 |
|
| å (41 ¸49) |
III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính |
|
|
|
|
- Tăng/(Giảm) Vốn cổ phần | 51 |
|
| Số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ do Tăng hoặc Giảm vốn cổ phần. |
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào TCTD | 52 |
|
| số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông |
- Các hoạt động tài chính khác | 53 |
|
| số tiền đã chi ra hoặc thu về trong kỳ cho các hoạt động tài chính khác của đơn vị |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính | 60 |
|
| å (51 ¸ 53) |
IV- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ | 70 |
|
| å (40+ 50+ 60) và bằng số chênh lệch giữa chỉ tiêu mã 90 và 80 |
V- Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ | 80 |
|
| Chỉ tiêu "Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ" trong Bảng lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước |
VI- Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ | 90 |
|
| Số kỳ này của 2 chỉ tiêu: " Tiền mặt tại quỹ" ; "Tiền gửi tại NHNN" trong Bảng cân đối kế toán và cộng thêm các khoản "tiền gửi tại các TCTD khác": không kỳ hạn và đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo. |
Ghi chú: Số liệu chỉ tiêu là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
...., ngày... tháng... năm....
Lập bảng (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Tổng GĐ (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP)
I- BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Tổ chức Tín dụng. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo tiền, các thay đổi trong tài sản thuần của Tổ chức Tín dụng, cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán của Tổ chức Tín dụng và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
II- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ:
1- Nội dung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Tổ chức Tín dụng (là hoạt động chính để tạo ra doanh thu, không thuộc hoạt động tài chính hay đầu tư).
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của Tổ chức Tín dụng như việc mua hay bán những tài sản dài hạn và những khoản đầu tư khác không bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của Tổ chức Tín dụng như hoạt động góp vốn, nhận vốn liên doanh, ...
2- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:
2.1- Nguyên tắc chung: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận, loại trừ các khoản lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc tài sản và công nợ hoạt động.
2.2- Cơ sở lập: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả kinh doanh;
- Bảng cân đối kế toán;
- Các tài liệu khác (như sổ kế toán chi tiết, báo cáo góp vốn, khấu hao, các tài liệu chi tiết về mua bán TSCĐ, trả lãi vay,...)
2.3- Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:
Phần I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế (mã số 01):
Chỉ tiêu này lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm (lỗ) thì ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Điều chỉnh cho các khoản:
- Khấu hao TSCĐ (mã số 02): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư trong kỳ báo cáo của TK 861 hay số Chênh lệch giữa Số Dư nợ cuối kỳ với số dư nợ đầu kỳ báo cáo của TK 861. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế".
- Dự phòng (Mã số 03): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ báo cáo của các tài khoản Dự phòng 119, 129, 139, 209, 219... Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
- Lãi, lỗ do thanh lý TSCĐ (Mã số 04): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền thu được do bán, thanh lý TSCĐ trừ (-) giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ (Mã số 05): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết TK 63 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản", phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản trong kỳ báo cáo trước khi chuyển vào TK Thu nhập/ Chi phí. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Lãi, lỗ từ việc bán chứng khoán (Mã số 06): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số thực thu với giá trị ghi sổ kế toán của chứng khoán trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Thu lãi đầu tư chứng khoán (Mã số 07): Số tiền lãi được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo.
- Lãi, lỗ do đầu tư vào đơn vị khác (Mã số 08): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số tiền thu được khi bán khoản đầu tư vào đơn vị khác với giá trị ghi sổ kế toán; Số lãi thu được trong kỳ từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế" và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu lãi, hoặc được cộng vào nếu lỗ.
- Các điều chỉnh khác (Mã số 09): Dùng để điều chỉnh số liệu cho các khoản lãi/lỗ khác không thuộc hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động (mã số 10):
Chỉ tiêu "Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động" phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ sự ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền; nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của tài sản và công nợ họat động.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng (hoặc trừ) các khoản điều chỉnh:
- (Tăng)/Giảm tài sản hoạt động: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần này được xác định căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng trong Bảng cân đối kế toán và được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) nếu tăng (số kỳ này > số kỳ trước), hoặc được cộng vào nếu giảm (số kỳ này < số kỳ trước). Cụ thể:
+ (Tăng)/Giảm tiền gửi tại TCTD khác (mã số 11): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Tiền gửi tại các TCTD trong nước và ở nước ngoài” trong Bảng cân đối kế toán; trừ đi các khoản tiền gửi đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo.
+ (Tăng)/Giảm cho vay đối với TCTD khác (mã số 12): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Cho vay các TCTD khác” trong Bảng cân đối kế toán.
+ (Tăng)/Giảm cho vay đối với khách hàng (mã số 13): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước” trong Bảng cân đối kế toán .
+ (Tăng)/Giảm lãi dự thu (mã số 14): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các khoản lãi cộng dồn dự thu” trong Bảng cân đối kế toán.
+ (Tăng)/Giảm các tài sản hoạt động khác (Mã số 15): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 3 chỉ tiêu: “Tài sản khác”, “Các khoản phải thu” và “Tài sản Có khác” trong Bảng cân đối kế toán .
- Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động: Số liệu của các chỉ tiêu trong phần này được xác định căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng trong Bảng cân đối kế toán và được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và công nợ hoạt động” nếu tăng (số kỳ này > số kỳ trước), hoặc được trừ vào nếu giảm (số kỳ này < số kỳ trước) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) . Cụ thể:
+ Tăng/(Giảm) tiền gửi của TCTD khác (mã số 16): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu “Tiền gửi của KBNN” (nếu có) và “Tiền gửi của TCTD khác” trong Bảng cân đối kế toán.
+ Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng (mã số 17): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Tiền gửi của TCKT, dân cư” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) lãi dự trả (mã số 18): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Các khoản lãi cộng dồn dự trả” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) Phát hành giấy tờ có giá (mã số 19): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Phát hành giấy tờ có giá” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vay NHNN (Mã số 20): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Vay NHNN” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vay các TCTD khác trong nước và ở nước ngoài (Mã số 21): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu: “Vay TCTD trong nước” và “Vay TCTD ở nước ngoài” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) vốn tài trợ uỷ thác đầu tư (mã số 22): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư” trong Bảng cân đối kế toán .
+ Tăng/(Giảm) khoản nhận vốn để cho vay đồng tài trợ (mã số 23): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của chỉ tiêu “Nhận vốn cho vay đồng tài trợ” trong Bảng cân đối kế toán.
+ Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động khác (mã số 24): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số kỳ này và số kỳ trước của 2 chỉ tiêu “Các khoản phải trả” và “Tài sản Nợ khác” trong Bảng cân đối kế toán .
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 30): Chỉ tiêu “Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo (trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi tiền từ các Quỹ của TCTD).
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 10 đến mã số 24. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (mã số 31): Căn cứ vào số tiền trả thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi từ các Quỹ của TCTD (mã số 32): Căn cứ vào số tiền chi từ các Quỹ của TCTD trong kỳ.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 40): Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” phản ánh số tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 30 đến mã số 32. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Phần II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
- Mua TSCĐ theo nguyên giá (Mã số 41): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để mua sắm TSCĐ (theo nguyên giá) và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu do bán, thanh lý TSCĐ (Mã số 42): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu được trong kỳ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Tiền mua chứng khoán (Mã số 43): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để mua chứng khoán. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 115, 116, 123, 133 và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu từ bán chứng khoán (Mã số 44): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu được trong kỳ do bán chứng khoán.
- Thu lãi đầu tư chứng khoán (Mã số 45): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền lãi đơn vị được hưởng khi chứng khoán đến hạn trong kỳ báo cáo.
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần (Mã số 46): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã chi ra trong kỳ để góp vốn liên doanh, mua cổ phần. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Nợ trong kỳ của các TK 134, 135 và được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (***).
- Tiền thu về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần (Mã số 47): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đơn vị thu hồi về từ các khoản góp vốn liên doanh, mua cổ phần.
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phần (Mã số 48): Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số dư trong năm của TK 721. Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số chênh lệch giữa số Dư có cuối kỳ và số Dư có đầu kỳ của TK 721.
- Các hoạt động đầu tư khác (Mã số 49): số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào số tiền thu vào hoặc chi ra trong kỳ cho các hoạt động đầu tư khác của đơn vị.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 50):
Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 41 đến mã số 49. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Phần III- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
- Tăng/(Giảm) vốn cổ phần (mã số 51): Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền thu được trong kỳ do bán cổ phần hoặc số tiền đã chi ra để hoàn trả cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông.
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào TCTD (Mã số 52): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên tham gia góp vốn liên doanh, các cổ đông.
- Các hoạt động tài chính khác (mã số 53): Số liệu chỉ tiêu này phản ánh số tiền đơn vị đã chi ra hoặc thu về trong kỳ cho các hoạt động tài chính khác của đơn vị.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (mã số 60)
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ mã số 51 đến mã số 53. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 70)
Chỉ tiêu Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III
(Mã số 70 = mã số 40 + mã số 50 + mã số 60)
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu của chỉ tiêu này phải bằng số chênh lệch giữa chỉ tiêu mã số 90 và mã số 80 (khớp với số chênh lệch tăng/(giảm) của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ so với đầu kỳ báo cáo).
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ (mã số 80):
Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ” trong Bảng lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước.
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ (mã số 90):
Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Số kỳ này của 2 chỉ tiêu: “Tiền mặt tại quỹ”; “Tiền gửi tại NHNN" trong Bảng cân đối kế toán và cộng thêm các khoản "tiền gửi tại các TCTD khác", gồm: không kỳ hạn và đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo.
Thuyết minh bổ sung cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Được xác định căn cứ vào số tiền mặt hiện có (tiền tại quỹ, tiền đang chuyển), số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN và các TCTD khác, gồm: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian đáo hạn dưới 90 ngày kể từ ngày lập báo cáo tài chính.
Tên Đơn vị........ | Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
Quý..........Năm...........
I- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Giấy phép thành lập và hoạt động, thời hạn có giá trị
2. Hình thức sở hữu vốn
3. Thành phần Hội đồng quản trị (Tên, chức danh từng người)
4. Thành phần Ban Giám đốc (Tên, chức danh từng người)
5. Trụ sở chính...; Số chi nhánh:....... Số Công ty con:.......
6. Tổng số cán bộ, công nhân viên
II- MỘT SỐ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG (ĐƠN VỊ: TRIỆU ĐỒNG)
1. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định
Chỉ tiêu | Đất | Nhà cửa, vật kiến trúc | Máy móc, thiết bị | Phương tiện vận tải | TSCĐ Khác | Tổng cộng |
1. Nguyên giá TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
- Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số tăng trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Mua sắm mới |
|
|
|
|
|
|
Xây dựng mới |
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân khác |
|
|
|
|
|
|
- Số giảm trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Thanh lý |
|
|
|
|
|
|
Nhượng bán |
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân khác |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
Chưa sử dụng |
|
|
|
|
|
|
Đã khấu hao hết |
|
|
|
|
|
|
Chờ thanh lý |
|
|
|
|
|
|
2. Giá trị hao mòn |
|
|
|
|
|
|
- Dư đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Tăng trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Giảm trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
3. Giá trị còn lại |
|
|
|
|
|
|
- Số đầu kỳ |
|
|
|
|
|
|
- Số cuối kỳ |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên (báo cáo theo năm)
Chỉ tiêu | Kế hoạch | Thực hiện | Tỷ lệ (%) thực hiện so với kế hoạch |
I. Tổng số cán bộ, CNV |
|
|
|
II. Thu nhập của cán bộ |
|
|
|
1. Tổng quỹ lương |
|
|
|
2. Tiền thưởng |
|
|
|
3. Tổng thu nhập (1+2) |
|
|
|
4. Tiền lương bình quân |
|
|
|
5. Thu nhập bình quân |
|
|
|
3. Tình hình nợ quá hạn của Tổ chức Tín dụng
Chỉ tiêu | Số đầu kỳ | Số phát sinh trong kỳ | Số cuối kỳ | |
|
| Tăng | Giảm |
|
I. Tổng dư nợ |
|
|
|
|
II. Các khoản nợ cho vay quá hạn |
|
|
|
|
1. Nợ quá hạn đến 180 ngày |
|
|
|
|
2. Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày |
|
|
|
|
3. Nợ khó đòi |
|
|
|
|
III. Số nợ quá hạn có tài sản đảm bảo |
|
|
|
|
IV. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (Lấy 2 chữ số sau dấu phẩy) |
|
|
|
|
4. Tình hình tăng, giảm nguồn vốn và sử dụng vốn
Chỉ tiêu | Số đầu kỳ | Số phát sinh trong kỳ | Số cuối kỳ | |
|
| Tăng | Giảm |
|
Phần A. Nguồn vốn |
|
|
|
|
I. Vốn huy động |
|
|
|
|
1. Tiền gửi |
|
|
|
|
1.1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
a- Của các Tổ chức kinh tế |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
b- Tiền gửi tiết kiệm |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
c- Tiền gửi khác |
|
|
|
|
1.2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
a- Của các tổ chức kinh tế |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
b- Tiền gửi tiết kiệm |
|
|
|
|
+ Tiền gửi không kỳ hạn |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng |
|
|
|
|
+ Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng |
|
|
|
|
c- Tiền gửi khác |
|
|
|
|
2. Tiền vay |
|
|
|
|
2.1. Vay NHNN |
|
|
|
|
2.2. Vay các TCTD khác trong nước |
|
|
|
|
2.3. Vay TCTD nước ngoài |
|
|
|
|
2.4. Nhận vốn cho vay đồng tài trợ |
|
|
|
|
3. Phát hành giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.1. Ngắn hạn (dưới 12 tháng) |
|
|
|
|
3.2. Trung, dài hạn (trên 12 tháng) |
|
|
|
|
II. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư |
|
|
|
|
1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
III. Vốn và các quỹ |
|
|
|
|
1. Vốn của TCTD |
|
|
|
|
1.1. Vốn điều lệ |
|
|
|
|
1.2. Vốn đầu tư XDCB |
|
|
|
|
1.3. Vốn khác |
|
|
|
|
2. Các quỹ của TCTD |
|
|
|
|
2.1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
|
|
|
|
2.2. Quỹ đầu tư phát triển |
|
|
|
|
2.3.Quỹ dự phòng tài chính |
|
|
|
|
2.4. Quỹ khác |
|
|
|
|
IV. Nguồn vốn khác |
|
|
|
|
Phần B. Sử dụng vốn |
|
|
|
|
I. Tiền và giấy tờ có giá |
|
|
|
|
1. Tiền mặt và NPTT |
|
|
|
|
2. Tiền mặt ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ |
|
|
|
|
3. Vàng, kim loại quý, đá quý |
|
|
|
|
II. Tiền gửi |
|
|
|
|
1. Tiền gửi tại NHNN |
|
|
|
|
1.1. Tiền gửi bằng đồng VN |
|
|
|
|
1.2. Tiền gửi ngoại tệ |
|
|
|
|
2. Tiền gửi tại các TCTD trong nước |
|
|
|
|
2.1. Tiền gửi bằng đồng VN |
|
|
|
|
2.2. Tiền gửi ngoại tệ |
|
|
|
|
3. Tiền gửi ở nước ngoài |
|
|
|
|
III. Đầu tư vào chứng khoán |
|
|
|
|
1. Đầu tư chứng khoán Chính phủ |
|
|
|
|
2. Đầu tư chứng khoán nước ngoài |
|
|
|
|
3. Đầu tư váo các chứng khoán của TCTD khác trong nước |
|
|
|
|
IV. Góp vốn liên doanh |
|
|
|
|
1. Bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
2. Bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
V. Hoạt động tín dụng |
|
|
|
|
1. Cho vay các TCTD trong nước |
|
|
|
|
1.1. Cho vay bằng đồng Việt Nam |
|
|
|
|
1.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
2. Cho vay các TCKT và CN trong nước |
|
|
|
|
2.1. Cho vay bằng đồng VN |
|
|
|
|
a. Cho vay ngắn hạn |
|
|
|
|
b. Cho vay trung, dài hạn |
|
|
|
|
2.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
a. Cho vay ngắn hạn |
|
|
|
|
b. Cho vay trung, dài hạn |
|
|
|
|
3. Nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.1. Chiết khấu giấy tờ có giá |
|
|
|
|
3.2. Cầm cố giấy tờ có giá |
|
|
|
|
4. Cho thuê tài chính |
|
|
|
|
4.1. Cho thuê bằng đồng VN |
|
|
|
|
4.2. Cho thuê bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
4.3. Đầu tư vào các thiết bị cho thuê tài chính |
|
|
|
|
5. Bảo lãnh |
|
|
|
|
5.1. Trả thay bằng đồng VN |
|
|
|
|
5.2. Trả thay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
6. Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác |
|
|
|
|
6.1. Cho vay bằng đồng VN |
|
|
|
|
6.2. Cho vay bằng ngoại tệ |
|
|
|
|
7. Nghiệp vụ cầm đồ |
|
|
|
|
8. Cho vay khác |
|
|
|
|
8.1. Cho vay vốn đặc biệt |
|
|
|
|
8.2. Cho vay thanh toán công nợ |
|
|
|
|
8.3. Cho vay kế hoạch Nhà nước |
|
|
|
|
8.4. Cho vay khác |
|
|
|
|
9. Các khoản nợ chờ xử lý |
|
|
|
|
10. Các khoản nợ khoanh |
|
|
|
|
VI. Tài sản cố định |
|
|
|
|
1. Nguyên giá TSCĐ |
|
|
|
|
2. Hao mòn TSCĐ |
|
|
|
|
VII. Sử dụng vốn khác |
|
|
|
|
Ngày.... tháng... năm...
Lập biểu (Ký, họ tên) | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Tên Đơn vị........ | Ban hành theo QĐ số 1145./2002/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước |
BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Năm...
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Kế hoạch | Thực hiện | Ghi chú | |
Số tiền | Tỷ lệ % trong lợi nhuận ròng | |||
(A) | (1) | (2) | (3) | (4) |
I. Tổng thu nhập năm II. Tổng số chi phí năm III. Tổng số lợi nhuận trước thuế (I-II) IV. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp V. Lợi nhuận ròng (III-IV): 1. Quỹ dự trữ bổ sung VĐL (5%) 2. Bù lỗ năm trước 3. Tiền phạt do vi phạm Pháp luật 4. Quỹ dự phòng tài chính 5. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 6. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 7. Quỹ khen thưởng 8. Quỹ phúc lợi 9. Chia lãi vốn góp 10. Phân phối khác |
|
|
|
|
Ngày.... tháng... năm...
Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) | Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) | Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Cách lấy số liệu:
- Cột (1) QTDND lấy số liệu trên cơ sở phương án hoạt động
- Cột (2) QTDND lấy số liệu thực tế thể hiện trên các sổ kế toán thích hợp
- Mục (I) QTD lấy tổng số dư Có trên các tài khoản loại 7 của bảng cân đối TKKT
- Mục (II) QTD lấy tổng số dư Nợ trên các tài khoản loại 8 của bảng cân đối TKKT.
- 1Thông tư 92/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Thông tư 49/2014/TT-NHNN sửa đổi Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 516/2000/QĐ-NHNN ban hành Chế độ thông tin, báo cáo áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- 2Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 4Thông tư 92/2000/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Bộ tài chính ban hành
- 5Thông tư 49/2014/TT-NHNN sửa đổi Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN và Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 1145/2002/QĐ-NHNN về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1145/2002/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2002
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Vũ Thị Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 58
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra