- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Quản lý thuế 2019
- 5Nghị quyết 151/2021/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1139/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 27 tháng 4 năm 2022 |
QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019;
Căn cứ Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế;
Căn cứ Nghị quyết số 151/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị tại Tờ trình số 855/TTr-CTQTR ngày 29/3/2022
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh)
Quy định này hướng dẫn việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với trường hợp:
1. Doanh nghiệp mới thành lập; tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý), thay đổi địa chỉ trụ sở (dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý) theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức khác thực hiện đăng ký thuế mới, tổ chức lại hoạt động (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập), chuyển đổi loại hình hoạt động dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, thay đổi thông tin đăng ký thuế về địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế.
3. Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, cá nhân khác thực hiện đăng ký thuế mới, tái hoạt động, thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý theo quy định của Luật Quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế.
4. Người nộp thuế đang hoạt động đã được phân công cơ quan thuế (Cục Thuế tỉnh hoặc Chi cục Thuế) quản lý trước thời điểm ban hành Quyết định này thì thực hiện theo các quy định phân công tại thời điểm đó, trừ trường hợp phân công quản lý người nộp thuế và quản lý khoản thu cho Tổng cục Thuế quản lý theo hướng dẫn tại Điều 5 và các trường hợp phân công lại theo hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8 Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Người nộp thuế và khoản thu do Cục Thuế tỉnh quản lý
1. Người nộp thuế do Cục Thuế tỉnh quản lý:
a) Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).
- Doanh nghiệp có vốn nhà nước (doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ);
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Doanh nghiệp khác có quy mô vốn điều lệ trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên (trường hợp không đăng ký vốn điều lệ thì căn cứ vốn đầu tư).
- Doanh nghiệp dự án hoặc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án) BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù như hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng, khai khoáng, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
- Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; hoặc doanh nghiệp có quan hệ liên kết, quan hệ với một trong các thành viên góp vốn với doanh nghiệp theo quy định của giao dịch kinh doanh giữa các bên có liên kết đang do Cục Thuế quản lý trực tiếp; doanh nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn kê khai tập trung tại trụ sở chính và phân bổ nộp ngân sách cho các địa bàn.
- Doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc hoạt động trên nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh.
b) Đối với người nộp thuế là tổ chức:
- Tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh và tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí (trừ lệ phí trước bạ) do cơ quan cấp Trung ương và cấp tỉnh thành lập, trừ các khoản phí, lệ phí do Tổng cục Thuế quản lý.
- Chủ dự án ODA, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA.
- Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
- Tổ chức chi trả thu nhập khấu trừ nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc chỉ phát sinh hoàn thuế, gồm: cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương; cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; cơ quan lãnh sự; văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài.
c) Đối với người nộp thuế là cá nhân:
- Cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).
- Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình dự án ODA; chương trình dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Người Việt Nam làm việc cho văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc tại Việt Nam thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân.
2. Các khoản thu:
Tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước.
Điều 4. Người nộp thuế và khoản thu do Chi cục Thuế quản lý
1. Chi cục Thuế trực tiếp quản lý những người nộp thuế còn lại sau khi trừ các người nộp thuế do Tổng cục Thuế quản lý theo quy định tại điều 5 Quyết định số 2845/QĐ-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính và Cục Thuế quản lý theo quy định tại Điều 3 Quy định này có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.
2. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xây dựng lắp đặt vãng lai của các tổ chức, cá nhân ngoại tỉnh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố;
3. Các khoản thu: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ; tiền thuê đất của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
1. Người nộp thuế là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức trong tỉnh cùng địa bàn với nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở thì phân công cơ quan thuế quản lý theo cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, tổ chức.
Nếu chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức ngoại tỉnh thì phân công cơ quan thuế quản lý theo cấp của cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp, tổ chức (doanh nghiệp, tổ chức do Cục Thuế quản lý thì chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của tổ chức cũng do Cục Thuế quản lý).
2. Người nộp thuế đang hoạt động đã được phân công cơ quan thuế (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế) quản lý trước thời điểm ban hành Quyết định này tiếp tục thực hiện như đã phân công.
3. Trường hợp người nộp thuế đã được phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hướng dẫn tại Quy định này nhưng sau đó có hoạt động xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng; hoặc doanh nghiệp có quan hệ liên kết với doanh nghiệp đang do Cục Thuế tỉnh quản lý trực tiếp; hoặc doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn kê khai tập trung tại trụ sở chính; doanh nghiệp do Chi cục Thuế trực tiếp quản lý thành lập đơn vị trực thuộc khác địa bàn cấp huyện,... Căn cứ thông tin quản lý thuế, đăng ký kinh doanh, Cục Thuế tỉnh thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế theo yêu cầu của công tác quản lý Thuế và thông báo cho người nộp thuế biết và thực hiện./.
- 1Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2018 về phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án phân công cơ quan quản lý thuế do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 1828/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Quyết định 647/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 1433/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016 Quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Quản lý thuế 2019
- 5Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2018 về phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Luật Doanh nghiệp 2020
- 7Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án phân công cơ quan quản lý thuế do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 8Nghị quyết 151/2021/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025
- 9Quyết định 1828/QĐ-UBND năm 2021 quy định về phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 10Quyết định 647/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 1433/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt phương án phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Quyết định 1139/QĐ-UBND năm 2022 quy định về phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 1139/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Võ Văn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết