Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1139/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỰ TRỮ DẦU THÔ VÀ CÁC SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 với những nội dung chính sau:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam nhằm bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước, ổn định năng lực sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu, bảo đảm an ninh năng lượng và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu trong nước.

Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tế trong trường hợp nguồn cung dầu thô trên thị trường thế giới có sự giảm bất thường và góp phần tăng hiệu quả kinh tế nhất định trong trường hợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến.

Phát huy tối đa khả năng của các loại hình dự trữ, đồng thời có thể ứng cứu nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp.

Hoạch định các chính sách dự trữ phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và thị trường có định hướng.

2. Định hướng phát triển

Xây dựng hệ thống các kho dự trữ phân bố tương ứng với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các khu vực/vùng trong cả nước; tối ưu về chi phí đầu tư, quản lý và vận hành.

Đối với dự trữ thương mại: quy mô và tiến độ phát triển hệ thống kho xăng dầu tương ứng phù hợp với nhu cầu của từng khu vực theo từng giai đoạn.

Đối với dự trữ sản xuất: quy mô, tiến độ đầu tư, chủng loại các kho dầu thô và kho sản phẩm xăng dầu phù hợp với công suất chế biến, cơ cấu sản phẩm và kế hoạch sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu.

Đối với dự trữ quốc gia: vị trí kho quốc gia phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; tối ưu hóa cung đường vận chuyển dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến các nhà máy lọc hóa dầu và các khu vực tiêu thụ.

3. Mục tiêu phát triển

Từ năm 2015, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA).

Hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam bao gồm dự trữ thương mại, dự trữ sản xuất và dự trữ quốc gia. Lộ trình và quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu trong Phụ lục I, mục 1 đính kèm.

a) Dự trữ thương mại

Dự trữ xăng dầuthương mại tại các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu nhằm ổn định nhu cầu thị trường trong nước do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện.

Từ năm 2009 đến năm 2025, dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu (tương ứng khoảng 66 ngày nhập ròng vào năm 2015 và 39 ngày nhập ròng vào năm 2025).

Để bảo đảm mức dự trữ tối thiểu và lượng dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, quy mô sức chứa kho xăng dầu thương mại cả nước tối thiểu phải đạt 4,1 triệu m3 vào năm 2015, đạt 6,9 triệu m3 vào năm 2020 và 10,4 triệu m3 vào năm 2025 (quy mô phát triển sức chứa của các kho xăng dầu thương mại trong mục 2,3 Phụ lục I).

Danh mục dự án kho xăng dầu thương mại đầu tư giai đoạn đến năm 2015 trong mục 1 Phụ lục II đính kèm.

b) Dự trữ sản xuất

Dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do chủ đầu tư doanh nghiệp sản xuất, bảo đảm lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu tối thiểu lưu chứa thường xuyên tại các nhà máy lọc hóa dầu trong điều kiện hoạt động bình thường cần tối thiểu đạt mức 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm xăng dầu, cụ thể:

- Khoảng 1,3 triệu tấn dầu thô và 0,6 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, tương ứng 56 ngày nhập ròng (33 ngày dầu thô và 23 ngày sản phẩm) của cả nước vào năm 2015;

- Khoảng 1,5 triệu tấn dầu thô và 0,7 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, tương ứng 20 ngày nhập ròng (12 ngày dầu thô và 8 ngày sản phẩm xăng dầu) của cả nước vào năm 2025.

(Riêng Nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ áp dụng sau khi Nhà máy đã được nâng cấp mở rộng công suất, chế biến các loại dầu thô nhập khẩu; áp dụng 50% công suất thiết kế của kho dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chế biến dầu ngọt).

c) Dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia do Nhà nước sở hữu và quyết định để điều phối cho thị trường khi có các tình huống khẩn cấp (khủng hoảng nguồn cung, đột biến về giá …).

Đến năm 2025, dự trữ quốc gia sẽ bao gồm hai loại dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô đạt khoảng 30 ngày nhập ròng (tương ứng với khoảng 22,8 ngày nhu cầu, bao gồm 12,4 ngày dầu thô và 10,4 ngày sản phẩm xăng dầu), cụ thể:

Đối với sản phẩm xăng dầu:

Dự trữ tối thiểu khoảng 1,3 triệu tấn sản phẩm (tương đương 1,75 triệu m3 kho), bao gồm các chủng loại:

+ Xăng: 412.000 tấn;

+ Dầu diesel (DO): 722.000 tấn;

+ Dầu mazut (FO): 133.000 tấn;

+ Nhiên liệu máy bay (Jet A1): 33.000 tấn.

Trong năm 2009, lượng sản phẩm xăng dầu dự trữ đạt khoảng 0,4 triệu tấn và duy trì lượng dự trữ này đến năm 2020 trong trường hợp các nhà máy lọc hóa dầu: Nghi Sơn, Long Sơn, Vũng Rô, Cần Thơ và Nam Vân Phong được đưa vào vận hành theo đúng tiến độ (trước năm 2015).

Đối với dầu thô:

Đến năm 2025, dự trữ khoảng 2,2 triệu tấn dầu thô (khoảng 3,1 triệu m3 kho).

Trong trường hợp các nhà máy lọc hóa dầu hiện có mở rộng thêm công suất và xây mới triển khai đúng tiến độ theo quy hoạch, đi vào vận hành trước năm 2020, năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu lớn hơn so với tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước thì quy mô dự trữ quốc gia sẽ tập trung dự trữ dầu thô cho các nhà máy lọc hóa dầu với khối lượng tương ứng 2,42 triệu tấn, lượng dự trữ sản phẩm xăng dầu quốc gia của giai đoạn trước sẽ chuyển sang dự trữ xăng dầu thương mại để bảo đảm 30 ngày tiêu dùng.

d) Địa điểm xây dựng kho dự trữ quốc gia

- Đối với kho sản phẩm xăng dầu: tiếp tục duy trì hình thức thuê kho tại các kho xăng dầu đầu mối ở các vùng như Bắc Bộ (Kho 130 – Quảng Ninh, Thượng Lý – Hải Phòng) và Bắc Trung Bộ (Bến Thủy – Nghệ An, Vũng Áng – Hà Tĩnh), Tây Nguyên, Nam Bộ (Long Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu, Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh, Soài Rạp – Tiền Giang,..). Dự kiến sức chứa bổ sung của kho Jet A1 khoảng 30.000 m3 và kho xăng, DO, FO khoảng 1,17 triệu m3.

- Đối với kho dầu thô: ưu tiên bố trí xây dựng các kho gần hoặc liền kề với các nhà máy lọc hóa dầu để thuận lợi cho việc ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp cho các nhà máy lọc hóa dầu. Dự kiến vị trí các kho dầu thô: kho Long Sơn với sức chứa khoảng 1 triệu m3, kho Nghi Sơn với sức chứa khoảng 1 triệu m3 và kho Vân Phong với sức chứa khoảng 1,1 triệu m3). Sau năm 2015, khi có kế hoạch mở rộng hoặc xây mới các nhà máy lọc hóa dầu nên xem xét khả năng đầu tư kho quy mô lớn ở Vân Phong.

Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn địa điểm và quy mô xây dựng kho dự trữ dầu thô trong quá trình thực hiện Quy hoạch này đối với các vị trí đã xác định và các vị trí mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát địa chất của từng vị trí. Danh mục vị trí thuê kho sản phẩm và xây dựng kho dầu thô trình bày trong mục 2, 3 Phụ lục II.

đ) Nội dung và kế hoạch thực hiện đối với kho dự trữ quốc gia

Công việc triển khai

Thời gian thực hiện

Xăng dầu, ban hành Quy chế dự trữ trong sản xuất kinh doanh xăng dầu, Quỹ hỗ trợ dự trữ kinh doanh xăng dầu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược

2009-2010

Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, điều hành hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu quốc gia

2010-2012

Xây dựng và ban hành: Pháp lệnh về dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu

2010-2012

Thuê kho dự trữ sản phẩm xăng dầu:

- Giai đoạn I:

- Giai đoạn II:

 

2009-2020

2020-2025

Nghiên cứu khảo sát chi tiết địa điểm kho dự trữ dầu thô

2010-2013

Nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng kho dầu thô gần nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa)

2014-2015

Xây dựng kho dầu thô gần nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa)

2016-2020

Nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng kho dầu thô gần nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu)

2016-2017

Xây dựng kho dầu thô gần nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu)

2018-2022

Nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng kho dầu thô tại khu vực Vân Phong (Khánh Hòa)

2016-2017

Xây dựng kho dầu thô tại khu vực Vân Phong (Khánh Hòa)

2018-2022

e) Phát triển các phương tiện vận tải

- Cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt hiện có nhằm bảo đảm linh hoạt và an toàn vận chuyển dầu thô và các sản phẩm xăng dầu theo từng giai đoạn của quy hoạch.

- Nghiên cứu và phát triển hệ thống vận chuyển xăng dầu bằng đường ống khi các nhà máy lọc hóa dầu đi vào vận hành. Các hệ thống tuyến đường ống mới cần triển khai nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến như sau:

Xây dựng tuyến ống mới từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đi Hà Nam; từ Bình Định/Phú Yên/Khánh Hòa lên Tây Nguyên; từ nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến khu vực các kho đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh. Danh mục hệ thống đường ống vận chuyển trong mục 4 Phụ lục II.

g) Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư của hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu giai đoạn đến năm 2015 cần khoảng 2,38 tỷ USD; giai đoạn 2016-2025 cần khoảng 7,19 tỷ USD (chi tiết trong mục 5 Phụ lục II).

4. Giải pháp thực hiện quy hoạch

Phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình dự trữ, sử dụng triệt để các nguồn lực vốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm của Nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tận dụng các cơ hội hợp tác trong khu vực cũng như hợp tác quốc tế.

a) Các giải pháp về pháp lý

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các căn cứ pháp lý để hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu có hiệu quả kinh tế, bao gồm:

- Về quy mô dự trữ:

Dự trữ thương mại: từ năm 2009 các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì lượng dự trữ tối thiểu 30 ngày cung ứng cả về cơ cấu chủng loại theo số lượng kinh doanh của năm trước.

Dự trữ sản xuất: các nhà máy lọc hóa dầu duy trì lượng dự trữ tối thiểu là 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm xăng dầu trong điều kiện vận hành bình thường.

Dự trữ quốc gia: năm 2025, lượng dự trữ quốc gia đạt 22,8 ngày nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, trong đó 12,4 ngày dầu thô và 10,4 ngày sản phẩm xăng dầu.

- Về tổ chức quản lý, kiểm soát, thực hiện dự trữ:

Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện dự trữ theo quy định của pháp luật, quy định rõ về chế độ kiểm tra và giám sát cùng các chế tài xử phạt vi phạm đối với 2 loại hình dự trữ thương mại và dự trữ sản xuất do doanh nghiệp quản lý. Về dự trữ quốc gia, Bộ Công Thương phối hợp với Cục Dự trữ Quốc gia – Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý.

- Các giải pháp xử lý khi có biến động của thị trường:

+ Giải pháp tức thời: giảm nhu cầu tiêu thụ đối với các hộ tiêu thụ dân dụng và công nghiệp; ổn định giá ở mức tăng hợp lý tối đa có thể;

+ Giải pháp ứng cứu:

Khi nguồn cung bị ngưng trệ ngắn hạn:

- Nguồn cung giảm tới 10%: huy động nguồn dự trữ thương mại sẵn có của các doanh nghiệp trong khu vực;

- Nguồn cung giảm từ 10% đến 20%: huy động bổ sung nguồn dự trữ sản xuất của nhà máy lọc hóa dầu trong khu vực/vùng;

- Nguồn cung giảm hơn 20%: huy động bổ sung nguồn dự trữ quốc gia về sản phẩm xăng dầu trong khu vực/vùng và nguồn dự trữ quốc gia dầu thô cho các nhà máy lọc hóa dầu.

Khi nguồn cung bị ngừng trệ dài hạn và nghiêm trọng: huy động các nguồn dự trữ theo thứ tự ưu tiên sau:

- Huy động nguồn dự trữ doanh nghiệp bao gồm dự trữ thương mại và dự trữ sản xuất;

- Huy động nguồn dự trữ quốc gia về sản phẩm xăng dầu;

- Huy động nguồn dự trữ quốc gia về dầu thô;

b) Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Xem xét từng dự án cụ thể để đưa vào danh mục các dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, áp dụng các hình thức cho vay ưu đãi lãi suất thấp, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng,…

- Về nguồn vốn:

Vốn đầu tư cho phát triển hệ thống kho thương mại do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tư và tự trang trải, Nhà nước chỉ xem xét ưu đãi cho phần dự trữ bắt buộc.

Vốn đầu tư cho phát triển các nhà máy lọc hóa dầu là do các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tùy thuộc quy mô công suất và đặc thù của từng nhà máy.

Vốn đầu tư cho dự trữ quốc gia là thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nguồn vốn đầu tư cho dự trữ này có thể huy động từ thuế tiêu dùng sản phẩm hoặc/và đầu tư của doanh nghiệp. Chính phủ sẽ xem xét khả năng đánh thuế bổ sung giá xăng dầu tiêu thụ cuối cùng để đến năm 2025 có thể trang trải được cơ bản vốn đầu tư và toàn bộ chi phí vận hành cho các kho dự trữ quốc gia.

- Tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức mua dầu thô, sản phẩm xăng dầu dự trữ và đơn vị quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho dự trữ:

+ Kho dự trữ quốc gia dầu thô: giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam: tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng và kho dự trữ; tổ chức mua dầu thô dự trữ theo tiến độ, quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho dự trữ dầu thô;

+ Kho dự trữ quốc gia sản phẩm xăng dầu: giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các đầu mối nhập khẩu xăng dầu tổ chức xây dựng bổ sung kho dự trữ bên cạnh các kho đầu mối hiện có; tổ chức mua sản phẩm xăng dầu dự trữ theo tiến độ, quản lý, duy trì kho sản phẩm dự trữ dưới hình thức Nhà nước thuê kho.

+ Kho dự trữ quốc gia sản phẩm nhiên liệu máy bay (Jet A1) tạm thời tiếp tục giao cho Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện và quản lý.

c) Tham gia các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

Tích cực tham gia các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới như Thỏa thuận an ninh dầu khí của các nước ASEAN (Petroleum Security Agreement); xem xét khả năng tham gia tổ chức năng lượng thế giới (IEA) về gia nhập và hoàn thành các trách nhiệm cũng như quyền lợi, chương trình năng lượng quốc tế (International Energy Program - IEP), theo đó các nước thành viên bắt buộc dự trữ ít nhất 90 ngày nhập khẩu ròng của năm trước để hỗ trợ ứng cứu khi khủng hoảng xảy ra theo chương trình phối hợp để đối phó với tình trạng khẩn cấp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Trước mắt, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, cơ lý đá đối với các vị trị dự kiến đặt các kho dự trữ dầu thô, đặc biệt đối với các kho ngầm cũng như tiến độ xây dựng các kho này trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia có kinh nghiệm, đồng thời triển khai có hiệu quả các dự án kho xăng dầu thương mại và thuê kho xăng dầu dự trữ quốc gia dự kiến đầu tư trong giai đoạn đến năm 2015.

- Chỉ đạo nghiên cứu các phương án vận chuyển sản phẩm xăng dầu bằng đường ống từ Nghi Sơn, Thanh Hóa về Hà Nam; từ Bình Định/Phú Yên/Khánh Hòa lên Tây Nguyên và từ nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn đến các kho đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Chủ trì thẩm định và phê duyệt bổ sung quy hoạch đối với các dự án kho xăng dầu thương mại có công suất kho dưới 100.000m3.

- Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước các kho dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu của Việt Nam, bao gồm:

+ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu;

+ Quy chế dự trữ, kinh doanh các sản phẩm xăng dầu;

+ Quy chế quản lý, điều hành, cơ chế điều tiết hệ thống dự trữ quốc gia dầu thô và các sản phẩm xăng dầu (quy định về cơ chế ứng cứu; trách nhiệm, quyền lợi của các doanh nghiệp/công ty kinh doanh xăng dầu đối với dự trữ quốc gia, các quy định về an toàn, môi trường v.v…);

+ Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, điều hành hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia;

+ Quy định về thành lập và sử dụng Quỹ hỗ trợ dự trữ kinh doanh xăng dầu, Quỹ dự trữ quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiên cứu và triển khai xây dựng các kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.

2. Bộ Giao thông vận tải

Lập quy hoạch hệ thống cảng biển, luồng lạch phù hợp với các yêu cầu về vận tải, xuất nhập dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu bảo đảm nguyên tắc sử dụng tối ưu Quỹ mặt đất, mặt nước để phát triển bền vững ngành công nghiệp dầu khí và công nghiệp hàng hải trong tổng thể chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trên đất liền và trên biển đối với hoạt động tàng chứa, xuất nhập dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của các kho dự trữ.

Rà soát lại và ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với việc lập và giám sát báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược có xét tới điều kiện của Việt Nam.

4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Dự kiến kế hoạch cấp vốn nhà nước hàng năm đối với các dự án dự trữ quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn quy hoạch nhằm bảo đảm tiến độ và tính khả thi của các dự án đầu tư.

5. Giao các địa phương

Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính đến việc xây dựng các dự án thuộc quy hoạch dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Ủy ban nhân dân các tỉnh ưu tiên dành quỹ mặt đất, mặt nước để xây dựng kho dự trữ dầu thô tại các vị trí đã được quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHQT, TH;
- Lưu Văn thư, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng   

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Lộ trình và quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu:

Loại hình dự trữ

Lượng dự trữ theo tiêu chí

2010

2015

2020

2025

Dự trữ thương mại

Triệu tấn

1,3

1,8

2,6

3,6

Ngày nhập ròng

40,3

65,9

43,9

38,8

Ngày nhu cầu

30

30

30

30

Dự trữ sản xuất

Dầu thô

Triệu tấn

0,23

1,3

1,5

1,5

Ngày nhập ròng

5,4

33,4

17,8

11,9

Ngày nhu cầu

4,0

15,2

12,2

9,2

Sản phẩm

Triệu tấn

0,12

0,6

0,7

0,7

Ngày nhập ròng

3,8

22,6

11,9

8,0

Ngày nhu cầu

2,8

10,3

8,1

6,2

Tổng cộng

Ngày nhập ròng

9,2

56,1

29,7

19,9

Ngày nhu cầu

6,8

25,5

20,3

15,4

Dự trữ quốc gia

Dầu thô

Triệu tấn

 

 

0,7

2,2

Ngày nhập ròng

 

 

8,6

16,6

Ngày nhu cầu

 

 

5,8

12,4

Sản phẩm

Triệu tấn

0,4

0,4

0,4

1,3

Ngày nhập ròng

13,8

15,6

7,3

13,5

Ngày nhu cầu

10,3

7,1

5,0

10,4

Tổng cộng

Ngày nhập ròng

13,8

15,6

15,9

30

Ngày nhu cầu

10,3

7,1

10,7

22,8

Tổng dự trữ cả nước

Triệu tấn

2,1

4,2

5,9

9,3

Ngày nhập ròng

63

138

90

90

Ngày nhu cầu

47

63

61

68

2. Quy mô sức chứa kho xăng dầu thương mại

(Đơn vị: 1.000m3)

Vùng cung ứng

2015

2020

2025

- Kho đầu mối cả nước

3.242

5.725

8.684

Bắc Bộ

1.413

2.020

2.893

Bắc Trung Bộ

238

349

500

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

467

701

1.019

Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận

834

2.167

3.505

Thành phố Cần Thơ và phụ cận

290

488

767

- Kho trung chuyển cả nước

840

1.201

1.708

Bắc Bộ

520

742

1.062

Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận

192

277

392

Thành phố Cần Thơ và phụ cận

127

181

253

Tổng cộng

4.082

6.926

10.392

3. Quy hoạch phát triển sức chứa các kho xăng dầu thương mại

(Đơn vị: 1.000 m3)

TT

Loại hình xây dựng

2008-2015

2016-2025

Tổng cộng

A

Kho cảng đầu mối

2.676

4.526

7.202

1

Các dự án đang triển khai

1.352

 

1.352

a

Mở rộng kho

626

 

626

b

Xây dựng mới

726

 

726

2

Mở rộng nâng cấp kho hiện có

310

720

1.030

3

Xây dựng mới

1.014

3.806

4.820

B

Kho cảng trung chuyển

486

854

1.340

1

Các dự án đang triển khai

242

0

242

a

Mở rộng kho

22

 

 

b

Xây dựng mới

220

 

 

2

Mở rộng nâng cấp kho hiện có

50

250

300

3

Xây dựng mới

194

604

798

C

Kho cung ứng vùng núi biên giới

20

24

44

1

Các dự án đang triển khai

8

6

14

2

Xây dựng mới

12

18

30

 

Tổng cộng cả nước

3.182

5.405

8.586

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Danh mục dự án kho xăng dầu thương mại ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2015

(chỉ tính kho tiếp nhận đầu mối và trung chuyển lớn >10.000m3)

Thứ tự

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

Thời gian xây dựng giai đoạn I

Ghi chú

1

Mở rộng kho đầu mối K130 (Petrolimex)

Quảng Ninh

250.000 m3

GĐ1: 72.000 m3

GĐ2: 180.000 m3

 

2008-2009

(2009-2014)

Nhập bằng đường ống từ kho cảng Bãi Cháy

2

Mở rộng kho K131 (Petrolimex)

Thủy Nguyên-Hải Phòng

60.000 m3

GĐ1: 40.000 m3

2009-2010

Nhận bằng đường ống B12

3

Xây mới kho K132 (Petrolimex)

Hải Dương

100.000 m3

GĐ1: 50.000 m3

2009-2011

Nhận bằng đường ống B12

4

Xây mới kho Hà Nam (Petrolimex)

Hà Nam

60.000 m3

GĐ1: 20.000 m3

2008-2010

Nhận bằng đường ống B12

5

Kho Đình Vũ – VIPCO (Petrolimex) mới

Hải Phòng

GĐ1: 150.000 m3

2009-2012

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

6

Xây mới kho Phú Xuyên - (Petrolimex)

Phú Xuyên – Hà Nội

100.000 m3

GĐ1: 60.000 m3

2010-2012

Nhận bằng đường ống B12

7

Xây mới kho Phú Thị (Petrolimex)

Gia Lâm-Hà Nội (hoặc Thuận Thành-Bắc Ninh)

120.000 m3

GĐ1: 60.000 m3

2011-2015

Nhận bằng đường ống B12

8

Xây mới Tổng kho Lạch Huyện (Petrolimex/PV Oil và DN khác) mới

Lạch Huyện Quảng Ninh

Đến 500.000 m3

GĐ1: 200.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

9

Mở rộng Tổng kho Thượng Lý

Thượng Lý – Hải Phòng

40.000 m3

2010-2012

Nhận bằng đường ống B12

10

Mở rộng kho Đình Vũ (PV Oil)

Hải Phòng

30.000 m3

2008-2009

Sử dụng cảng Dầu Đình Vũ

11

Xây mới Tổng kho Vinashin

Đầm Nhà Mạc Quảng Ninh

Đến 200.000 m3

GĐ1: 100.000 m3

2010-2012

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

12

Xây mới kho Vinapco Hải Phòng

Hải Phòng

50.000 m3

2010-2015

Sử dụng cảng Dầu Đình Vũ

13

Xây mới kho Đình Vũ (Vitranchart)

Hải Phòng

20.000 m3

GĐ1: 10.000 m3

2010-2012

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

14

Mở rộng kho Cái Lân (PV Oil)

Quảng Ninh

Đến 70.000 m3

2009-2012

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

15

Mở rộng kho Việt Trì (Petrolimex)

Việt Trì – Phú Thọ

20.000 m3

2009-2012

Cảng sông đã có

16

Xây mới kho Vũng Áng (PV Oil)

Hà Tĩnh

100.000 m3

GĐ1: 60.000 m3

2008-2009

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

17

Xây mới kho Hòn La (PV Oil)

Cảng Hòn La Quảng Bình

100.000 m3

GĐ1: 40.000 m3

2011-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

18

Mở rộng kho Cửa Việt

Quảng Trị

Đến 20.000 m3

2010-2012

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

19

Mở rộng kho Chân Mây (PV Oil)

Cảng Chân Mây, Thừa Thiên Huế

Đến 50.000 m3

GĐ1: 25.000 m3

2009-2010

Đã có cảng

20

Xây mới kho Thọ Quang (Petrolimex)

Đà Nẵng

90.000 m3

GĐ1: 40.000 m3

2009-2013

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

21

Mở rộng kho Liên Chiểu (PV Oil)

Đà Nẵng

Đến 30.000 m3

2009-2011

Đã có cảng

22

Xây mới kho Đà Nẵng (PV Oil)

Đà Nẵng

Đến 50.000 m3

GĐ1: 25.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

23

Mở rộng kho Phú Hòa (Petrolimex)

Bình Định

50.000 m3

2009-2015

Đã có cảng

24

Xây mới kho ngoại quan Văn Phong (Petrolimex)

Khánh Hòa

1.000.000 m3

GĐ1: 500.000 m3

2009-2012

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

25

Mở rộng kho Vũng Rô (Cty VTTH Phú Yên)

Phú Yên

40.000 m3

2009-2015

Đã có cảng

26

Xây mới kho Nam Trung Bộ (Petrolimex)

Ninh Thuận hoặc Bình Thuận

50.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

27

Thay mới, mở rộng kho B, C Tổng kho Nhà Bè (Petrolimex)

Thành phố Hồ Chí Minh

280.000 m3

2008-2015

Đã có cảng

28

Xây mới, mở rộng kho  D, E Tổng kho Nhà Bè (Petrolimex)

Thành phố Hồ Chí Minh

Đến 400.000 m3

GĐ1 kho D: 120.000 m3

2009-2020

Đã có cảng

29

Mở rộng Tổng kho Nhà Bè (PV Oil)

Thành phố Hồ Chí Minh

Đến 130.000 m3

GĐ1: 50.000 m3

2008-2009

Đã có cảng

30

Xây mới kho Nhà Bè (Vinapco)

Thành phố Hồ Chí Minh

Đến 200.000 m3

GĐ1: 50.000 m3

2010-2015

Đã có cảng

31

Xây mới kho Cù Lao Tào (PV Oil)

Bà Rịa – Vũng Tàu

GĐ1: 150.000 m3

GĐ2: 150.000 m3

2007-2009

2011-2015

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

32

Xây mới Tổng kho xăng dầu Cái Mép (Petec – PV Oil)

Bà Rịa – Vũng Tàu

Đến 150.000 m3

GĐ1: 80.000 m3

2009-2011

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

33

Xây mới Tổng kho XD COMECO

Nhơn Trạch – Đồng Nai

Đến 100.000 m3

GĐ1: 44.000 m3

2008-2010

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

34

Xây mới Tổng kho Phú Hữu (Cty Tín Nghĩa)

Nhơn Trạch – Đồng Nai

Đến 180.000 m3

GĐ1: 60.000 m3

2008-2010

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

35

Xây mới Tổng kho Nhơn Trạch (PV Oil)

Nhơn Trạch – Đồng Nai

Đến 100.000 m3

2012-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

36

Xây mới Tổng kho Đông Nam Bộ (Petrolimex)

Đồng Nai hoặc Bà Rịa Vũng Tàu

Đến 200.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

37

Xây mới kho Soài Rạp (PetroMekong PV Oil)

Gò Công Đông – Tiền Giang

Đến 520.000 m3

GĐ1: 160.000 m3

2008-2010

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

38

Xây mới kho Soài Rạp (Công ty Thuận Tiến)

Gò Công Đông – Tiền Giang

Đến 110.000 m3

GĐ1: 60.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

39

Xây mới kho Vĩnh Long

Thị xã Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long

20.000 m3

2010-2015

Cảng sông, cần thỏa thuận với Cục Đường sông

40

Xây mới kho trung chuyển Long Bình Tân (Petrolimex)

Đồng Nai

Đến 50.000 m3

GĐ1: 20.000 m3

2010-2015

Cảng sông, cần thỏa thuận với Cục Đường sông

41

Mở rộng kho Cần Thơ (PV Oil)

Khu Công nghiệp Trà Nóc – Cần Thơ

60.000 m3

GĐ1: 40.000 m3

2008-2010

Đã có thỏa thuận cảng với Bộ Giao thông vận tải

42

Mở rộng kho Cần Thơ (PetroMekong)

Quận Cái Răng – thành phố Cần Thơ

36.000 m3

2008-2009

Đã có cảng

43

Xây mới kho Cà Mau (PV Oil)

Cà Mau

Đến 11.000 m3

2008-2010

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

44

Xây mới kho Trà Vinh (CAWACO)

Kim Sơn – Trà Cú Trà Vinh

Đến 200.000 m3

GĐ1: 100.000 m3

2010-2015

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

45

Xây mới kho Kiên Lương (PV Oil)

Kiên Lương – Kiên Giang

Đến 100.000 m3

2010-2013

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

46

Xây mới kho Kiên Lương (Petrolimex)

Kiên Lương – Kiên Giang

Đến 100.000 m3

GĐ1: 30.000 m3

2010-2012

Cần thỏa thuận về cảng với Bộ Giao thông vận tải

47

Xây mới và mở rộng các kho xăng nhiên liệu máy bay Jet A1

Tại các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cát bi, Phù Cát, Phú Xuân, Cam Ranh

10.000 -15.000 m3 /cho mỗi địa điểm

2010-2020

Nhập đường bộ bằng ô tô xitéc

48

Mở rộng kho Phú Mỹ - nhà máy chế biến Condensate

KCN Cái Mép, Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đến 75.000 m3

2008-2010

 

49

Xây mới kho Dung Quất – PV Oil (dự trữ đầu mối hoặc phục vụ mở rộng nhà máy)

Quảng Ngãi

Đến 1.000.000m3

GĐ1: 500.000 m3

2010-2015

 

2. Danh mục vị trí thuê kho dự trữ sản phẩm dầu quốc gia

Thứ tự

Tên kho

Địa điểm

Quy mô (1000 m3)

I

Các kho Jet A1

Gần các cảng hàng không

30

II

Các kho xăng, DO, FO

 

1.170

Vùng Bắc Bộ:

500

1

Kho 130 hoặc kho Lạch Huyện

Quảng Ninh

300

2

Kho Thượng Lý

Hải Phòng

200

Vùng Bắc Trung Bộ

150

3

Kho Bến Thủy

Nghệ An

50

4

Kho Vũng Áng

Hà Tĩnh

100

Vùng Nam Trung Bộ

150

5

Kho Phú Hòa

Bình Định

50

6

Kho Mỹ Giang

Khánh Hòa

100

Vùng Nam Bộ

950

7

Nhà Bè

Thành phố Hồ Chí Minh

500

8

Soài Rạp

Tiền Giang

450

3. Danh mục dự án kho dự trữ dầu thô quốc gia

Thứ tự

Tên dự án

Địa điểm

Quy mô

1

Kho Vân Phong

Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa

800.000 tấn (khoảng 1.100.000 m3)

2

Kho Nghi Sơn

Nghi Sơn, Thanh Hóa

700.000 tấn (khoảng 1.000.000 m3)

3

Kho Long Sơn

Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu

700.000 tấn (khoảng 1.000.000 m3)

4. Danh mục dự án hệ thống đường ống vận chuyển dầu

Thứ tự

Tên dự án

Quy mô

Thời gian

Ghi chú

I

Nâng cấp, cải tạo tuyến hiện có:

 

 

 

1

Nâng cấp, cải tạo một số đoạn tuyến của hệ thống B12

Toàn tuyến khoảng 130 km

2008 - 2015

 

2

Nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến còn lại của hệ thống B12

Khoảng 100 km

2015 - 2025

 

3

Cải tạo tuyến ống Nghi Hương – Bến Thủy

20 km

2016 - 2025

 

II

Xây mới tuyến ống:

 

 

 

1

Xây mới tuyến ống Lạch Huyện nối với tuyến ống B12

20 km

2015 – 2025

Quy hoạch đồng bộ với Tổng kho Lạch Huyện của Petrolimex

2

Xây mới hệ thống tuyến ống Nghi Sơn – Hà Nam

100 km

2015 – 2025

Cầu quy hoạch chi tiết và lập báo cáo đầu tư

3

Xây mới hệ thống đường ống Long Sơn – Nhà Bè

80 km

2016 - 2025

Cầu quy hoạch chi tiết và lập báo cáo đầu tư

4

Xây mới tuyến ống từ Bình Định /Phú Yên/Nha Trang đi Tây Nguyên

Trên 100 km

2016 - 2025

Cầu quy hoạch chi tiết và lập báo cáo đầu tư

5. Tổng hợp vốn đầu tư

Hạng mục

Vốn đầu tư (tỷ USD)

Chủ đầu tư

Tổng cộng

2009 - 1010

2011 – 2015

2016 – 2020

2021 – 2025

Xây dựng kho xăng dầu dự trữ thương mại

2,50

0,26

0,66

0,71

0,87

Doanh nghiệp

Xây dựng kho dầu thô và thuê kho sản phẩm quốc gia

0,77

0,01

0,01

0,42

0,33

Nhà nước/Doanh nghiệp

Mua dầu thô và các sản phẩm dự trữ quốc gia

2,60

0,10

-

0,57

1,93

Nhà nước/Doanh nghiệp

Vận hành và bảo dưỡng kho dự trữ quốc gia

0,31

0,01

0,04

0,05

0,21

Nhà nước/Doanh nghiệp

Phát triển các phương tiện vận chuyển

3,40

0,37

0,92

0,95

1,16

Doanh nghiệp

Tổng cộng

9,58

0,75

1,63

2,69

4,50

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1139/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1139/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/07/2009
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 13/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản