Hệ thống pháp luật
Quảng cáo Google

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1129/QĐ-UBND

Huế, ngày 13 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1858/2006/QĐ-UBND ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định 1139/QĐ-UBND ngày 5 tháng 6 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 197/SNV-CCHC ngày 17 tháng 3 năm 2008 và của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tại Công văn số 26/BQL-TH ngày 5 tháng 3 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NCCS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh)

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Cơ chế một cửa tại Ban Quản lý là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý; từ hướng dẫn - tiếp nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ đến giao trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” (sau đây gọi tắt là Bộ phận một cửa) đặt tại Phòng Hành chính - Tổng hợp, do Trưởng ban Ban Quản lý thành lập.

Điều 2. Mục đích yêu cầu

1. Công khai thủ tục hành chính; giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Không ngừng nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, đảm bảo thời hạn giao trả hồ sơ theo quy định; xác định trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức trực tiếp tham gia giải quyết hồ sơ; đảm bảo sự thống nhất đồng bộ từ khâu tiếp nhận đến giao trả kết quả tại Ban Quản lý áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000.

Điều 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Áp dụng thực hiện cho các loại thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Điều 4. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và giao trả kết quả

Việc tiếp nhận hồ sơ và giao trả kết quả được thực hiện tại Bộ phận một cửa của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh – Khu 8, thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian tiếp nhận và giao trả kết quả: buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 30 vào các ngày trong tuần, trừ các ngày lễ và Chủ nhật.

Điều 5. Yêu cầu thủ tục hành chính đối với hồ sơ

1. Đảm bảo đầy đủ các loại văn bản cho từng loại thủ tục theo quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và các văn bản liên quan khác của Nhà nước - nếu có yêu cầu đặc biệt cho từng trường hợp cụ thể.

2. Văn bản dự thảo của các phòng, đơn vị (nếu có) phải được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định tại Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Liên Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ và các quy định khác của nhà nước có liên quan; đồng thời phải được Lãnh đạo phòng, đơn vị trình ký ký chịu trách nhiệm và phải kèm theo file điện tử được chuyển qua các phương tiện thích hợp.

Chương 2:

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ VÀ GIAO TRẢ KẾT QUẢ

Điều 6. Quy trình tiếp nhận hồ sơ

Tiếp nhận hồ sơ là quá trình thành viên Bộ phận một cửa được phân công trực thực hiện các công việc sau:

1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì không tiếp nhận, đồng thời hướng dẫn cụ thể bằng phiếu hướng dẫn (theo mẫu) để tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh. Việc hướng dẫn được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, đúng quy định đã niêm yết công khai.

2. Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc ,không được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và viết giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả (thời hạn hẹn trả hồ sơ thực hiện theo Phụ lục kèm theo Quyết định này); yêu cầu cá nhân, tổ chức ký vào phiếu tiếp nhận hồ sơ và thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

4. Chuyển hồ sơ và giấy tiếp nhận hồ sơ cho bộ phận Văn thư vào sổ theo dõi văn bản đến.

5. Nhận lại hồ sơ từ bộ phận Văn thư, chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn thụ lý giải quyết hồ sơ.

6. Ghi chép, cập nhật các nội dung liên quan vào sổ và phần mềm theo dõi việc tiếp nhận - giao trả kết quả theo quy trình sử dụng phần mềm (nếu có).

Điều 7. Quy trình chuyển hồ sơ

Sau khi tiếp nhận, vào cuối mỗi buổi làm việc, Bộ phận một cửa có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ đã nhận đến phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết. Thời gian Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn và thời gian phòng chuyên môn trả lại kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận một cửa phải thể hiện trong sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả và phiếu chuyển hồ sơ (theo mẫu).

Điều 8. Quy trình giải quyết hồ sơ

1. Phòng chuyên môn thụ lý thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra nội dung hồ sơ do thành viên trực Bộ phận một cửa chuyển giao theo Phiếu tiếp nhận và Phiếu chuyển hồ sơ;

b) Nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định.

Trường hợp hồ sơ có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của phòng chuyên môn khác thì cán bộ, công chức hoặc phòng chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động phối hợp với cán bộ, công chức hoặc phòng chuyên môn khác có liên quan cùng xử lý hồ sơ.

Đối với hồ sơ đòi hỏi có sự phối hợp liên ngành của các cơ quan chuyên môn khác, phòng chuyên môn thụ lý tham mưu cho Lãnh đạo Ban thực hiện việc phối hợp giải quyết theo hướng:

+ Phát hành văn bản để xin ý kiến thống nhất trong việc thụ lý hồ sơ.

+ Tổ chức họp với các ngành để lập biên bản về những nội dung thống nhất và kiến nghị đề xuất với cấp trên.

c) Trường hợp đến ngày hẹn trả nhưng phòng chuyên môn chưa giải quyết xong hồ sơ thì phải lập Phiếu gia hạn trả hồ sơ trình lãnh đạo Ban ký, chuyển cho Bộ phận một cửa để gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan, nêu rõ lý do chậm trễ; thời gian gia hạn tùy tình hình thực tế nhưng không được vượt quá thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định cho từng loại hồ sơ.

d) Phòng chuyên môn chuyển kết quả giải quyết hồ sơ (hoặc Phiếu gia hạn trả hồ sơ trong trường hợp chưa có kết quả) cho Bộ phận một cửa để giao trả cho tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng thời gian hẹn trả.

2. Thời gian thụ lý cho từng loại thủ tục quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 9. Quy trình trả kết quả giải quyết hồ sơ

Trả kết quả giải quyết hồ sơ là quá trình thành viên Bộ phận một cửa được phân công trực thực hiện các công việc sau:

1. Trả kết quả giải quyết hồ sơ hoặc phiếu gia hạn trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo đúng phiếu tiếp nhận hồ sơ.

2. Ghi chép và cập nhật kết quả giải quyết hồ sơ vào sổ và phần mềm theo dõi việc tiếp nhận - giao trả kết quả theo quy trình sử dụng phần mềm (nếu có).

3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân ký nhận kết quả vào sổ theo dõi và thu hồi phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Điều 10. Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ thực hiện theo quy định hiện hành về công tác lưu trữ của Nhà nước và của đơn vị.

Chương 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Tỉnh

1. Đầu tư, kiện toàn cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hoạt động của Bộ phận một cửa; ban hành các loại văn bản liên quan đến quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại Ban Quản lý (phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu gia hạn trả hồ sơ, phiếu hướng dẫn hồ sơ, Sổ theo dõi tiếp nhận và trả hồ sơ,...).

2. Ban hành quy chế quy định cụ thể trách nhiệm của các phòng chuyên môn, cá nhân cán bộ, công chức trong tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận một cửa; giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của đơn vị.

3. Tổ chức niêm yết công khai các thủ tục hành chính thực hiện tại bộ phận một cửa (danh mục hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời hạn giải quyết).

4. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc ở bộ phận một cửa.

5. Thường xuyên nghiên cứu, rà soát, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kịp thời nội dung danh mục hồ sơ, thời hạn giải quyết cho từng loại thủ tục hành chính phù hợp với quy định của Nhà nước.

6. Chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Bộ phận một cửa đảm bảo đúng theo quy định (bao gồm cả việc tiếp nhận, xử lý các kiến nghị vướng mắc về quy định hành chính).

7. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Sở Nội vụ về tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa (khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất) vào ngày 10 của tháng cuối quý và ngày 5 tháng 11 hàng năm.

Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan

1. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung tại Quy định này.

2. Thực hiện việc nộp hồ sơ và nhận kết quả đúng địa điểm, thời gian ghi ở Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

3. Thường xuyên phản ảnh cho UBND tỉnh những vướng mắc để kịp thời xử lý, đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật./.

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI BQL CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND ngày 13/5/2008 của Chủ tịch UBND Tỉnh)

TT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ DANH MỤC HỒ SƠ

Loại văn bản

Thời gian thụ lý (ngày làm việc)

Tổng số

Tiếp nhận - Hoàn trả

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Ban

I

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

 

 

1

Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam

 

1.1

Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ gồm 02 bộ:

 

05

01

03

01

 

Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận dự án đầu tư

Theo mẫu

 

1.2

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện trừ trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ gồm 04 bộ:

 

20

01

18

01

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh)

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

2

Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên

 

 

 

 

 

2.1

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ gồm 04 bộ :

 

10

01

08

01

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

 

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

Giải trình kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường

Bản chính

 

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

 

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

2.2

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện trừ trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ gồm 04 bộ:

 

20

01

18

01

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

 

 

 

 

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

 

 

 

 

3

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ 10 bộ gồm:

 

30

01

28 (VPCP, các Bộ, phòng chuyên môn)

01

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Giải trình kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường

Bản chính

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

II

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 

 

1

Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam

 

 

 

 

 

1.1

Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư đầu tư dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ gồm 02 bộ :

 

5

1

3

1

1.1.1

Đối với trường hợp dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

1.1.2

Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Bản chính

Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Bản chính

1.2

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện trừ trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ gồm 04 bộ :

 

20

1

18

1

1.2.1

Đối với trường hợp dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

 

 

 

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

1.2.2

Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Bản chính

Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Bản chính

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

2

Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên

 

 

 

 

 

2.1

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hồ sơ gồm 04 bộ :

 

10

1

8

1

2.1.1

Đối với trường hợp dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

 

 

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

 

Giải trình kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường

Bản chính

 

 

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

 

 

 

Bản sao

 

Bản sao

2.1.2

Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

Giải trình kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường

Bản chính

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Bản chính

Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Bản chính

2.2

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện trừ trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ gồm 04 bộ :

 

20

1

18

1

2.2.1

Đối với trường hợp dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Bản chính

 

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

 

 

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

 

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

 

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

 

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

2.2.2

Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế:

 

 

 

 

 

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

 

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

 

 

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

 

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

 

 

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

 

 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Bản chính

 

 

Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Bản chính

 

 

 

 

3

Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ 10 bộ gồm:

 

30

1

28 (VPCP, các Bộ, phòng chuyên môn)

1

 

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

 

 

 

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản chính

 

 

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm)

Bản chính

 

Giải trình kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường

Bản chính

 

Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư (đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

Bản chính

 

 

Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

 

 

 

- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với các nhà đầu tư là tổ chức

Bản sao

 

 

- Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân

Bản sao

 

III

ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

 

 

1

ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

 

 

1.1

Đăng ký Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm 02 bộ :

 

5

1

3

1

 

Bản đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

 

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản sao

 

1.2

Thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm 04 bộ:

 

20

1

18

1

 

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Theo mẫu

 

 

 

 

Giải trình lý do điều chỉnh

Bản chính

 

Những thay đổi so với dự án đang triển khai

Bản chính

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án

Bản chính

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản sao

2

ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

2.1

Đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm 02 bộ :

 

5

1

3

1

 

Bản đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Theo mẫu

 

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản chính

Bản sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp

Bản chính

2.2

Thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm 04 bộ:

 

20

1

18

1

 

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Theo mẫu

 

 

Giải trình lý do điều chỉnh

Bản chính

 

 

Những thay đổi so với dự án đang triển khai

Bản chính

 

 

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án

Bản chính

 

 

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản sao

 

 

Bản sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp

Bản chính

 

3

Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

 

30

1

28

1

 

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Theo mẫu

 

Giải trình lý do điều chỉnh

Bản chính

 

 

Những thay đổi so với dự án đang triển khai

Bản chính

 

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án

Bản chính

 

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản sao

 

 

 

 

Bản sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp

Bản chính

 

IV

ĐĂNG KÝ LẠI, CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

1

Đăng ký lại doanh nghiệp

 

5

1

3

1

 

Văn bản đề nghị đăng ký lại doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật doanh nghiệp ký

Bản chính

 

Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp

Bản chính

Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh

Bản sao

Trường hợp khi đăng ký lại, doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư, thì trong hồ sơ nói trên còn bao gồm các tài liệu mà pháp luật quy định tương ứng với nội dung điều chỉnh (tăng vốn đầu tư, chuyển nhượng vốn, thay đổi tên chủ đầu tư…)

Bản sao

2

Chuyển đổi doanh nghiệp

 

10

1

8

1

 

Văn bản đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp, trong đó nêu rõ nội dung chuyển đổi do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký

Bản chính

 

 

Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp

Bản chính

 

 

Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Bản sao

 

 

Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh khác

Bản sao

 

 

Trường hợp chuyển đổi có bổ sung thêm thành viên mới thì trong hồ sơ nói trên còn bao gồm:

- Đối với thành viên mới là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

- Đối với thành viên mới là pháp nhân: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của pháp nhân; Quyết định ủy quyền, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền;

Đối với thành viên mới là pháp nhân nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD và Điều lệ phải có chứng thực của cơ quan nơi pháp nhân đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Bản sao

 

 

Trường hợp khi chuyển đổi doanh nghiệp có yêu cầu điều chỉnh các nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư thì trong hồ sơ chuyển đổi còn bao gồm các tài liệu mà pháp luật quy định tương ứng với nội dung điều chỉnh

Bản sao

 

V

CẤP CHỨNG CHỈ QUY HOẠCH

 

3

1

1

1

 

Đơn xin cấp chứng chỉ quy hoạch

Theo mẫu

 

Văn bản thoả thuận về việc thuê lại đất

Bản chính

Sơ đồ đo vẽ hoặc trích đo bản đồ địa chính lô đất dự kiến tỷ lệ 1/500 trở lên (theo hệ toạ độ VN2000) do cơ quan có thẩm quyền xác nhận

Bản chính

VI

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HOÁ MẪU D

 

1

 

0.5

0.5

 

C/O mẫu D đã được khai hoàn chỉnh

Theo mẫu

 

 

Đơn đề nghị cấp C/O mẫu D đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ

Theo mẫu

 

 

Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thanh khoản

Bản sao

 

 

Vận đơn

Bản sao

 

 

Hợp đồng mua bán

Bản sao

 

 

Hoá đơn thương mại

Bản sao

 

 

Phiếu đóng gói

Bản sao

 

 

Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D

Bản chính

 

 

 

 

 

Ghi chú:

-"Bản chính" được hiểu là các văn bản được ban hành có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan, đơn vị ban hành (không sao chụp).

-"Bản sao" được hiểu là các văn bản được sao chụp từ bản chính (có công chứng, chứng thực).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1129/QĐ-UBND năm 2008 về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các khu công nghiệp Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 1129/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/05/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/05/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản

Warning: file_get_contents(https://hethongphapluat.com/api/vanban/?view=chi_tiet&vb_id=e3391d28dad7ec4d51422aebc09c3145&part=file_downloads): Failed to open stream: HTTP request failed! HTTP/1.1 500 Internal Server Error in C:\Websites\indicat.vn\tools\php\lib\modules\function.vanban.php on line 1200
Không thể lấy dữ liệu từ URL.