- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 23/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1115/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 16 tháng 8 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT MÍA GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.
Căn cứ Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ- UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê-xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Căn cứ Quyết định số 2102/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2010 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch sản xuất mía giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 129/TTr-SNN ngày 26 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất mía giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình với những nội dung sau:
Mở đầu
I. Sự cần thiết của quy hoạch.
II. Yêu cầu mục đích của quy hoạch.
III. Những căn cứ để lập quy hoạch.
IV. Nội dung báo cáo quy hoạch.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN MÍA CỦA TỈNH HÒA BÌNH
1. Diện tích tự nhiên, vị trí địa lý.
2. Các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp mía.
1. Điều kiện địa hình, địa mạo.
2. Tài nguyên khí hậu.
3. Tài nguyên nước.
4. Tài nguyên đất.
5. Tài nguyên sinh vật.
6. Tài nguyên khoáng sản.
III. Tình hình kinh tế-xã hội
1. Tình hình kinh tế.
2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.
3. Tình hình việc làm, thu nhập, tỷ lệ đói nghèo.
IV. Đánh giá chung các yếu tố
1. Những lợi thế so sánh.
2. Những thách thức, hạn chế.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRỒNG MÍA TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
I. Về tăng trưởng giá trị sản xuất mía giai đoạn 2006-2010
1. Về tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
2. Về tăng trưởng giá trị sản xuất mía.
II. Thực trạng sử dụng đất trồng mía
1. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng mía giai đoạn 2006-2010.
1.1. Mía ăn tươi.
1.2. Mía nguyên liệu.
2. Thu nhập của sản xuất mía.
2.1. Mía ăn tươi.
2.2. Mía nguyên liệu.
3. Nhận xét tình hình phát triển sản xuất mía trong thời gian vừa qua.
1. Về công nghiệp chế biến.
2. Về cơ khí, thủy lợi dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, sản xuất giống.
V. Tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mía
1. Về nghiên cứu, lựa chọn giống phù hợp.
2. Về ứng dụng công nghệ vào sản xuất giống.
3. Về kỹ thuật trồng mía.
VI. Vốn đầu tư phát triển trồng mía
1. Những mặt đạt được.
2. Những tồn tại.
3. Nguyên nhân của những tồn tại.
I. Quan điểm, mục tiêu phát triển và một số dự báo
1. Quan điểm định hướng.
- Phát triển sản xuất mía trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển sản xuất mía trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng công suất nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất mía, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất mía, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
- Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía.
2. Mục tiêu phát triển.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất mía đến năm 2015 đạt bình quân 7%/năm; đến năm 2020 đạt 7,5%/năm. Cơ cấu giá trị mía trong cơ cấu giá trị chung ngành trồng trọt năm 2015 đạt 11,5%, đến năm 2020 đạt 12%. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích mía toàn tỉnh khoảng 9.500 ha; năng suất bình quân đạt khoảng 70 tấn/ha; sản lượng đạt 66.500 tấn. Chữ lượng đường bình quân của mía nguyên liệu đạt 11 CCS; đến năm 2020 diện tích mía toàn tỉnh đạt 10.000 ha, năng suất bình quân đạt 75 tấn/ha, sản lượng đạt 750.000 tấn; chữ lượng đường mía nguyên liệu đạt 12 CCS;
- Sản xuất mía nguyên liệu, tập trung đầu tư thâm canh, đưa tỷ lệ giống mới có năng suất, trữ lượng CCS cao vào sản xuất, phấn đấu đến 2015 diện tích trồng 2.450 ha, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha, sản lượng đạt 171.500 tấn; đến 2020 diện tích trồng 2.800 ha, năng suất bình quân đạt 80 tấn/ha, sản lượng đạt 224.000 tấn;
- Sản lượng đường phấn đấu đạt 11.000 tấn vào năm 2015 và 13.000 tấn vào năm 2020;
- Thu nhập bình quân của người trồng mía đạt giá trị 100 triệu đồng/ha đất canh tác năm 2015 và đạt trên 130 triệu đồng/ha đất canh tác vào năm 2020.
3. Một số dự báo.
II. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và đến năm 2020
1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
III. Quy hoạch phát triển trồng mía giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
1. Xác định quy mô diện tích, năng suất và sản lượng mía.
- Quy mô diện tích đất trồng mía của tỉnh khoảng 9.500-10.000 ha:
+ Giai đoạn 2011-2015 khoảng 9.500 ha, trong đó mía ăn tươi 7.050 ha, mía nguyên liệu 2.450 ha.
+ Giai đoạn 2016-2020 khoảng 10.000 ha, trong đó mía ăn tươi 7.200 ha, mía nguyên liệu 2.800 ha.
- Năng suất mía:
+ Năng suất mía bình quân đạt từ 68 - 70 tấn/ha trong giai đoạn 2011-2015.
+ Năng suất mía bình quân 75 tấn/ha, giai đoạn 2016 - 2020
Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng mía tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
Đơn vị tính: Ha
STT | Diễn giải | ĐVT | Giai đoạn 2011-2015 | Định hướng đến 2020 | |
Đến 2013 | Đến 2015 | ||||
1 | Toàn tỉnh |
|
|
|
|
| - Diện tích | Ha | 9.200 | 9.500 | 10.000 |
| - Năng suất | Tấn/ha | 68 | 70 | 75 |
| - Sản lượng | Tấn | 626.000 | 665.600 | 750.000 |
2 | Mía ăn tươi |
|
|
|
|
| - Diện tích | Ha | 7.050 | 7.050 | 7.200 |
| - Năng suất | Tấn/ha | 70 | 72 | 76 |
| - Sản lượng | Tấn | 493.500 | 507.600 | 547.200 |
3 | Mía nguyên liệu |
|
|
|
|
| - Diện tích | Ha | 2.000 | 2.450 | 2.800 |
| - Năng suất | Tấn/ha | 61 | 64 | 72 |
| - Sản lượng | Tấn | 122.000 | 156.800 | 201.600 |
2. Quy hoạch bố trí sử dụng đất phát triển sản xuất mía.
Quy hoạch đất trồng mía tỉnh Hòa Bình phân theo địa phương giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Đơn vị: Ha
STT | Diễn giải | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
| Toàn tỉnh | 9.500 | 10.000 |
1 | TP. Hòa Bình | 85 | 85 |
2 | Đà Bắc | 597 | 650 |
3 | Kỳ Sơn | 306 | 400 |
4 | Lương Sơn | 45 | 45 |
5 | Cao Phong | 2.940 | 2.850 |
6 | Kim Bôi | 1.450 | 1.600 |
7 | Tân Lạc | 1.500 | 1.500 |
8 | Lạc Sơn | 970 | 1.120 |
9 | Lạc Thuỷ | 177 | 350 |
10 | Yên Thuỷ | 1.430 | 1.400 |
Cụ thể:
- Huyện Cao Phong, tập trung trồng tại các xã: Xã Thung Nai 160 ha, Thu Phong 340 ha, Bắc Phong 565 ha, Dũng Phong 340 ha, Đông Phong 290 ha, Xuân Phong 255 ha, Nam Phong 355 ha, Tân Phong 250 ha, Tây Phong 320 ha...
- Huyện Lạc Sơn, tập trung trồng tại các xã: Xã Tự do 30 ha, Yên Nghiệp 125 ha, Tân Mỹ 70 ha, Bình Chân 40 ha, Ân Nghĩa 120 ha, Bình Cảng 40 ha, Chí Thiện 40 ha, Tân Lập 45 ha...
- Huyện Tân Lạc, tập trung trồng tại các xã: Xã Đông Lai 100 ha, Thanh Hối 110 ha, Mãn Đức 60 ha, Quy Hậu 65 ha, Mỹ Hoà 430 ha, Phong Phú 132 ha, Địch Giáo 55 ha, Quy Mỹ 50 ha, Lỗ Sơn 110 ha, Gia Mô 50 ha, Phú Vinh 400 ha, Phú Cường 50 ha...
- Huyện Đà Bắc, tập trung trồng tại các xã: Xã Hào Lý 205 ha, Hiền Lương 80 ha, Cao Sơn 165 ha, Toàn Sơn 30 ha...
- Huyện Yên Thuỷ, tập trung trồng tại các xã: Xã Bảo Hiệu 35 ha, Đa Phúc 300 ha, Hữu Lợi 230 ha, Lạc Thịnh 270 ha, Yên Lạc 340 ha, Yên Trị 105 ha, Ngọc Lương 135 ha...
- Huyện Kim Bôi, tập trung trồng tại các xã: Xã Tú Sơn 220 ha, Vĩnh Tiến 120 ha, Mỵ Hoà 245 ha, Đú Sáng 190 ha, Bình Sơn 125 ha, Nuông Dăm 55 ha, Sào Báy 35 ha...
- Huyện Kỳ Sơn, tập trung trồng tại các xã: Xã Dân Hạ 90 ha, Phúc Tiến 15 ha và các xã Dân Hoà, Độc Lập.
Quy hoạch đất trồng mía nguyên liệu tỉnh Hoà Bình phân theo địa phương giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020
Đơn vị tính: Ha
STT | Diễn giải | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
| Toàn tỉnh | 2.450 | 2.800 |
1 | Đà Bắc | 400 | 450 |
2 | Kỳ Sơn | 100 | 100 |
3 | Cao Phong | 200 | 200 |
4 | Kim Bôi | 600 | 650 |
5 | Tân Lạc | 200 | 200 |
6 | Lạc Sơn | 400 | 500 |
7 | Yên Thuỷ | 400 | 400 |
8 | Lạc Thuỷ | 150 | 300 |
Diện tích mía nguyên liệu đến năm 2015 được trồng tập trung tại các huyện:
- Huyện Đà Bắc, trồng tập trung tại các xã: Xã Hào Lý 100 ha, Cao Sơn 80 ha còn lại là các xã Tu Lý, Hiền Lương.
- Huyện Kỳ Sơn: Xã Dân Hạ 50 ha, Độc Lập 30 ha, thị trấn 20 ha.
- Huyện Cao Phong: Xã Thung Nai 65 ha, Thu Phong 55 ha, thị trấn 30 ha.
- Huyện Kim Bôi: Xã Tú Sơn 200 ha, Đú Sáng 50 ha, Mỵ Hoà 180 ha, Nuông Dăm và Nam Thượng 70 ha.
- Huyện Tân Lạc: Xã Quy Hậu 30 ha, Mỹ Hoà 50 ha, Quy Mỹ 50 ha, Lỗ Sơn 50 ha, Gia Mô 20 ha.
- Huyện Lạc Sơn: Xã Ân Nghĩa 80 ha, Tân Mỹ 150 ha còn lại các xã Chí Đạo, Chí Thiện, Phú Lương.
- Huyện Lạc Thuỷ: Tập trung trồng tại các xã Thanh Nông, Phú Thành, thị trấn Thanh Hà...
- Huyện Yên Thuỷ: Trồng tập trung tại các xã Bảo Hiệu, Yên Lạc, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm...
Quy hoạch đất trồng mía tím tỉnh Hoà Bình phân theo địa phương giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020
Đơn vị tính: Ha
STT | Diễn giải | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
| Toàn tỉnh | 3.002 | 3.205 |
1 | Thành phố Hòa Bình | 40 | 40 |
2 | Đà Bắc | 50 | 50 |
3 | Kỳ Sơn | 50 | 100 |
4 | Lương Sơn | 15 | 15 |
5 | Cao Phong | 1.000 | 1.000 |
6 | Kim Bôi | 200 | 250 |
7 | Tân Lạc | 1.300 | 1.300 |
8 | Lạc Sơn | 220 | 300 |
9 | Lạc Thuỷ | 27 | 50 |
10 | Yên Thuỷ | 100 | 100 |
Mía tím được trồng chủ yếu tại các huyện:
- Huyện Cao Phong: Xã Dũng Phong 220 ha, Nam Phong 180 ha, Tân Phong 200 ha, Tây Phong 300 ha còn lại các xã: Bắc Phong, Đông Phong, Xuân Phong, Thu Phong...
- Huyện Lạc Sơn: Xã Ngọc Lâu 20 ha, Tân Mỹ 30 ha, Ân Nghĩa 40 ha, Yên Nghiệp 30 ha, Tân Lập 30 ha...
- Huyện Tân Lạc: Xã Đông Lai 90 ha, Thanh Hối 80 ha, Mỹ Hoà 300 ha, Phong Phú 130 ha, Địch Giáo 40 ha, Phú Vinh 250 ha, Mãn Đức 60 ha, Quy Hậu 65 ha, Trung Hoà 40 ha còn lại trồng các xã khác.
- Huyện Đà Bắc: Xã Toàn Sơn 15 ha, Hào Lý 10 ha, Hiền Lương 15 ha, Cao Sơn 15 ha còn lại trồng các xã khác.
- Huyện Yên Thuỷ: Xã Đa Phúc 50 ha, Yên Lạc 20 ha...
- Huyện Kim Bôi: Xã Tú Sơn 45 ha, Đú Sáng 50 ha, Bình Sơn 40 ha...
- Huyện Kỳ Sơn: Xã Dân Hạ, Phúc Tiến, Dân Hoà...
Quy hoạch đất trồng mía trắng tỉnh Hoà Bình phân theo địa phương giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020
Đơn vị tính : Ha
STT | Diễn giải | Đến năm 2015 | Đến năm 2020 |
| Toàn tỉnh | 4.048 | 3.995 |
1 | Thành phố Hòa Bình | 45 | 45 |
1 | Đà Bắc | 147 | 150 |
2 | Kỳ Sơn | 156 | 200 |
4 | Lương Sơn | 30 | 30 |
3 | Cao Phong | 1.740 | 1.650 |
4 | Kim Bôi | 650 | 700 |
5 | Tân Lạc | 300 | 300 |
6 | Lạc Sơn | 350 | 320 |
10 | Yên Thuỷ | 630 | 600 |
Mía trắng được trồng tại các huyện:
- Huyện Cao Phong: Xã Thu Phong 250 ha, Bắc Phong 300 ha, Đông Phong 150 ha, Xuân Phong 200 ha, Nam Phong 120 ha, Thung Nai 90 ha, Bình Thanh 40 ha còn lại trồng tại các xã khác.
- Huyện Lạc Sơn: Xã Tân Mỹ 70 ha, Ân Nghĩa 120 ha, Ngọc Lâu 10 ha, Yên Nghiệp 30 ha...
- Huyện Tân Lạc: Xã Phú Vinh 140 ha, Lỗ Sơn 75 ha, Quy Mỹ 40 ha, Mỹ Hoà 40 ha, Thanh Hối 30 ha, Tử Nê 30 ha...
- Huyện Đà Bắc: Xã Hào Lý 35 ha, Hiền Lương 30 ha, Cao Sơn 20 ha...
- Huyện Yên Thuỷ: Xã đa Phúc 150 ha, Hữu Lợi 60 ha, Lạc Thịnh 80 ha, Yên Lạc 290 ha...
1. Giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển.
2. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ sản xuất mía.
2.1. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi.
2.2. Đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất giống mía.
2.3. Di chuyển nhà máy chế biến mía đường.
3. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
5. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
6. Giải pháp về vốn đầu tư.
6.1. Tổng nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư: Đối với vốn đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ chung trên địa bàn tỉnh do các chương trình dự án cụ thể xây dựng.
Tổng số vốn thời kỳ 2011-2020: 8.929.630 triệu đồng.
- Giai đoạn 2011 – 2015: 4.357.380 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 – 2020: 4.572.250 triệu đồng.
6.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư: Lồng ghép vốn với các chương trình, dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới….
7. Các dự án ưu tiên đầu tư.
- Dự án sản xuất và cải tạo giống mía.
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất mía nguyên liệu, mía hàng hóa tập trung.
- Dự án cải tạo dây truyền chế biến đường theo công nghệ hiện đại
8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
* Đối với cấp tỉnh.
- Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức công bố quy hoạch. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan để thực hiện việc lồng ghép các chương trình vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu vốn phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp trong việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo sử dụng đất phù hợp, đạt hiệu quả cao.
- Sở Tài chính: Phối hợp thẩm định vốn đầu tư cho dự án.
- Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh xây dựng các đề án cho vay lãi suất ưu đãi và tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất mía.
- Sở Công thương: Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở chế biến mía đường, mía ăn tươi (ép nước giải khát).
* Đối với các huyện, thành phố:
Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch tại địa phương thực hiện đạt mục tiêu quy hoạch đề ra, có giải pháp thực hiện quy hoạch tại địa phương có hiệu quả.
8.2. Giám sát đánh giá.
Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, việc phát triển quy mô sản xuất mía của từng huyện được đề ra trong quy hoạch và địa bàn phát triển. Tăng cường trách nhiện các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ kế hoạch trong giai đoạn quy hoạch (năm 2015 và năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện của từng kỳ kế hoạch; phân tích nguyên nhân đạt, không đạt và từ đó tiến hành bổ sung điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế.
Phần thứ tư
TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH
I. Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
ĐVT: Triệu đồng
Hạng mục đầu tư | Tổng vốn đầu tư | Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 |
Tổng vốn đầu tư | 8.929.630 | 4.357.380 | 4.572.250 |
1. Đầu tư XDCB | 69.630 | 43.380 | 26.250 |
- Cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa | 1.500 ha, vốn 3.750 | 1.000 ha, vốn 2.500 | 500 ha, vốn 1.250 |
- Xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng | 56.680 | 36.680 | 20.000 |
- Đầu tư trang thiết bị | 9.200 | 4.200 | 5.000 |
2. Đầu tư sản xuất | 8.860.000 | 4.314.000 | 4.546.000 |
Tổng đầu tư sản xuất TĐ: Bình quân1 năm | 8.860.000 886.000 | 4.314.000 431.400 | 4.546.000 454.600 |
- Trồng mới mía thương phẩm (50 trđ/ha) | 6.000 ha, vốn 300.000 | 2.920 ha, vốn 146.000 | 3.080 ha, vốn 154.000 |
- Trồng mới mía giống (70 trđ/ha) | 1.500ha, vốn 106.000 | 740 ha, vốn 51.800 | 760 ha, vốn 54.200 |
- Chăm sóc mía lưu gốc (40 trđ/ha) | 12.000 ha, vốn 480.000 | 5.840 ha, vốn 233.600 | 6.160 ha, vốn 246.400 |
Giai đoạn 2011-2015.
Tổng số: 4.357.380 triệu đồng.
Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng; hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa; hỗ trợ đầu tư trang thiết bị: 40.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn vay (gồm cả hỗ trợ của Công ty): 3.235.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn tự có của hộ: 1.082.380 triệu đồng.
Giai đoạn 2016 – 2020.
Tổng số: 4.572.250 triệu đồng.
Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng; hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa; hỗ trợ đầu tư trang thiết bị: 26.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn vay (gồm cả hỗ trợ của Công ty): 3.409.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn tự có của hộ: 1.137.250 triệu đồng.
II. Dự kiến hiệu quả của quy hoạch
1. Hiệu quả kinh tế:
- Đối với mía nguyên liệu: Giá bán 950 đồng/kg, năng suất bình quân đạt 63 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 59,85 triệu đồng/ha và đạt bình quân 137.655 triệu đồng/năm.
- Đối mía ăn tươi (mía tím, mía trắng): Giá bán bình quân 3.500 đồng/cây, mật độ trung bình 40.000 cây/ha, thu nhập bình quân 140 triệu đồng/ha và đạt bình quân 987.000 triệu đồng/năm.
- Tổng thu nhập mía đạt bình quân 1.124.655 triệu đồng/năm (khoảng 115,3 triệu đồng/ha).
- Chi phí sản xuất mía (gồm cả đầu tư xây dựng cơ bản): 892.963 triệu đồng/năm (khoảng 91,6 triệu đồng/ha).
- Lợi nhuận bình quân 231.692 triệu đồng/năm (khoảng 23,76 triệu đồng/ha).
2. Hiệu quả xã hội.
- Giải quyết việc làm cho người lao động
- Tăng thu nhập cho nhân dân, ổn định an ninh xã hôi, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 3116/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất mía tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 23/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1115/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch sản xuất mía giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 1115/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực