Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1115/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA ARSENIC TRONG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT Ở VIỆT NAM"

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ công văn số 98/TTg-NN ngày 26 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nội dung Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sirth hoạt ở Việt Nam'';
Căn cứ công văn số 990/TTg-NN ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự toán kinh phí Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam''; công văn số 7105/BTC-HCSN ngày 8 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc dự toán Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam'';
Xét Tờ trình số 55/TTr- TNN ngày 3 l tháng 7 năm 2006 của Cục Quản lý tài nguyên nước về việc phệ duyệt nội dung Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsen trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam'';
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam'' với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu của Đề án:

1.Xác định mức độ nhiễm Arsenic trong các nguồn nước sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc; khoanh vùng nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Arsenic vượt tiêu chuẩn cho phép;

2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước nhiễm Arsenic tới sức khoẻ cộng đồng.

3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm Arsenic.

4. Phổ biến, tuyên truyền việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch và các biện pháp xử lý nước đơn giản để phòng ngừa ảnh hưởng của Arsenic tới sức khoẻ cộng đồng.

II. Nội dung của Đề án:

1. Các nội dung chính của Đề án bao gồm:

- Điều tra tổng quan xác định hiện trạng .nhiễm Arsenic trong nguồn nước hoạt trên phạm vi toàn quốc; khoanh định các vùng ô nhiễm cần điều tra chi tiết.

- Điều tra xác định mức độ ô nhiễm ở những vùng điều tra chi tiết và đề xuất pháp khắc phục.

- Điều tra ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Arsenic tới sức khỏe cộng đồng.

- Tổng hợp, đánh giá hiệu qủa, khả năng áp dụng các công nghệ xử lý Arsenic và đề xuất công nghệ xử lý phù hợp để áp dụng trong điều kiện cụ thể ở các vùng trọng điểm.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt. Thông tin, tuyên truyền về hiện trạng nhiễm Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt, tác hại của việc sử dụng nước ô nhiễm Arsenic tới sức khỏe cộng đồng và các biện pháp giảm thiểu tác hại.

2. Các Dự án thành phần thuộc Đề án:

2.1. Dự án số l: ''Điều tra khảo sát, đánh giá tổng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam'', bao gồm 3 Hợp phần:

- Hợp phần l: ''Điều tra hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong các hệ thống cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện;

- Hợp phần 2: ''Điều tra hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong các hệ thống cấp nước tập trung thuộc khu vực đô thị và khu công nghiệp'' do Bộ Xây dựng thực hiện;

- Hợp phần 3: ''Điều tra hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong nguồn nước tự nhiên và nước trong các giếng khai thác lẻ quy mô gia đình sử dụng để cấp cho ăn uống sinh hoạt'' do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

2.2. Dự án số 2: ''Điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nước có hàm lượng Arsenic cao tới sức khỏe cộng đồng'' do Bộ Y tế thực hiện.

2.3. Dự án số 3: ''Xây dựng cơ sở dữ liệu về Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt; tuyên truyền về tác hại của Arsenic và biện pháp giảm thiểu'' do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

III. Sản phẩm chính của Đề án:

1. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát tồng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong các hệ thống cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn. .

2. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong các hệ thống cấp nước tập trung thuộc khu vực đô thị và khu công nghiệp.

3. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong nguồn nước tự nhiên và nước trong các giếng khai thác lẻ quy mô gia đình sử dụng để cấp cho ăn uống sinh hoạt.

4. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng ô nhiễm Arsenic trong các nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam.

5. Các bản đồ, sơ đồ hiện trạng phân bố thành phần Arsenic trong các nguồn nước sinh hoạt, phân vùng quy mô và mức độ ô nhiễm Arsenic trong các nguồn nước sinh hoạt theo các vùng địa lý kinh tế và theo các tầng chứa nước chủ yếu.

6. Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nước có hàm lượng Arsenic cao tới sức khỏe cộng đồng.

7. Báo cáo tổng quan các phương pháp, công nghệ xử lý Arsenic trong nguồn nước; tài liệu hướng dẫn áp dụng một số công nghệ xử lý Arsenic trong nguồn nước phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

8. Cơ sờ dữ liệu về Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam được cập nhật theo kết quả của Đề án và trang Web thông tin cơ sở dữ liệu về Arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam phục vụ cho công tác tuyên truyền, quản lý tài nguyên nước.

IV. Tổng kinh phí thực hiện Dự án:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 17.658 triệu đồng (Mười bảy tỷ sáu trăm năm mươi tám triệu đồng), trong đó:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: 13.578 triệu đồng;

- Bộ Y tế: l.035 triệu đồng;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 2.298 triệu đồng;

- Bộ Xây dựng: 747 triệu đồng.

V. Nguồn vốn thực hiện Dự án: Vốn ngân sách nhà nước, nguồn sự nghiệp kinh tế.

VI. Thời gian thục hiện Dự án: 2,5 năm (2006 - 2008).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án với tham gia của các Bộ, ngành liên quan dể phối hợp thực hiện có hiệu quả Đề án;

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về sản phẩm các dự án và các hợp phần dự án được giao; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế thi hành Quyết định này theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Mai Ái Trực (để b/c);
- Bộ Tài chính (Vụ TC HCSN);
- Bộ KHĐT (Vụ KHDGTN&MT);
-Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Y tế;
Lưu VP, Vụ KHTC

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 



Nguyễn Công Thành