- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 3Luật an toàn thực phẩm 2010
- 4Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- 5Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3Quyết định 197/QĐ-BTP năm 2014 về Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1108/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-BTP ngày 20/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm 2014;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1108/QĐ-BTP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn;
- Góp phần thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm 2014 và Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về "Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững";
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của con người;
- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong phối, kết hợp giữa các ngành, những khoảng trống hoặc chồng chéo trách nhiệm giữa các ngành liên quan trong quá trình triển khai; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đầy đủ các nội dung theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính (liên quan đến thông quan xuất nhập khẩu, nhất là vấn đề kiểm soát tiểu ngạch qua biên giới), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) và các cơ quan, tổ chức có liên quan; gắn kết chặt chẽ giữa theo dõi thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Huy động sự tham gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội và cá nhân, tổ chức khác đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
1. Phạm vi thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Phạm vi thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch này bao gồm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.
Các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè, gồm: Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hai luật này (tham khảo Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này).
2. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
2.1. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết
- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
- Tính thống nhất, đồng bộ của các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
- Tính khả thi của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2.2. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
- Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật;
- Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;
- Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
2.3. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật
- Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
- Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;
- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
3.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động:
+ Thu thập thông tin từ báo cáo của các cơ quan nhà nước về tình hình thi hành pháp luật (trong đó đặc biệt chú ý các dạng vi phạm và diễn biến qua các năm; số lượng vi phạm được phát hiện, số lượng vi phạm đã được xử lý, các hình thức xử lý (hành chính, dân sự, hình sự) đối với các chủ thể: cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm; cán bộ, công chức các cơ quan quản lý vi phạm…..);
+ Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân phản ánh, cung cấp.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh.
3.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động:
+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, UBND một số tỉnh tổ chức kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, địa phương mình.
- Đối tượng kiểm tra liên ngành: tại một số cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.
- Địa điểm kiểm tra liên ngành: dự kiến thực hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và một số địa phương.
Thời gian kiểm tra: Dự kiến vào tháng 8/2014.
3.3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động:
+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, UBND một số tỉnh tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật đối với một số vấn đề và đối tượng cụ thể thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, địa phương mình.
- Địa điểm điều tra, khảo sát do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự kiến tại 06 địa phương gồm: Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An.
- Thời gian điều tra, khảo sát: Dự kiến vào tháng 8/2014.
3.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, nếu phát hiện những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh kịp thời xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.
4. Cơ quan và trách nhiệm thực hiện
4.1. Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cục Kiểm tra văn bản) thực hiện các nội dung theo dõi thi hành pháp luật qua các hoạt động:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn UBND cấp tỉnh theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè (xây dựng đề cương báo cáo của các Bộ, UBND cấp tỉnh, biểu mẫu thống kê…);
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè tại một số địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và một số địa phương thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật đối với một số vấn đề và đối tượng cụ thể thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn chuyên sâu đối với chuyên gia, người có liên quan trực tiếp;
- Thu thập thông tin về tình hình thực hiện pháp luật từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh; kết quả của các đoàn kiểm tra, kết quả điều tra, khảo sát và các thông tin khác;
- Xây dựng báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm rau, củ, quả và chè (có thể có thêm các báo cáo độc lập về: kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; kết quả kiểm soát thủ tục hành chính) trước ngày 30/11/2014.
4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính
- Tổ chức theo dõi tình hình thi pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trong phạm vi được giao quản lý;
- Phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn UBND cấp tỉnh xây dựng báo cáo chung về tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè;
- Cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành về tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè;
- Gửi Báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè về Bộ Tư pháp trước ngày 15/11/2014 (theo Phụ lục 2).
4.3. UBND cấp tỉnh
- Chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè;
- Phối hợp với đoàn kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trên địa bàn;
- Báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè trên địa bàn, gửi Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính trước ngày 30/10/2014 (theo Phụ lục 2).
1. Bộ Tư pháp: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật là đơn vị đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp và các địa phương thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
3. UBND cấp tỉnh thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, điều tra khảo sát và các hoạt động khác trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
1. Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành về theo dõi tình hình thi hành về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè lấy từ nguồn kinh phí chi cho thực hiện Kế hoạch triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2014 của Bộ Tư pháp
2. Kinh phí thực hiện theo dõi tình hình thi hành về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè tại Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh lấy từ nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2014 của các Bộ và địa phương.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, CỦ, QUẢ VÀ CHÈ
STT | Tên văn bản |
| 1. Luật an toàn thực phẩm |
| Nghị định |
1. | Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm |
2. | Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm |
| Quyết định |
3. | Quyết định 20/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 |
4. | Quyết định 01/2012/QĐ-TTg Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
5. | Quyết định 147/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO |
| Thông tư |
6. | Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm |
7. | Thông tư 05/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm |
8. | Thông tư 16/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế |
9. | Thông tư 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế |
10. | Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. |
11. | Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố |
12. | Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản |
13. | Thông tư 35/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản |
14. | Thông tư 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 |
15. | Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối |
16. | Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 |
17. | Thông tư 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
18. | Thông tư 29/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương |
19. | Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
20. | Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt |
21. | Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn |
22. | Thông tư 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm |
23. | Thông tư 223/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật |
24. | Thông tư 23/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi |
25. | Thông tư 40/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương |
26. | Thông tư 45/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương |
27. | Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/03/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu |
28. | Thông tư 05/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/03/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu |
29. | Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế |
30. | Thông tư 49/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm |
31. | Thông tư 08/2013/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế |
32. | Thông tư 11/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm |
33. | Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước |
34. | Thông tư 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm |
35. | Thông tư 28/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương |
36. | Thông tư 40/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương |
37. | Thông tư số 13/2011/TT-BYT ngày 31-03-2011 hướng dẫn phân tuyến các nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế |
| 2. Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
| Nghị định |
38. | Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
39. | Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
| Quyết định |
40. | Quyết định 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu |
41. | Quyết định 36/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành "Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa" |
| Thông tư |
42. | Thông tư 17/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành "Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" |
43. | Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
44. | Thông tư 01/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ |
45. | Thông tư 62/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành "Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" |
46. | Thông tư 85/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành "Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" |
47. | Thông tư 42/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam |
48. | Thông tư 70/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam |
49. | Thông tư 31/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam |
50. | Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón |
51. | Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
52. | Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
53. | Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và hướng dẫn trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong sản xuất |
54. | Thông tư 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm |
55. | Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật |
56. | Thông tư 180/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp |
57. | Thông tư 13/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam |
58. | Thông tư 45/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành "Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam" |
59. | Thông tư 64/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam |
60. | Thông tư 08/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương |
61. | Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm |
62. | Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm |
63. | Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
64. | Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ |
65. | Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp |
66. | Thông tư 13/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 |
67. | Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối |
68. | Thông tư 08/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp |
69. | Thông tư 10/2011/TT-BKHCN của Bộ khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp |
70. | Thông tư 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp |
71. | Thông tư 11/2011/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 09/2009/TT-BKHCN ngày 08/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp |
72. | Thông tư 48/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương |
73. | Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
| 3. Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn năm 2006 |
| Nghị định |
74. | Nghị định 67/2009/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
75. | Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật |
76. | Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
77. | Nghị định 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật |
78. | Nghị định 80/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
| Thông tư |
79. | Thông tư 55/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật |
80. | Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
81. | Thông tư 231/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
82. | Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống" |
83. | Thông tư 14/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm |
84. | Thông tư 16/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm |
85. | Thông tư 16/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm |
86. | Thông tư 17/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm |
87. | Thông tư 18/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất điều vị |
88. | Thông tư 19/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất làm ẩm |
89. | Thông tư 20/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất tạo xốp |
90. | Thông tư 21/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất chống đông vón |
91. | Thông tư 22/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất giữ màu |
92. | Thông tư 23/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất chống oxy hóa |
93. | Thông tư 24/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất chống tạo bọt |
94. | Thông tư 25/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất ngọt tổng hợp |
95. | Thông tư 26/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất làm rắn chắc |
96. | Thông tư 27/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Phẩm màu |
97. | Thông tư 28/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất điều chỉnh độ acid |
98. | Thông tư 44/2010/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm |
99. | Thông tư 01/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phụ gia thực phẩm |
100 | Thông tư 37/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm Nông sản |
101 | Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
102 | Thông tư 02/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hóa học trong thực phẩm |
103 | Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối |
104 | Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn |
105 | Thông tư 52/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/04/2011 và Thông tư 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 |
106 | Thông tư 13/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của dioxin trong một số loại đất" |
107 | Thông tư 22/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức phí nhập, xuất và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý |
108 | Thông tư 63/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật |
109 | Thông tư 32/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật |
110 | Thông tư 05/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực trồng trọt |
Về tình hình thi hành pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Ban hành các văn bản chỉ đạo, Điều hành
1.1. Đối với các Bộ
- Văn bản của Bộ Y tế;
- Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Văn bản của Bộ Công thương;
- Văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Văn bản của Bộ Tài chính.
1.2. Đối với UBND cấp tỉnh
Nêu rõ văn bản chỉ đạo, điều hành của địa phương để thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè.
2. Tuyên truyền, phổ biến và tập huấn để thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
- Số lượng, đối tượng, nội dung của các hoạt động tuyên truyền, phổ biến;
- Số lượng, đối tượng, nội dung tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; tác động của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn.
3. Bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công tác; đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kiến nghị việc bảo đảm về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực.
- Kinh phí dành cho việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè và các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện; đánh giá về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất.
II. TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖI SẢN PHẨM RAU, QUẢ VÀ CHÈ
1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành, hướng dẫn thi hành
Cơ bản đánh giá đối với các luật sau (tham khảo phụ lục 1):
+ Luật An toàn thực phẩm;
+ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
+ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn.
1.1. Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- Tổng số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cần phải ban hành, trong đó:
+ Tổng số văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ/Tổng số văn bản quy định chi tiết (xác định rõ số lượng, tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình);
+ Tổng số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ/Tổng số văn bản quy định chi tiết (xác định rõ số lượng, tên văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo, thời hạn ban hành);
+ Tổng số văn bản thuộc thẩm quyền của Chính quyền cấp tỉnh (xác định rõ số lượng, tên văn bản, đơn vị chủ trì soạn thảo, thời hạn ban hành).
- Số nội dung đã quy định, số nội dung chưa quy định/Tổng số nội dung được luật, pháp lệnh giao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nêu rõ điều, khoản quy định giao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành);
- Số văn bản đã ban hành (đúng thời hạn, có hiệu lực cùng thời điểm và chưa đúng thời hạn, không đảm bảo có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh);
- Số văn bản chưa được ban hành, còn tồn đọng (nêu rõ tình trạng hiện nay là đang soạn thảo hay đang tổ chức góp ý, thẩm định, thẩm tra hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền ban hành; lý do, các giải pháp đã thực hiện; dự kiến thời điểm trình).
1.2. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản
- Đánh giá tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết trên cơ sở quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
- Lập danh mục các văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; đánh giá và kiến nghị hình thức xử lý.
1.3. Tính khả thi của văn bản
Đánh giá tính khả thi của văn bản quy định chi tiết trên cơ sở xem xét các nội dung cơ bản sau đây:
- Sự phù hợp của các quy định với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán;
- Sự phù hợp của các quy định với điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính để thi hành;
- Sự hợp lý của các biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý;
- Sự rõ ràng của các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và trình tự, thủ tục thực hiện;
- Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định để có thể thực hiện đúng, hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng.
1.4. Đánh giá chung tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
- Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản;
- Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản;
- Tính khả thi của văn bản.
Lưu ý: Việc đánh giá theo các nội dung nêu trên gắn với từng luật cụ thể.
2. Đánh giá việc tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
2.1. Đánh giá tình hình tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè, gồm:
- Khâu trồng trọt;
- Khâu sơ chế, chế biến (luật an toàn thực phẩm, luật quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa);
- Khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (luật an toàn thực phẩm);
Đối với mỗi khâu, thực hiện đánh giá tình hình tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với rau, củ, quả và chè thông qua các nội dung sau:
- Lập danh mục các quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm là rau, củ, quả, chè chưa được cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền thi hành kịp thời, đầy đủ và hướng dẫn chưa chính xác hoặc thiếu thống nhất; các quyết định áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền ban hành có vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, không bảo đảm tính chính xác (kết quả từ công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với nhóm hàng rau, củ, quả và chè, kết quả của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè).
- Đánh giá những nội dung, quy định có vấn đề nổi cộm, có vướng mắc lớn, bao gồm:
+ Những nội dung, quy định thiếu tính khả thi, không thể thực hiện trong thực tiễn;
+ Những nội dung, quy định không thống nhất, tạo khoảng trống, kẽ hở pháp luật;
+ Những nội dung, quy định dẫn đến hiện tượng có nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
+ Đề xuất biện pháp xử lý đối với từng nội dung, quy định cụ thể.
(nêu dẫn chứng cụ thể và gắn với từng điều, khoản của luật).
- Đánh giá những vi phạm pháp luật điển hình trong khâu này;
+ Lập danh mục những vi phạm pháp luật điển hình từ phía tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động của các văn bản nêu tại mục II.1. (Nêu cụ thể các dạng vi phạm và diễn biến qua các năm, số lượng vi phạm được phát hiện, số lượng vi phạm đã được xử lý, các hình thức xử lý (hành chính, dân sự, hình sự) đối với các chủ thể: cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm; cán bộ, công chức...);
+ Nguyên nhân của các vi phạm.
2.2. Đánh giá chung về tình hình tuân thủ và áp dụng các quy định của pháp luật theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè
3. Đánh giá chung về các kết quả đạt được
III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế (xuất phát từ nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, công tác tổ chức thi hành, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân)
a) Nguyên nhân khách quan
b) Nguyên nhân chủ quan
IV. GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
2. Đề xuất, kiến nghị
a) Đối với Chính phủ
b) Đối với các Bộ, ngành
c) Đối với các địa phương
- 1Thông tư 03/2010/TT-BTP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 2508/QĐ-BTP năm 2012 Kế hoạch triển khai Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Công văn 2366/BTP-VĐCXDPL thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý liên ngành năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 550/QLCL-TTPC năm 2014 xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 5Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 485/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2015
- 7Quyết định 909/QĐ-BTP Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 3Thông tư 03/2010/TT-BTP hướng dẫn công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật an toàn thực phẩm 2010
- 5Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 6Quyết định 2508/QĐ-BTP năm 2012 Kế hoạch triển khai Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- 8Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 9Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 197/QĐ-BTP năm 2014 về Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 11Công văn 2366/BTP-VĐCXDPL thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý liên ngành năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Công văn 550/QLCL-TTPC năm 2014 xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 13Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Quyết định 485/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2015
- 15Quyết định 909/QĐ-BTP Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 1108/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1108/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/05/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Đinh Trung Tụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực