Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2014/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 08 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bàn quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

n cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;

n cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 399/TTr-SNN ngày 01 tháng 4 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quyết định này quy định về một số chính sách hỗ trợ đối với sản xuất, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Đối tượng và sản phẩm áp dụng

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế (sau đây viết tắt là người sản xuất) các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và Danh mục sản phẩm đặc thù do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, Sản phẩm nông, lâm, thủy sn an toàn (gọi chung là sản phẩm VietGAP) là sản phẩm thuộc một trong các loại sau:

1. Sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc GAP khác được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.

3. Sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.

Điều 4. Điều kiện đối với người sản xuất được hỗ trợ kinh phí

1. Sản phẩm đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ quy định tại Điều 2, Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sản phẩm nông, lâm, thủy sản phù hợp với quy hoạch ngành nông nghiệp của tỉnh.

2. Thực hiện áp dụng VietGAP trong quá trình sản xuất, sơ chế đối với loại sản phẩm đăng ký.

Điều 5. Trình tự, thủ tục hỗ trợ kinh phí

1. Thành phần hồ sơ: Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo Phụ lục I Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 (kèm theo hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm).

2. Số lượng hồ sơ: 01.

3. Quy trình xem xét hỗ trợ kinh phí

a) Người sản xuất có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6 của Quyết định này gửi Giấy đăng ký áp dụng VietGAP về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tại nơi đăng ký áp dụng VietGAP để xác nhận).

b) Người sản xuất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này và nộp hồ sơ trực tiếp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng xét duyệt để thẩm định hồ sơ và kiểm tra điều kiện sản xuất thực tế; tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí đối với những hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định. Trường hợp người sản xuất đăng ký không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho người sản xuất đăng ký và nêu rõ lý do;

d) Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản trình phê duyệt hồ sơ hỗ trợ kinh phí của Hội đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ban hành Quyết định phê duyệt.

Điều 6. Nội dung và mức hỗ trợ đối với người sản xuất

1. Đầu tư 100% kinh phí cho điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, xác định vùng đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung thực hiện các Dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; người sản xuất có áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn. Nội dung và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại các Chương trình, dự án lồng ghép thực hiện VietGAP.

4. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sử dụng giống kháng sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM): Nội dung chi và mức chi theo quy định tại Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hoạt động khuyến nông sử dụng ngân sách nhà nước cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

5. Hỗ trợ người sản xuất một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn (lần đầu hoặc cấp lại giấy chứng nhận sản phẩm an toàn).

6. Hỗ trợ về các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định tại Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND , ngày 27/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương.

7. Người sản xuất có dự án đầu tư sản xuất, sơ chế sản phẩm áp dụng VietGAP ngoài được hưởng chính sách này còn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi khác theo quy định hiện hành của tỉnh. (Nội dung được hỗ trợ không trùng với những nội dung tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này).

Điều 7. Nguồn kinh phí hỗ trợ

Kinh phí đầu tư, hỗ trợ áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế được sử dụng từ ngân sách tỉnh; ngân sách trung ương thông qua các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn khác.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quyết định này; tham mưu đề xuất định mức kinh phí hỗ trợ theo quy định.

- Tiếp nhận hồ sơ các dự án đăng ký hỗ trợ áp dụng VietGAP; tổ chức lập hội đồng xét duyệt các dự án đăng ký hỗ trợ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đánh giá, đề xuất cho tổ chức chứng nhận sản xuất, sơ chế sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương thông qua các chương trình, dự án để hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng (giao thông, kênh mương tưới tiêu, điện hạ thế) cho vùng có đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tập trung đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn VietGAP.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lồng ghép của các chương trình, dự án; vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án có áp dụng VietGAP khác do tỉnh quản lý.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn, hỗ trợ cho người sản xuất đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, đổi mới công nghệ sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

Căn cứ vào dự toán và khả năng cân đối ngân sách, bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm trình cấp có thẩm quyền để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định này.

5. Sở Công Thương

Căn cứ kế hoạch hàng năm định hướng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại về tiêu thụ sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP theo quy định hiện hành.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các nội dung có liên quan đến lĩnh vực quản lý trong việc áp dụng VietGAP vào sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

7. Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình

Thực hiện việc tuyên truyền, thông tin về sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm và thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng tập trung trên địa bàn.

- Trực tiếp chỉ đạo các ban ngành trực thuộc huyện và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn vận động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai áp dụng VietGAP trong sản xuất ở địa phương.

- Định kỳ hàng năm, các đơn vị có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí hỗ trợ cơ sở sản xuất, sơ chế sản phẩm nông lâm thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

9. Các tổ chức, hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh

Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Dương, Hiệp hội ngành hàng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vận động, tuyên truyền người sản xuất, sơ chế áp dụng VietGAP, người kinh doanh tiêu thụ sản phẩm an toàn.

10. Người sản xuất thực hiện VietGAP

- Lập hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 5 Quyết định này và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hỗ trợ.

- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật an toàn thực phẩm; các quy định tại Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012; Quy định, hướng dẫn liên quan về VietGAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và những quy định khác liên quan.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn triển khai, kiểm tra thực hiện Quyết định này; tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT, VP Chính phủ;
- Cục KTVB QPPL- Bộ TP; Bộ NN và PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN-PTNT, KH-ĐT, TC, KH-CN, CT, TN-MT;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH; Báo Bình Dương;
- Website tỉnh, Trung tâm công báo tỉnh;
- LĐVP (Trúc, Lượng), Th, TH, HCTC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Nam

 

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ ÁP DỤNG VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 8 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………….., ngày……. tháng……. năm……

GIẤY ĐĂNG KÝ ÁP DỤNG VietGAP

Kính gửi: (Chủ đầu tư dự án áp dụng VietGAP)

1. Tên người sản xuất: …………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

ĐT……………………………… Fax…………………….. Email……………………..

3. Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh (nếu có):

4. Đăng ký áp dụng VietGAP:

- Giai đoạn áp dụng: Sản xuất □; Sơ chế □; Sản xuất và sơ chế □

- Chủng loại sản phẩm:

- Diện tích sản xuất (ha hoặc m2)

- Công suất sơ chế (kg hoặc tấn/ngày):

- Sản lượng sản xuất/sơ chế (kg hoặc tấn/năm):

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm: ……… hoặc

- Phương án tiêu thụ sản phẩm VietGAP:....

5. Chúng tôi cam kết áp dụng VietGAP trong quá trình

Sản xuất □ Sơ chế □ Sản xuất và sơ chế □ đối với sản phẩm ...

Đề nghị... (Chủ đầu tư dự án) ... cho tham gia dự án VietGAP để được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

Xác nhận của UBND xã/ phường/ thị trấn
(Ký tên, đóng dấu)

Người sản xuất
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 11/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/04/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Trần Văn Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản