Hệ thống pháp luật

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------

Số: 11/2005/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng và Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tài chính
;

QUYẾT ĐỊNH 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 về việc ban hành Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình; Quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 về việc ban hành Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng Công ty nhà nước có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

K/T.BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




 Đinh Tiến Dũng

 

ĐỊNH MỨC

CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2005/QĐ-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Phần 1:

QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

 1. Định mức chi phí quy định trong văn bản này là căn cứ xác định chi phí cần thiết để lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình sử dụng: vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA; vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

 2. Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các yêu cầu về nội dung và sản phẩm của các công việc nêu tại điểm 1 và phù hợp với phân loại, phân cấp công trình, bước thiết kế quy định trong Luật Xây dựng và các Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng.

 3. Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình quy định chi phí cho công việc thiết kế của công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước hoặc thiết kế 2 bước. Định mức chi phí thiết kế áp dụng là hạng mục công trình khi chỉ có yêu cầu thiết kế riêng hạng mục công trình hoặc hạng mục có công năng riêng, độc lập trong công trình.

 4. Khuyến khích việc áp dụng định mức chi phí quy định tại văn bản này để xác định chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình của các dự án sử dụng nguồn vốn khác.

 5. Đối với các dự án sử dụng các loại vốn nêu tại điểm 1, khi thuê nhà thầu tư vấn nước ngoài lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình thì chi phí thuê nhà thầu tư vấn nước ngoài được xác định bằng dự toán chi phí lập theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn nước ngoài cho các công việc và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt nam. Chi phí để thực hiện các công việc trong liên danh giữa nhà thầu tư vấn nước ngoài với nhà thầu tư vấn trong nước hoặc nhà thầu tư vấn trong nước làm thầu phụ do các bên thoả thuận trên cơ sở khối lượng công việc và chi phí tương ứng ghi trong hợp đồng giao nhận thầu tư vấn. Người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán chi phí thuê nhà thầu tư vấn nước ngoài thực hiện các công việc trên. 

 6. Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình xác định theo loại công trình. Loại công trình được quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; cụ thể như sau: 

 - Công trình dân dụng (gọi tắt là DD) gồm: nhà ở; công trình văn hoá; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc; tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình; sân vận động; nhà thể thao; công trình thể thao dưới nước.

 - Công trình công nghiệp (gọi tắt là CN) gồm: công trình khai thác than; quặng; công trình khai thác dầu, khí đốt; công trình công nghiệp hoá chất và hoá dầu, chế biến khí; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng, tuyến ống dẫn khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử, tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình chế biến thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

 - Công trình giao thông (gọi tắt là GT) gồm: đường bộ; đường sắt; cầu; hầm; công trình đường thuỷ; sân bay.

 - Công trình thuỷ lợi (gọi tắt là TL) gồm: công trình hồ chứa; công trình đập; công trình thuỷ nông; công trình đê, kè.

 - Công trình hạ tầng kỹ thuật (gọi tắt là HTKT) gồm: công trình cấp, thoát nước; công trình xử lý chất thải; cáp thông tin.

 7. Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình xác định bằng tỉ lệ % (quy định tại phần II của văn bản này) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong sơ bộ tổng mức đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thông qua và cho phép đầu tư; Định mức chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình xác định bằng tỉ lệ % (quy định tại phần II của văn bản này) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật được duyệt.

 8. Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % (quy định tại phần III của văn bản này) của chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng dự toán hoặc dự toán của công trình được duyệt. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dự toán hoặc dự toán của công trình thì định mức chi phí thiết kế được quy định cụ thể tại phần III của văn bản này. 

 9. Khi thương thảo để ký hợp đồng giao nhận thầu lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, chi phí xây dựng và chi phí thiết bị được tạm xác định để tính giá trị hợp đồng. Giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình được tính theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong sơ bộ tổng mức đầu tư trong báo cáo đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thông qua và cho phép đầu tư. Giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được tính theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt. Khi thương thảo để xác định giá trị hợp đồng giao nhận thầu thiết kế, chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) được tạm xác định theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) trong tổng mức đầu tư được duyệt để tạm xác định giá trị hợp đồng. Giá trị thanh toán của hợp đồng giao nhận thầu thiết kế được tính theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) trong tổng dự toán hoặc dự toán được duyệt. 

 10. Nội dung định mức chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình bao gồm các khoản: chi phí nhân công; chi phí khấu hao máy, thiết bị; chi phí vật liệu, văn phòng phẩm; chi phí quản lý; chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thu nhập chịu thuế tính trước (không bao gồm thuế giá trị gia tăng). 

 11. Chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình được xác định theo công thức chung dưới đây: 

Ctv = Cct x Nt x k            (1)

 Trong đó:

- Ctv : Chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình);

- Cct : Chi phí xây dựng và thiết bị (khi xác định chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật); chi phí xây dựng (khi xác định chi phí thiết kế);

- Nt : Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình);

- k : Hệ số điều chỉnh mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình) (nếu có). 

 12. Định mức chi phí được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

 12.1 Đối với định mức chi phí lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:

 - Dự án cải tạo, sửa chữa được điều chỉnh với hệ số: k = 1,2.

 - Dự án mở rộng có kết nối với dây chuyền công nghệ của dự án hiện có (nếu chưa dự kiến kiến trước khi đầu tư) được điều chỉnh với hệ số: k = 1,15. Các dự án mở rộng khác không được điều chỉnh.

 - Dự án có tổng mức đầu tư ≤ 10 tỷ đồng, xây dựng ở vùng sâu, vùng xa được điều chỉnh với hệ số: k = 1,15; xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số: k = 1,25. Không áp dụng quy định này đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thuộc chương trình 135 và chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, núi cao. 

 12.2 Đối với định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình:

 a) Công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng:

 - Thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp :

 + Trường hợp thiết kế không thay đổi kết cấu chịu lực của công trình: k =1,1.

 + Trường hợp thiết kế có thay đổi kết cấu chịu lực của công trình hoặc thiết kế cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ, bổ sung thiết bị: k=1,2.

 +Trường hợp thiết kế có thay đổi kết cấu chịu lực và móng của công trình hoặc hạng mục công trình: k=1,3.

 - Thiết kế mở rộng có tính toán kết nối với dây chuyền công nghệ của công trình hiện có: k = 1,15. Các trường hợp thiết kế mở rộng khác: k = 1,0 .

 b) Thiết kế xây dựng công trình có  10 tỷ tổng mức đầu tư  hệ sốđồng xây dựng ở vùng sâu, vùng xa được điều chỉnh với k=1,15; xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số k= 1,2. Không áp dụng quy định này đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thuộc chương trình 135 và chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, núi cao.

 c) Khi xác định chi phí thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng, chi phí xây dựng là chi phí xây dựng sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng trong tổng dự toán (hoặc dự toán) được duyệt. 

 12.3 Khi áp dụng hệ số điều chỉnh định mức thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng quy định tại phần III của văn bản này thì không áp dụng hệ số điều chỉnh định mức sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng quy định tại điểm a mục 12.2 nêu trên. 

 13. Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được điều chỉnh giảm theo hệ số (k) cho các trường hợp thiết kế xây dựng công trình dưới đây (không điều chỉnh giảm chi phí giám sát tác giả. Chi phí giám sát tác giả trong trường hợp này được quy định tại điểm 19 của văn bản) : 

 13.1. Sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban hành: 

 + Công trình thứ nhất: k =0,36

 + Công trình thứ hai trở đi: k =0,18

 13.2. Thiết kế công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án hoặc sử dụng lại thiết kế:

 + Công trình thứ nhất không điều chỉnh, theo đúng định mức quy định.

 + Công trình thứ hai: k =0,36

 + Công trình thứ ba trở đi: k =0,18

 14. Định mức chi phí thiết kế các công trình san nền bằng 40% định mức chi phí thiết kế công trình cấp IV của loại công trình giao thông. 

 15. Khi lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình có yêu cầu hồ sơ lập bằng hai thứ tiếng thì định mức chi phí được điều chỉnh với hệ số k= 1,2.

 16. Trường hợp không sử dụng báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình đã hoàn thành hoặc lập lại báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật; thiết kế lại; hoặc sửa đổi báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật; sửa đổi thiết kế; lập lại dự toán; tổng dự toán của công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư (không phải do lỗi của nhà thầu tư vấn) thì Chủ đầu tư phải thanh toán chi phí để thực hiện các công việc trên. Chi phí cho công việc thiết kế đã hoàn thành nhưng không sử dụng được tính theo chi phí xây dựng (hoặc chi phí thiết bị) trong tổng mức đầu tư được duyệt. Chi phí cho công việc lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã hoàn thành nhưng không sử dụng và các công việc nêu trên do các bên thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu. 

 17. Chủ đầu tư phải trả khoản lãi theo lãi suất của ngân hàng cho nhà thầu lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình đối với những khối lượng công việc đã hoàn thành theo hợp đồng nhưng chủ đầu tư chậm thanh toán. Việc thanh toán chi phí này do các bên thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình.

18. Trường hợp cần nội suy định mức chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình, áp dụng theo công thức

Nt

=

Nb

-

Nb - Na

(Ct - Cb)       (2)

Ca - Cb

Trong đó:

- Nt : Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình) theo chi phí xây dựng và thiết bị hoặc chi phí xây dựng cần tính;

- Ct : Chi phí xây dựng và thiết bị hoặc chi phí xây dựng cần tính định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình);

- Ca : Chi phí xây dựng và thiết bị hoặc chi phí xây dựng cận trên chi phí cần tính định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình);

- Cb : Chi phí xây dựng và thiết bị hoặc chi phí xây dựng cận dưới chi phí cần tính định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình);

- Na : Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình) tương ứng với Ca;

- Nb : Mức chi phí lập lập báo cáo đầu tư (hoặc dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế xây dựng công trình) tương ứng với Cb. 

 19. Trong chi phí thiết kế kỹ thuật đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước và chi phí thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình có yêu cầu thiết kế 2 bước tính theo định mức chi phí quy định tại phần III của văn bản này đã bao gồm 10% chi phí giám sát tác giả. 

 20. Chi phí thiết kế khi áp dụng hệ số điều chỉnh giảm định mức quy định tại điểm 13 được xác định theo công thức:

Ctk = Cxd x Nt x (k + 0,1)             (3)

 Trong đó:

- Ctk : Chi phí thiết kế công trình (hoặc hạng mục công trình);

- Cxd: Chi phí xây dựng;

- Nt : Định mức chi phí thiết kế quy định tại phần III của văn bản này;

- k: Hệ số điều chỉnh giảm định mức chi phí thiết kế (nếu có).

- 0,1: Định mức chi phí giám sát tác giả (10%). 

 21. Trường hợp thời gian giám sát tác giả bị kéo dài so với quy định thì Chủ đầu tư phải xác định nguyên nhân của việc kéo dài thời gian giám sát tác giả và trách nhiệm của các bên có liên quan. Nếu việc kéo dài thời gian giám sát tác giả không do nhà thầu thiết kế gây ra thì Chủ đầu tư cùng với nhà thầu thiết kế thống nhất tính bổ sung phần chi phí tăng thêm này bằng dự toán và chịu trách nhiệm về việc tính bổ sung chi phí này. 

 22. Việc lựa chọn chủng loại, chất lượng của vật tư, thiết bị sử dụng vào công trình trong quá trình thiết kế do Chủ đầu tư quyết định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

23. Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình chưa quy định chi phí để thực hiện các công việc sau:

 - Khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế;

 - Đo đạc, đánh giá hiện trạng công trình phục vụ thiết kế sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng;

 - Thiết kế di dời; thiết kế phá dỡ công trình xây dựng;

 - Thiết kế chế tạo thiết bị;

 - Tham gia chạy thử và hiệu chỉnh thiết bị;

 - Đưa tim, mốc thiết kế công trình ra thực địa;

 - Mô tả địa chất trong quá trình xây dựng công trình nguồn thuỷ điện;

 - Mua bản quyền trí tuệ thiết kế;

 - Làm mô hình công trình;

 - Đánh giá tác động môi trường; nghiên cứu vi phân vùng động đất; lập báo cáo đánh giá khoáng sản trong khu vực ảnh hưởng của công trình;

 - Các công việc thiết kế khác. 

Chi phí để thực hiện các công việc nêu trên được xác định theo các văn bản hướng dẫn tương ứng hoặc bằng dự toán do Chủ đầu tư quyết định. Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Người quyết định đầu tư quyết định. Nội dung dự toán chi phí như hướng dẫn trong phụ lục kèm theo văn bản này. 

 24. Trường hợp lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình có đặc thù riêng, khi áp dụng định mức chi phí theo quy định của văn bản này không phù hợp và dự án có chi phí xây dựng và thiết bị (đối với công việc lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư); chi phí xây dựng (đối với công việc thiết kế) ngoài quy định tại văn bản này thì Chủ đầu tư báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc Sở xây dựng nơi xây dựng công trình để thoả thuận với Bộ Xây dựng xác định định mức chi phí cho phù hợp.

25.Căn cứ yêu cầu cụ thể về tiến độ, về kỹ mỹ thuật của công trình, về nội dung của công việc lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế xây dựng công trình (hoặc khi lập dự án, thiết kế có sử dụng giải pháp công nghệ mới góp phần rút ngắn thời gian thi công xây dựng, tăng hiệu quả sử dụng công trình hoặc khi sử dụng tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài), Chủ đầu tư cùng với nhà thầu tư vấn lập dự án hoặc nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có thể thương thảo để điều chỉnh giá trị của hợp đồng giao nhận thầu lập dự án hoặc thiết xây dựng công trình (tăng hoặc giảm), nhưng mức điều chỉnh tăng không vượt quá 20% gía trị tính theo định mức chi phí quy định tại văn bản này. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá trị điều chỉnh của hợp đồng giao nhận thầu các công việc nêu trên. 

 26. Việc chuyển tiếp sang áp dụng định mức chi phí quy định tại văn bản này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Phần 2:

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

BẢNG II.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đơn vị tính: %

Loại công việc

Tên công việc

Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)

200

500

1.000

2.000

5.000

10.000

DD

Lập báo cáo đầu tư

0,067

0,062

0,043

0,025

0,020

0,017

CN

Lập báo cáo đầu tư

0,073

0,066

0,046

0,029

0,023

0,020

GT

Lập báo cáo đầu tư

0,046

0,042

0,028

0,017

0,013

0,011

TL

Lập báo cáo đầu tư

0,050

0,044

0,031

0,019

0,016

0,013

HTKT

Lập báo cáo đầu tư

0,049

0,043

0,030

0,018

0,014

0,012

Ghi chú: Định mức chi phí lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình cho các loại công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật được áp dụng chung theo định mức tại bảng II.1.

BẢNG II.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (DAĐT), LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (BCKTKT)

 Đơn vị tính: %

Loại CT

Tên công việc

Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)

≤ 7

10

20

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

10.000

DD

Lập DAĐT

0,682

0,546

0,448

0,368

0,273

0,215

0,191

0,164

0,139

0,111

0,089

CN

Lập DAĐT

1,167

0,934

0,794

0,63

0,467

0,368

0,345

0,299

0,242

0,207

0,145

GT

Lập DAĐT

0,56

0,41

0,374

0,298

0,244

0,176

0,150

0,131

0,112

0,089

0,072

TL

Lập DAĐT

0,681

0,491

0,447

0,357

0,291

0,225

0,191

0,156

0,134

0,107

0,086

HTKT

Lập DAĐT

0,585

0,428

0,389

0,312

0,253

0,182

0,156

0,137

0,117

0,094

0,075

Các loại CT

Lập BCKTKT

3,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 1. Định mức chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình của các loại công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật được áp dụng chung theo định mức tại Bảng II.2.

 2. Việc xác định tỷ trọng chi phí để thực hiện phần thuyết minh và thiết kế cơ sở trong chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình do các bên giao nhận thầu thực hiện công việc trên quyết định. 

Phần 3:

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLOẠI - CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

BẢNG III.1: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

2.000

0,88

0,81

0,73

1.000

1,03

0,94

0,86

500

1,22

1,10

1,01

200

1,44

1,31

1,19

100

1,58

1,43

1,31

50

1,74

1,58

1,44

20

2,07

1,89

1,70

10

2,38

2,16

1,96

7

-

-

2,05

<= 3

-

-

2,28

BẢNG III.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 2 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

2.000

1,13

1,01

-

1.000

1,32

1,19

0,86

500

1,56

1,41

1,01

200

1,83

1,65

1,19

100

1,99

1,81

1,41

50

2,21

1,99

1,66

20

2,62

2,37

2,11

10

3,03

2,73

2,42

7

3,16

2,84

2,52

<= 3

3,51

3,16

2,81

Một số quy định cụ thể đối với công trình dân dụng:

 1. Định mức chi phí thiết kế cho công trình dân dụng (danh mục công trình theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ) được áp dụng chung theo quy định tại Bảng III.1 và III.2. Đối với công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thiết kế bản vẽ thi công được tính bằng 55% định mức chi phí quy định tại Bảng III.1

 2. Định mức chi phí của một số công trình dân dụng sau được điều chỉnh với các hệ số:

 2.1. K=1,2 đối với các công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước: khách sạn; trường đại học quốc gia; công trình văn hoá cấp tỉnh, thành phố, quốc gia; công trình tượng đài, đài tưởng niệm; bệnh viện trung ương, quốc tế; nhà thi đấu thể thao có mái che; trụ sở làm việc cấp nhà nước; trung tâm hội nghị quốc gia, quốc tế; tháp truyền hình.

 2.2. Công trình ga hàng không, đài lưu không, đài chỉ huy: cấp I: K = 1,1; cấp II: K = 1,2; cấp III: K = 1,34. 

LOẠI - CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP

BẢNG III.3: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

2.000

1,23

1,03

0,86

1.000

1,45

1,21

1,01

500

1,66

1,38

1,15

200

1,82

1,51

1,26

100

2,01

1,67

1,39

50

2,21

1,83

1,53

20

2,58

2,15

1,79

10

2,79

2,33

1,94

7

-

-

1,99

<= 3

-

-

2,29

BẢNG III.4: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 2 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

2.000

1,32

1,22

-

1.000

1,55

1,44

1,06

500

1,77

1,61

1,24

200

1,94

1,75

1,46

100

2,15

1,92

1,72

50

2,35

2,11

1,87

20

2,76

2,49

2,21

10

2,99

2,69

2,39

7

3,07

2,76

2,45

<= 3

3,53

3,17

2,83

Một số quy định cụ thể đối với công trình công nghiệp:

 1. Định mức chi phí thiết kế công trình công nghiệp (danh mục công trình theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ) được áp dụng chung theo quy định tại bảng III.3 và III.4. Đối với công trình công nghiệp có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thiết kế bản vẽ thi công được tính bằng 60% định mức chi phí quy định tại bảng III.3.

 2. Định mức chi phí thiết kế công trình nguồn nhiệt điện chưa quy định chi phí thiết kế các hạng mục: đập ngăn, trạm phân phối điện, đường dây đấu nối. Định mức chi phí thiết kế công trình nguồn thuỷ điện chưa quy định chi phí thiết kế các hạng mục: trạm biến áp, trạm phân phối điện, đường dây nối từ trạm phân phối đến nhà máy, đập ngăn, hồ chứa, đập tràn, hệ thống thông tin. Chi phí thiết kế các hạng mục nêu trên được tính bổ sung ngoài định mức và được xác định theo định mức chi phí thiết kế quy định cho công trình thủy lợi; trạm biến áp, đường dây tải điện, thông tin.

 3. Định mức chi phí thiết kế của một số công trình công nghiệp sau được điều chỉnh với các hệ số:

 3.1. Công trình khai thác than, quặng (bao gồm mỏ vật liệu):

- Công trình khai thác than, quặng lộ thiên: cấp II: K = 1,2; cấp III: K = 1,35; cấp IV: K = 1,5.

- Công trình khai thác than, quặng hầm lò, công trình tuyển than, quặng, làm giàu quặng: cấp I: K = 1,2; cấp II: K = 1,45; cấp III: K = 1,6; cấp IV: K = 1,8.

- Định mức chi phí thiết kế quy định cho thiết kế công trình khai thác than, quặng theo lò bằng. Trường hợp thiết kế công trình khai thác than, quặng theo lò giếng (giếng nghiêng, giếng đứng) được điều chỉnh với hệ số K = 1,3.

- Định mức chi phí thiết kế công trình sửa chữa, cải tạo đối với công trình khai thác than, quặng lộ thiên được điều chỉnh theo hệ số K = 3; đối với thiết kế công trình khai thác than, quặng hầm lò được điều chỉnh với hệ số K = 1,5; đối với công trình sàng tuyển than, quặng được điều chỉnh với hệ số K =1,2.

 3.2. Công trình nguồn nhiệt điện có công suất:

 > 2.000MW:

K = 0,83

600MW ÷ 2.000MW:

K = 0,92

50MW ÷ < 600MW:

K = 1,20

5MW ÷ <50MW:

K = 1,40

 3.3. Công trình nguồn thuỷ điện có công suất:

 > 1000MW:

K = 1,0

300MW ÷ 1.000MW:

K = 1,20

30MW ÷<300MW:

K = 1,44

3MW ÷<30MW:

K = 1,59

< 3MW:

K = 2,1

 3.4. Công trình trạm biến áp có cấp điện áp:

500KV:

K = 2,40 của công trình cấp I

220KV; 110KV:

K = 2,15 của công trình cấp II

66KV :

K = 2,17 của công trình cấp III

6KV ÷ 35 KV:

K= 2,57 của công trình cấp III

 3.5. Công trình đường dây tải điện trên không:

500KV:

K = 0,64 của công trình cấp I

110KV ÷ 220KV:

K = 0,85 của công trình cấp II

6KV ÷ 35KV:

K = 1,13 của công trình cấp III

0,4KV:

K= 0,8 của công trình cấp III

 3.6. Định mức chi phí đường dây ≥ 2 mạch, đường dây phân pha đôi được áp dụng theo định mức quy định cho đường dây tải điện trên không cùng cấp điện áp và điều chỉnh theo hệ số sau: đường dây ≥ 2 mạch: K = 1,00; đường dây phân pha, cấp điện áp 220KV ÷ 500KV: K = 1,10; đường dây có nhiều cấp điện áp từ 35KV trở lên: K = 1,20.

 3.7. Đối với thiết kế cải tạo, sửa chữa, mở rộng trạm biến áp, định mức chi phí thiết kế tính như quy định đối với công trình xây dựng mới và được điều chỉnh như sau: trạm biến áp có cấp điện áp 6KV ÷ 110KV: K = 1,50; trạm biến áp có cấp điện áp 220KV: K = 1,35; trạm biến áp có cấpđiện áp 500KV: K = 1,10.

 3.8. Định mức chi phí thiết kế các công trình trạm cắt, trạm tụ bù, trạm đo đếm với cấp điện áp ≤ 35kV được áp dụng như định mức chi phí thiết kế của trạm biến áp có cấp điện áp 35kV.

 3.9. Định mức chi phí thiết kế trạm bù có cấp điện áp 500kV được tính như định mức chi phí thiết kế trạm biến áp 500kV.

 3.10. Trạm biến áp dạng kín - trạm GIS, cấp điện áp đến 220KV: áp dụng hệ số K = 1,35 so với định mức tỷ lệ chi phí thiết kế của trạm biến áp thông thường.

 3.11. Trạm biến áp dạng hợp bộ-trạm Compact, cấp điện áp đến 220KV: áp dụng hệ số K =1,2 so với định mức chi phí thiết kế của trạm biến áp thông thường.

 3.12. Khi thiết kế khoảng vượt tuyến của đường dây tải điện có yêu cầu phải có thiết kế riêng: K = 1,2 của phần vượt tuyến.

 3.13. Công trình nhà máy xi măng: công suất > 2 triệu tấn/năm K =1,20; công suất

1 ÷ 2 triệu tấn/năm K = 1,43; công suất < 1 triệu tấn/năm K = 1,58.

 3.14. Công trình hoá chất:

- Hoá chất cơ bản, hoá chất tiêu dùng:

+ Sản lượng > 500.000 tấn/ngày:

K = 1,20

+ Sản lượng 100.000 ÷ 500.000 tấn/ngày

K = 1,43

+ Sản lượng <100.000 tấn/ngày:

K = 1,6

- Công trình hoá dược, hoá mỹ phẩm:

+ Sản lượng 50.000 ÷ 300.000tấn/ngày:

K = 1,2

+ Sản lượng <50.000 tấn/ngày:

K = 1,34

- Hoá chất sản xuất phân bón URE, DAP:

+ Sản lượng > 1.000.000 tấn/ngày:

K = 1,20

+ Sản lượng 500.000 ÷ 1.000.000 tấn/ngày:

K = 1,30

+ Sản lượng <500.000 tấn/ngày:

K = 1,60

 3.15. Trường hợp thiết kế dây chuyền công nghệ có hệ thống điều khiển tự động hoá SCADA, DCS (Distributed Control System, System Control and Data Acquisition) của công trình hoá chất: K = 1,15.

 3.16. Công trình kho xăng dầu:

+ Công trình cấp II:

K = 1,20

+ Công trình cấp III:

K = 1,30

+ Công trình cấp IV:

K = 1,50

- Công trình kho chứa khí hoá lỏng :

+ Công trình cấp I:

K = 1,10

+ Công trình cấp II:

K = 1,40

+ Công trình cấp III:

K = 1,60

4. Định mức chi phí thiết kế công trình cáp ngầm áp dụng theo quy định tại Bảng CN1 dưới đây:

Bảng CN1 

 Đơn vị tính: %

Chi phí XD và TB

(tỷ đồng)

Cấp điện áp

 

≤ 5

 

15

 

25

 

50

 

100

 

200

 

500

Cáp ngầm điện áp < 6KV

1,7

1,40

1,30

1,20

1,10

0,95

0,85

Cấp ngầm điện áp 6 110KV

1,90

1,60

1,45

1,30

1,20

1,05

0,95

Cáp ngầm điện áp 220KV

1,50

1,30

1,15

1,05

0,95

0,85

0,75

5. Trường hợp công trình hoá chất, khai thác than, quặng, xi măng có chi phí thiết bị ≥ 50% chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng dự toán hoặc dự toán thì chi phí thiết kế trong trường hợp này được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (quy định trong các Bảng III.3, III.4 và CN2):

Bảng CN2

Đơn vị tính: %

Số

TT

Công trình

Chi phí thiết bị (tỷ đồng)

≤5

15

25

50

100

200

500

1.000

3.000

1

Công trình hoá chất

1,10

1,0

0,90

0,85

0,80

0,70

0,60

0,55

0,45

2

Công trình khai thác than, qụăng (mỏ vật liệu):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mỏ lộ thiên

0,95

0,85

0,80

0,75

0,70

0,60

0,55

050

040

 

- Mỏ hầm lò

1,15

1,0

0,95

0,90

0,80

0,75

0,65

0,60

0,50

3

Công trình SX xi măng

-

-

-

1,15

1,10

1,05

1,01

0,96

0,80

4

Công trình công nghiệp khác

0,88

0,80

0,72

0,68

0,64

0,56

0,48

0,44

0,36

 6. Định mức chi phí các công trình tuyến ống cấp xăng dầu; công trình sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; công trình thông tin, chiếu sáng cho sân bay áp dụng định mức quy định tại bảng III.3 và III.4 của loại công trình công nghiệp.

 7. Đối với công trình công nghiệp lọc hoá dầu không quy định tại Bảng III.3 và III.4 Chi phí thiết kế các công trình công nghiệp lọc hoá dầu xác định bằng dự toán riêng. 

LOẠI - CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

BẢNG III.5: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

2.000

0,76

0,48

0,44

1.000

0,91

0,57

0,52

500

1,06

0,67

0,61

200

1,145

0,73

0,67

100

1,26

0,81

0,73

50

1,46

0,87

0,80

20

1,67

1,05

0,94

10

1,81

1,11

1,01

7

-

-

1,04

<= 3

-

-

1,21

BẢNG III.6: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 2 BƯỚC

 Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

2.000

0,67

0,55

0,48

1.000

0,79

0,65

0,57

500

0,93

0,77

0,66

200

1,03

0,92

0,78

100

1,12

1,03

0,92

50

1,23

1,13

1,01

20

1,45

1,31

1,18

10

1,56

1,42

1,28

7

1,61

1,46

1,31

<= 3

1,85

1,68

1,52

Một số quy định cụ thể đối với công trình giao thông:

 1. Định mức chi phí thiết kế công trình giao thông (danh mục công trình theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ) được áp dụng chung theo quy định tại bảng III.5 và III.6. Đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thiết kế bản vẽ thi công được tính bằng 55% định mức chi phí quy định tại bảng III.5.

 2. Định mức chi phí thiết kế của một số công trình giao thông sau được điều chỉnh với các hệ số:

 2.1. Công trình hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ, các nút giao thông khác mức: cấp I: K = 1,50; cấp II: K = 1,65; cấp III: K = 1,86; cấp IV: K = 1,95.

 2.2. Công trình cải tạo, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt: K = 1,5. Khi chi phí xây dựng cải tạo, sửa chữa ≤ 1000 triệu đồng đối với công trình cầu đường sắt và công trình đường giao của đường sắt: K = 3,3.

 2.3. Công trình đường băng hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay: cấp I: K = 1,56; cấp II: K = 1,72; cấp III: K = 1,82; cấp IV: K = 1,95. 

LOẠI - CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

BẢNG III.7: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

2.000

0,96

0,87

0,76

1.000

1,13

1,02

0,91

500

1,34

1,21

1,06

200

1,57

1,43

1,31

100

1,72

1,55

1,42

50

1,91

1,73

1,57

20

2,25

2,05

1,86

10

2,59

2,35

2,13

7

-

-

2,22

<= 3

-

-

2,49

BẢNG III.8: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 2 BƯỚC

  Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

2.000

1,17

1,03

0,75

1.000

1,38

1,21

0,89

500

1,62

1,42

1,04

200

2,01

1,67

1,23

100

2,19

1,96

1,44

50

2,41

2,16

1,70

20

2,87

2,58

2,31

10

3,29

2,98

2,63

7

3,42

3,11

2,74

<= 3

3,83

3,42

3,05

Một số quy định cụ thể đối với công trình thuỷ lợi:

 1. Định mức chi phí thiết kế công trình thuỷ lợi (danh mục công trình theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ) được áp dụng chung theo quy định tại bảng III.7 và III.8. Đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thiết kế bản vẽ thi công được tính bằng 55% định mức chi phí quy định tại bảng III.7.

 2. Định mức chi phí thiết kế của một số công trình thuỷ lợi sau được điều chỉnh với các hệ số:

 2.1. Thiết kế cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình thuỷ lợi: K = 1,5

 2.2. Công trình đập đất, đá, bê tông, tràn xả lũ, cống dưới đê đập, trạm bơm, cống đồng bằng, tường chắn thuộc công trình đầu mối thuỷ lợi: cấp đặc biệt: K = 1,0; cấp I: K = 1,1; cấp II: K = 1,2; cấp III: K = 1,35; cấp IV: K = 1,7

 2.3. Thiết kế khoan phụt xử lý nền và thân công trình thủy lợi thuộc loại nào được tính như trị số định mức quy định cho công trình thủy lợi loại đó, nhưng tính theo chi phí xây dựng của phần khoan phụt.

 2.4. Công trình phụ trợ (theo định mức của công trình chính) và điều chỉnh với hệ số:

+ Kênh dẫn dòng, đê quai ngăn nước: K = 0,8

+ Hầm, tuy nen dẫn dòng: K =1,1

 3. Trường hợp công trình nhà trạm bơm thuỷ lợi, cửa van, thiết bị đóng mở cửa cống đồng bằng và tràn có chi phí thiết bị ≥ 50% chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng dự toán hoặc dự toán thì chi phí thiết kế trong trường hợp này được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (quy định trong các Bảng III.7, III.8 và TL1):

Bảng TL1

Đơn vị tính: %

Chi phí thiết bị (tỷ đồng)

Định mức

500

0,30

100

0,48

50

0,60

≤ 5

1,08

4. Đối với thiết kế chế tạo cửa và thiết bị đóng mở, tủ, bảng điện điều khiển và các chi tiết phi tiêu chuẩn khác của công trình thuỷ lợi thì được bổ sung thêm chi phí thiết kế chế tạo quy định tại Bảng TL2 dưới đây: 

Bảng TL2

 Đơn vị tính: %

Chi phí thiết bị chế tạo (tỷ đồng)

Định mức

> 10

2,0

10

3,0

5

3,5

≤ 2

4,0

LOẠI - CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

BẢNG III.9: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 3 BƯỚC

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

2.000

0,72

0,61

0,57

1.000

0,84

0,72

0,67

500

0,99

0,85

0,78

200

1,18

1,07

0,98

100

1,29

1,17

1,06

50

1,42

1,31

1,18

20

1,69

1,54

1,41

10

1,95

1,77

1,61

7

-

-

1,68

<= 3

-

-

1,86

BẢNG III.10: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU THIẾT KẾ 2 BƯỚC

  Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng công trình (tỷ đồng)

Cấp công trình

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

2.000

0,87

0,84

0,64

1.000

1,02

0,99

0,76

500

1,21

1,17

0,89

200

1,51

1,29

0,92

100

1,64

1,48

1,23

50

1,81

1,62

1,35

20

2,15

1,94

1,72

10

2,48

2,23

1,98

7

2,58

2,32

2,07

<= 3

2,87

2,58

2,31

Một số quy định cụ thể đối với công trình hạ tầng kỹ thuật:

 1. Định mức chi phí thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật (danh mục công trình theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ) được áp dụng chung theo quy định tại bảng III.9 và III.10. Đối với công trình có yêu cầu thiết kế 3 bước thì chi phí thiết kế bản vẽ thi công được tính bằng 55% định mức chi phí quy định tại bảng III.9.

 2. Định mức chi phí thiết kế của một số công trình hạ tầng kỹ thuật sau được điều chỉnh với các hệ số:

 2.1. Công trình cấp thoát nước:

+ Công trình cấp nước (không bao gồm tuyến ống): cấp II: K = 1,20; cấp III: K = 1,40; cấp IV: K = 1,55

+ Công trình thoát nước và xử lý chất thải, nước thải (không bao gồm tuyến ống): cấp I: K = 1,15; cấp II: K = 1,25; cấp III: K = 1,35; cấp IV: K= 1,60

+ Công trình tuyến ống cấp nước, thoát nước: cấp III: K = 1,20; cấp IV: K= 1,30

+ Công trình tuyến ống cấp nước có đường kính < 150mm: K = 1,20

+ Thiết kế tuyến ống cấp nước vượt sông: K = 1,20 của phần vượt sông

+ Thiết kế tuyến ống dẫn nước sạch sử dụng ống nhựa (sản xuất trong nước): K = 1,40.

 2.2. Công trình bưu chính viễn thông được quy định ở bảng HTKT1 dưới đây:

Bảng HTKT1

Đơn vị tính: %

Công trình

Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)

≤ 5

10

15

25

50

100

200

500

1. Công trình cáp chôn trực tiếp

1,83

1,4

1,3

1,1

0,95

0,8

0,7

0,6

2. Công trình tuyến cáp chôn qua sông

1,9

1,5

1,4

1,3

1,1

1,0

0,9

0,7

3. Công trình cống bể cáp và kéo cáp, công trình tuyến cáp treo

2,1

1,6

1,5

1,35

1,15

1,05

0,95

0,8

 - Định mức chi phí thiết kế công trình bưu chính viễn thông ở bảng HTKT1 quy định cho công trình cấp II, đối với công trình ở cấp khác áp dụng như sau: cấp đặc biệt: xác định bằng dự toán; cấp I: K = 1,10; cấp III: K = 0,95; cấp IV: K = 0,90.

 - Định mức chi phí thiết kế công trình tín hiệu và lắp đặt máy thông tin đường sắt áp dụng định mức quy định tại bảng HTKT1. Đối với trường hợp chi phí xây dựng và thiết bị ≤ 1 tỷ đồng thì định mức chi phí thiết kế được điều chỉnh với hệ số k = 1,3.

 2.3. Định mức chi phí thiết kế công trình máy thông tin theo quy định tại bảng HTKT2 dưới đây:

Bảng HTKT2

 Đơn vị tính: %

Công trình

Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)

 

≤ 5

10

15

25

50

100

200

500

1. Các loại tổng đài host, vệ tinh, độc lập

1,00

0,75

0,60

0,50

0,45

0,35

0,25

0,15

2. Các loại tổng đài MSC, BSC, truy nhập thuê bao, nhắn tin

0,90

0,70

0,55

0,45

0,40

0,30

0,20

0,10

3. Hệ thống thiết bị truyền dẫn quang

1,35

0,80

0,60

0,50

0,40

0,30

0,20

0,10

4. Hệ thống truyền dẫn vi ba

1,70

1,40

1,30

0,80

0,60

0,45

0,30

0,15

5. Mạng viễn thông nông thôn

2,80

1,75

1,40

0,90

0,65

0,50

0,35

0,20

6. Mạng Internet, voip, thiết bị mạng NGN

1,00

0,75

0,60

0,50

0,40

0,30

0,20

0,10

7. Hệ thống tiếp đất chống sét (cả thiết bị)

2,15

1,05

0,85

0,65

0,55

0,35

0,25

0,2

8. Trạm thông tin vệ tinh Vsát

1,80

1,30

1,10

0,90

0,70

0,50

0,35

0,20

9. Thiết bị trạm BTS, CS, điện thoại thẻ

1,25

0,7

0,50

0,35

0,30

0,25

0,20

0,10

9. Thiết bị trạm BTS, CS, điện thoại thẻ

1,25

0,7

0,50

0,35

0,30

0,25

0,20

0,10

9. Thiết bị trạm BTS, CS, điện thoại thẻ

1,25

0,7

0,50

0,35

0,30

0,25

0,20

0,10

9. Thiết bị trạm BTS, CS, điện thoại thẻ

1,25

0,7

0,50

0,35

0,30

0,25

0,20

0,10

 - Định mức chi phí thiết kế công trình máy thông tin ở bảng HTKT2 quy định cho công trình cấp I, đối với công trình khác cấp I áp dụng như sau: cấp II: K = 0,95; cấp III, IV: K = 0,90.

 - Định mức chi phí thiết kế các công trình máy thông tin bưu điện quy định tại bảng HTKT2 trên đây được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

 + Công trình sử dụng thiết bị đồng bộ, không phải thiết kế dây chuyền công nghệ, điều chỉnh với kệ số k = 0,6.

 + Công trình thiết kế mở rộng không phân biệt mở rộng phải thêm giá hay card (trừ lắp đặt trạm mới), điều chỉnh hệ số k = 0,4.

 + Công trình lặp lại trong một cụm công trình hoặc trong một dự án, áp dụng quy định tại điểm 12.2 phần quy định chung của văn bản này; Riêng công trình (hoặc trạm) lặp lại từ thứ 11 trở đi, điều chỉnh với hệ số k = 0,1. 

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ YÊU CẦU PHẢI LẬP DỰ TOÁN 

TT

Thành phần chi phí

Diễn giải

Thành tiền (đ)

Cơ cấu tỉ trọng của dự toán chi phí trước thuế

(%)

1

Chi phí nhân công

 

 

38 ÷ 44

 

- Tiền lương và phụ cấp lương, BHXH, công đoàn, BHY tế của bộ phận trực tiếp:

Công x đơn giá

.............

 

 

 

+ Chủ nhiệm đồ án thiết kế

 

 

 

 

+ Kiến trúc sư A, B....

 

 

 

 

+ Kỹ sư A, B ...

 

 

 

 

+ Kỹ thuật viên A, B ...

 

 

 

2

Chi phí khấu hao máy, thiết bị

 

 

10 ÷ 15

 

- Máy tính

 

 

 

 

- Máy (thiết bị) khác

 

 

 

3

Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm

 

 

7 ÷ 9

 

- Giấy

- Mực in

Khối lượng x đơn giá

..............

 

 

 

- Văn phòng phẩm

 

 

 

 

- Vật liệu khác

..............

 

 

4

Chi phí chung

45% x (1+2+3)

 

20 ÷ 25

5

Chi phí khác

 

 

4 ÷ 7

6

Thu nhập chịu thuế tính trước

6% x (1+2+3+4+5)

 

6

7

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Mức thuế suất theo quy định x (1+2+3+4+5+6)

 

 

 

Tổng cộng (1 đến 7)