Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1093/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHO HÀNG HÓA TẠI CÁC CỬA KHẨU KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với các nội dung như sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển hệ thống kho bãi trở thành một trong các cơ sở hạ tầng thương mại nòng cốt phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu. Số lượng, loại hình, quy mô và công năng kho bãi do nhu cầu về kho bãi của hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu quyết định.

- Phát triển hệ thống kho bãi đồng bộ và tương thích với phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của khu vực cửa khẩu.

- Phát triển hệ thống kho bãi về công suất hay sức chứa đi đôi với phát triển về dịch vụ kho bãi (dịch vụ logistics về kho bãi hay gắn với kho bãi) theo hướng từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại.

- Phát triển hệ thống kho bãi dựa trên sự cân đối và tính khả thi trong từng thời kỳ giữa nhu cầu về kho bãi và khả năng nguồn lực đầu tư phát triển kho bãi của xã hội, trong đó chủ yếu là của thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu và thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; bảo đảm kho bãi và kinh doanh khai thác kho bãi đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

- Phát triển hệ thống kho bãi phải bảo đảm tuân thủ các quy định riêng của từng khu vực cửa khẩu và các quy định chung của Nhà nước về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện, phòng chống buôn lậu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên tuyến biên giới.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển hệ thống kho bãi đồng bộ cùng với tích hợp các dịch vụ logistics trọn gói kèm theo, từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết lưu giữ và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025: Có các kho bãi chủ yếu đủ để đáp ứng 80% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sức chứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp các dịch vụ quan trọng và cần thiết nhất trong quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, sang xe sang tải, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu; duy trì sự ổn định và từng bước nâng cao tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

- Tầm nhìn đến năm 2035: Có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được 100% nhu cầu về quy mô kho bãi (diện tích, sức chứa) của hàng hóa xuất nhập khẩu; cung cấp trọn gói theo hướng tích hợp đồng bộ các dịch vụ logistics gắn với kho bãi (trong tất cả các công đoạn của xuất nhập khẩu hàng hóa); thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.

III. Định hướng phát triển

1. Phát triển hệ thống kho bãi đồng bộ về mọi mặt, bao gồm:

- Đồng bộ giữa kho với bãi;

- Đồng bộ giữa kho thông thường với kho chuyên dụng (kho lạnh, kho chứa hàng lỏng, kho chứa hóa chất,...);

- Đồng bộ giữa cung cấp công suất/sức chứa kho bãi với cung cấp các dịch vụ logistics gắn với kho bãi;

- Đồng bộ giữa phát triển kho bãi với nâng cao trình độ quản trị điều hành của doanh nghiệp kinh doanh khai thác kho bãi theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

2. Phát triển hệ thống kho bãi theo một trình tự ưu tiên đầu tư mang tầm chiến lược, đồng thời bám sát sự vận động của nhu cầu cũng như khả năng và điều kiện thực tế tại các cửa khẩu.

a) Về địa bàn (cửa khẩu)

- Tại các cửa khẩu có quy mô xuất nhập khẩu lớn, triển vọng tăng trưởng cao, mang tính ổn định (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, một số cửa khẩu phụ): Hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu, từng bước liên kết và hợp nhất thành các khu, cụm kho bãi tập trung, kiên cố, hiện đại và chuyên nghiệp, thỏa mãn cơ bản các nhu cầu về kho bãi (cả sức chứa và dịch vụ) của hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ tối đa cho tăng trưởng xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.

- Tại các cửa khẩu còn lại, khối lượng hàng hóa không lớn và thiếu tính ổn định (cửa khẩu phụ, các lối mở địa phương hai bên biên giới): Xây dựng các kho bãi nhỏ và vừa, bán kiên cố, năng động và linh hoạt về công năng và mục đích sử dụng, trong đó chú trọng hơn đến các bãi đỗ xe (tập kết, lưu giữ, kiểm hóa, sang xe sang tải,...) phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của các thương nhân nhỏ lẻ và cư dân biên giới.

b) Về tính chất và mức độ đầu tư phát triển theo thời gian

- Phân kỳ I (giai đoạn 2015 - 2025): Tập trung củng cố, cải tạo (mở rộng, nâng cấp), di dời hoặc điều chỉnh công năng và mục đích sử dụng các kho bãi hiện hữu để tiếp tục phát huy vai trò, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu về kho bãi, duy trì hoạt động xuất nhập khẩu ổn định. Đồng thời, xây dựng mới một số kho bãi lớn, thỏa mãn ngay nhu cầu về kho bãi đang tăng cao trước mắt và trong tương lai sẽ giữ vai trò then chốt và là hạt nhân trung tâm của khu/cụm kho bãi tập trung sau này. Thống nhất và đồng bộ giữa cải tạo, di dời và xây dựng mới (nhất là về vị trí/địa điểm, quy mô và công năng) để tạo tiền đề cho quá trình tập trung hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa kho bãi và dịch vụ kho bãi ở phân kỳ II.

- Phân kỳ II (tầm nhìn 2035): Tiếp tục di dời và xây dựng mới các kho bãi, chú trọng bổ sung các kho bãi cho đồng bộ về loại hình theo công năng và mục đích sử dụng, nhất là các kho bãi phục vụ chuyên doanh, có yêu cầu riêng về kỹ thuật và công nghệ trong lưu giữ và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, triển khai trong thực tế quá trình tập trung hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa mạng lưới kho bãi tại các cửa khẩu. Hoàn thiện tổng thể hệ thống kho bãi, bám sát và tương thích với nhu cầu của hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh và bền vững.

IV. Quy hoạch phát triển

1. Tiêu chí quy hoạch

a) Tiêu chí tổng quát

Số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình theo công năng và mục đích sử dụng của kho bãi phải phù hợp với nhu cầu về kho bãi (nhu cầu về sức chứa, nhu cầu về dịch vụ phục vụ kèm theo) của hàng hóa xuất nhập khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.

b) Tiêu chí cụ thể

- Về diện tích (thống nhất sử dụng tiêu chí đại diện cho quy mô kho bãi là diện tích đất nền, đơn vị tính là m2): Bảo đảm tối thiểu đối với kho (trong nhà, có mái che) là 500 m2/kho; tối thiểu đối với bãi (ngoài trời, không có mái che) là 1.000 m2/bãi. (kho có thể đặt ở trong bãi hoặc đứng độc lập).

- Về thiết kế kiến trúc và tổ chức không gian chức năng: Bảo đảm có đủ các hạng mục công trình và cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ kho bãi tối thiểu quan trọng và cần thiết nhất trong các phân khu chức năng với diện tích và thiết bị, phương tiện phù hợp.

- Về vị trí (địa điểm): Bảo đảm giao thông thuận tiện ở cả đầu vào và đầu ra của kho bãi; kết nối trực tiếp với cửa xuất - nhập hàng hóa; không vi phạm các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng; về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai; không xen lẫn với nhà ở và các công trình dân sự khác.

2. Phương án quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035

Tổng hợp quy hoạch phát triển kho bãi tại các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc như sau:

TT

Tỉnh

Tổng số kho bãi trong QH

Tổng quy mô (diện tích) kho bãi

Ghi chú

1

Quảng Ninh

5

180.000 m2

Trên tổng diện tích đất hơn 200 ha

2

Lạng Sơn

17

634.400 m2

Trên tổng diện tích đất hơn 320 ha

3

Cao Bằng

11

104.700 m2

Trên tổng diện tích đất hơn 150 ha

4

Hà Giang

6

55.000 m2

Trên tổng diện tích đất hơn 25 ha

5

Lào Cai

11

251.300 m2

Không tính các kho bãi đã được quy hoạch từ trước

6

Lai Châu

3

52.000 m2

Trên tổng diện tích đất hơn 5 ha

 

Cộng

53

1.277.400 m2

 

(Chi tiết tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh giáp Trung Quốc như Phụ lục đính kèm).

V. Một số chính sách, giải pháp chủ yếu

1. Giải pháp và chính sách về đầu tư phát triển kho bãi

Trên cơ sở thống nhất quan điểm coi kho bãi là một trong các hạ tầng thương mại và dịch vụ kho bãi trong chuỗi dịch vụ logistics là một trong các ngành dịch vụ hạ tầng cơ sở của đời sống kinh tế, cần vận dụng triệt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại) và về chiến lược tổng thể phát triển các ngành dịch vụ (Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020). Trong đó, chú trọng một số giải pháp, chính sách chủ yếu sau đây:

- Về huy động vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư phát triển kho bãi cơ bản là của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó chủ đạo và nòng cốt là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh khai thác kho bãi và dịch vụ kho bãi. Tại những địa bàn có điều kiện khó khăn, cần vận dụng linh hoạt các chính sách về cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu để Nhà nước có thể hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho kiến tạo cơ sở hạ tầng, tập trung giải quyết các khâu thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng thuộc các dự án kho bãi.

- Về lựa chọn nhà đầu tư: Chú trọng trước hết đến các công ty chuyên nghiệp về kho bãi (xây dựng, vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ), bảo đảm thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đầu tư đủ năng lực (năng lực tài chính, năng lực quản trị); có uy tín, thương hiệu trong ngành và tại địa phương; hoạt động hiệu quả trong 3 năm trở lại đây.

- Về chính sách khuyến khích đầu tư:

+ Cung cấp quỹ đất sạch thỏa đáng theo nhu cầu của nhà đầu tư. Vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật về tiền thuê đất (mức giá thuê, thời hạn và cách thức nộp tiền thuê) theo hướng có lợi cho nhà đầu tư.

+ Căn cứ vào những công trình, dự án kho bãi cụ thể để có các ưu đãi phù hợp về tài chính, nhất là trong giai đoạn mới ra đời và hoạt động của nhà đầu tư kinh doanh kho bãi. Vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật về miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu; miễn giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại mà sản xuất trong nước chưa làm được để hình thành tài sản cố định ban đầu cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi.

+ Trên cơ sở quy định chung của địa phương cấp tỉnh về khung giá (phí) dịch vụ kho bãi, đề cao tính tự chủ của nhà đầu tư kinh doanh khai thác kho bãi trong việc quy định mức phí cụ thể cho các dịch vụ theo nguyên tắc ngang giá (cân xứng với số lượng và chất lượng của dịch vụ) trên tinh thần thỏa thuận với khách hàng và tôn trọng quy luật cạnh tranh.

+ Nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi đặc thù để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu thuộc các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

2. Giải pháp và chính sách thúc đẩy kho bãi phát triển

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ: Hoàn chỉnh mạng lưới đường giao thông nội bộ khu vực cửa khẩu, kết nối kho bãi với các phân khu chức năng, nhất là với các địa điểm xuất nhập hàng và cung cấp dịch vụ thông quan khác. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp hoặc xây dựng mới các tuyến đường đấu nối khu vực cửa khẩu với hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ, nhất là với các tuyến cao tốc xương sống của hai hành lang kinh tế Tây Bắc và Đông Bắc. Theo đó, một số tuyến đường cần nâng cấp, mở rộng gồm: tỉnh lộ 208 (đoạn nối QL4A với QL3, đi cửa khẩu Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng); tỉnh lộ 236 (đoạn từ QL4B đi cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn); quốc lộ 4D (đoạn Lào Cai - Mường Khương đi cửa khẩu Mường Khương, tỉnh Lào Cai); quốc lộ 4C đoạn từ thành phố Hà Giang đi các cửa khẩu Phó Bảng, Săm Pun và tỉnh lộ 177 đi cửa khẩu Xín Mần (tỉnh Hà Giang); tuyến đường cao tốc từ thành phố Lai Châu qua huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) để đấu nối vào đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

- Phát triển đội ngũ nhân lực quản trị vận hành kinh doanh kho bãi: Trong điều kiện trước mắt, mở các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho các nhà quản trị vận hành quy trình kinh doanh khai thác kho bãi và cho lực lượng lao động hành nghề tại các khâu, các công đoạn, các cơ sở cung cấp dịch vụ cụ thể trong chuỗi tích hợp các dịch vụ kho bãi. Về lâu dài, thiết kế và đưa môn học về kho bãi hàng hóa vào nội dung chương trình đào tạo của các chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng trong các trường đại học và cao đẳng thuộc khối kinh tế. Bên cạnh đó, bổ sung vào nội dung chương trình đào tạo của một số trường nghề lớn một nghề mới là nghề kinh doanh kho bãi theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

- Phát triển nhu cầu sử dụng kho bãi và dịch vụ kho bãi của thương nhân xuất nhập khẩu: Một mặt, giới thiệu và quảng bá rộng rãi các giá trị của kho bãi và dịch vụ kho bãi đem đến cho hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu; và mặt khác, khuyến khích mạnh mẽ cộng đồng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng (thuê ngoài) kho bãi và dịch vụ kho bãi. Tại các cửa khẩu, có hình thức thông tin đại chúng để các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi giới thiệu và chào hàng. Kết nối thông tin kho bãi với các cơ quan chức năng của cửa khẩu, ưu tiên thực hiện chế độ hải quan điện tử đối với các luồng hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua kho qua bãi. Tạo thuận lợi tối đa đi đôi với tối thiểu hóa chi phí và tổn thất trong lưu kho lưu bãi cho thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Tiếp tục trao đổi để thống nhất thỏa thuận với phía Trung Quốc về tổ chức cung cấp dịch vụ các tại các cửa khẩu biên giới hai nước theo hướng: các dịch vụ phục vụ cho hàng hóa và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có dịch vụ kho bãi (tập kết, lưu kho, lưu bãi, chỉnh lý, xếp dỡ, bao gói, bảo quản và sang xe sang tải, kiểm tra hàng hóa,...) tập trung tiến hành tại hệ thống kho bãi của các cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam.

VI. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Công khai Quy hoạch

- Ban hành Quy hoạch kèm theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương tới các bộ, ngành và các tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc.

- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và đăng tải Quy hoạch trên các phương tiện truyền thông đại chúng; trưng bày Quy hoạch tại Sở Công Thương, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu thuộc các tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc.

2. Phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch

- Bộ Công Thương:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển kho bãi thống nhất theo Quy hoạch. Tham gia và có ý kiến trong quá trình thẩm định, phê duyệt đối với những công trình kho bãi trọng điểm.

+ Chủ trì rà soát cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan đến kho bãi để sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền; hoặc thống nhất ý kiến với các bộ, ngành liên quan để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung.

+ Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn vận dụng các chủ trương, chính sách hiện hành nhằm khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ cho đầu tư phát triển kho bãi tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

+ Theo dõi, tổng hợp và đánh giá hàng năm về kết quả đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác kho bãi trong mối quan hệ với hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chủ động thống nhất với các địa phương trong việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này cho phù hợp với diễn biến và đòi hỏi của thực tế.

+ Phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn/quy chuẩn kho bãi hàng hóa trong tổng thể bộ tiêu chuẩn/quy chuẩn quy hoạch - xây dựng các loại hình hạ tầng thương mại.

- Các bộ, ngành liên quan:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc triển khai thực hiện Quy hoạch, đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư phát triển kho bãi nêu trong Quy hoạch này.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc: Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm:

+ Tổ chức giới thiệu, quảng bá, trưng bày sơ đồ các dự án đầu tư xây dựng kho bãi theo Quy hoạch tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc của địa phương kèm theo hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi hay hỗ trợ đầu tư phát triển kho bãi hiện hành của Nhà nước.

+ Lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch triển khai đầu tư phát triển kho bãi tại các cửa khẩu từ nay đến 2025 theo một thứ tự ưu tiên cho những dự án kho bãi lớn, gắn với cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính trọng điểm về xuất nhập khẩu.

+ Hướng dẫn, giám sát và tham gia ý kiến trong quá trình lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kho bãi trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch này.

+ Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện, vận dụng các cơ chế, chính sách có liên quan gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, tạo cách làm mới vừa tiếp tục thu hút đầu tư mạnh mẽ vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh khai thác kho bãi phát triển ổn định, hiệu quả. Đặc biệt chú trọng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và đề cao quyền tự chủ, tự quyết trong quản trị điều hành kinh doanh khai thác kho bãi của nhà đầu tư.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc;
- Các Vụ: KH, BG&MN, KV1, PC; Các Cục: XNK, XTTM, CNĐP; Viện NCTM;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, BGMN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Cẩm Tú

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHO BÃI TẠI CÁC CỬA KHẨU TRÊN TOÀN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2025 VÀ NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 1093/QĐ-BCT ngày 03 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tỉnh/Cửa khẩu/Danh mục kho bãi

Diên tích (m2)

Giai đoạn 2015-2025

Tầm nhìn đến năm 2035

Xây dựng mới

Mở rộng, nâng cấp

Xây dựng mới

Mở rộng, nâng cấp

 

I. TỈNH QUẢNG NINH

 

 

 

 

 

 

1. Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

 

 

 

 

 

1

1. Cụm kho bãi trong Khu Hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái - Đông Hưng

50.000

x

 

 

 

2

2. Khu kho bãi tập trung Vạn Ninh (quy tụ các kho bãi nhỏ lẻ phân tán hiện hữu thành khu kho bãi tập trung)

(tổng diện tích đất 200 ha)

 

 

x

(kết hợp di dời)

 

 

2. Cửa khẩu chính Hoành Mô

 

 

 

 

 

3

1. Bãi chứa (kết hợp với kho) Hoành Mô

(tổng diện tích đất 4,5 ha)

x

 

 

 

4

2. Bãi chứa (kết hợp với kho) Đồng Văn

(tổng diện tích đất 2,5 ha)

x

 

 

 

 

3. Cửa khẩu phụ Bắc Phong Sinh

 

 

 

 

 

5

Cụm kho bãi dọc đường 18B

(tổng diện tích đất 5 ha)

 

 

x

 

 

II. TỈNH LẠNG SƠN

 

 

 

 

 

 

1. Cửa khẩu phụ Cốc Nam

 

 

 

 

 

6

1. Bãi xe hàng XNK Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Thiên Trường

26.300

x

 

 

 

7

2. Kho hàng ngoại quan Thông Kéo (Tân Mỹ - Văn Lãng)

5.000

x

 

 

 

8

3. Kho bãi hàng hóa Công ty CP Thương mại du lịch quốc tế Thiên Trường

12.200

x

 

 

 

 

2. Cửa khẩu phụ Tân Thanh

 

 

 

 

 

9

1. Bãi xe hàng XK Bản Thầu, Công ty CP DV Tân Thanh

16.400

x

 

 

 

10

2. Bãi xe sơ chế, bảo quản hàng NSXK, hàng XK Công ty TNHH MTV Thịnh Vượng

8.000

x

 

 

 

11

3. Bãi tập kết, kiểm tra, lưu giữ hàng XK Tân Thanh, Công ty CP Đầu tư Thăng Long

18.000

 

x

 

 

12

4. Cụm kho bãi Rọ Bon

30.000

x

 

 

 

13

5. Bãi chợ Hữu Nghị (cũ)

30.000

 

x

(chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng)

 

 

 

3. Cửa khẩu quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng

 

 

 

 

 

14

Bãi Container H4

3.000

x

 

 

 

 

4. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

 

 

 

 

 

15

Bãi xe hàng XNK BX2, BX3 (kết hợp với kho) khu TMDV II

21.000

x

 

 

 

 

5. Cửa khẩu chính Chi Ma

 

 

 

 

 

16

1. Bãi xe hàng XNK Công ty CP Đầu tư và phát triển Thăng Long

55.000

 

x

 

 

17

2. Cụm kho bãi, chế biến và dịch vụ tổng hợp hàng XK, Công ty TNHH XD Vĩnh Long (kết hợp với kho ngoại quan)

10.700

 

x

 

 

 

6. Cửa khẩu phụ Na Hình

 

 

 

 

 

18

Kho bãi Công ty CP ĐT&PT Thiên Lộc

44.000

 

 

x

 

 

7. Cửa khẩu phụ Pò Nhùng

 

 

 

 

 

19

Kho bãi Công ty CP dịch vụ vận tải Quốc tế Việt Trung

49.000

 

 

x

 

 

8. Cửa khẩu phụ Co Sâu

 

 

 

 

 

20

Kho bãi Công ty CP TM&DL Thiên Trường

39.000

 

 

x

 

 

9. Cửa khẩu phụ Nà Nưa

 

 

 

 

 

21

Kho bãi Công ty CP dịch vụ vận tải Quốc tế Việt Trung

34.000

 

 

x

 

 

10. Cửa khẩu phụ Bình Nghi

 

 

 

 

 

22

Kho bãi Công ty CP TM&DV Thiên Trường

245.000

 

 

x

 

 

III. TỈNH CAO BẰNG

 

 

 

 

 

 

1. Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng

 

 

 

 

 

23

1. Cụm kho thông thường ven sông Bắc Vọng, 2 bên cánh gà đầu cầu Tà Lùng 2 (sau khu thương mại quốc tế)

21.000 (tổng diện tích đất 15 ha)

x

 

 

 

24

2. Cụm kho lạnh sau khu thương mại quốc tế

9.900 (tổng diện tích đất 8 ha)

x

 

 

 

25

3. Cụm kho ngoại quan sau khu thương mại quốc tế

4.900 (tổng diện tích đất 3 ha)

 

x

 

 

26

4. Cụm kho bãi tạm chứa sau khu thương mại quốc tế

7.000 (tổng diện tích đất 7 ha)

x

 

 

 

 

2. Cửa khẩu chính Trà Lĩnh

 

 

 

 

 

27

1. Cụm kho bãi container (lối mở Nà Đoỏng)

(tổng diện tích đất 19,8 ha)

x

 

 

 

28

2. Khu bãi tập kết, lưu giữ, kiểm tra hàng hóa, sang xe sang tải (kết hợp với kho thông thường, kho lạnh, kho ngoại quan)

(tổng diện tích đất 30 ha)

x

 

 

 

 

3. Cửa khẩu chính Sóc Giang

 

 

 

 

 

29

1. Cụm kho bãi thông thường (lối mở Trúc Long)

7.000 (tổng diện tích đất 10 ha)

x

 

 

 

30

2. Cụm kho lạnh, kho ngoại quan

9.700 (tổng diện tích đất 15 ha)

 

 

x

 

 

4. Cửa khẩu chính Lý Vạn

 

 

 

 

 

21

Cụm kho (các loại hình kho)

13.200 (tổng diện tích đất 28 ha)

 

 

x

 

 

5. Cửa khẩu phụ Pò Peo

 

 

 

 

 

32

Kho bãi hàng xuất khẩu

1.000

 

 

x

 

 

6. Cửa khẩu phụ Hạ Lang

 

 

 

 

 

33

Kho bãi hàng xuất khẩu

1.000

 

 

x

 

 

IV. TỈNH HÀ GIANG

 

 

 

 

 

 

1. Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy

 

 

 

 

 

34

1. Cụm kho thông thường

30.000 (tổng diện tích đất 18 ha)

 

x

 

 

35

2. Kho lạnh

8.000 (tổng diện tích đất 4 ha)

x

 

 

 

36

3. Kho ngoại quan

5.000 (tổng diện tích đất 2 ha)

 

 

x

 

 

2. Cửa khẩu phụ Phó Bảng

 

 

 

 

 

37

Kho bãi Tả Kha

2.500 (tổng diện tích đất 0,5 ha)

x

 

 

 

 

3. Cửa khẩu phụ Xín Mần

 

 

 

 

 

38

Kho bãi Tả Mù Cán (lô đất số 06)

2.000 (tổng diện tích đất 0,5 ha)

x

 

 

 

 

4. Cửa khẩu phụ Săm Pun

 

 

 

 

 

39

Kho bãi C1 và C2

7.500 (tổng diện tích đất 0,7 ha)

x

 

 

 

 

V. TỈNH LÀO CAI

 

 

 

 

 

 

1. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

 

 

 

 

 

40

1. Kho bãi tổng hợp (KBTH 1) tại CK quốc tế đường bộ số 2 - Kim Thành

36.640

x

 

 

 

41

2. Kho bãi tổng hợp (LG 1) tại CK quốc tế đường bộ số 2 - Kim Thành

96.540

x

 

 

 

42

3. Kho bãi tổng hợp (LG 2A) tại CK quốc tế đường bộ số 2 - Kim Thành

25.310

x

 

 

 

43

4. Kho bãi tổng hợp (LG 2B) tại CK quốc tế đường bộ số 2 - Kim Thành

30.930

x

 

 

 

44

5. Bãi đỗ xe chờ nhập khẩu (BXNK)

25.690

x

 

 

 

45

6. Bãi đỗ xe chờ xuất khẩu (BXXK)

25.690

x

 

 

 

 

2. Cửa khẩu chính Mường Khương

 

 

 

 

 

46

1. Kho bãi kiểm hóa chờ thông quan tại cửa khẩu Mường Khương

1.500

x

 

 

 

47

2. Kho ngoại quan (đầu Thị trấn Mường Khương đi lên cửa khẩu)

1.000

 

 

x

 

 

3. Cửa khẩu phụ Bản Vược

 

 

 

 

 

48

1. Kho thông thường và kho ngoại quan

3.000

x

 

 

 

49

2. Kho thông thường và kho ngoại quan

5.000

x

 

 

 

50

3. Kho bãi tập kết, lưu giữ hàng hóa (gần cổng ra vào khu vực cửa khẩu)

(tổng diện tích đất 5 ha)

 

 

x

 

 

VI. TỈNH LAI CHÂU

 

 

 

 

 

 

Cửa khẩu chính Ma Lù Thàng

 

 

 

 

 

51

1. Cụm kho bãi Khu Đầu mối cửa khẩu (trong đó có Kho ngoại quan: 2.000 m2; Bãi xe hàng số 2: 8.000 m2)

20.000 (tổng diện tích đất 3 ha)

x

 

 

 

52

2. Kho lạnh (Khu Đầu mối cửa khẩu)

2.000 (tổng diện tích đất 0,3 ha)

x

 

 

 

53

3. Cụm kho bãi Huổi Luông (khu Kinh tế mới Huổi Luông)

30.000

 

 

x

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1093/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 1093/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/02/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Nguyễn Cẩm Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/02/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản