- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3246/QĐ-BNN-KHCN năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020
- 4Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1091/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3246/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 198/TTr-SNN ngày 02/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hoạt động ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống cây trồng và con nuôi bao gồm: Bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học, xây dựng quy trình sản xuất chế biến, bảo quản giống, nâng cao chất lượng giống.
- Tiếp nhận, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, thử nghiệm và triển khai sản xuất rộng rãi có hiệu quả các tiến bộ công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Đào tạo ngắn hạn trong nước và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; công nghệ sinh học nhằm tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng và thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh.
- Hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để chuyển giao ứng dụng công nghệ cao và nhân rộng sản xuất toàn tỉnh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh theo định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014-2020 nhằm tăng giá trị sản xuất trên 1 đơn vị canh tác.
- Tạo sự chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông lâm sản nhằm phát triển nông nghiệp trong tỉnh theo hướng bền vững.
- Thúc đẩy thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh, góp phần hình thành vùng nguyên liệu, vùng sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, mở rộng thị trường cho nông sản trong tỉnh.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp của Ninh Bình đến người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Tăng cường quảng bá hình ảnh của ngành Nông nghiệp, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu... cho các mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
2. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Công tác ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Công tác ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cây trồng, giống con nuôi
a) Đối với cây trồng
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhân giống, vi nhân giống, ưu thế lai và công nghệ gen để chọn tạo các giống cây trồng có các đặc tính ưu việt, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh và yêu cầu của thị trường.
Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm đối với các đối tượng giống cây trồng như: Giống lúa, hoa màu (dưa Kim cô nương, cà chua bi, ...), nấm ăn, nấm dược liệu, nấm cao cấp (Đùi gà, Kim châm, đầu khỉ, ngọc trâm, thủy tinh, ...), cây ăn quả, cây dược liệu, hoa (Lan, ly, hồng...)...
b) Đối với vật nuôi
Nghiên cứu ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử... Tập trung vào các đối tượng nuôi như: Gà, dê, hươu, ...và một số loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
c) Đối với giống thủy sản
Kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ gen để nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, tuyển chọn một số giống thủy sản chủ yếu theo hướng tăng tính trạng tăng trưởng, tăng khả năng kháng bệnh, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu... Tập trung vào các đối tượng thủy sản thế mạnh, có triển vọng như: Tôm, cua, hàu, ngao, tảo...
2.1.2. Công tác ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
a) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản:
- Ứng dụng và chuyển giao công nghệ vi sinh, sử dụng các engym ...để sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; các công cụ, dụng cụ để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng.
- Ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học để phòng và trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản; một số công cụ, dụng cụ chẩn đoán nhanh bệnh ở con nuôi.
b) Các quy trình công nghệ mới có hiệu quả, các loại vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ trong bảo quản, chế biến thực phẩm phù hợp trong sản xuất nông nghiệp:
Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm:
- Đối với cây trồng:
+ Quy trình công nghệ tổng hợp, công nghệ tự động hóa, bán tự động trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính như: Trên giá thể, trong sử dụng công nghệ thủy canh, tưới nước tiết kiệm (phun sương, hỉ giọt...), điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch...
+ Công nghệ mới trong quản lý dinh dưỡng, dịch bệnh; quy trình công nghệ sản xuất, tạo sản phẩm an toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Chọn tạo các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà màng, nhà lưới, như: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, khung nhà, vật liệu che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí...
+ Công nghệ xử lý tia cực tím, tia hồng ngoại; công nghệ sấy bảo quản nông - thủy sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản sản phẩm; công nghệ chiết xuất dược liệu; sản xuất chế phẩm sinh học, các phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp...
- Đối với vật nuôi:
+ Các quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp; các quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, tự động hóa, kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản...
+ Chọn tạo các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, như: Thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn,...
+ Phát triển công nghệ thông tin, tự động hóa trong canh tác; công nghệ nano trong sản xuất; công nghệ quản lý chất lượng cho tất cả các sản phẩm nông sản hàng hóa chính theo tiêu chuẩn mà thị trường cần gắn với việc truy xuất nguồn gốc...
c) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp: Hỗ trợ nghiên cứu lựa chọn và nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nước ngoài mà trong nước chưa có; tiến hành thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế sản xuất của tỉnh.
d) Nghiên cứu tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp
- Đẩy mạnh thu hút, phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh đầu tư vào các lĩnh vực cây trồng, con nuôi; sản xuất nhiên liệu, vật liệu mới từ phụ phẩm sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản ...
- Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường nông sản, truyền thông, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, sự kiện, văn hóa ngành ở trong và ngoài nước có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Kết nối, tổ chức các tua du lịch sinh thái tại các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng như chuỗi các Kiốt, gian hàng sản phẩm ngành Nông nghiệp.
- Tham gia các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp theo quy định của Pháp luật. Tổ chức giao dịch hàng hóa, thành tựu khoa học công nghệ về nông, lâm nghiệp, thủy sản.
- Xây dựng, thực hiện, cung cấp dịch vụ hoạt động các chương trình hội chợ, triển lãm, giới thiệu khách hàng và đối tác đầu tư trong và ngoài nước của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện, ký hợp đồng dịch vụ hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp;
- Nghiên cứu tham mưu cơ chế, chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông nghiệp và thu hút, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020
- Kinh phí thực hiện:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh (theo Quyết định của UBND tỉnh sau khi được phê duyệt).
+ Chi các hoạt động ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Chi cho xúc tiến thương mại nông nghiệp (Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch chi tiết gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, cân đối kinh phí và báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định để triển khai thực hiện.
- Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh) và các nguồn vốn hợp pháp khác (vốn xã hội hóa, FDI, trái phiếu Chính phủ, ...).
4. Giải pháp thực hiện
4.1. Giải pháp về quy hoạch
Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất giống và vùng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4.2. Giải pháp về chính sách
Tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách: Chính sách hỗ trợ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông nghiệp và thu hút, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; chính sách phát triển và bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Ninh Bình; chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
4.3. Giải pháp về kinh phí
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ, sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác chi cho các hoạt động triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và xúc tiến thương mại nông nghiệp, trang thiết bị nghiên cứu ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác chi ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh; vùng sản xuất giống và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tích cực đẩy mạnh thu hút nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.
4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao về lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu nuôi cấy mô, chọn tạo giống trong nông - lâm nghiệp và thủy sản...
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ ngành nông nghiệp, khoa học & công nghệ để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân đi tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh, thành phố trong nước. Cử cán bộ chuyên môn đi học tập kinh nghiệm ở các nước có trình độ sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Đào tạo, tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, nhằm phát triển, nhân ra diện rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả bền vững.
4.5. Giải pháp về thị trường, thông tin, truyền thông, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ và xúc tiến thương mại nông nghiệp công nghệ cao
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và Internet để mọi người dân có thể tiếp cận được các chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ thực hiện mô hình, sản phẩm cũng như kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong nông nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh được tham gia các hội chợ, triển lãm về nông nghiệp ở trong, ngoài nước để quảng bá giới thiệu sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp những thông tin cơ bản, mới nhất về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh hình thành và phát triển các chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Xây dựng các phương án tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trong tỉnh, chú trọng đầu tư hỗ trợ chuỗi các gian hàng nông sản trên địa bàn tỉnh.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực, đặc biệt là thành phố Hà Nội trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm an toàn.
- Thành lập chuỗi các gian hàng, kiot giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp an toàn ...
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Chính sách hỗ trợ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông nghiệp và thu hút, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; chính sách phát triển và bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Ninh Bình;
- Chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh:
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hàng năm, các giải pháp và lộ trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Chủ trì, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, phát triển, chọn tạo công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, phát triển thị trường, phát triển các dịch vụ công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức thực hiện công tác xúc tiến thương mại phục vụ sự nghiệp phát triển ngành nông nghiệp từ nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Chủ trì tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng,...Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh.
- Tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đột xuất hoặc định kỳ.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan có liên quan thẩm định, cân đối, bố trí nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức xây dựng danh mục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút vốn đầu tư; thẩm định, cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao & Xúc tiến thương mại nông nghiệp Ninh Bình.
Phối hợp xây dựng chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xúc tiến thương mại (ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn, hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ...).
4. Sở Khoa học và công nghệ
Ưu tiên thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh và các nguồn kinh phí khác hỗ trợ có mục tiêu của ngành.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan công khai, công bố các công trình nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển các dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực hiện các trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
8. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình
Theo chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị, phối hợp các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, các kết quả ứng dụng, các mô hình và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong toàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của địa phương gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng, khu, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng kịp thời và có chính sách.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và công nghệ, Nội vụ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Báo Ninh Bình; Giám đốc Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 15/10/2015 của UBND tỉnh)
TT | Tên hoạt động, chương trình | Dự kiến quy mô | Dự kiến địa điểm thực hiện | Mục tiêu | Nội dung hỗ trợ thực hiện | Tổng KP giai đoạn 2016-2020 (Triệu đồng) | Phân kỳ giai đoạn 2016-2020 (Triệu đồng) | Ghi chú | |||||
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||||||||
| TỔNG SỐ |
|
|
|
| 229.280 | 41.998 | 50.307 | 50.420 | 44.057 | 42.497 |
| |
A | Nguồn vốn đầu tư |
|
|
|
| 194.400 | 36.798 | 41.857 | 39.370 | 38.927 | 37.447 |
| |
| Đầu tư xây dựng CSHT Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và XTTM nông nghiệp tỉnh | 9,5ha | Xã Khánh Nhạc, Yên Khánh | Xây dựng Trung tâm đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong khảo nghiệm, sản xuất thử, sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ nông sản. | 194.400 | 36.798 | 41.857 | 39.370 | 38.927 | 37.447 | Năm 2015: Đã giao 2,0 tỷ đồng | ||
| Chi phí xây dựng |
|
|
|
| 125.016 | 22.732 | 23.351 | 26.633 | 28.769 | 23.531 |
| |
| Chi phí GPMB |
|
|
|
| 11.413 | 3.424 | 7.989 |
|
|
|
| |
| Chi phí mua sắm thiết bị nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao và XTTM |
|
|
|
| 28.253 | 2.850 | 3.110 | 7.834 | 5.100 | 9.359 |
| |
| Chi phí khác |
|
|
|
| 29.718 | 7.792 | 7.407 | 4.904 | 5.057 | 4.557 |
| |
| - Chi phí tư vấn ĐTXD |
|
|
|
| 4.404 | 3.246 | 1.157 |
|
|
| Đã giao 2015: 2,0 tỷ đồng | |
| - Chi phí khác |
|
|
|
| 8.856 | 1.583 | 2.182 | 1.717 | 1.771 | 1.603 |
| |
| - Dự phòng |
|
|
|
| 16.458 | 2.963 | 4.068 | 3.186 | 3.286 | 2.954 |
| |
B | Nguồn sự nghiệp |
|
|
|
| 34.880 | 5.200 | 8.450 | 11.050 | 5.130 | 5.050 |
| |
I | Hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp |
|
| 24.970 | 1.900 | 6.870 | 8.850 | 4.880 | 2.470 |
| |||
1 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao đối với cây trồng |
|
| 14.800 | 1.650 | 4.800 | 4.650 | 2.800 | 900 |
| |||
| Ứng dụng công nghệ tiên tiến/ công nghệ tự động/ bán tự động sản xuất thử nghiệm, khảo nghiệm một số loại rau củ quả trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính trên địa bàn tỉnh | 50ha | Trên địa bàn tỉnh | Ứng dụng công nghệ sản xuất để sản phẩm có chất lượng an toàn. Giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập. Nhân rộng mô hình, sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngăn chặn và giảm tối đa sâu bệnh hại cây trồng. | Vật tư sản xuất xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới phun,...giống cây trồng, vật tư sản xuất khác Chi phí chuyển giao công nghệ, tập huấn, đào tạo, nhân công, triển khai... | 2.500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | ứng dụng 5 năm | |
| Ứng dụng công nghệ thủy canh sản xuất giống, sản xuất thử nghiệm một số cây rau ăn lá trong nhà lưới, nhà màng. | 10ha | Trên địa bàn tỉnh | Ứng dụng công nghệ mới tạo sản phẩm an toàn đáp ứng thị trường. Nhân rộng mô hình, sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngăn chặn và giảm tối đa sâu bệnh hại cây trồng. | Vật tư sản xuất, xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới phun,... Chi phí chuyển giao công nghệ, tập huấn, đào tạo, nhân công, triển khai... | 2.000 | - | 600 | 500 | 500 | 400 | ứng dụng 4 năm | |
| Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh cho cây trồng gắn với bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch | 100ha | Trên địa bàn tỉnh | Cải thiện môi trường sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Ổn định giá bán nông sản trong thời điểm thu hoạch chính vụ. | Vật tư sản xuất (giống cây trồng, giá thể, sản phẩm phụ sau thu hoạch,...). Chi phí chuyển giao, tập huấn, đào tạo, nhân công, triển khai ... | 250 | 250 |
|
|
|
| Nghiên cứu 01 năm và ứng dụng sản xuất | |
| Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun sương...) trên cây trồng phát triển kinh tế vùng đồi gắn với tiêu thụ nông sản | 50ha | Trên địa bàn tỉnh | Nâng cao hiệu quả sử dụng nước và tiết kiệm nước tưới trong điều kiện không chủ động nước ở vùng đất đồi. Góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây trồng vùng khô hạn | Hỗ trợ vật tư sản xuất: Hệ thống tưới phun sương (cây công nghiệp), tưới nhỏ giọt (cây ăn quả). Hỗ trợ kinh phí cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình. Tập huấn, chuyển giao CN... | 5.000 | 200 | 1.500 | 1.500 | 1.800 |
|
| |
| Ứng dụng công nghệ sản xuất giống lúa có chất lượng, năng suất cao đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu. | 10ha | Trên địa bàn tỉnh | Tuyển chọn được 1-2 giống lúa chịu mặn thích ứng với huyện Kim Sơn, Yên Khánh Bổ sung vào cơ cấu giống lúa có năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu. | Vật tư sản xuất. Phân tích nồng độ muối trong nước, đất. Chi phí nhân công, chuyển giao kỹ thuật | 1.050 | 250 | 400 | 400 |
|
| Nghiên cứu ứng dụng 3 năm | |
| Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản xuất nấm cao cấp và nấm trái vụ trong nhà lạnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình | 1ha | Trên địa bàn tỉnh | Ứng dụng công nghệ mới và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp đảm bảo môi trường tối ưu cho từng loại sản phẩm phục vụ sản xuất nấm chất lượng cao và nấm trái vụ | Vật tư sản xuất, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thiết bị, hệ thống tưới... Chi phí nhân công (chăm sóc, thu hoạch, theo dõi mô hình...), chuyển giao CN... | 4.000 | 450 | 1.800 | 1.750 |
|
|
| |
2 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, thủy sản |
|
| 5.570 | 250 | 900 | 2.350 | 1.000 | 1.070 |
| |||
| Ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh trong nuôi trồng thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh | 10ha | Trên địa bàn tỉnh | Ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, tự động hóa, kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản... | - Vật tư sản xuất: Giống con nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh,.. - Chuyển giao công nghệ - Triển khai dự án. | 2.000 |
| 500 | 1.500 |
|
|
| |
| Ứng dụng công nghệ tiên tiến tăng tính trạng tăng trưởng, tỷ lệ phi lê cao, khả năng kháng bệnh trong nuôi trồng thủy thích ứng với biến đổi khí hậu | 10ha | Trên địa bàn tỉnh | Kiểm soát môi trường nuôi chặt chẽ, bảo vệ con nuôi, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người sản xuất | - Vật tư sản xuất: Giống con nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh,.. - Chuyển giao công nghệ - Triển khai dự án. | 1.500 |
|
| 500 | 500 | 500 |
| |
| Nghiên cứu khả năng thích ứng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số loài cá trong lồng, bè trên sông hồ trên địa bàn Ninh Bình | 1000m3 | Trên địa bàn tỉnh | Tận dụng lợi thế dòng chảy, thức ăn sẵn có trên sông, hồ nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao thu nhập. Nhân rộng sang các vùng lân cận có cùng điều kiện tự nhiên | - Vật tư lồng, bè (sắt, lưới, phao, hệ thống sục khí...). - Vật tư sản xuất. Chi phí nhân công, chi phí khác... | 1.000 | 250 | 400 | 350 |
|
|
| |
| Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa trong chăn nuôi theo hướng tạo sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường. | 10ha | Trên địa bàn tỉnh | Sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập. Chuyên môn hóa trong sản xuất. Tạo sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng, cải thiện môi trường. | - Chuyển giao công nghệ - Mua sắm trang thiết bị, tài sản... - Vật tư sản xuất - Triển khai dự án. | 1.070 |
|
|
| 500 | 570 |
| |
3 | Bảo quản, chế biến nông sản |
|
| 1.500 | - | - | 500 | 500 | 500 |
| |||
| Ứng dụng công nghệ sấy bảo quản nông sản, công nghệ mới bảo quản rau, hoa, quả tươi; tạo màng trong bảo quản nông sản |
| Trên địa bàn tỉnh | Giảm tối thiểu rủi ro sau thu hoạch nông sản chính vụ. Giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới trong sản xuất. Nâng cao giá trị nông sản sau thu hoạch | - Chuyển giao công nghệ - Mua sắm trang thiết bị, tài sản... - Vật tư sản xuất - Triển khai dự án. | 1.500 |
|
| 500 | 500 | 500 |
| |
4 | Công tác đào tạo, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
|
| 3.100 | - | 1.170 | 1.350 | 580 | - |
| |||
| Đưa cán bộ đi đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nước và các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới | 06-10 lượt cán bộ | Trong và ngoài nước | Tiếp cận những công nghệ hiện đại ứng dụng trong sản xuất trong nước. Nâng cao giá trị, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. | Chi phí đi lại, học phí, ăn, nghỉ, tài liệu học tập. Chi phí khác | 1.800 |
| 750 | 750 | 300 |
|
| |
| Đưa cán bộ đi học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới | 3 chuyến | Nhật, Israel, Trung Quốc | Học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiên tiến ứng dụng về Việt Nam. Cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu. | Chi công tác phí, lệ phí. Chi chế độ đoàn ra theo quy định (Biên dịch, phiên dịch, dịch vụ tour, chi phí ăn, ở, đi lại,...của đoàn ra) | 1.300 |
| 420 | 600 | 280 |
|
| |
II | Hoạt động xúc tiến thương mại |
|
| 9.910 | 3.300 | 1.580 | 2.200 | 250 | 2.580 |
| |||
1 | Tổ chức hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và làng nghề; hội chợ quốc tế nông nghiệp; hội chợ đồ hộp, nước uống ...từ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh | 300 gian hàng/ 01 hội chợ | Thành phố Ninh Bình | Học hỏi kinh nghiệm, tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất từ các đơn vị khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đánh giá nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. | - Chi phí gian hàng và các hạng mục kèm theo - Chi phí trang trí, khánh tiết, tuyên truyền, quảng bá...phục vụ hội chợ - Chi phí quản lý hội chợ và các chi phí khác | 5.700 | 2.000 |
| 1.900 |
| 1.800 | Tổ chức 03 hội chợ | |
2 | Tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng xúc tiến thương mại cho cán bộ và các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh | 15 lớp | Thành phố Ninh Bình | Trang bị kiến thức, kỹ năng XTTM nông nghiệp. Quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tìm kiếm, đánh giá nhu cầu thị trường nông sản... | Hỗ trợ chi phí biên soạn, in ấn tài liệu, giáo trình, hội trường, khánh tiết, văn phòng phẩm... Tổ chức triển khai tập huấn | 750 | 150 | 200 | 150 | 150 | 100 |
| |
3 | Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản tham gia: Sàn giao dịch; các hội chợ trong, ngoài nước và học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại | 100 lượt đ.vị đi Hội chợ; Giao dịch 30 lượt sản phẩm | tỉnh Ninh Bình | - Giúp các đơn vị tiếp cận được các hình thức quảng bá, bán hàng thông qua giao dịch điện tử. Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. - Nâng cao kỹ năng XTTM cho cán bộ trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế | - Hỗ trợ chi phí tham gia Sàn giao dịch, tập huấn nâng cao kiến thức và tầm quan trọng của việc đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia Sàn giao dịch - Hỗ trợ chi phí thuê gian hàng, chi phí quảng cáo, vận chuyển... | 1.400 | 650 | 400 | 150 | 100 | 100 |
| |
4 | Xây dựng chuỗi các gian hàng, kiot giới thiệu nông sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh | 500m2 | tỉnh Ninh Bình | - Nâng cao khả năng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sắc ngành nông nghiệp. - Quảng bá sản phẩm nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ đặc sắc của tỉnh. | - Mua sắm tài sản, trang thiết bị, công cụ dụng cụ, phần mềm bán hàng phục vụ giới thiệu sản phẩm. - Chi phí thuê mặt bằng, gian hàng, điện, nước và nhân công... | 1.000 | 500 | 500 |
|
|
|
| |
5 | Đào tạo kỹ năng và cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước | Đào tạo 10 cán bộ; tổ chức 02 chuyến học tập kinh nghiệm | Hàn Quốc, Mỹ | - Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. - Nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại cho cán bộ, trau dồi kiến thức xúc tiến thương mại trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế. | Chi phí đi lại, học phí, ăn, nghỉ, tài liệu học tập. Chi công tác phí, lệ phí. Chi chế độ đoàn ra theo quy định (Biên dịch, phiên dịch, dịch vụ tour, chi phí ăn, ở, đi lại,...của đoàn ra) Chi phí khác | 1.060 | - | 480 | - | - | 580 |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 16/QĐ-UBND-TL năm 2014 thành lập Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020
- 3Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 33/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 490/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 58/2016/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Quyết định 32/2016/QĐ-UBND quy định nội dung xúc tiến thương mại được hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1895/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3246/QĐ-BNN-KHCN năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020
- 4Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 16/QĐ-UBND-TL năm 2014 thành lập Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020
- 7Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 33/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Ninh Bình
- 10Quyết định 490/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 58/2016/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Quyết định 32/2016/QĐ-UBND quy định nội dung xúc tiến thương mại được hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1091/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hoạt động ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1091/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực