BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/QĐ-CHHVN | Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
VỀ VIỆC: BAN HÀNH QUY ĐỊNH KỸ THUẬT KHAI THÁC CẦU CẢNG
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990;
Căn cứ Quyết định số 269/2003/QĐ-TTg ngày 22/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam;
Căn cứ Nghị định 160/2003/NĐ-CP ngày 13/12/2003 của Chính phủ về Quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam;
Để đảm bảo an toàn hàng hải cho các du thuyền vào/rời cảng biển, hoạt động trong khu vực hàng hải của Việt Nam và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;
Xét đề nghị của ông Trưởng Ban Cảng Biển,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng”.
Điều 2. Giám đốc các cảng vụ hàng hải có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện bản “Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng” này.
Quyết định này, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh văn phòng, Trưởng các Ban có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Cảng vụ hàng hải, Tổng Giám đốc Bảo đảm An toàn hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
KHAI THÁC CẦU CẢNG
(ban hành kèm theo Quyết định 109 ngày 10/3/2005 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam)
“QUI ĐỊNH KĨ THUẬT KHAI THÁC CẦU CẢNG” (sau đây gọi tắt là Quy định) đưa ra các quy định chỉ dẫn cho công tác quản lí kĩ thuật trong quá trình khai thác các cầu cảng, cầu cảng nổi, bến phao neo tập kết, chuyển tải ... (gọi tắt là cầu cảng) cũng như vùng nước của cảng biển (gọi tắt là vùng nước), được xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam tuân theo bộ Luật Hàng hải Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác cầu cảng thực hiện các dịch vụ hàng hải cho tàu biển.
Cơ sở kĩ thuật để khai thác cầu cảng là các quy định có liên quan được ghi rõ trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, Quyết định công bố cầu cảng và lí lịch của cầu cảng đang khai thác. Lí lịch cầu cảng nói ở điều này được quy định chi tiết tại điều 38 chương VI
Điều 3 - Ngoài các tiêu chuẩn kĩ thuật trong bản Quy định này, các tàu biển và cảng biển phải tuân theo bộ Luật Hàng hải Việt Nam cùng các quy định khác của luật pháp Nhà nước Việt Nam đồng thời chịu sự kiểm soát, quản lí trực tiếp của cảng vụ hàng hải khu vực (gọi tắt là Cảng vụ)
Điều 4 - Các thuật ngữ và định nghĩa
Trong bản Quy định này, các thuật ngữ chuyên ngành được định nghĩa như sau:
1. Cảng biển : Là cảng được mở ra để tàu biển ra - vào hoạt động. Cảng biển bao gồm các công trình sau :
(1). Cầu cảng : Là một bộ phận của cảng biển, là nơi neo buộc tàu biển để tiến hành các dịch vụ hàng hải, bao gồm xếp dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp dầu mỡ, cung ứng thực phẩm v.v... Công trình cầu cảng có thể được xây dựng song song với bờ (dạng liền bờ hoặc cách bờ có cầu dẫn), thẳng góc với bờ hoặc tạo với bờ một góc nhất định (cầu tàu nhô), hoặc các trụ độc lập. Trong một cảng biển có thể có 1 hoặc nhiều cầu cảng.
Tuyến cầu cảng: Là đường thẳng đi qua hai điểm lồi nhất về phía khu nước của phần kết cấu trên công trình cầu cảng. Đệm tàu nằm trên tuyến cầu cảng hướng về phía khu nước.
(2). Bến phao: Là bến neo buộc tàu bằng 1 hoặc nhiều thiết bị neo phao - xích - rùa, trong đó bến phao neo tập kết chuyển tải tối thiểu có 2 thiết bị neo phao - xích - rùa trở lên.
(3). Vùng nước của cầu cảng, bến phao : Là vùng nước sử dụng để neo buộc tàu biển.
(4). Luồng và vũng quay tàu : Là giới hạn của khu nước dùng cho việc đi lại, quay trở tàu để vào/rời cảng.
(5). Vũng neo chờ tàu : Là khu nước dùng làm nơi neo đỗ tàu biển chờ đợi để vào/rời cảng theo điều kiện luồng và việc bố trí cầu cảng ... Tại đây có thể kết hợp thực hiện một số dịch vụ hàng hải khác.
2. Cao độ : là độ cao so với số “0” của hệ cao độ Hải đồ, tính bằng mét.
Điều 5 - Tàu biển đề cập trong bản Quy định này là các tàu dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách trên biển. Đối với các tàu biển chuyên dùng để thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên biển, lai dắt hoặc cứu hộ trên biển, trục vớt các tài sản, phương tiện trên biển hoặc thực hiện các mục đích kinh tế khác, trên cơ sở các chỉ tiêu kĩ thuật tương đương với tàu biển vận chuyển hàng hóa, hành khách mà áp dụng quy định này khi cập - neo buộc tại cầu cảng.
Điều 6 - Tàu biển dùng vận chuyển hàng hóa, hành khách ở điều 5 gồm các loại:
- Tàu hàng tổng hợp : Tàu chuyên chở hàng bách hóa, bao kiện... dạng rời và tàu chở hàng hỗn hợp gồm những loại hàng hóa nêu trên với hàng Container (tàu Semi - Container).
- Tàu Container : Tàu chuyên dùng vận tải Container bao gồm tàu bốc xếp qua mạn (Lo-Lo), tàu bốc xếp bằng Chassis hoặc xe nâng Container thông qua cầu bên sườn hoặc phía đuôi của tàu (Ro-Ro).
- Tàu hàng rời: Tàu chuyên chở hàng rời - chở xô.
- Tàu chở hàng lỏng : Các tàu chở dầu (dầu thô, sản phẩm dầu) và tàu chở khí hóa lỏng, các loại hóa chất dạng lỏng.
- Tàu hành khách : Tàu chuyên dùng chở hành khách và hành lí.
Điều 7 - Một số đặc trưng cơ bản tàu biển thường dùng
1. Dung tích đăng kí toàn phần, lượng chiếm nước, trọng tải tàu
- Dung tích đăng kí toàn phần (GT) là dung tích toàn phần của tàu, gồm dung tích từ đáy tàu đến khoang chính (không kể phần giữa hai đáy tàu nếu tàu có 2 đáy) và dung tích thuộc các kiến trúc trên boong chính dùng để chứa hàng, hành khách; nơi ăn ở, sinh hoạt của thuyền viên; kho chứa vật liệu, lương thực thực phẩm; buồng máy. Khi các tàu đến cảng bắt buộc phải thông báo trọng tải này cho các cơ quan quản lí cảng. Dung tích đăng kí toàn phần thường được dùng trong việc công bố các cầu cảng tàu hành khách, tàu khí hóa lỏng.
Đơn vị tính : 1 tấn trọng tải dung tích đăng kí toàn phần (GT) ≈ 2,83m3
- Trọng tải toàn phần (DWT): là trọng lượng bao gồm hàng hóa chuyên chở, hành khách và hành lý, thuyền viên và hành lý, nhiên liệu dầu mỡ, nước ngọt, lương thực dự trữ và nước dằn (ballast). Đây là trọng tải tối đa mà tàu chở hàng ngập đến mớn nước T và thường được dùng trong việc công bố cầu cảng tàu hàng tổng hợp, tàu Container, tàu hàng rời, tàu dầu.
Đơn vị tính : 1 tấn trọng tải toàn phần (DWT) = 1 tấn
- Trọng tải thực chở (DWTt) là tổng trọng lượng hàng hóa chuyên chở, hành khách và hành lý, thuyền viên và hành lý, nhiên liệu dầu mỡ, nước ngọt, lương thực và nước dằn thực tế trên tàu. Đây là trọng tải tàu chở hàng ngập đến mớn nước Tt.
- Lượng chiếm nước toàn tải (W): là lượng chiếm nước thiết kế ứng với trạng thái tàu có trọng tải toàn phần, đơn vị tính bằng tấn. Lượng chiếm nước toàn tải gồm tổng trọng lượng tàu không (LW) và trọng tải toàn phần (DWT).
2. Các kích thước chiều dài, chiều rộng, mớn nước, chiều cao của tàu:
- Chiều dài toàn phần của tàu (Loa) được tính từ mũi đến lái. Đây là thông số chính trong việc bố trí neo buộc tàu tại cầu cảng và xác định điểm va của tàu vào đệm khi cập cầu cảng.
- Chiều rộng của tàu (B) là khoảng cách nằm ngang đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài của sườn mạn bên kia tại vị trí rộng nhất thân tàu. Kích thước này được dùng trong việc xác định chiều rộng khu nước, khả năng cập mạn của các tàu với nhau tại cầu cảng.
- Mớn nước chở hàng đủ tải (T), mớn nước chở hàng không đủ tải của tàu (Tt) và mớn nước tàu không tải (Tk) là chiều cao đo từ mặt trên của dải tôn giữa đáy tàu đến đường mớn nước tương ứng khi tàu chở hàng bằng trọng tải toàn phần, trọng tải thực chở và tàu không tải. Đây là những chiều chìm dùng để xác định độ sâu khu nước và quyết định chế độ, điều kiện an toàn khi tàu cập - neo buộc tại cầu cảng.
- Chiều cao mạn tàu (H) được xác định theo phương thẳng đứng tính từ mặt phẳng ngang của sống đáy tàu đến mặt giao giữa boong chính với thành tàu.
- Chiều cao tĩnh không của tàu (Htk) là chiều cao đo từ điểm cao nhất của cấu trúc trên boong chính đến đường mớn nước thực tế khi tàu hành thủy.
3. Lượng chiếm nước Wt, LW và Tt, LOA được dùng để xác định lực va và khả năng cập - neo buộc cầu cho từng tàu vào cầu cảng tại những thời điểm cụ thể.
Điều 8 - Phân nhóm theo trọng tải tàu cập cầu : Các tàu chở hàng tổng hợp, hàng rời, hàng Container, tàu dầu được phân nhóm theo trọng tải toàn phần (DWT); các tàu hành khách, tàu chở khí hóa lỏng được phân theo trọng tải dung tích đăng kí toàn phần (GT). Phân nhóm trọng tải tàu tham khảo Phụ lục 1.
Điều 9 - Độ sâu dự trữ khai thác dưới đáy tàu tại khu nước (ΔHkt: chân hoa tiêu) là chiều cao tính từ mặt phẳng ngang dưới sống đáy tàu đến điểm cao nhất của mặt đáy khu nước, gồm các thành phần : dự trữ cho an toàn và điều khiển tàu (Z1), dự trữ do sóng (Z2) và dự trữ cho nghiêng lệch tàu khi bốc xếp hàng hóa (Zo). Các độ sâu dự trữ này được xác định trong lí lịch cầu cảng. Giá trị ΔHkt có thể tham khảo Phụ lục 2.
Điều 10 - Phân nhóm và phân loại cảng biển : theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển việt nam đến năm 2010, hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 8 nhóm cảng, các cảng này được phân thành 2 loại theo vị trí trên sông, biển.
1. Cảng biển khu vực cửa sông, cửa biển : là những cảng chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn cả sông và biển, chịu tác động dòng chảy lớn, tác động sóng không đáng kể. Ví dụ:
- Cảng biển khu vực Hải Phòng: Trên sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Giá (cầu cảng Chùa vẽ, Vật Cách, Đoạn Xá, Cửa Cấm, Đình Vũ...); cảng biển khu vực Thái Bình (cầu cảng Diêm Điền), cảng biển khu vực Nam Định (cầu cảng Hải Thịnh) thuộc nhóm I.
- Cảng biển khu vực Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh: Trên sông Mã, sông La, sông Cấm (cầu cảng Lệ Môn, Cửa Lò...) thuộc nhóm II.
- Cảng biển khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế: Trên sông Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Cửa Thuận An (cầu cảng Cửa Việt, Nhật Lệ, Thuận An...); cảng biển khu vực Đà Nẵng trên sông Hà (Cầu cảng sông Hàn, Nại Hiên...) - nhóm III.
- Cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh: Trên sông Sài Gòn, Lòng Tàu, Soài Rạp (cầu cảng Bến Nghé, Tân Cảng, Bông Sen, Cát Lái...), cảng biển khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Trên sông Dinh, Cái Mép, Thị Vải (cầu cảng Vê Đan, Bà Rịa Serece...) thuộc nhóm V.
- Các cầu cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Trên sông Hậu, Sông Tiền (trừ các cầu cảng Bình Trị, Hòn Chông) thuộc nhóm VI.
2. Cảng biển trong vịnh hoặc trên bờ biển ít được che chắn : là những cảng chủ yếu chịu ảnh hưởng thủy văn biển, tác động dòng chảy không lớn, cần lưu ý chế độ sóng gió trong quá trình cập, neo đỗ tàu tại cầu cảng. Ví dụ:
- Các cầu cảng Cửa Ông, Hòn Gai, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) - nhóm I.
- Cầu cảng Nghi Sơn, Vũng Áng thuộc nhóm II.
- Cầu cảng Chân Mây, các cầu cảng vịnh Đà Nẵng, vịnh Dung Quất thuộc nhóm III.
- Các cầu Cảng khu vực vịnh Quy Nhơn, vịnh Vân Phong, Nha Trang: Cầu cảng Quy Nhơn, Thị Nại, Nha Trang, Ba Ngòi...) thuộc nhóm IV.
- Cầu cảng Long Sơn thuộc nhóm V.
- Cầu cảng Hòn Chông, Bình Trị thuộc nhóm VI.
- Các cầu cảng thuộc nhóm VII và VIII - Nhóm cảng biển các đảo Tây Nam, Nhóm cảng biển Côn Đảo.
Điều 11 - Hoạt động của tất cả các cảng biển Việt Nam đều phải tuân thủ đúng quy định luật pháp Việt Nam ban hành và chịu sự kiểm soát, quản lí của các Cảng vụ.
Điều 12 - "Danh bạ cảng biển Việt Nam" (viết tắt "DBCBVN")
Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm lập, quản lý sổ DBCBVN và giám sát việc quản lý, khai thác của chủ đầu tư đối với cảng biển, cầu cảng, khu chuyển tải trong sổ DBCVN sau khi được công bố mở cảng biển, cầu cảng, khu chuyển tải.
Điều 13 - Các quy định về DBCBVN
1. DBCBVN được cập nhật hàng năm trên cơ sở những thay đổi về: đóng, mở cảng biển, cầu cảng; chức năng khai thác, kinh doanh cảng; các chỉ tiêu về kĩ thuật hạ tầng, thiết bị chính và năng lực khai thác cầu cảng. DBCBVN do Cục Hàng Hải Việt Nam xuất bản và được in, tái bản theo chu kì 3 đến 5 năm 1 lần.
2. Nội dung thông tin về các cảng biển, cầu cảng trong DBCBVN gồm : Cơ quan doanh nghiệp quản lí, kinh doanh khai thác cảng; vị trí địa lí và địa danh; chức năng khai thác, kinh doanh cảng; các chỉ tiêu về kĩ thuật hạ tầng, thiết bị chính và năng lực khai thác cảng.
3. Cơ quan doanh nghiệp quản lí, kinh doanh khai thác cảng có trách nhiệm hàng năm vào cuối tháng 12, thông báo về Cục Hàng hải Việt Nam các chỉ tiêu về kĩ thuật hạ tầng, thiết bị chính và năng lực khai thác cảng.
Điều 14 - Việc đóng, mở cảng biển, cầu cảng, khu chuyển tải tuân thủ đúng theo các qui định của pháp luật Việt Nam;
CẦU CẢNG VÀ VÙNG NƯỚC CỦA CẢNG
Điều 15 - Hình dáng mặt bằng các loại cầu cảng là đa dạng, có thể chia thành một số nhóm dưới đây :
- Cầu cảng dọc bờ có các bến liên tục hoặc dạng 1 bến độc lập, có tuyến cầu cảng song song với bờ (bao gồm các loại : cầu cảng liền bờ, cầu cảng có cầu dẫn, cầu cảng nổi có cầu dẫn).
- Cầu cảng nhô có tuyến cầu cảng tạo với đường bờ một góc nhất định và có thể cập tàu 2 phía.
- Cầu cảng có 2 hoặc nhiều trụ tựa độc lập có tuyến cầu cảng song song, hoặc tạo với đường bờ một góc nhất định và có thể cập tàu 2 phía.
- Bến phao có 1 hoặc nhiều thiết bị neo bằng phao - xích - rùa và thường được bố trí trên vùng nước cách xa bờ.
Điều 16 - Khoảng cách an toàn đậu tàu tại cầu cảng được quy định ở bảng 1, trong đó trên tuyến cầu cảng có 2 tàu neo buộc gần nhau thì giá trị d, e được chọn theo tàu có chiều dài lớn hơn.
Điều 17 - Chiều dài tối thiểu của cầu cảng (Lct) cho phép ngắn hơn chiều dài của tàu neo buộc, nhưng phải thoả mãn:
- Lct phải đủ dài để phương tiện xếp dỡ có thể di chuyển bốc xếp hàng hóa được tất cả các khoang hàng của tàu. Tuy vậy trong một số trường hợp có thể di chuyển tàu dọc theo cầu cảng.
- Lct phải đủ dài để áp lực tựa tàu không vượt trị số cho phép đối với kết cấu cầu cảng cũng như đối với kết cấu mạn tàu. Thông thường đối với bến tàu khách có Lct ≥ (32% ÷ 35%).LOA, các tàu khác có Ltt ≥ (40% ÷ 50%).LOA (trong đó các tàu không tải lấy giá trị nhỏ, các tàu có tải lấy giá trị lớn).
- Đảm bảo điều kiện an toàn neo buộc tàu và tải trọng khai thác trên cầu.
Điều 18 - Kích thước mặt bằng khu nước trước cầu cảng.
1. Chiều dài khu nước cầu cảng (Lkn) bằng chiều dài toàn phần của tàu cộng với khoảng cách an toàn 2 đầu tàu (khoảng cách d và e) quy định bảng 1 điều 16.
2. Bề rộng khu nước cầu cảng bên cạnh luồng chạy tàu được quy định trong lí lịch cầu cảng. Trong khai thác, Cảng vụ có thể căn cứ vào kích thước tàu thực tế, phương thức cập cũng như rời cầu cảng để kiểm tra bề rộng cần thiết của khu nước theo 2 trường hợp :
- Bảo đảm an toàn cho tàu chạy trên luồng (hình 2) khi khu nước nằm cạnh luồng chạy tàu, bề rộng khu nước cầu cảng ( Bkn ) được quy định :
Bkn ≥ B + bcm + ΔB (m) (1)
B : Bề rộng tàu (mét)
Bcm : Bề rộng phương tiện cập mạn (mét)
ΔB : Khoảng cách an toàn cho các tàu chạy trên luồng tàu (tính đến biên luồng), lấy bằng 1,5 lần chiều rộng tàu lớn nhất cập cầu hoặc tàu hành thủy trên luồng.
- Bảo đảm tàu cập hoặc rời cầu cảng được an toàn khi điều kiện kết hợp quay trở tàu tại khu nước cầu cảng (hình 3), Bkn được quy định :
Bkn = η.LOA + 2 ΔB (2)
Trong đó:
η : Hệ số, lấy từ 1,25 đến 1,5 tùy thuộc điều kiện khí tượng và thủy văn khi tàu quay đầu, lấy giới hạn dưới khi điều kiện thuận lợi và giới hạn trên khi không mấy thuận lợi.
ΔB : Như mục 2 điều này.
- Đối với cầu tàu có các trụ va, tựa độc lập (trụ quay tàu) (hình 4), ngoài việc xác định chiều rộng khu nước theo 2 trường hợp trên, chiều rộng khu nước cần phải được tính thêm phần nạo vét sau tuyến cầu cảng khoảng : ΔBkn = (11% ÷ 12%).LOA
Bảng 1
Sơ đồ bố trí tàu | Khoảng cách dự phòng đầu bến khi chiều dài tàu (m) bằng: | ||||
> 300 | 300 - 201 | 200 - 151 | 150 - 100 | < 100 | |
1. Khoảng cách d giữa các tàu (m)
| 30 | 25 | 20 | 15 | 10 |
2. Khoảng cách e giữa tàu và điểm cuối đoạn thẳng tuyến bến (m)
| 30 | 25 | 20 | 10 | 5 |
| 45/40 | 30 | 25 | 20 | 15 |
| 30/25 | 20 | 15 | 15 | 10 |
| 60 | 50 | 40 | 30 | 20 |
| 20 | 15 | 15 | 10 | 10 |
Ghi chú: 1. Các chỉ tiêu trong bảng được áp dụng cho các cầu cảng nằm sâu trong lục địa hoặc đã được che chắn sóng. Với các cảng trên bờ biển không được che chắn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí tượng thủy văn biển thì theo tình hình thực tế, cảng phải nâng trị số d, e cho thích hợp. 2. Với các tàu dài hơn 300m, các số ghi ở mẫu số trong bảng là dùng cho sơ đồ có gia cố bờ |
Hình 2 - Khu nước cầu cảng cạnh luồng tàu
Hình 3 - Bề rộng khu nước quay tàu tại cầu cảng
Hình 4 - Bề rộng khu nước cầu tàu dạng trụ và độc lập
Điều 19 - Kích thước mặt bằng bến phao
Kích thước mặt bằng bến phao tùy thuộc phương thức neo buộc được quy định trong lí lịch cầu cảng. Trong khai thác có thể căn cứ tàu thực tế để kiểm tra kích thước cần thiết cho khu neo buộc, đỗ tàu theo các trường hợp sau:
1. Khi tàu neo buộc bằng 1 thiết bị phao neo (hình 5)
Trường hợp tàu neo buộc bằng 1 thiết bị phao neo để tập kết, chờ đợi thì bán kính tối thiểu của khu nước neo buộc tàu Rkn được quy định theo biểu thức:
Rkn = LOA + s + a + ΔB (m) (3)
Trong đó :
a : Chiều dài hình chiếu dây buộc của tàu được quy định trong lí lịch cầu cảng (m). Thông thường: a > 4,5.Hkc khi tàu có tải
a > 2,0.Hkk khi tàu không tải
s : Chiều dài hình chiếu dây xích neo lên mặt bằng được quy định ở lí lịch cầu cảng
Hkc , Hkk : Chiều cao tính từ mặt boong tàu đến mặt nước khi tàu có tải và không tải. Giá trị này thường lấy bằng hiệu số giữa chiều cao tàu với mớn nước thực tế của tàu
Hình 5- Khu nước bến phao có một thiết bị neo
2. Khi tàu neo buộc bằng 2 thiết bị phao neo (hình 6) để phục vụ chuyển tải hoặc thực hiện dịch vụ hàng hải thì kích thước khu nước neo buộc tàu được quy định như sau :
- Chiều dài khu nước neo buộc tàu tại bến phao Lnb quy định theo mục 1 điều IV.4. Thông thường: Lnb = LOA + 2.e (4)
- Chiều rộng khu nước neo buộc tàu tại bến phao :
Bnb = B + bcm + 2.b + 2.ΔB (5)
Các thông số trong 2 biểu thức trên và kí hiệu hình vẽ 6 :
bcm = tổng chiều rông phương tiện cập mạn, cập mạn phải (bcmp) và cập mạn trái (bcmt)
e : Khoảng cách an toàn đậu tàu quy định tại bảng 1 điều 16
b : Khoảng dịch chuyển tàu khi có tác động của sóng, gió, dòng chảy theo phương ngang tàu
Lbp , Bbp : Chiều dài, chiều rộng bến phao được quy định trong lí lịch cầu cảng. Thông thường Bbp = Bnb (6)
Hình 6- Neo tàu bằng hai thiết bị neo
3. Khi tàu được neo buộc bằng nhiều thiết bị phao neo để tập kết, chuyển tải hàng hóa hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải (hình 7) thì kích thước khu nước neo buộc tàu được quy định như sau :
- Chiều dài khu nước neo buộc tàu của bến phao Lnb quy định theo mục 1 điều 18.
- Chiều rộng khu nước neo buộc tàu của bến phao:
Bnb = B + bcm + 2 ΔB (7)
Các thông số trong biểu thức và kí hiệu trên hình vẽ 7 như mục 2 điều 19; Lbp, Bbp được quy định trong lý lịch cầu cảng.
Điều 20 - Mỗi một thiết bị phao neo (bao gồm phao - xích - rùa) của các bến phao đều phải có neo định vị phao. Trường hợp không sử dụng neo định vị phao thì phải có cơ sở kĩ thuật chắc chắn đảm bảo phao này không thể trôi dạt ra khỏi khu nước của bến khi không neo buộc tàu.
Hình 7 - Neo tàu bằng nhiều thiết bị neo
Điều 21 - Độ sâu khu nước của cầu cảng, bến phao (Hkn) là chiều cao cột nước tính từ mặt đáy khu nước đến cao độ mặt nước khai thác thực tế, và được xác định theo biểu thức :
Hkn = Hmn - Hdb (8)
Trong đó :
Hmn : Cao độ mực nước khai thác thực tế tại cầu cảng, bến phao (hệ Hải đồ)
Hđb : Cao độ mặt đáy khu nước thực tế theo thông báo hàng hải (hệ Hải đồ)
Điều 22 - Các thiết bị phụ trợ cần thiết trên cầu cảng gồm :
1. Đệm tựa tàu phải bố trí đúng chủng loại, số lượng và vị trí được quy định trong lí lịch cầu cảng. Khi có đệm bị hư hỏng phải kịp thời thay thế. Khi muốn sử dụng loại đệm khác với loại đệm đã quy định trong lí lịch cầu cảng phải được sự đồng ý của Cảng vụ sau khi có kết quả kiểm định của Tư vấn chuyên ngành và thông báo tới Cảng vụ được biết.
2. Các loại bích neo tàu được bố trí trên tuyến cầu cảng. Bích neo mũi, lái phải nằm bên ngoài chiều dài tàu và có thể sử dụng các thiết bị phao neo thay thế các bích này. Các loại bích neo chống bão (nếu có) được bố trí tại vùng hậu phương của cầu cảng.
Hình 8: Sơ đồ bố trí dây neo theo các nhóm
1. Dây dọc mũi, dây dọc lái; 2. Dây ngang mũi, dây ngang lái; 3. Dây chéo mũi, dây chéo lái
Hình 9: Sơ đồ kiến nghị bố trí trụ neo cảng biển chuyên dụng
A/LOA = 1,25 - 1,55 ; B/LOA = 0,40 ; B/A = 0,32
ΣC/LOA = 0,10 ; D/LOA = 0,30
3. Thang công tác lên xuống cầu cảng, phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng
4. Các thiết bị kiểm tra trạng thái của tàu khi cấp cầu cảng : thiết bị đo tốc độ cấp cầu, thiết bị đo gió, đo dòng chảy...
5. Các loại thiết bị phụ trợ khác như thiết bị phòng hỏa, thiết bị cấp nước, cấp điện, cầu đi bộ, thiết bị xếp dỡ... phải được bố trí theo đúng quy định trong lí lịch cầu cảng
YÊU CẦU KĨ THUẬT KHAI THÁC CẦU CẢNG
Điều 23 - Thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển tuân theo các quy định của pháp luật, ngoài ra trong trường hợp đặc biệt thuyền trưởng cần thông báo thêm mớn nước tĩnh không, các yêu cầu việc cập - neo đỗ tại cầu cảng (nếu có) để Cảng vụ cùng phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét phương thức cập - neo đỗ tàu tại cầu cảng hoặc hoãn việc tiếp nhận tàu.
Điều 24 - Tàu biển trước khi cập cảng phải chuẩn bị đủ các dây buộc mũi, lái …Riêng đối với các tàu dầu, khi neo buộc để hút, rót dầu tại cảng phải có thêm 2 dây cáp kéo tàu một đầu cố định vào tàu, đầu kia có khuyên móc chờ sẵn ở phía mũi và lái để có thể kéo tàu khỏi cầu cảng khi cần thiết.
Điều 25 - Thuyền trưởng có quyền yêu cầu Cảng vụ cung cấp các thông tin về cao độ đáy, tình hình địa chất - thủy văn - khí tượng và những thông tin cần thiết khác của luồng tàu, vùng nước, cầu cảng có liên quan đến việc cập - neo buộc tàu
Điều 26 - Cảng vụ có trách nhiệm cung cấp cho Thuyền trưởng các thông tin ở điều 25 và các chỉ dẫn khác về cập - neo buộc tàu tại cầu cảng; bố trí cầu cảng phù hợp với trọng tải tàu, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật khai thác cầu cảng.
Điều 27 - Độ sâu dự trữ dưới đáy tàu được quy định trong lí lịch cầu cảng hoặc theo yêu cầu của thuyền trưởng. Trường hợp không có quy định hoặc yêu cầu riêng thì độ sâu dự trữ khai thác thực tế dưới sống đáy tàu khi cập - neo buộc tàu tại cầu cảng không được nhỏ hơn độ sâu dự trữ khai thác theo qui định tại điều 9. Độ sâu dự trữ khai thác thực tế dưới sống đáy tàu (ΔHktt) :
ΔHktt = Hkn - Tt (9)
Trong đó : Hkn : Độ sâu khu nước thực tế quy định tại điều 21
Tt : Chiều chìm chở hàng thực tế của tàu khi cập - neo buộc tàu tại cầu cảng tính bằng mét
Điều 28 -
2. Điều kiện khí tượng thủy văn khi cập tàu vào cầu cảng được quy định trong lí lịch cầu cảng. Thông thường điều kiện thuận lợi cho tàu cập cảng trong trường hợp tốc độ gió dưới cấp 5, chiều cao sóng dưới cấp 3 và tốc độ dòng chảy dưới 0,6m/s (cấp tốc độ gió, cấp sóng tham khảo Phụ lục 5).
Điều 29 -
2. Trong mọi trường hợp cập tàu vào cầu cảng đều phải đảm bảo :
- Tốc độ pháp tuyến cập tàu theo quy định ở lí lịch cầu cảng, trường hợp không có quy định riêng thì có thể tham khảo theo số liệu sau :
Bảng 2
Lượng chiếm nước với tải trọng thực chở (Wt) | Tốc độ cập (m/s) | Lượng chiếm nước với tải trọng thực chở (Wt) | Tốc độ cập (m/s) |
đến 2.000 | 0,22 | đến 20.000 | 0,11 |
đến 5.000 | 0,15 | đến 40.000 | 0,10 |
đến 10.000 | 0,13 | đến 100.000 | 0,09 |
- Điểm cập tàu (điểm va đầu tiên của tàu vào đệm tàu) nằm trong khoảng chiều dài tính từ mũi tàu đến điểm cách trục tâm tàu theo phương dọc một khoảng bằng 1/4LOA đối với cầu tàu liên tục và bằng 1/6LOA đối với cầu dạng trụ va độc lập
- Góc cập tạo giữa trục dọc tàu với tuyến mép cầu cảng giới hạn từ 0o ÷ 20o. Khi lựa chọn các trị số ≈ 20o cần xem yếu tố đường bao mũi tàu ở cao độ boong chính và đường cong thân tàu ở cao độ điểm va để tránh va chạm tàu biển với các thiết bị trên bến.
Điều 30 - Quá trình neo đỗ tàu, bốc xếp hàng hóa hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải khác phải đảm bảo góc nghiêng theo phương nằm ngang của tàu không quá 2o đối với tàu dầu, 3o đối với tàu hàng tổng hợp, tàu container, tàu hàng rời.
Điều 31 - Phương thức và điều kiện neo buộc tàu tại cầu cảng được quy định trong lí lịch cầu cảng. Thông thường :
1. Tàu phải buộc đủ các dây dọc, dây ngang, dây chéo mũi và lái. Trường hợp không có quy định thì phải neo buộc vào các bích trên tuyến mép bến với số lượng tối thiểu là: 2 chiếc khi chiều dài toàn phần tàu LOA < 50m cho 2 dây dọc mũi và lái hoặc hai dây chéo mũi và lái ; 4 chiếc khi LOA ≤ 150m cho 2 dây dọc và 2 hai dây chéo mũi và lái; 6 chiếc khi LOA ≤ 250m cho 2 dây dọc, 2 dây ngang và 2 hai dây chéo mũi và lái và 8 chiếc khi LOA > 250m cho tất cả các dây dọc, dây ngang và dây chéo mũi và lái.
2. Ngoài các cầu cảng có quy định kĩ thuật riêng và được Cảng vụ chấp thuận, hầu hết các cầu cảng khai thác bốc xếp hàng hóa thực hiện với điều kiện gió dưới cấp 6, chiều cao sóng dọc tàu dưới cấp 4 và sóng ngang tàu dưới cấp 3. Khi các điều kiện vượt quy định trên thì phải ngừng bốc xếp tại cầu cảng.
Điều 32 - Khi tàu neo buộc tại cầu cảng, bến phao, Thuyền trưởng phải tổ chức việc theo dõi mớn nước, góc nghiêng tàu, các dây neo buộc tàu, vị trí tàu so với tim bến phao để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của tàu với cầu cảng, bến phao.
Điều 33 - Phương thức rời cầu cầu cảng được áp dụng theo điều 30 nhưng lưu ý không cho tàu va lại vào cầu với các thông số vượt quá quy định ghi tại mục 2 điều 29.
Điều 34 - Tải trọng khai thác cầu cảng được quy định trong lí lịch cầu cảng bằng các thông số cơ bản sau :
1. Tải trọng hàng hóa : chiều cao xếp hàng Hh(m) hoặc tải trọng tập trung (Tấn), tải trọng phân bố (T/m2). Trong khai thác cho phép sử dụng trọng lượng riêng hàng hóa (T/m3 - Phụ lục 4) để xác định khả năng chất xếp hàng trên cầu cảng cũng như bãi tiếp giáp cầu cảng.
2. Tải trọng của phương tiện bốc xếp, vận chuyển được quy định theo đặc trung loại phương tiện vận tải, bốc xếp hoạt động trên mặt cầu.
3. Tải trọng tàu thuyền gồm các tải trọng va, neo, tựa tàu được quy định theo các thông số tàu cập cầu, phương thức và điều kiện cập tàu (điều 28 và 30), phương thức và điều kiện neo buộc tàu (điều 31).
Điều 35 - Trong mọi trường hợp vượt tải trọng nêu trên phải được sự chấp thuận của Cảng vụ khi có đủ căn cứ khoa học hoặc kết quả kiểm định của Tư vấn chuyên ngành.
Điều 36 - Cho phép cập cầu cảng các tàu biển trong cùng một nhóm trọng tải trừ tàu chở khí hóa lỏng (LPG, LNG), nhưng phải thoả mãn điều 9, 16, 27 và có biện pháp giảm tốc độ tàu khi cập, phải tính đến chế độ gió, sóng, dòng chảy để đảm bảo lực va, áp lực tựa tàu tương ứng loại tàu tiêu chuẩn. Những tàu biển có trọng tải DWT hoặc GT lớn hơn quy định chở không đủ tải cập cầu cảng theo quy định riêng. Nhóm trọng tải tàu được quy định ở điều 8.
Điều 37 - Hồ sơ khai thác cầu cảng, bến phao gồm :
1. Lí lịch cầu cảng, bến phao được quy định ở điều 39. Hàng năm cơ quan quản lí, khai thác cảng phải cập nhật lí lịch cầu cảng (nhất là các thay đổi về trang thiết bị bốc xếp vận chuyển) thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Nhật kí khai thác cầu cảng, bến phao được quy định tại điều 40.
3. Hồ sơ về điều kiện tự nhiên và các hồ sơ phục vụ công bố mở cảng tại điều 14.
4. Quyết định công bố cảng biển, cầu cảng, khu chuyển tải.
Điều 38 - Nội dung lí lịch cầu cảng, bến phao gồm các hồ sơ tài liệu có đủ tính pháp lí như sau:
1. Đặc trưng loại tàu cập cầu cảng, bến phao : kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao và mớn nước, trọng tải toàn phần (DWT), dung tích đăng kí toàn phần (GT), lượng chiếm nước toàn tải (W), chiều cao tĩnh không (Htk)
2. Sơ đồ và các thông số cơ bản cầu cảng, bến phao khu nước cầu cảng, bến phao: chiều dài, chiều rộng và chiều cao bến; Chiều dài, chiều rộng và độ sâu vùng nước cùng các kích thước kết cấu liên quan khác...
3. Sơ đồ kết cấu bến, sơ đồ bố trí đệm va, bích neo và đặc trưng kĩ thuật chính của thiết bị này.
4. Phương thức cập cầu cảng, bến phao và điều kiện tự nhiên (gió, dòng chảy, sóng) khi cập, tốc độ cập tàu, góc cập tàu.
5. Phương thức và sơ đồ neo buộc tàu ; Điều kiện khai thác khi neo buộc tàu tại cầu cảng, bến phao ; Tải trọng khai thác hàng hóa, loại phương tiện thiết bị vận chuyển và xếp dỡ ; Các điều kiện tự nhiên hạn chế như sóng, gió, dòng chảy. Quy định khoảng trôi dạt, giới hạn góc neo của các dây buộc đối với bến phao (đặc biệt loại bến có 2 thiết bị neo buộc).
6. Những lưu ý khác khi tiến hành cập - neo buộc tàu tại cầu cảng, bến phao.
Điều 39 - Nhật kí khai thác cầu cảng, bến phao cần ghi chép đầy đủ từng chuyến tàu cập - neo buộc tại cầu cảng, bến phao đặc biệt phải ghi rõ những trường hợp khai thác trong điều kiện tự nhiên và tải trọng khai thác khác với quy định trong lí lịch cầu cảng, bến phao. Nội dung ghi chép gồm :
1. Đối với tàu biển cần ghi theo các giai đoạn cập - neo buộc - rời cầu. Cụ thể :
- Tên tàu và quốc tịch.
- Ngày, tháng, năm cập, neo buộc và rời cầu.
- Dung tích đăng kí toàn phần GT, trọng tải toàn phần DWT, trọng tải hàng hóa thực chở và lượng chiếm nước thực tế Wt.
- Kích thước tàu LOA, B, H, chiều chìm thực tế (Tt).
- Thao tác cập cầu cảng, góc cập, tốc độ pháp tuyến cập.
- Số lượng và sơ đồ bố trí dây buộc khi neo buộc tàu tại cầu cảng.
- Phương thức rời cầu và ghi chú khác khi rời cầu.
- Các điều kiện khí tượng và thủy văn có liên quan đến quá trình cập tàu, neo buộc và rời tàu tại cầu cảng như tốc độ gió, lưu tốc dòng chảy, chiều cao sóng, mực nước...
2. Đối với phương tiện xếp dỡ, vận chuyển ghi theo từng loại hoạt động. Cụ thể :
- Loại phương tiện và chủ sở hữu phương tiện.
- Ngày tháng khai thác.
- Họ tên người điều khiển phương tiện.
- Thông số cơ bản về kích thước, trọng lượng bản thân, trọng tải nâng / chuyển.
- Số lượng và sơ đồ bố trí các loại phương tiện cùng hoạt động trên cầu cảng.
- Những tình trạng đặc biệt xảy ra trong quá trình hoạt động của phương tiện xếp dỡ.
3. Đối với hàng hóa cần ghi :
- Chủng loại hàng hóa, hình thức đóng gói và phương thức bốc xếp, vận chuyển tại cầu cảng, bến phao.
- Ngày tháng bốc xếp và thời gian chất hàng trên cầu cảng (nếu có).
- Phạm vi, chiều cao chất hàng hóa trên cầu cảng. ước tính tải trọng tác dụng trên cầu cảng.
4. Các nội dung khác: Trong quá trình khai thác cầu cảng, bến phao có thể sẽ có nhiều sự kiện có liên quan đến cầu cảng như lũ lụt, động đất, chiến tranh... Hồ sơ khai thác cầu cảng, bến phao cần ghi đầy đủ những tác động này.
Điều 40 - Trách nhiệm ghi chép nhật kí khai thác cầu cảng
- Cơ quan quản lí, khai thác cầu cảng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi chép nhật kí khai thác cầu cảng theo từng ngày có hoạt động khai thác cầu cảng.
- Các cán bộ ghi chép phải thực hiện việc ghi chép đầy đủ và đúng với thực tế. Người ghi chép phải kí và viết rõ họ tên cùng thời gian ghi chép.
Điều 41 - Trách nhiệm bảo quản Hồ sơ cầu cảng
Cơ quan quản lí khai thác cầu cảng có trách nhiệm cập nhật các số liệu trong quá trình hoạt động, khai thác và bảo quản các hồ sơ khai thác cầu cảng.
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CẦU CẢNG
Điều 42 - Cơ quan quản lí và khai thác cầu cảng phải thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động của cầu cảng và thông báo cho Cảng vụ biết về kế hoạch tàu đến tàu đến/rời cầu cảng.
Điều 43 - Chế độ kiểm tra định kì
Trong quá trình khai thác, các công trình cầu cảng phải được kiểm tra định kì. Đối tượng, kì hạn và nội dung kiểm tra được quy định tại điều 44 đến 50.
Điều 44 -
2. Kì hạn kiểm tra : Nếu trong lí lịch cầu cảng không có yêu cầu đặc biệt thì kì hạn kiểm tra của các hạng mục công trình được quy định như sau :
- Kết cấu công trình cầu cảng bằng BTCT : 5 năm 1 lần.
- Kết cấu cầu cảng bằng thép và cầu cảng nổi, bến phao : 5 năm 2 lần.
- Vùng nước của cầu cảng : hàng năm phải khảo sát sự bồi, xói khu nước cầu cảng, đặc biệt tại những vùng bồi lắng trên 0,5m/năm bắt buộc phải kiểm tra 1 năm 2 lần vào sau các mùa mưa, mùa khô để có cơ sở cho Cảng vụ điều động tàu đến/rời cảng.
- Các thiết bị phụ trợ trên cầu cảng : 1 năm 1 lần.
Điều 45 - Kiểm tra các kích thước hình học và sự toàn vẹn của các cấu kiện công trình cầu cảng so với hồ sơ hoàn công, thiết kế ban đầu
1. Các cấu kiện cầu cảng cần kiểm tra :
- Cầu cảng kết cấu bệ cọc cao : kiểm tra cọc, dầm (ngang, dọc, phụ), bản và mối nối giữa các cấu kiện.
- Cầu cảng kết cấu trọng lực : khối xếp, thùng chìm BTCT, tường góc BTCT : kiểm tra dầm mũ, khối xếp hoặc tường mặt, móng đá hộc.
- Cầu cảng kết cấu tường cừ BTCT hoặc cừ thép : kiểm tra dầm mũ, tường mặt.
- Bến phao : kiểm tra phao và trục phao, xích neo tàu, xích giữ phao, rùa và khối gia tải rùa, mối liên kết của các cấu kiện xích, phao, rùa.
2. Nội dung kiểm tra cần được mô tả cụ thể :
- Kích thước hình học chung của từng cấu kiện.
- Với những chỗ sứt vỡ, hư hỏng của BTCT : kiểm tra vị trí không gian tương đối và phạm vi hư hỏng sứt vỡ (chiều dài, chiều rộng, độ sâu vùng sứt vỡ).
- Với những chỗ nứt nẻ của BTCT : kiểm tra vị trí không gian tương đối của nơi bị nứt nẻ, đặc tính của vết nứt (ngang tiết diện hay dọc theo cốt thép chủ...), chiều dài, chiều rộng, độ sâu khe nứt.
- Với cấu kiện bằng thép : kiểm tra biến dạng chung và xác định mức độ ăn mòn trung bình của cấu kiện; phạm vi và vị trí tương đối của những hư hỏng cục bộ do biến dạng, han gỉ. Riêng đối với bến phao cần kiểm tra độ kín nước của phao, kiểm tra các chi tiết cấu kiện trục phao, xích, phao neo do Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành.
3. Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra :
- Ngày tháng kiểm tra.
- Những người thực hiện kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra và tính năng kĩ thuật các dụng cụ thiết bị kiểm tra.
- Sơ họa vị trí, phạm vi hu hỏng.
- Kết quả kiểm tra, so sánh với lần kiểm tra trước, nhận xét sơ bộ nguyên nhân và khả năng làm việc của từng cấu kiện có hư hỏng.
Điều 46 - Kiểm tra tình trạng chuyển dịch ngang dọc của cầu cảng
1. Về các điểm đặc trưng cần kiểm tra chuyển dịch ngang, dọc cho các loại cầu cảng, nếu trong lí lịch cầu cảng không có quy định cụ thể thì được lấy như sau :
- Với cầu tàu song song với bờ, cầu nhô : các điểm kiểm tra nên nằm gần tuyến mép cầu cảng, các điểm tiếp giáp cầu tàu với cầu dẫn (nếu có) và điểm tiếp giáp cầu cảng với kè bờ. Mỗi phân đoạn cầu cảng nên có tối thiểu 2 điểm kiểm tra.
- Với các cầu tàu trụ tựa độc lập : Điểm kiểm tra như trên. Mỗi trụ tựa bố trí ít nhất 1 điểm kiểm tra.
- Với bến phao : kiểm tra chuyển dịch theo các phương ngang và dọc của các điểm liên kết với xích neo, rùa định vị phao.
2. Đối với các cầu cảng kết cấu trọng lực, tường cừ, ngoài việc kiểm tra chuyển dịch ngang, dọc như mục 1 điều này, còn phải kiểm tra độ chuyển dịch ngang tương đối của đỉnh với tuyến đáy cầu cảng. Mỗi phân đoạn có tối thiểu 3 điểm kiểm tra (2 điểm đầu, cuối và 1 điểm giữa).
3. Phương pháp kiểm tra : Nếu trong lí lịch cầu cảng không quy định cụ thể phương pháp kiểm tra thì có thể thực hiện như sau :
- Sử dụng lưới khống chế đã được xây dựng trong giai đoạn thi công để kiểm tra chuyển dịch ngang, dọc cầu cảng, nếu không có thì phải xây dựng mới lưới khống chế theo yêu cầu kĩ thuật về công tác trắc địa trong xây dựng.
- Yêu cầu dùng các máy đo đạc có độ chính xác cao để thực hiện công tác kiểm tra.
4. Nội dung báo cáo kiểm tra chuyển dịch ngang, dọc cầu cảng :
- Ngày tháng tiến hành kiểm tra.
- Những người thực hiện công tác kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra và tính năng kĩ thuật các công cụ đo đạc.
- Sơ họa cơ tuyến cùng các điểm đặc trưng được kiểm tra chuyển dịch ngang, dọc.
- Kết quả đo kiểm tra, so sánh với lần kiểm tra trước, nhận xét sơ bộ nguyên nhân chuyển dịch (nếu có).
Điều 47 - Kiểm tra cao độ cầu cảng
1. Các điểm đặc trưng cần được kiểm tra cao độ : Nếu trong lí lịch cầu cảng không quy định rõ số lượng cũng như vị trí các điểm cần kiểm tra định kì cao độ thì cho phép lấy như sau :
- Với cầu cảng liền bờ trên bê cọc cao : kiểm tra 4 điểm nằm gần 4 góc của mỗi phân đoạn cầu cảng, những điểm thường xuyên có thiết bị nặng hoạt động, các điểm nằm ở tuyến mép sau cầu cảng ứng với các điểm tại các góc của các phân đoạn.
- Với cầu cảng liền bờ có kết cấu trọng lực, tường cừ : kiểm tra các điểm đầu và cuối của các phân đoạn (gần tuyến mép cầu cảng) khi chiều dài phân đoạn không vượt quá 35m, đối với những phân đoạn có chiều dài 40m trở lên thì nên tăng số lượng điểm kiểm tra cao độ sao cho cự li giữa các điểm nằm trong khoảng 20 ÷ 25m và các điểm nằm phía sau cầu cảng tương ứng với các điểm phía mép cầu cảng.
- Với bến phao : kiểm tra các điểm trên khối gia tải lung rùa hoặc tại mũi, tâm lưng rùa trong điều kiện cho phép.
2. Phương pháp kiểm tra cao độ : Nếu trong lí lịch cầu cảng không quy định cụ thể thì cho phép sử dụng phương pháp sau :
- Xây dựng các mốc đo cao vĩnh cửu trong phạm vi thích hợp theo yêu cầu kĩ thuật của TCVN 3972-1985 về "Công tác trắc địa trong xây dựng”
- Yêu cầu sử dụng các máy thủy bình có độ chính xác cao để xác định độ lún của cầu cảng.
3. Nội dung báo cáo kiểm tra định kì cao độ cầu cảng bao gồm :
- Ngày tháng năm tiến hành kiểm tra cao độ.
- Những người thực hiện công tác kiểm tra cao độ.
- Phương pháp kiểm tra và tính năng kĩ thuật của các thiết bị đo cao đã sử dụng.
- Tình trạng của mốc chuẩn và các điểm cần đo kiểm tra cao độ (so sánh với các lần đo trước).
- Kết quả đo cao độ các điểm đo, đánh giá sơ bộ kết quả kiểm tra và phân tích nguyên nhân chênh lệch cao độ (nếu có).
Điều 48 - Kiểm tra định kì các thiết bị phụ trợ : Ngoài các yêu cầu kiểm tra thường xuyên, những thiết bị phụ trợ cần được kiểm tra định kì:
- Các đệm tựa tàu (tính năng kỹ thuật so với quy định trong lý lịch cầu cảng).
- Các bích neo.
- Các liên kết giữa thiết bị phụ trợ với cầu cảng.
- Nội dung kiểm tra thiết bị phụ trợ được thực hiện theo mục 2 điều 45 và mục 2 điều 46.
Điều 49 - Các yêu cầu kiểm tra khác :
- Mạng lưới kĩ thuật cấp - thoát nước, cấp điện, chiếu sáng và hệ thống phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường được bố trí tại cầu cảng phải được kiểm tra định kì theo quy định kĩ thuật chuyên ngành.
- Đối với cầu cảng có kết cấu lọc ngược cần kiểm tra tình trạng hoạt động bình thường của chức năng thoát nước.
Điều 50 - Trách nhiệm kiểm tra định kì cầu cảng : Trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kì cầu cảng thuộc về cơ quan quản lí, khai thác cầu cảng và có sự giám sát của Cảng vụ. Các cơ quan này có thể phối hợp với các tư vấn chuyên ngành để kiểm định, nhận xét đánh giá về khả năng khai thác cầu cảng và những đề xuất khác (nếu có). Kết quả kiểm tra định kì phải được bổ sung vào lí lịch cầu cảng và báo cáo kịp thời tới cảng vụ.
Điều 51 - Cảng vụ căn cứ kết quả kiểm tra định kì cầu cảng để cấp phép cho tàu biển có trọng tải và mớn nước phù hợp ra, vào và làm hàng tại các cầu cảng này nhằm đảm bảo an toàn hàng hải. Trường hợp xét thấy, cầu cảng không khai thác được bình thường, không cho phép tàu ra vào cập cầu cảng, thông báo kịp thời bằng văn bản tới các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp giải quyết.
KIỂM TRA CẦU CẢNG KHI CÓ SỰ CỐ
Điều 52 - Tiêu chuẩn quy định sự cố cầu cảng
Khi cầu cảng gặp một trong các trường hợp nêu sau đây thì được xem là gặp sự cố :
- Độ lún hoặc chuyển dịch ngang của cầu cảng vượt quá trị số quy định trong hồ sơ thiết kế hoặc quy định hiện hành.
- Do tác động va hoặc neo của tàu biển, các thiết bị phụ trợ bị hư hỏng gây ra sự hư hại của kết cấu cầu cảng (nứt vỡ, biến dạng lớn quá mức cho phép...) dẫn đến sự mất khả năng làm việc bình thường của cầu cảng.
- Do hoạt động của các phương tiện xếp dỡ hoặc vận tải làm cho các thiết bị phụ trợ hoặc kết cấu cầu cảng bị hư hỏng (nứt vỡ, biến dạng lớn quá mức cho phép...) dẫn đến sự mất khả năng làm việc bình thường của cầu cảng.
- Do hàng hóa xếp trên cầu cảng vượt quá trị số cho phép gây ra sự hư hại của kết cấu cầu cảng (nứt vỡ, biến dạng lớn quá mức cho phép...) dẫn đến sự mất khả năng làm việc bình thường của cầu cảng.
- Do các nguyên nhân khác dẫn đến sự mất khả năng làm việc bình thường của cầu cảng như thiên tai, chiến tranh...
Điều 53 - Báo cáo về sự cố cầu cảng
Khi cầu cảng có sự cố, Giám đốc Cảng vụ phối hợp với Giám đốc Cảng cùng các bên có liên quan lập “Báo cáo sự cố” với nội dung :
1. Ngày giờ xảy ra sự cố, ngày giờ kiểm tra đo đạc lập hồ sơ sự cố.
2. Chủ thể gây ra sự cố :
- Đối với chủ thể là tàu biển :
+ Tên tàu biển, tên thuyền trưởng.
+ Nước sở hữu tàu biển.
+ Kích thước chính của tàu biển (dài, rộng, cao, mớn, trọng tải đăng kí GT, trọng tải toàn phần DWT, lượng chiếm nước toàn tải W).
+ Trạng thái của tàu ngay trước khi xảy ra sự cố (các trọng tải DWTt, Wt, mớn nước thực tế Tt của tàu, tốc độ va, góc va với cầu cảng, hệ thống dây neo buộc tàu với cầu cảng ...)
+ Trạng thái của tàu sau khi xảy ra sự cố (vị trí di chuyển, tốc độ tiến...)
+ Tình trạng hư hại của tàu biển.
- Chủ thể là các phương tiện vận tải hoặc xếp dỡ :
+ Tên chủng loại phương tiện và chủ phương tiện.
+ Đặc tính kĩ thuật của phương tiện (lí lịch phương tiện).
+ Trạng thái hoạt động của phương tiện ngay trước khi xảy ra sự cố.
+ Trạng thái của phương tiện sau khi xảy ra sự cố.
+ Tình trạng hư hại của phương tiện (nếu có).
- Các chủ thể khác : cần mô tả đầy đủ các thực tế trước và sau khi xảy ra sự cố nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc phân tích nguyên nhân sự cố.
3. Hiện trạng của cầu cảng ngay sau khi xảy ra sự cố
Hiện trạng cầu cảng ngay sau khi xảy ra sự cố cần được kiểm tra và mô tả một cách trung thực, chính xác
- Nội dung kiểm tra cầu cảng sau khi xảy ra sự cố theo đúng nội dung kiểm tra định kì cầu cảng đã nêu tại chương VII, đặc biệt chú trọng đến vùng cầu cảng trực tiếp bị sự cố.
- Phương pháp mô tả : có thể sử dụng phối hợp các phương pháp mô tả bằng lời văn, sơ họa, quay phim, chụp ảnh.
4. Lời khai của nhân chứng :
Khi có sự cố, bộ phận lập "Báo cáo sự cố” cần phải tìm được các nhân chứng cần thiết và ghi lời khai của nhân chứng. Bản ghi chép lời khai của nhân chứng sự cố cần bao gồm các nội dung sau:
- Họ tên nhân chứng.
- Chức vụ và trách nhiệm của nhân chứng.
- Những lời khai có liên quan đến sự cố.
- Ngày giờ khai và chữ kí của nhân chứng.
5. Đánh giá nguyên nhân sự cố :
Nguyên nhân gây ra sự cố thường rất phức tạp, khi đánh giá nguyên nhân cần phải xem xét toàn diện : do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, sai sót của người điều khiển phương tiện (xếp dỡ, vận tải hoặc tàu biển), do cả 2 nguyên nhân trên cùng tác động, do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên cần phải tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân và phải xác định nguyên nhân chính.
6. Đánh giá thiệt hại do sự cố gây ra :
Đánh giá thiệt hại của cầu cảng do sự cố gây ra cần phải xét trên các phương diện : do sửa chữa hoặc xây dựng lại cầu cảng, do phải ngừng khai thác cầu cảng trong thời gian có sự cố và những thiệt hại về môi trường sinh thái, thiệt hại khác.
7. Đối với những sự cố nghiêm trọng, phức tạp mà các chủ thể liên quan sự cố không thống nhất được nguyên nhân, thiệt hại do sự cố gây ra thì Thanh tra an toàn hàng hải khu vực có quyền quyết định yêu cầu cơ quan tư vấn, giám định chuyên ngành cầu cảng trong và ngoài nước (nếu có 1 hoặc nhiều chủ thể liên quan sự cố là người nước ngoài) thực hiện các công tác khảo sát hiện trạng, phân tích, đánh giá nguyên nhân (có tiến hành tính toán theo các giả thiết khác nhau) và đánh giá những thiệt hại của cầu cảng.
Điều 54 - Giải quyết sự cố cầu cảng :
Giám đốc cơ quan quản lí khai thác cảng cùng các chủ thể liên quan đến sự cố căn cứ vào những thiệt hại, nguyên nhân do các bên gây nên để thương lượng giải quyết trên cơ sở đền bù đúng giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm của mình, hoặc thoả thuận đưa các tranh chấp ra trước trọng tài hoặc khởi kiện trước tòa án. Các tranh chấp cuối cùng được trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 55 - Quản lí cầu cảng khi có gió bão
Khi có gió bão từ cấp 8 trở lên, cơ quan quản lí cầu cảng cần phải :
- Lệnh cho tất cả các tàu thuyền rời khỏi cầu cảng để tìm nơi trú đậu an toàn.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn thích hợp cho các thiết bị xếp dỡ và vận chuyển.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hàng hóa đang tồn đọng trên cầu cảng.
Điều 56 - Quản lí cầu cảng khi có điều kiện thời tiết dị thường
Với các cầu cảng biển trong sông (mục 1 điều 10) khi có lũ, dòng chảy vượt quá quy định ghi trong lí lịch cầu cảng cần phải có biện pháp tăng cường hệ thống neo đỗ tàu; các cầu cảng biển trong vịnh hoặc trên bờ biển (mục 2 điều 10) có chiều cao sóng, tốc độ gió vượt quá quy định trong lí lịch cầu cảng cần phải lệnh cho các tàu thuyền rời khỏi cầu cảng.
Tàu hàng tổng hợp, hàng Container, hàng rời, hàng lỏng | Tàu chở khách, chở khí hóa lỏng | ||
Nhóm tàu | Trọng tải toàn phần | Nhóm tàu | Trọng tải toàn phần |
1.000 (DWT) | đến 1.100 (DWT) | 1.000 (GT) | đến 1.100 (DWT) |
3.000 (DWT) | đến 3.300 (DWT) | 3.000 (GT) | đến 3.300 (DWT) |
5.000 (DWT) | đến 5.500 (DWT) | 5.000 (GT) | đến 5.500 (DWT) |
7.000 (DWT) | đến 7.700 (DWT) | 7.000 (GT) | đến 7.700 (DWT) |
10.000 (DWT) | đến 11.000 (DWT) | 10.000 (GT) | đến 11.000 (DWT) |
15.000 (DWT) | đến 16.500 (DWT) | 15.000 (GT) | đến 16.500 (DWT) |
20.000 (DWT) | đến 22.000 (DWT) | 20.000 (GT) | đến 22.000 (DWT) |
25.000 (DWT) | đến 27.500 (DWT) | 25.000 (GT) | đến 27.500 (DWT) |
30.000 (DWT) | đến 33.000 (DWT) | 30.000 (GT) | đến 33.000 (DWT) |
40.000 (DWT) | đến 44.000 (DWT) | 40 .000 (GT) | đến 44.000 (DWT) |
50.000 (DWT) | đến 55.000 (DWT) | 50.000 (GT) | đến 55.000 (DWT) |
ĐỘ SÂU DỰ TRỮ KHAI THÁC DƯỚI SỐNG ĐÁY TẦU Hktt
BẢNG 1. ĐỐI VỚI TẦU HÀNG TỔNG HỢP
Loại tầu theo DWT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
1,000 | 0.51 | 0.63 | 0.78 | 0.85 | 0.90 | 0.97 |
3,000 | 0.64 | 0.81 | 0.90 | 0.95 | 1.07 | 1.13 |
5,000 | 0.72 | 0.92 | 0 96 | 1.01 | 1.17 | 1.21 |
7,000 | 0.78 | 1.01 | 1.01 | 1.06 | 1.24 | 1.28 |
10,000 | 0.85 | 1.10 | 1.07 | 1.10 | 1.32 | 1.36 |
15,000 | 0.94 | 1.22 | 1.14 | 1.17 | 1.42 | 1.45 |
20,000 | 0.99 | 1.29 | 1.17 | 1.20 | 1.47 | 1.50 |
25,000 | 1 05 | 1.36 | 1.22 | 1.25 | 1.53 | 1.56 |
30,000 | 1.11 | 1.44 | 1.27 | 1.30 | 1.60 | 1.63 |
40,000 | 1.22 | 1.57 | 1.36 | 1.38 | 1.71 | 1.74 |
50,000 | 1 32 | 1.69 | 1.44 | 1.47 | 1.82 | 1.84 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
BẢNG 2. ĐỐI VỚI TẦU HÀNG RỜI
Loại tầu theo DWT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
1,000 | 0.50 | 0.63 | 0.77 | 0.84 | 0.90 | 0.97 |
3,000 | 0.63 | 0.81 | 0.90 | 0.95 | 1.07 | 1.12 |
5,000 | 0.69 | 0.89 | 0.94 | 0.99 | 1.14 | 1.18 |
10,000 | 0.81 | 1.05 | 1.03 | 1.07 | 1.27 | 1.31 |
15,000 | 0.9 | 1.17 | 1.10 | 1.14 | 1.37 | 1.40 |
20,000 | 0.98 | 1.26 | 1.16 | 1.19 | 1.44 | 1.47 |
25,000 | 1.04 | 1.34 | 1.20 | 1.23 | 1.50 | 1.53 |
30,000 | 1.09 | 1.40 | 1.25 | 1.27 | 1.56 | 1.58 |
40,000 | 1.18 | 1.51 | 1.32 | 1.34 | 1.65 | 1.67 |
50,000 | 1.26 | 1.61 | 1.38 | 1.40 | 1.73 | 1.75 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
BẢNG 3. ĐỐI VỚI TẦU CONTAINER
Loại tầu theo DWT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
7,000 | 0.76 | 0.96 | 0.98 | 1.02 | 1.17 | 1.21 |
10,000 | 0.93 | 1.17 | 1.13 | 1.16 | 1.37 | 1.40 |
15,000 | 1.05 | 1.32 | 1.22 | 1.25 | 1.49 | 1.52 |
20,000 | 1.14 | 1.45 | 1.28 | 1.31 | 1.59 | 1.62 |
25,000 | 1.20 | 1.53 | 1.33 | 1.35 | 1.66 | 1.68 |
30,000 | 126 | 1.61 | 1.38 | 1.39 | 1.72 | 1.74 |
40,000 | 1.34 | 1.71 | 1.39 | 1.40 | 1.76 | 1.77 |
50,000 | 1.41 | 1.80 | 1.43 | 1.44 | 1.82 | 1.83 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
BẢNG 4. ĐỐI VỚI TÀU DẦU
Loại tầu theo DWT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
1,000 | 0.43 | 0.55 | 070 | 0.76 | 0.82 | 0.89 |
3,000 | 0.52 | 0.69 | 0.78 | 0.84 | 0.95 | 1.00 |
5,000 | 0.57 | 0.75 | 0.89 | 0.86 | 1.00 | 1.05 |
7,000 | 0.61 | 0.82 | 0.85 | 0.89 | 1.06 | 1 11 |
10,000 | 0.65 | 0.89 | 0.87 | 0.91 | 1.11 | 1.15 |
15,000 | 0.72 | 0.98 | 0.92 | 0.96 | 1.19 | 1.22 |
20,000 | 0.80 | 1.09 | 0.99 | 1.02 | 1.27 | 1.31 |
25,000 | 0.85 | 1.16 | 1.02 | 1.05 | 1.33 | 1.36 |
30,000 | 0.90 | 1.22 | 1.05 | 1.08 | 1.37 | 1.40 |
40,000 | 0.97 | 1.32 | 1.11 | 1.13 | 1.46 | 1.48 |
50,000 | 1.04 | 1.41 | 1.16 | 1.18 | 1.53 | 1.55 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
BẢNG 5. ĐỐI VỚI TẦU GAS
Loại tầu theo GT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
1,000 | 0 50 | 0.65 | 0.77 | 0.83 | 0.92 | 0.98 |
3,000 | 0.59 | 0.79 | 0.85 | 0.90 | 1.04 | 1.10 |
5,000 | 0.65 | 0.87 | 0.89 | 0.94 | 1.11 | 1.16 |
7,000 | 0.69 | 093 | 0.92 | 0.96 | 1.16 | 1.21 |
10,000 | 0.75 | 1.02 | 0.97 | 1.00 | 1.24 | 1.27 |
15,000 | 0.84 | 1.15 | 1.03 | 1.07 | 1.34 | 1.37 |
20,000 | 0.91 | 1 24 | 1.08 | 1.11 | 1.41 | 1.44 |
25,000 | 0.96 | 1.31 | 1.11 | 1.14 | 1.46 | 1.49 |
30,000 | 1.01 | 1.37 | 1.15 | 1.17 | 1.51 | 1.53 |
40,000 | 1.08 | 1.46 | l.?0 | 1.22 | 1.59 | 1.61 |
50,000 | 1.15 | 1.56 | 1.26 | 1.27 | 1.66 | 1.68 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
BẢNG 6. ĐỐI VỚI TẦU KHÁCH
Loại tầu theo GT (Tấn) | Các cảng trong sông | Các cảng trong vịnh được che chắn (sóng cấp 3) | ||||
Địa chất đáy khu nước | Địa chất đáy khu nước | |||||
Bùn | Đá | Bùn | Đá | |||
Hướng sóng so với phương dọc tàu | Hướng sóng so với phương dọc tàu | |||||
Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | Dưới 45° | Từ 45° đến 90° | |||
1,000 | 0.50 | 0.60 | 0.77 | 084 | 0.87 | 0.93 |
3,000 | 0.61 | 0.74 | 0.86 | 0.91 | 0.99 | 1.04 |
5,000 | 0.68 | 0.84 | 0.91 | 0.96 | 1.07 | 1.12 |
7,000 | 0.73 | 0.90 | 0.95 | 0.99 | 1.13 | 1.17 |
10,000 | 0.79 | 0.99 | 1.00 | 1.04 | 1.20 | 1.24 |
15,000 | 0.89 | 1.11 | 1.07 | 1.10 | 1.29 | 1.32 |
20,000 | 0.97 | 1.21 | 1.12 | 1.14 | 1.36 | 1.39 |
25,000 | 1.02 | 1.28 | 1.15 | 1.18 | 1.41 | 1.43 |
30,000 | 1.09 | 1.37 | 1.21 | 1.23 | 1.48 | 1.50 |
50,000 | 1.23 | 1.54 | 1.24 | 1.24 | 1.55 | 1.56 |
60,000 | 1.27 | 1.58 | 1.27 | 1.27 | 1.58 | 1.58 |
70,000 | 1.34 | 1.67 | 1.34 | 1.34 | 1.67 | 1.67 |
Ghi chú: - Địa chất đáy khu nước là đá nếu trong phạm vi 0,5m dưới cao trình đáy khu nước cầu cảng có địa chất đá.
- Loại tàu tiêu chuẩn theo bảng phụ lục 1 kèm theo.
1. Đối với tàu hàng tổng hợp
Trọng tải toàn phần (DWT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
1.000 | 1,488 | 63 | 9.7 | 4.0 |
3.000 | 4,245 | 94 | 13.5 | 5.7 |
5.000 | 7,039 | 111 | 15.6 | 6.8 |
6.000 | 8,000 | 119 | 16.1 | 7.3 |
7.000 | 9,739 | 125 | 17.3 | 7.6 |
10.000 | 13,876 | 142 | 19.4 | 8.4 |
15.000 | 20,225 | 161 | 21.7 | 9.4 |
20.000 | 26,369 | 175 | 23.0 | 9.9 |
25.000 | 32,044 | 182 | 24.6 | 10.3 |
30.000 | 37,970 | 191 | 26.1 | 10.9 |
40.000 | 49,650 | 207 | 28.5 | 11.9 |
50.000 | 60,700 | 216 | 31.5 | 12.4 |
2. Đối với tàu hàng rời
Trọng tải toàn phần (DWT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
1.000 | 1,333 | 51 | 8.9 | 4.3 |
3.000 | 4,423 | 92 | 13.1 | 5.7 |
5.000 | 7,209 | 108 | 15.0 | 6.5 |
10.000 | 14,167 | 142 | 18.5 | 8.0 |
15.000 | 20,000 | 157 | 21.0 | 8.9 |
20.000 | 25,972 | 171 | 22.9 | 9.5 |
25.000 | 31,898 | 183 | 24.5 | 10.0 |
30.000 | 38,580 | 193 | 26.0 | 10.4 |
40.000 | 51,944 | 213 | 28.6 | 11.0 |
50.000 | 65,139 | 227 | 30.6 | 11.7 |
3. Đối với tàu Container
Trọng tải toàn phần (DWT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
7.000 | 9,600 | 143 | 19.0 | 6.5 |
10.000 | 13,500 | 159 | 23.5 | 8.0 |
15.000 | 20,000 | 180 | 26.5 | 9.0 |
20.000 | 25,900 | 200 | 27.9 | 10.3 |
25.000 | 32,400 | 216 | 29.5 | 10.9 |
30.000 | 39,150 | 233 | 30.9 | 11.5 |
40.000 | 53,130 | 270 | 32.9 | 12.2 |
50.000 | 66,900 | 280 | 34.1 | 13.0 |
4. Đối với tàu dầu
Trọng tải toàn phần (DWT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
1.000 | 1,500 | 65 | 9.3 | 4.2 |
3.000 | 4,287 | 91 | 13.7 | 5.5 |
5.000 | 6,906 | 107 | 15.9 | 6.3 |
7.000 | 9,527 | 119 | 17.6 | 7.0 |
10.000 | 13,472 | 138 | 19.1 | 7.9 |
15.000 | 19,867 | 158 | 21.7 | 8.8 |
20.000 | 26,239 | 168 | 24.4 | 9.6 |
25.000 | 32,633 | 181 | 26.2 | 10.2 |
30.000 | 39,111 | 192 | 27.6 | 10.7 |
40.000 | 51,911 | 211 | 30.0 | 11.6 |
50.000 | 64,456 | 225 | 32.1 | 12.4 |
5. Đối với tàu Gas
Trọng tải toàn phần (GT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
1.000 |
| 70 | 11.7 | 5.0 |
3.000 |
| 99 | 16.1 | 6.6 |
5.000 |
| 117 | 18.6 | 7.5 |
7.000 |
| 128 | 20.2 | 8.1 |
10.000 |
| 145 | 22.7 | 9.0 |
15.000 |
| 165 | 25.5 | 10.2 |
20.000 |
| 181 | 27.7 | 11.0 |
25.000 |
| 194 | 29.5 | 11.5 |
30.000 |
| 206 | 31.2 | 12.0 |
40.000 |
| 224 | 33.7 | 12.8 |
50.000 |
| 242 | 36.1 | 13.5 |
6. Đối với tàu khách
Trọng tải toàn phần (GT) | Lượng chiếm nước toàn tải (W) (tấn) | Chiều dài toàn bộ tàu (Loa) (m) | Bề rộng tàu (B) (m) | Mớn nước tàu đầy tải (T) (m) |
1,000 | 1,149 | 70 | 10.4 | 3.3 |
3,000 | 3,420 | 102 | 14.5 | 4.5 |
5,000 | 5,672 | 122 | 16.8 | 5.3 |
7,000 | 7,927 | 134 | 18.2 | 5.9 |
10,000 | 11,305 | 150 | 20.1 | 6.7 |
15,000 | 16,896 | 173 | 22.5 | 7.5 |
20,000 | 22,433 | 194 | 24.5 | 8.2 |
25,000 | 28,009 | 212 | 26.0 | 8.6 |
30,000 | 32,413 | 229 | 27.6 | 9.3 |
50,000 | 50,543 | 294 | 31.3 | 10.4 |
DUNG TRỌNG CÁC LOẠI VẬT TƯ , HÀNG HÓA
STT | Loại hàng | Hình thức đóng gói | Dung trọng(t/m3) |
1 | Hàng bao, kiện |
|
|
| Lương thực đóng bao |
|
|
| Gạo | Bao đay | 0.66 |
| Tiểu mạch | Bao đay | 0.65 |
| Đậu | Bao đay | 0.55 |
| Đại mạch | Bao đay | 0.65 |
| Bột mì | Bao vải | 0.65 |
| Phân hóa học |
|
|
| Lân | Bao đay | 1.00 |
| Urê | Bao giấy | 0.85 |
| Nitrát | Không hạn chế | 0.85 |
| Hàng bách hóa |
|
|
| Vải bông | Bao vải | 0.50 |
| Bông | Bó | 0.40 |
| Hàng dệt bông | Hộp các tông | 0.40 |
| Giấy đạo lâm | Ca bản gỗ | 0.80 |
| Giấy báo | Ca bản gỗ | 0.60 |
| Giấy ống | ống | 0.75 |
| Tơ sợi | Bao vải | 0.40 |
| Chè khô | Thùng gỗ | 0.40 |
| Xà phòng thơm | Hộp các tông | 0.77 |
| Ni lông | Cuộn | 0.70 |
| .... |
|
|
| Thuốc nhuộm | Thùng tròn | 0.63 |
| Hàng đóng bao khác |
|
|
| Đường trắng | Bao đay | 0.70 |
| Muối biển | Bao đay | 0.83 |
| Muối mỏ | Bao | 1.00 |
| Jian fen | Bao đay | 0.57 |
| Hàng khác |
|
|
| Hạt kim cương | Bao đay nhỏ | 1.40 - 1.55 |
| Hạt sắt | Thùng | 2.95 |
| Que hàn điện | Hộp các tông | 1.20 - 1.50 |
| Đinh | Thùng | 1.00 - 1.50 |
| Giấy chì | Bó | 1.30 |
| Kính | Ca bản gỗ | 1.20 |
| Sáp | Thùng | 0.93 |
| Nhựa thông | Thùng | 0.78 |
| Giấy dầu | Cuộn | 0.60 |
| Bột 666 | Bao giấy | 0.80 |
| Thuốc trừ sâu 203 | Bao giấy | 0.60 |
| Sơn | Thùng gỗ | 1.00 |
2 | Ngũ kim(vật tư) |
|
|
| Khuôn gang |
| 2.80 - 3.70 |
| Thép tấm |
| 2.40 - 5.50 |
| Đường ray |
| 1.75 |
| Thép có gờ |
| 2.30 |
| Ống gang |
| 1.50 |
| Chì thỏi |
| 5.50 |
| Thép góc |
| 1.00 - 1.50 |
| Sắt chữ U |
| 5.50 |
| Thép tấm silic |
| 5.70 |
| Gang thỏi nhỏ |
| 3.20 - 3.50 |
| Gang thỏi lớn |
| 4.00 |
3 | Vật liệu xây dựng |
|
|
| Gạch |
| 1.50 |
| Ngói |
| 0.70 |
| Cát nhỏ (khô) |
| 1.40 |
| Cát thô (khô) |
| 1.70 |
| Sỏi (khô) |
| 1.60 - 1.80 |
| Đá dăm |
| 1.40 - 1.50 |
| Gạch chịu lửa |
| 2.00 |
| Xi măng |
| 1.45 |
4 | Lương thực rời |
|
|
| Thóc |
| 0.60 |
| Đậu |
| 0.75 - 0.80 |
| Ngô |
| 0.78 |
| Cao lương |
| 0.70 |
| Tiểu mạch |
| 0.80 |
5 | Quặng kim loại |
|
|
| Bột quặng sắt |
| 2.20 - 2.40 |
| Quặng sắt |
| 2.40 - 2.70 |
| Quặng măng gan |
| 1.60 - 1.70 |
| Quặng sắt crôm |
| 1.90 |
| Quặng sắt sunphua |
| 2.70 |
| Quặng sắt Niken |
| 2.17 |
6 | Phi kim loại |
|
|
| Đá thạch anh |
| 1.40 |
| Đá vôi |
| 1.50 |
7 | Than |
|
|
| Than không khói |
| 0.80 - 0.95 |
| Than cám |
| 0.70 |
| Than nâu |
| 0.70 - 0.86 |
| Than gỗ |
| 0.30 - 0.50 |
8 | Các loại dầu |
|
|
| Dầu thô |
| 0.83 - 0.93 |
| Xăng |
| 0.71 - 0.73 |
| Dầu hoả |
| 0.80 - 0.84 |
| Dầu diezen |
| 0.83 - 0.84 |
| Dầu nhờn |
| 0.84 - 0.94 |
9 | Gỗ |
| 0.40 - 0.60 |
10 | Muối |
|
|
| Muối rời |
| 0.86 |
| Muối gói |
| 0.81 |
Bảng 1 - Cấp tốc độ gió Beaufort
Cấp gió | Mô tả dặc trưng | Tốc độ | ||
m/s | km/h | Knots | ||
0 | Lặng gió | 0.0~0.2 | <1.0 | <0.4 |
1 | Rất nhẹ | 0.3~1.5 | 1~5 | 0.6~2.9 |
2 | Nhẹ | 1.6~3.3 | 6~11 | 3.1~6.4 |
3 | Nhỏ | 3.4~5.4 | 12~19 | 6.6~10.5 |
4 | Vừa | 5.5~7.9 | 20~28 | 10.7~15.4 |
5 | Khá mạnh | 8.0~10.7 | 29~38 | 15.6~20.8 |
6 | Mạnh | 10.8~13.8 | 39~49 | 21~26.8 |
7 | Khá lớn | 13.9~17.1 | 50~61 | 27~33.2 |
8 | Lớn | 17.2~20.7 | 62~74 | 33.4~40.2 |
9 | Rất lớn | 20.8~24.4 | 75~88 | 40.4~47.4 |
10 | Bão | 24.5~28.4 | 89~102 | 47.6~55.2 |
11 | Bão to | 28.5~32.6 | 103~117 | 55.4~63.4 |
12 | Cuồng phong | 32.7~36.9 | 118~133 | 63.6~71.7 |
Bảng 2 - Cấp độ sóng
Cấp sóng | Mô tả đặc trưng | Các yếu tố sóng | ||
Độ cao(m) | B.sóng(m) | Chu kỳ(s) | ||
0 | không | 0 | 0 | 0 |
1 | yếu | <0.25 | <5 | <2 |
2 | B. thường | 0.25 -0.75 | 5 ~15 | 2 ~ 3 |
3 | Đáng kể | 0.75 -1.25 | 15~25 | 3 ~ 4 |
4 | Đáng kể | 1.25 -2.00 | 25 ~40 | ~ 5 |
5 | Mạnh | 2.00 -3.50 | 40 ~75 | 5 ~ 7 |
6 | Mạnh | 3.50 -6.00 | 75 ~125 | 7 ~ 9 |
7 | Rất mạnh | 6.00 -8.50 | 125~170 | 9 ~ 11 |
8 | Rất mạnh | 8.50 -11.00 | 170 ~220 | 11 ~ 12 |
9 | Cực mạnh | >11.00 | >220 | >12 |
- 1Công văn 2313/TTg-KTN năm 2013 giao Cảng Hải Phòng tiếp tục quản lý, khai thác các Cầu cảng số 4 và số 5 thuộc Bến cảng Chùa Vẽ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 59/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 44/2017/TT-BGTVT quy định về mẫu hồ sơ yêu cầu và hồ sơ mời thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng, cảng cạn được đầu tư bằng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật Hàng hải 1990
- 2Nghị định 160/2003/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam
- 3Quyết định 269/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2313/TTg-KTN năm 2013 giao Cảng Hải Phòng tiếp tục quản lý, khai thác các Cầu cảng số 4 và số 5 thuộc Bến cảng Chùa Vẽ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 59/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 44/2017/TT-BGTVT quy định về mẫu hồ sơ yêu cầu và hồ sơ mời thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng, cảng cạn được đầu tư bằng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 109/QĐ-CHHVN năm 2005 về quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 109/QĐ-CHHVN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/03/2005
- Nơi ban hành: Cục Hàng hải Việt Nam
- Người ký: Vương Đình Lam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực