ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 96/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2002-2005;
Căn cứ Văn bản số 7509/UB-CNN ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình công tác thú y phục vụ phát triển bò sữa và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố;
Căn cứ chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010;
Xét Công văn số
877/SNN-KHTC ngày 07 tháng 7 năm 1006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn thành phố,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn thành phố như sau :
1. Tên chương trình : Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2006 - 2010.
2. Mục tiêu chương trình :
- Đến năm 2010:
+ Hình thành vùng an toàn dịch bệnh, không sử dụng vacine lở mồm long móng, dịch tả heo tại 2 xã phía Bắc huyện Củ Chi gồm xã Phạm Văn Cội và xã An Phú.
+ 10 xã thuộc vùng đệm xung quanh 2 xã trên bao gồm các xã : Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập Thượng, Phước Hiệp, Trung An, Phước Vĩnh An, Thị trấn Củ Chi, Tân Thạnh Tây và Phú Hòa Đông, vẫn còn sử dụng vacine lở mồm long móng, dịch tả heo và có 02 cơ sở giết mổ tiêu thụ nguồn gia súc địa phương xây dựng tại xã An Nhơn Tây, xã Phú Hòa Đông theo lộ trình của Quyết định số 31/2005/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố, ngoài ra còn có 01 cơ sở giết mổ công nghiệp thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn giải quyết tiêu thụ nguồn gia súc tại các cơ sở chăn nuôi tập trung vệ tinh trên địa bàn thành phố.
- Đến năm 2008 :
+ Xây dựng thành công vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh lở mồm long móng, dịch tả heo trên địa bàn thành phố được Cục Thú y công nhận, nhằm phục vụ xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và tiêu thụ trong nước để đến năm 2010 : hình thành được một số vùng cơ sở sạch bệnh không sử dụng vacine lở mồm long móng, dịch tả heo.
+ Phát triển chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh và đảm bảo môi trường sinh thái nhằm tạo con giống chất lượng cao cung cấp giống và sản phẩm chăn nuôi an toàn cho thành phố, khu vực và các tỉnh.
- Năm 2006 :
+ Khống chế không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng, tại hộ, cơ sở chăn nuôi đặc biệt đối với bệnh dịch tả heo, lở mồm long móng.
+ Hình thành các cơ sở an toàn dịch bệnh với 2 bệnh cơ bản : bệnh dịch tả heo và lở mồm long móng, được Cục Thú y công nhận :
• Đối với 4 quận - huyện chăn nuôi trọng điểm (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12) xây dựng thành công ít nhất 1 xã - phường, 3 cơ sở chăn nuôi tập trung được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
• Đối với các quận-huyện còn lại (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ) xây dựng thành công ít nhất 1 xã phường hoặc 1 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
• Đối với các quận nội thành, quận ven đảm bảo quản lý được đàn chó, mèo nuôi tại nơi đăng ký, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn bệnh dại (nuôi có đăng ký và kiểm soát tốt việc di chuyển chó, mèo trong khu vực đăng ký kể cả vùng đệm).
3. Nhiệm vụ :
Đưa chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật vào chương trình công tác của các quận - huyện.
Ban hành tiêu chí để xây dựng và xét công nhận vùng, an toàn bệnh dại.
Đảm bảo an toàn dịch tể cho đàn gia súc của thành phố; khi gia súc có phát sinh dịch bệnh sẽ nhanh chóng khống chế, bao vây, dập tắt, hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Phối hợp các tỉnh trong khu vực nâng cao ý thức tự giác tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc của các hộ, cơ sở chăn nuôi gia súc; hình thành khu cách ly kiểm dịch động vật, quy định tuyến đường vận chuyển gia súc gia cầm đến nơi giết mổ; quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh đến từng hộ, cơ sở chăn nuôi, từ ấp, khu phố, phường xã đến trạm thú y quận - huyện. Thực hiện phương châm “Phát hiện nhanh, xử lý gọn, khoanh vùng bao vây dập dịch”. Việc tiêu hủy gia súc mắc bệnh tại hộ, cơ sở chăn nuôi thực hiện theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16 tháng 5 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng đại trà vacine phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc đạt 100% diện tiêm, tối thiếu đạt trên 80% tổng đàn kiểm tra.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N1 và Lở mồm long móng các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức sinh hoạt và duy trì chế độ báo cáo theo định kỳ cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố.
4. Thời gian thực hiện : Năm 2006 - 2010.
5. Kinh phí đầu tư : 9.760,00 triệu đồng
- Năm 2006 : 2.125,65 “
- Năm 2007 : 1.864,40 “
- Năm 2008 : 1.927,66 “
- Năm 2009 : 1.862,00 “
- Năm 2010 : 1.980,40 “
Nguồn kinh phí đầu tư : từ 10% phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính của Chi cục Thú y phải nộp ngân sách hàng năm.
6. Tổ chức thực hiện :
- Chỉ đạo : Ban Chỉ đạo xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thành phố (theo Quyết định số 723/QĐ-UB ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố).
- Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Đơn vị thực hiện : Chi Cục Thú y.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở ngành, các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở ban ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện có chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản hết hiệu lực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án “Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
- 3Quyết định 85/2006/QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng vùng an toàn dịch lỡ mồm long móng trâu bò, lợn và dịch tả lợn giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Quyết định 96/2002/QĐ-UB Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 3Quyết định 2193/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án “Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
- 4Quyết định 85/2006/QĐ-UBND phê duyệt dự án xây dựng vùng an toàn dịch lỡ mồm long móng trâu bò, lợn và dịch tả lợn giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 109/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 109/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 28/07/2006
- Ngày hết hiệu lực: 09/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực