Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1088/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 13 tháng 5 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015;
Căn cứ Quyết định số 4170/QĐ-BCA-C41 ngày 14/11/2017 của Bộ Công an về phê duyệt Đề án "Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia" thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 37/TTr-CAT-PC02 ngày 26/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án 2 “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” đến năm 2020 (kèm Kế hoạch số 95/KH-CAT- PC02 ngày 24/4/2019 của Giám đốc Công an tỉnh).
Điều 2. Giao Công an tỉnh (Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án) phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả các nội dung Kế hoạch đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-CAT-PC02 | Vĩnh Long, ngày 24 tháng 4 năm 2019 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2 “PHÒNG, CHỐNG CÁC LOẠI TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC, TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA” ĐẾN 2020
Thực hiện Quyết định số 4170/QĐ-BCA-C4l ngày 14/11/2017 của Bộ Công an về Phê duyệt Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” thuộc Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 và Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020; Giám đốc Công an tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp công tác, phát huy vai trò của các ngành các cấp và nhân dân trong công tác phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, phân đấu đạt mục tiêu làm giảm các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung
- Nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia của hệ thống chính trị và cộng đồng.
- Đẩy mạnh tấn công trấn áp, điều tra, đấu tranh quyết liệt các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn.
- Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm: Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, khảo, phục vụ đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
2.1. Xác định đối tượng; tuyến, địa bàn cần tập trung đấu tranh.
- Đối tượng đấu tranh: Các băng nhóm tội phạm có tổ chức về hình sự, kinh tế, ma túy, công nghệ cao, môi trường... có biểu hiện hoạt động phạm tội.
- Tuyến, địa bàn trọng điểm:
- Tuyến: Quốc lộ 1A, 53, 54, 57;
- Địa bàn trọng điểm: Thành phố Vĩnh Long, Thị xã Bình Minh, huyện Long Hồ và huyện Bình Tân.
2.2. Công tác tham mưu, chỉ đạo.
- Chủ động, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, tấn công trấn áp các loại tội phạm; Thực hiện công tác kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình, giám sát các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng cường, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp liên ngành trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Thường xuyên trao đổi thông tin tội phạm và phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm để có đối sách kịp thời, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2.3. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
- Đổi mới về nội dung, cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; lồng phép với các cuộc vận động, phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Ban, ngành, đoàn thể và địa phương.
- Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nhân chứng, bị hại trong quá trình phòng chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, nhất là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do băng, nhóm tội phạm có tổ chức gây ra, nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho nhân chứng, người cung cấp thông tin về tội phạm, giúp họ an tâm khi cộng tác với cơ quan pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình, các Câu lạc bộ, nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, mô hình lắp camera an ninh vận động "xã hội hóa" từ nhân dân); chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng về ANTT ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà trường; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc điểm trên từng địa bàn.
2.4. Đẩy mạnh phòng ngừa nghiệp vụ.
- Tiến hành điều tra cơ bản, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, năm chắc diễn biến tình hình hoạt động của tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Tập trung rà soát, phát hiện các băng nhóm tội phạm có biểu hiện hoạt động hiện hành, lập kế hoạch, phân công, phân cấp quản lý, đấu tranh, xử lý có hiệu quả.
- Tiếp nhận, xác minh các nguồn tin báo, tố giác về các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng là thành viên trong các băng nhóm tội phạm vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, là thành viên trong các băng nhóm tội phạm.
- Nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính nhà nước về an ninh trật tự như: Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng; quản lý về xuất, nhập cảnh, di dân; thường xuyên kiểm tra khách sạn, nhà trọ, các nghề kinh doanh đặc biệt... không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội. Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, khu độ thị và giáp ranh.
2.5. Nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp, đấu tranh, xử lý.
- Xây dựng các kế hoạch, chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức nổi lên ở từng giai đoạn (các băng nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp, địa bàn giáp ranh, xung quanh các khu công nghiệp...). Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm, lĩnh vực mà tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng hoạt động để tập trung lực lượng chuyển hóa địa bàn, kiềm chế và làm giảm tình hình tội phạm đến mức thấp nhất.
- Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm các tuyến, địa bàn trọng điểm. Chú trọng tích cực xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, không để hoạt động phức tạp, gây bức xúc trong dự luận.
- Tập trung lực lượng điều tra khám phá nhanh các vụ trọng án do băng nhóm tội phạm gây ra. Nghiêm trị những tên cầm đầu, chỉ huy, tích cực thực hiện tội phạm, những cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật có hành vi bao che, nâng đỡ, tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động.
- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự; không đề lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời những vụ án lớn, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử công khai để răn đe tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
2.6. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục quản lý, cải tạo người phạm tội trước đây là thành viên của các băng, nhóm tội phạm
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo các đối tượng trước đây nằm trong các băng nhóm tội phạm, nhất là các đối tượng cầm đầu, cộm cán đang chấp hành án ở các trại giam tạo điều kiện cho họ hết hạn cải tạo trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng và không tiếp tục phạm tội, tham gia vào các băng nhóm tội phạm, làm giảm tỷ lệ tái phạm.
- Thực hiện chính sách động viên, khuyến khích kịp thời để những người phạm tội tự nguyện cộng tác với Công an trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở trong trại giam và ngoài xã hội, truy bắt các tên tội phạm còn chưa bị phát hiện, lẩn trốn hoặc cung cấp tin liên quan đến các băng nhóm tội phạm khác đang hoạt động.
2.7. Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
- Rà soát, đánh giá chính xác về lực lượng làm công tác chuyên trách để có kế hoạch bố trí hợp lý, hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, pháp luật, tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật mới trong điều tra các vụ án liên quan đến tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia cho cán bộ chuyên trách. Cử cán bộ tham gia đoàn đi khảo sát, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài, nhất là các nước có ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cấp, trang bị cho lực lượng Công an nói chung và lực lượng chuyên trách đấu tranh nói riêng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại để phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm...
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Dự án theo phân bổ của Trung ương và dự toán ngân sách hàng năm của địa phương theo quy định.
4. Thời gian thực hiện
- Giai đoạn 1 (từ nay đến hết quý II/2019): Thành lập Ban chủ nhiệm và triển khai hoạt động theo các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Các ban, ngành, địa phương lập kế hoạch thực hiện các nội dung, nhiệm và giải pháp được nêu trong đề án. Sơ kết rút kinh nghiệm giai đoạn 1 để bổ sung, chỉnh lý đề án cho phù hợp với thực tế nhằm tiếp tục thực có hiệu quả.
- Giai đoạn 2 (từ quý II/2019 đến hết 2020): Hoàn thiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đánh giá hiệu quả của đề án và đề xuất giai đoạn tiếp theo.
1. Cơ chế điều hành
- Thành lập Ban chủ nhiệm Đề án và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm cấp tỉnh do đồng chí Phó Giám đốc Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra làm Chủ nhiệm; đồng chí Trưởng phòng Cảnh sát hình sự làm Phó Chủ nhiệm thường trực; đại diện lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành liên quan là thành viên Ban chủ nhiệm.
- Ban Chủ nhiệm Đề án có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động động đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện và Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Đề án.
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Công an tỉnh: Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án, giao Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) là Cơ quan Thường trực, có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chủ nhiệm Đề án xây dựng các nội dung, chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đến năm 2020. Tiến hành các hoạt động tổng hợp, báo cáo kết quả, sơ tổng kết, giao ban, đánh giá công tác thực hiện đề án, giúp Ban Chủ nhiệm Đề án theo dõi, phân bổ kinh phí thực hiện đề án.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát hình sự các huyện, thị xã, thành phố phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án hoạt động có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia theo quy định của pháp luật, tham mưu cho Ban Giám đốc tổ chức thực hiện Đề án 2 trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ như: Phòng Tham Mưu (PV01), Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị (PX03), Phòng Hậu cần (PH10),Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (PC06), Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08) có trách nhiệm thực hiện Đề án 2 theo quy định và sự phân công của Ban Chủ nhiệm Đề án, lồng ghép công tác phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia với việc thực hiện chức năng chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình.
2.2. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân nhân các huyện, thị xã, thành phố thu thập, đánh giá chứng cứ, thống nhất quan điểm, xử lý nhanh chóng, dứt điểm các vụ án liên quan đến tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Thực hiện công tác tương trợ tư pháp trong giải quyết các vụ án liên quan tội phạm xuyên quốc gia.
2.3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; đảm bảo xử lý nghiêm minh, triệt để, không oan sai, đặc biệt là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Đưa ra xét xử các vụ án tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia kịp thời đáp ứng tình hình chính trị tại địa phương. Lựa chọn những vụ án điểm về tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia để đưa ra xét xử công khai nhằm giáo dục, răn đe người phạm tội, phục vụ công tác tuyên truyền. Thông qua công tác xét xử phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội, những kẽ hở, bất cập, những vấn đề chưa hoàn thiện của các văn bản pháp luật nhằm kiến nghị bổ sung, chỉnh lý.
2.4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan: Tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ, hội viên, đoàn viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tham gia phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia nói riêng. Phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án.
2.5. Đề nghị Sở Tư pháp: Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản Quy phạm pháp luật có bất cập.
2.6. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và giải pháp của Đề án. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương để triển khai đề án. Cân đối ngân sách địa phương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp hỗ trợ và huy động các nguồn lực khác để thực hiện đề án.
3. Chế độ thông tin báo cáo
- Các ban, ngành, đơn vị, địa phương tham gia thực hiện Đề án báo cáo định kỳ theo quý gởi vê Ban Chủ nhiệm đề án (qua Phòng Cảnh sát hình sự) để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh và Bộ Công an.
- Hàng năm, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện đề án. Cuối năm 2020, tiến hành tổng kết toàn tỉnh việc thực hiện đề án, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo.
4. Giao phòng Phòng Cảnh sát hình sự có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc theo dõi kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Đề án và định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an theo quy định./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án " Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Kế hoạch 1207/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4Kế hoạch 1666/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Nam Định ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1103/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 3Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án " Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Kế hoạch 1207/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6Kế hoạch 1666/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Nam Định ban hành
Quyết định 1088/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án 2 "Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia" đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1088/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Lữ Quang Ngời
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra