Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1087/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 20 tháng 6 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT THAY THẾ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG LǷNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Quyết định số 893/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Về việc phê duyệt Danh mục thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 100/TTr-SYT ngày 13/6/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt thay thế 12 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lĩnh vực Giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

(Có Danh mục và Quy trình nội bộ kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trên cơ sở quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quy trình nội bộ của các thủ tục hành chính sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực:

1. Quy trình nội bộ có số thứ tự từ 1 đến 9 Phần I Danh mục và quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa lĩnh vực Giám định y khoa thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 13/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa lĩnh vực Giám định y khoa thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

2. Quy trình nội bộ có số thứ tự 1, 2 và 3 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 16/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực Giám định Y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Viện Giám định y khoa, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Y tế;
- Các PCVP UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh;
- Các phòng, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, TTPVHCC (HVT).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 29/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA (09 TTHC)

TT

Tên thủ tục hành chính

Ghi chú

01

Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

 

02

Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động

 

03

Khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất

 

04

Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai

 

05

Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần

 

06

Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát

 

07

Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp

 

08

Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động

 

09

Khám giám định tổng hợp

 

Phần II

QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA

Các cụ từ viết tắt:

- Trung tâm Phục vụ hành chính công: TTPVHCC

- Lao động - Thương binh và Xã hội: LĐTB&XH

- Công chức Một cửa: CCMC

- Giám định y khoa: GĐYK

- Phòng khám giám định: PKGĐ

- Bưu chính công ích: BCCI

* Nhóm 09 TTHC, gồm:

1. Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

2. Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động

3. Khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất

4. Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai

5. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần

6. Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát

7. Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp

8. Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động

9. Khám giám định tổng hợp

Tổng thời gian giải quyết 01 TTHC: 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

(Thời gian thực hiện theo quy định: 60 ngày; thời gian đã cắt giảm: 20 ngày).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

B1

Tiếp nhận hồ sơ do tổ chức hoặc cá nhân nộp khám giám định (hồ sơ đã được thẩm định), ghi Phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả, nhập hồ sơ điện tử.

CCMC tại TTPVHCC/Dịch vụ Bưu chính công ích.

01 ngày

 

B2

Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn (PKGĐ) Trung tâm GĐYK

Văn thư Trung tâm GĐYK

01 ngày

 

B3

Xây dựng kế hoạch khám và viết giấy mời đối tượng

PKGĐ của Trung tâm GĐYK

12 ngày

Từ lúc mời đối tượng đến lúc khám 12 ngày

B4

Phân công bác sĩ thụ lý hồ sơ

Giám đốc Trung tâm GĐYK

01 ngày

 

B5

Các bác sĩ chuẩn bị hồ sơ

PKGĐ của Trung tâm GĐYK

02 ngày

 

B6

Tổ chức khám giám định cho các đối tượng.

Bác sĩ PKGĐ tiến hành khám cho đối tượng theo hồ sơ đã được phân công thụ lý và viết giấy chỉ định khám chuyên khoa

PKGĐ của Trung tâm GĐYK

03 ngày

 

B7

Đối tượng đi khám chuyên khoa tại các đơn vị có bác sĩ giám định viên chuyên khoa

Các Bác sĩ giám định viên chuyên khoa

05 ngày

 

B8

Hội chẩn chuyên khoa Mời các giám định viên chuyên khoa hội chẩn (nếu có vướng mắc)

Các bác sĩ của Trung tâm GĐYK và bác sĩ giám định viên chuyên khoa

02 ngày

 

B9

Hội chẩn chuyên môn

Các bác sĩ của Trung tâm GĐYK

02 ngày

 

B10

Hội đồng GĐYK họp xét và kết luận

Các thành viên của Hội đồng GĐYK

01 ngày

 

B11

Hoàn thiện hồ sơ, biên bản họp, kết luận của Hội đồng GĐYK , trình lãnh đạo.

PKGĐ Trung tâm GĐYK

05 ngày

 

B12

Duyệt hồ sơ, biên bản GĐYK

- Đồng ý: Ký duyệt vào hồ sơ và biên bản;

- Không đồng ý: Chuyển lại PKGĐ xử lý.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK

03 ngày

 

B13

Đóng dấu, vào sổ, chuyển trả kết quả điện tử trên hệ thống và bản giấy biên bản GĐYK của đối tượng về TTPVHCC hoặc qua dịch vụ BCCI.

Văn thư của Trung tâm GĐYK

02 ngày

 

B14

Trả kết quả/Thống kê, theo dõi.

CCMC tại TTPVHCC/PKGĐ Trung tâm GĐYK

Không tính thời gian

 

Tổng số thời gian giải quyết

40 ngày

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 20/6/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG (03 TTHC)

TT

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

01

Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã;

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

02

Khám giám định đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác

03

Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản khám giám định.

- UBND cấp xã;

- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;

- Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương.

Phần II

QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Các cụ từ viết tắt:

- Bộ phận Một cửa: BPMC

- Lao động - Thương binh và Xã hội: LĐTB&XH

- Công chức Một cửa: CCMC

- Giám định y khoa: GĐYK

- Phòng khám giám định: PKGĐ

Nhóm 02 TTHC, gồm:

1. Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

2. Khám giám định đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.

Tổng thời gian giải quyết 01 TTHC: 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

(Tổng thời gian thực hiện theo quy định: 65 ngày; thời gian đã cắt giảm: 20 ngày).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

- Tiếp nhận hồ sơ, nhập hồ sơ điện tử. Ghi giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

- Chuyển hồ sơ cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã.

BPMC cửa UBND cấp xã

01 ngày

B2

- Hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLTBYT-BLĐTBXH.

- Chuyển Hồ sơ đến Phòng LĐTB&XH cấp huyện.

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã

03 ngày

B3

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển hồ sơ khám giám định đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh (Cơ quan thường trực là Trung tâm GĐYK).

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Gửi văn bản cho Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.

Phòng LĐTB&XH cấp huyện

02 ngày

B4

- Tiếp nhận hồ sơ;

- Chuyển hồ sơ cho phòng Khám Giám định của Trung tâm GĐYK

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh (Trung tâm GĐYK tỉnh Lạng Sơn)

01 ngày

B5

- Tổ chức khám giám định xác định mức độ khuyết tật cho đối tượng.

- Hoàn thiện hồ sơ, biên bản họp, kết luận của Hội đồng GĐYK, trình lãnh đạo Hội đồng GĐYK duyệt ký.

Phòng khám giám định của Trung tâm GĐYK

33 ngày

B6

- Duyệt, ký hồ sơ và biên bản GĐYK và chuyển hồ sơ cho Văn thư của cơ quan trường trực Hội đồng GĐYK tỉnh.

Lãnh đạo Hội đồng GĐYK

03 ngày

B7

- Đóng dấu, vào sổ, chuyển trả kết quả điện tử trên Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

- Gửi trả kết quả giải quyết TTHC cho BPMC của UBND cấp xã.

Văn thư TTGĐYK

02 ngày

B8

- Trả kết quả giải quyết.

- Vào sổ, lưu hồ sơ theo quy định.

BPMC cửa UBND cấp xã

Không tính thời gian

Tổng số ngày giải quyết TTHC

45 ngày

3. Khám giám định phúc quyết mức độ khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật (cá nhân, cơ quan, tổ chức) không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa đã ban hành Biên bản khám giám định

Tổng thời gian giải quyết TTHC: 65 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

(Tổng thời gian thực hiện theo quy định: 95 ngày; thời gian đã cắt giảm: 30 ngày).

TT

Trình tự

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

B1

- Người khuyết tật, đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn đề nghị khám giám định phúc quyết gửi đến Hội đồng GĐYK đã ban hành biên bản khám giám định để được giải quyết (BPMC của UBND cấp xã).

- UBND xã nơi người khuyết tật cư trú cấp Giấy giới thiệu, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

- Ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

- Gửi hồ sơ đến Hội đồng GĐYK tỉnh (qua cơ quan thường trực là Trung tâm GĐYK khoa tỉnh).

BPMC cửa UBND cấp xã

02 ngày

B2

- Tiếp nhận hồ sơ.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng khám giám định của Trung tâm GĐYK.

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh (Trung tâm GĐYK tỉnh)

01 ngày

B3

Tổ chức xử lý hồ sơ lần 2:

Nhận được văn bản đề nghị, Hội đồng GĐYK tiến hành mời người khuyết tật, đại diện hợp pháp của người khuyết tật đến giải thích về kết quả quá trình khám giám định, kết luận của Hội đồng GĐYK đã được ghi trong Biên bản.

- Trường hợp 1: Người khuyết tật, đại diện hợp pháp của người khuyết tật đồng ý với Biên bản giải quyết lần 02:

+ Phát hành Biên bản giải quyết lần 02, vào sổ, đóng dấu, lưu hồ sơ, phát hành kết quả giải quyết TTHC. Số hóa kết quả giải quyết TTHC.

+ Trả kết quả giải quyết TTHC cho BPMC của UBND cấp xã. Chuyển B5

- Trường hợp 2: Nếu Người khuyết tật, đại diện hợp pháp của người khuyết tật vẫn chưa đồng ý với giải quyết của Hội đồng GĐYK về Biên bản giải quyết lần 02, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Biên bản giải quyết lần 02, phải có kiến nghị bằng văn bản gửi Hội đồng GĐYK. (tạm dừng hồ sơ trong thời gian làm đơn đề nghị lần 02).

- Phòng khám giám định của Trung tâm GĐYK.

- Hội đồng GĐYK tỉnh.

- Văn thư cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh.

10 ngày

B4

Nhận được văn bản đề nghị lần 02 của người khuyết tật, đại diện hợp pháp của người khuyết tật: Sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định và gửi đến Hội đồng GĐYK Trung ương trong thời hạn 05 ngày (căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH).

- Phòng khám giám định của TTGĐYK.

- Hội đồng GĐYK tỉnh.

- Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh.

02 ngày

B5

Hội đồng GĐYK Trung ương có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật

Hội đồng GĐYK Trung ương

50 ngày

B6

- Trả kết quả giải quyết.

- Lưu hồ sơ, thống kê theo dõi.

BPMC của UBND cấp xã

Không tính thời gian

Tổng số thời gian thực hiện TTHC

(Thời gian giải quyết TTHC được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và không tính thời gian hoàn thiện hồ sơ theo quy định của tổ chức, cá nhân).

65 ngày

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1087/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt thay thế quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lĩnh vực Giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn

  • Số hiệu: 1087/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/06/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Dương Xuân Huyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản