Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1085/QĐ-BKHĐT

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CÔNG CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 27/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách năm 2016 (bổ sung), Khung chính sách 2017 và Văn kiện Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn phân loại đầu tư công cho Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh” (sau đây gọi là Hướng dẫn).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các Bộ ngành, địa phương được giao kế hoạch đầu tư công có liên quan đến Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện Quyết định, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, các Bộ, và các địa phương phản ánh, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường) để xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Xây dựng, Công thương, Giao thông Vận tải,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học
Công nghệ và Y tế;
- UBND và Sở KHĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các vụ thuộc Bộ KHĐT: THKTQD, KTĐP<,
PC, KTNN, KTCN, KCHT&ĐT, TMDV,
LĐVH-XH, TĐGSĐT.
- Lưu: VT, Vụ KHGDTN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thế Phương

 

HƯỚNG DẪN

PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ CÔNG CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1085/QĐ-BKHĐT ngày 16/7/2018)

 

MỤC LỤC

Từ viết tắt

Giải thích từ ngữ

Phần I. Qui định chung

Phần II. Hướng dẫn xác định và phân loại dự án ứng phó với BĐKH và TTX

Sơ đồ tóm tắt quy trình phân loại

2.2 Hướng dẫn từng bước qui trình phân loại

2.2.1 Bước chun bị: cần chuẩn bị các biểu và thu thập thông tin, số liệu sau đây:

2.2.2 Bước 1: Rà soát và xác định những dự án đầu tư có liên quan đến BĐKH-TTX

2.2.3 Bước 2: Mã hóa và xếp dự án theo nhiệm vụ Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và đóng góp quốc gia tự nguyện

2.2.4 Bước 3: Kiểm tra chất lượng kết quả phân loại

2.2.5 Bước 4: Tổng hợp và báo cáo kết quả phân loại đầu tư cho BĐKH-TTX

Phần III. Phụ Lục

Phụ lục 1. Mã phân loại theo mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm nhẹ

Phụ lục 2. Mã phân loại theo nhiệm vụ

Phụ lục 3. Bảng phân loại gắn với các chính sách trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Phần 4: Tài liệu tham khảo

 

Từ viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ KH-ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ NNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CPEIR

Báo cáo chi tiêu công và đầu tư cho biến đổi khí hậu

NDC

Đóng góp quốc gia tự quyết định

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

Quyết định

TTX

Tăng trưởng xanh

UBQG về BĐKH

Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

Vụ KHGDTN và MT

Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường

 

Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi tài liệu này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Đầu tư cho biến đổi khí hậu và tăng trưng xanh (BĐKH-TTX) là đầu tư cho các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu để thực hiện các nhiệm vụ Chiến lược về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

2. Đầu tư cho thích ứng với biến đi khí hậu là đầu tư cho các hoạt động nhằm mục đích giảm khả năng dễ bị tổn thương của con người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hệ thống tự nhiên trước những tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, bằng cách duy trì hoặc gia tăng khả năng phục hồi thông qua tăng cường khả năng thích ứng, và/hoặc giảm mức độ bị ảnh hưởng trước những yếu tố này.1

3. Đầu tư cho gim nhẹ biến đổi khí hậu là đầu tư cho các hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy nỗ lực cắt giảm hoặc hạn chế phát thải khí nhà kính hoặc tăng cường hấp thụ khí nhà kính (GHG),2

4. Phân loại đầu tư công cho biến đi khí hậu - tăng trưởng xanh là căn cứ vào các định nghĩa, tiêu chí về thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong Hướng dẫn này để xác định một dự án đầu tư là có liên quan đến thích ứng hoặc giảm nhẹ BĐKH; xác định vốn đầu tư của dự án cho thích ứng hoặc giảm nhẹ và mã hóa dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp tự nguyện cắt giảm khí nhà kính của Việt Nam (NDC).

5. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Khoản 15, Điều 4, Luật Đầu tư công).

6. Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư. (Khoản 21, Điều 4, Luật Đầu tư công).

7. Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công (Khoản 13, Điều 4, Luật Đầu tư công)

8. Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. (Khoản 18, Điều 4, Luật Đầu tư công)

9. Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. (Khoản 7, Điều 4, Luật Đầu tư công)

10. Năng lực thích ứng là khả năng các hệ thống, thể chế, con người và những sinh vật khác có thể điều chỉnh trước những tổn thất tiềm tàng, tận dụng cơ hội hoặc ứng phó với các hậu quả.3

11. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi về tình trạng khí hậu mà có thể là sự thay đổi khí hậu được xác định bằng những thay đổi về giá trị trung bình và/hoặc phương sai của những đặc tính khí hậu và tình trạng khí hậu đó kéo dài trong một giai đoạn dài, thường là nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động từ bên ngoài như sự điều chế của chu trình mặt trời, phun trào núi lửa và những thay đổi nhân tạo liên tục trong thành phần khí quyển hoặc trong sử dụng đất.4

12. Thích ứng với biến đổi khí hậu là hoạt động nhằm mục đích giảm khả năng dễ bị tổn thương của con người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hệ thống tự nhiên trước những tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, bằng cách duy trì hoặc tăng khả năng chống chịu thông qua tăng khả năng thích ứng, và/hoặc giảm mức độ bị ảnh hưởng trước những yếu tố này.5

13. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy nỗ lực giảm hoặc hạn chế phát thải khí nhà kính hoặc tăng cường hấp thụ khí nhà kính.6

14. Hệ thống cảnh báo sớm là tập hợp các năng lực cần thiết để tạo ra và phổ biến các thông tin cảnh báo kịp thời và có ý nghĩa để cho phép các cá nhân, cộng đồng và tổ chức bị đe dọa có thể chuẩn bị hành động kịp thời và thích hợp nhằm giảm nguy cơ thiệt hại.

15. Phát thi khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS, PFCS, SF6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto.

16. Sức chống chịu là khả năng của các hệ thống xã hội, kinh tế và môi trường ứng phó với một sự kiện hoặc xu hướng hay xáo trộn nguy hiểm, ứng phó hoặc tổ chức lại theo những cách để duy trì chức năng, bản sắc và cấu trúc thiết yếu, đồng thời duy trì khả năng thích ứng, học tập và chuyển đổi.7

17. Khả năng d bị tổn thương là khuynh hướng hoặc xu hướng bị ảnh hưởng xấu. Khả năng dễ bị tổn thương bao gồm nhiều khái niệm và yếu tố, trong đó có độ nhạy cảm hoặc tính mẫn cảm với những tổn thất và thiếu khả năng để ứng phó và thích ứng.8

Phần I. Qui định chung

1.1 Đối tượng thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường) là đơn vị trực tiếp áp dụng Hướng dẫn để xác định và phân loại đầu tư công cho BĐKH-TTX và các Vụ liên quan trong Bộ KH-ĐT là đơn vị phối hợp thực hiện phân loại.

b) Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan đến BĐKH-TTX: Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ khác.

c) Sở Kế hoạch đầu tư và các đơn vị liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết là địa phương).

1.2. Phạm vi áp dụng

Hướng dẫn này áp dụng để phân loại các dự án đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thuộc danh mục dự án kế hoạch đầu tư công hàng năm hoặc 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương9.

1.3. Mục đích

Hướng dẫn này nhằm mục đích trang bị cho các Bộ, ngành và địa phương công cụ để đánh giá việc phân bổ ngân sách đầu tư công cho ứng phó với BĐKH và thúc đẩy TTX ở cấp quốc gia, ngành, và địa phương. Cụ thể, Hướng dẫn này sẽ giúp:

a) Xác định và phân loại các dự án đầu tư công cho mục tiêu về BĐKH-TTX theo một qui trình thống nhất;

b) Hình thành số liệu, thông tin về dự án đầu tư công cho BĐKH-TTX, tạo cơ sở để theo dõi và báo cáo định kỳ về phân bổ vốn đầu tư công cho BĐKH-TTX theo các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và đóng góp quốc gia tự quyết định;

c) Tăng cường tính minh bạch trong việc phân bổ vốn đầu tư công cho BĐKH-TTX;

d) Cung cấp thông tin giúp tăng cường lồng ghép ứng phó với BĐKH-TTX vào quá trình hoạch định chính sách và xem xét quyết định các chương trình, dự án đầu tư;

e) Nâng cao mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc tiếp cận, quản lý và điều phối các dòng tài chính quốc tế cho BĐKH-TTX.

1.4. Tổ chức thực hiện, trách nhiệm của Bộ KH-ĐT, các Bộ, ngành và địa phương

1.4.1. Giai đoạn từ 2018-2020:

a) Định kỳ hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo Chính phủ về tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách cho lĩnh vực BĐKH-TTX;

b) Các Bộ (quy định ở Điều 1.1) và địa phương (sẽ xác định sau khi Quyết định có hiệu lực) có trách nhiệm cung cấp tài liệu về các dự án đầu tư công BĐKH-TTX thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, địa phương cho Bộ KH-ĐT để phục vụ phân loại, khi được yêu cầu;

c) Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị liên quan trong Bộ KH-ĐT thực hiện phân loại vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho BĐKH-TTX;

(i) Các đơn vị sau đây có trách nhiệm phối hợp, cung cấp tài liệu của ngành, lĩnh vực đơn vị phụ trách cho Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường:

○ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân

○ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ

○ Vụ Kinh tế công nghiệp

○ Vụ Kinh tế nông nghiệp

○ Vụ Kinh tế dịch vụ

○ Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

○ Vụ Kinh tế đối ngoại

○ Vụ Lao động, văn hóa, xã hội

(ii) Tài liệu các đơn vị liên quan cung cấp để phân loại gồm:

○ Danh mục chương trình, dự án đầu tư theo quyết định giao kế hoạch đầu tư công (hàng năm, hoặc trung hạn 5 năm) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Bộ, địa phương10;

○ Quyết định đầu tư chương trình, dự án (lựa chọn) trong danh mục đầu tư công nêu trên;

○ Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công của Bộ, ngành, địa phương theo thông tư 03/2017/TT-BKHĐT của Bộ KH-ĐT.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị liên quan áp dụng các tiêu chí, qui trình phân loại đầu tư công cho BĐKH-TTX trong quá trình lập kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm.

1.4.2. Giai đoạn sau 2020

a) Các Bộ, ngành và địa phương được giao kế hoạch đầu tư công chủ trì thực hiện phân loại, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư công cho BĐKH-TTX của ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành, địa phương.

b) Định kỳ hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về BĐKH tình hình phân bổ ngân sách đầu tư công cho BĐKH-TTX của cả nước, trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương.

Phần II. Hướng dẫn xác định và phân loại dự án ứng phó với BĐKH và TTX

2.1 Tổng quan về qui trình xác định và phân loại đầu tư công cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (sau đây viết là qui trình phân loại)

Quy trình phân loại được xây dựng phù hợp với nguyên tắc và nội dung lập kế hoạch đầu tư công theo quy định hiện hành.

Quy trình phân loại nhất quán với nguyên tắc và phương pháp áp dụng chung của các Ngân hàng Phát triển Đa phương để theo dõi các nguồn tài chính cho thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Quy trình phân loại gồm 4 bước chính như sau (sơ đồ):

a) Bước 1: Rà soát và xác định các chương trình, dự án (sau đây viết là dự án) là có liên quan đến BĐKH-TTX; mã hóa dự án là thích ứng (A), giảm nhẹ (M), hoặc vừa thích ứng, vừa giảm nhẹ (AM); Phân tích nội dung của dự án để xác định mức vốn đầu tư cho thích ứng, giảm nhẹ của từng dự án hoặc hợp phần dự án:

b) Bước 2: Xếp những dự án đã được xác định có liên quan đến BĐKH-TTX ở trên theo mã phân loại tương ứng với các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược quốc gia về TTX (policy-based typology);

c) Bước 3: Kiểm tra chất lượng của kết quả phân loại;

d) Bước 4: Tổng hợp và báo cáo kết quả phân loại đầu tư cho BĐKH-TTX của quốc gia, ngành hoặc lĩnh vực và địa phương.

Sơ đồ tóm tắt quy trình phân loại

2.2 Hướng dẫn từng bước qui trình phân loại

2.2.1 Bước chuẩn bị: cần chun bị các biểu và thu thập thông tin, số liệu sau đây:

a) Biểu 111: Thông tin cơ sở ban đầu: Danh mục dự án đầu tư công dùng để phân loại lấy từ biểu giao kế hoạch đầu tư công chi tiết đến từng dự án (biểu áp dụng cho Bộ, ngành trung ương/địa phương) theo các quyết định giao kế hoạch đầu tư công trong năm.

Tùy theo thời điểm phân loại, ngoài quyết định giao kế hoạch đầu tư công hàng năm (thường vào cuối tháng 12 hàng năm), có thể có quyết định khác về điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch đầu tư công trong năm, cũng cần được thu thập để không bỏ sót dự án.

Danh mục này bao gồm thông tin từ tổng hợp đến chi tiết từng chương trình, dự án về tình hình giao vốn và thực hiện vốn đầu tư công của từng Bộ, địa phương; phân chia theo ngành, lĩnh vực, theo thời gian, địa điểm thực hiện dự án. Các thông tin của biểu này cần được lưu giữ trong suốt qui trình phân loại, sử dụng để phân tích về tình hình đầu tư cho thích ứng, giảm nhẹ BĐKH-TTX so với tổng mức đầu tư chung của Bộ, ngành, địa phương, là cơ sở để lập báo cáo tổng hợp cuối cùng ở bước 4.

b) Biểu 2: Tổng hợp thông tin phân loại: Dữ liệu dùng để điền số liệu, thông tin liên quan đến BĐKH-TTX của dự án (theo Bộ/địa phương) để thực hiện phân loại;

Biểu 2 được thiết kế trên cơ sở rút gọn từ biểu 1, loại bỏ dữ liệu không liên quan đến qui trình phân loại, giữ lại những dữ liệu có sẵn cần thiết và bổ sung dữ liệu liên quan đến tiêu chí đánh giá dự án BĐKH-TTX.

Nội dung biểu 2 bao gồm:

(i) Dòng: danh mục dự án của ngành, lĩnh vực liên quan đến BĐKH-TTX.

Danh mục dự án trong bảng 2 được “lọc sơ bộ”12 từ danh mục dự án đầu tư công ban đầu trong biểu 1 tùy theo mức độ hiểu biết về nội dung dự án; nếu xác định được các dự án thuộc ngành, lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến BĐKH-TTX, ví dụ như xây dựng trụ sở, cơ quan Nhà nước ở Thành phố, thị xã, đầu tư cho văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng, v.v. có thể loại ra để không mất thời gian thu thập quyết định đầu tư và phân loại đối với dự án này.

(ii) Cột: A, B, C, D, E, F là các dữ liệu về tên dự án, địa điểm xây dựng, số quyết định đầu tư, tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư được phân bổ năm kế hoạch của từng dự án. Dữ liệu này đã có sẵn trong biểu 1.

Cột: G, H, I, J, K, P, Q là các thông tin liên quan đến đầu tư cho BĐKH-TTX phải điền thêm trong quá trình phân loại.

c) Thu thập Quyết định đầu tư của dự án.

Xác định Dự án có liên quan đến thích ứng hay giảm nhẹ BĐKH-TTX, là căn cứ vào việc xem xét các thông tin của dự án có đáp ứng hay không theo định nghĩa, tiêu chí về thích ứng hay giảm nhẹ nêu trong hộp 1. Vì vậy, yêu cầu có Quyết định đầu tư của Dự án là điều kiện bắt buộc để áp dụng qui trình phân loại này. Ngoài Quyết định đầu tư, các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư như Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, nếu có, là nguồn cung cấp thông tin chi tiết, rất hữu ích cho qui trình phân loại.

d) Kết quả bước chuẩn bị:

(i) Biểu 1- Thông tin cơ sở ban đầu: Danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công hàng năm của Bộ, địa phương.

(ii) Biểu 2- Tổng hợp thông tin phân loại: Danh mục các dự án đầu tư công với thông tin, dữ liệu phục vụ phân loại.

(iii) Tài liệu dự án: Quyết định đầu tư dự án, hoặc các tài liệu liên quan khác của dự án có các thông tin theo danh mục của Biểu 2 dưới đây để phục vụ phân loại.

 

Biểu 1: Thông tin cơ sở ban đầu về danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm kế hoạch

DANH MỤC DỰ ÁN BỐ TRÍ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

(VỐN TRONG NƯỚC) NĂM 2017 13

(Kèm theo Quyết định số 1989/QĐ-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Năng lực thiết kế

Thời gian Khởi công - Hoàn thành

QĐ đầu tư ban đầu hoặc QĐ đầu tư điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ giao Kế hoạch các năm

Lũy kế vốn đã bố trí đến hết năm 2016

Kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2017

Ghi chú

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số

 

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

NGÀNH ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 2: Tổng hợp thông tin phân loại

TT

Tên dự án

(và hợp phần trường hợp ch có hp phần liên quan thích ứng/gim nhẹ 14)

Địa điểm

QĐ đầu tư ban đầu hoặc QĐ đầu tư điều chỉnh đã được cấp thẩm quyền giao KH các năm

Vốn đầu tư (NSNN) được giao năm kế hoạch

(T đồng)

thích ứng/Giảm nh

Tổng vốn đu tư cho BĐKH-TTX

phân loại theo nhiệm vụ

Mục tiêu của dự án hoặc chương trình

Bối cnh d b tổn thương do rủi ro khí hậu (đối với dự án thích ứng)

S quyết định đầu tư

Tổng vn đầu tư (tt c các nguồn)

(Tỷ đồng)

Trong đó vốn NSNN

(Tỷ đồng)

Thích ứng

(T đồng)

Gim nhẹ

(Tỷ đồng)

Thích ứng

Giảm nhẹ

 

 

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

P

Q

1

Copy từ biểu 1

Copy từ biểu 1

Copy từ biểu 1

Copy từ biểu 1

Copy từ biểu 1

Copy từ biểu 1

Điền ở bước 1

Điền ở bước 1

Điền ở bước 1

Điền ở bước 2

Điền ở bước 2

Trích từ QĐ đầu tư và tài liệu liên quan

Trích từ QĐ đầu tư và tài liệu liên quan

2

Dự án A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

-------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2 Bước 1: Rà soát và xác đnh những dự án đầu tư có liên quan đến BĐKH-TTX

Các câu hỏi sau cần được trả li trong Bước 1:

Trong kế hoạch đầu tư công hàng năm hoặc trung hạn của Bộ, ngành và địa phương, những dự án nào đóng góp vào hoạt động ứng phó với BĐKH và thúc đy TTX của Việt Nam (nghĩa là những dự án nào có đóng góp vào thích ứng và/hoặc gim nhẹ tác động của BĐKH)? Mức vốn đầu tư của dự án cho thích ứng, hoặc giảm nhẹ là bao nhiêu?

a) Nhiệm vụ của Bước 1:

(i) Xác định các dự án là thích ứng hay giảm nhẹ BĐKH.

(ii) Xác định vốn đầu tư của từng dự án cho thích ứng hoặc giảm nhẹ.

b) Hướng dẫn chi tiết:

(i) Xác định dự án là thích ứng (A) hay giảm nhẹ (M), hoặc vừa thích ứng vừa giảm nhẹ (AM)

○ Theo danh mục dự án trong biểu 2, căn cứ vào Quyết định đầu tư của dự án và tài liệu kỹ thuật liên quan, đánh giá liệu các mục tiêu và các hoạt động đề ra trong chương trình, dự án/ tiểu dự án/hợp phần dự án có góp phần thích ứng và/hoặc giảm nhẹ BĐKH không? Cần phân tích càng chi tiết càng tốt, theo hướng dẫn trong Hộp 1.

○ Nếu dự án đáp ứng tiêu chí thích ứng (theo hướng dẫn trong Hộp 1), nhập (A) vào Cột “G” của Mẫu báo cáo. Nếu dự án đáp ứng tiêu chí giảm nhẹ (theo hướng dẫn trong Hộp 1), nhập (M) vào Cột “G” của Mẫu báo cáo. Nếu dự án đóng góp cho cả thích ứng và giảm nhẹ, điền (AM) vào cột “G”.

(Lưu ý: Nếu Dự án đã được xác định là đóng góp toàn bộ cho thích ứng hoặc giảm nhẹ, hoặc vừa thích ứng, vừa giảm nhẹ thì không phải phân tích chi tiết theo hợp phần nữa).

○ Trường hợp dự án không đóng góp toàn bộ cho thích ứng hoặc giảm thiểu, nhưng hợp phần của dự án có đóng góp cho mục tiêu này, thì bổ sung tên hợp phần vào cùng dòng tên dự án ở cột “A” (viết tắt để trong ngoặc đơn).

○ Nếu thông tin từ tài liệu dự án chưa đầy đủ, tham chiếu thêm Phụ lục 4 về mã phân loại thích ứng, giảm nhẹ theo nhiệm vụ để quyết định xếp dự án thích ứng hay giảm nhẹ.

○ Nếu dự án không đáp ứng theo tiêu chí ở Hộp 1, cũng không thuộc mã phân loại trong Phụ lục 4, thì loại dự án khỏi quá trình phân loại, không xem xét tiếp.

Hộp 1 - Tiêu chí xác định đầu tư cho BĐKH-TTX

(i) Mt dự án được xác định là “thích ứng” với BĐKH nếu dự án đó nhằm mục đích giảm khả năng dễ bị tổn thương của con người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hệ thống tự nhiên trước những tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, bằng cách duy trì hoặc gia tăng khả năng phục hồi thông qua tăng cường khả năng thích ứng, và/hoặc giảm mức độ bị ảnh hưởng trước những yếu tố này.

Một dự án được xác định là thích ứng với BĐKH khi tài liệu dự án có những nội dung sau:

○ Nêu được bối cảnh dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH của dự án;

○ Nêu rõ mục tiêu hoặc hoạt động của dự án sẽ giúp giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH;

○ Miêu tả rõ mối liên kết trực tiếp giữa các hoạt động của dự án và tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH.

(ii) Một dự án được xác định là “gim nhẹ” BĐKH nếu dự án đó nhằm mục đích và có các hoạt động thúc đẩy các nỗ lực để giảm, hạn chế phát thải khí nhà kính, hoặc tăng cường hấp thụ khí nhà kính.

(iii) Một dự án được xác định là “thích ứng và gim nh” nếu dự án đó nhằm mục đích và có các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên về thích ứng và giảm nhẹ.

Lưu ý:

Đối với các dự án thích ứng BĐKH, để xác định tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, nếu trong Quyết định đầu tư không có thông tin, cần tra cứu thêm trong tài liệu dự án, bao gồm “Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư”, “Báo cáo khả thi”, “Báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật”. Có thể tham khảo thêm kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng (2016) hoặc các báo cáo đánh giá chuyên ngành về tình trạng dễ bị tổn thương của địa phương, vùng, cộng đồng, hệ sinh thái.v.v

Các chương trình đầu tư thông thường bao gồm nhiều mục tiêu, nhiều dự án, khi phân loại các chương trình, phải thu thập thông tin và phân tích theo từng dự án.

(ii) Xác định vn đầu tư của dự án cho thích ứng hoặc giảm nhẹ:

○ Nếu dự án được xác định đóng góp toàn bộ cho mục tiêu thích ứng (A) hoặc giảm nhẹ (M): điền toàn bộ tổng số vốn được phân bổ năm kế hoạch ghi ở cột “F” vào cột “H” nếu dự án là thích ứng, vào cột “I” nếu dự án là giảm nhẹ.

○ Nếu dự án xác định là đóng góp toàn bộ cho cả 2 mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ (AM) thì tùy theo mức độ thông tin có trong tài liệu dự án, xử lý như sau:

○ Nếu tài liệu dự án có số liệu: Điền số vốn ứng với hoạt động thích ứng vào cột “H”; Điền số vốn ứng với hoạt động giảm nhẹ vào cột “I”; (tổng vốn BĐKH của dự án = H I)

○ Nếu tài liệu dự án không có số liệu, phân tổng vốn được phân bổ năm kế hoạch cột “F” theo tỷ lệ 50-50 cho thích ứng và giảm nhẹ: Điền 50% giá trị ghi ở cột “F” vào cột “H”; 50% vào cột “I”; (Tổng vốn BĐKH của dự án = H I).

○ Nếu chỉ có hợp phần của dự án đóng góp cho thích ứng hoặc giảm nhẹ, thì chỉ điền số vốn ứng với hợp phần đó vào các cột “H” hoặc “I”. Qui trình làm tương tự như trên tùy theo hợp phần dự án được xác định là (A), hay (M), hoặc (AM). Đồng thời, bổ sung tóm tắt tên hợp phần (để trong ngoặc) vào dòng tên của Dự án ở cột “A”.

c) Kết quả bước 1:

(i) Danh mục dự án đầu tư công có liên quan đến BĐKH-TTX, được gắn mã (A), hoặc (M), hoặc (AM);

(ii) Xác định vốn đầu tư cho thích ứng hay giảm thiểu của từng dự án.

Biểu 2- Tổng hợp thông tin phân loại

Kết quả Bước 1 (từ cột A đến cột I)

Thứ tự

Tên dự án

(và Tên hợp phần, trường hp ch có hợp phần đáp ứng tiêu chí 15)

Địa điểm

QĐ đầu tư ban đầu hoặc QĐ đầu tư điều chỉnh đã được cấp thẩm quyền giao KH các năm

Vn đầu tư (NSNN) được giao năm kế hoạch

(Tỷ đồng)

Mã Thích ứng/Giảm nhẹ

Tổng vn đầu tư cho BĐKH-TTX

S quyết định ngày, tháng, năm ban hành

Tổng vốn đầu (tất cả các nguồn)

(T đồng)

Tổng vốn NSNN

(T đồng)

Thích ứng

(tỷ đồng)

Gim nhẹ

(tỷ đồng)

A

B

C

D

E

F

G

H

I

1

Dự án hạ tầng thủy lợi Tiểu vùng III- Nam Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Cái Nước.

Cà Mau

420/BNNPTNT

150

150

100

A

100

 

2

Dự án “Xây dựng hệ thống xử lý thu hồi khí Biogas tận dụng năng lượng nhiệt để thay thế dầu đốt FO và than, tại Nhà máy tinh bột mì Thành Vũ - Đaklak”.

Đak Lak

 

40

15

15

M

 

15

3

Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020.

 

(2711/QĐ-UBND 18/9/2015)

150

100

60

AM

50

10

4

Dự án “Nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất công nghiệp sạch ít phát thải khí nhà kính”.

 

1006/QĐ-BNNPTNT-XD ngày 30/03/2016

0

40

15

M

 

15

d) Các ví dụ về xác định dự án liên quan BĐKH-TTX

(i) Ví dụ xác định dự án thích ứng:

Dự án “Tạo bãi bồi, trồng rừng để giảm xói mòn tại khu vực Nhà Mát” (Bạc liêu). QĐ số 1482/QĐ-UBND ngày 28/8/2015. Theo tài liệu dự án:

○ Địa điểm dự án: nằm ở xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Hiệp và phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu với tổng diện tích 117,53 km2 và dân số khoảng 60.000 người, (người Kinh, Khmer và Hoa); người dân bản địa định cư lâu năm, sống chủ yếu bằng nghề cá và sản xuất muối.

○ Bối cảnh dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH:

○ Theo kịch bản biến đổi khí hậu (Bộ TNMT, 2012), vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển từ KeGa đến Cà Mau sẽ tăng lên 59-75cm. Theo bản đồ về lũ lụt do Bộ TNMT công bố, nếu mực nước biển dâng cao 1m, 39% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập. Tỉnh Bạc Liêu có đê biển dài 56 km, nhưng phần lớn chưa được củng cố. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển, bảo tồn ven biển và đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh đã giảm với tốc độ cao vì nhiều lý do, việc giảm rừng ngập mặn ảnh hưởng làm mất đất, mất rừng, ảnh hưởng mạnh đến sinh kế của người dân.

○ Mục tiêu của dự án: Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn để thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế cho người dân địa phương; Phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn để bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân, và bảo vệ môi trường.

○ Hoạt động của dự án:

Trồng và bảo vệ 201,4 ha rừng ngập mặn. Từ năm 2017 đến năm 2019: bảo vệ rừng trồng mới và trồng thay thế, bổ sung nếu cây giống bị chết. Từ năm 2015 đến năm 2016: xây dựng 12,33km rào bảo vệ bằng tre.

Từ năm 2017 đến năm 2019: duy trì, bảo dưỡng hàng rào tre mới được xây dựng và sửa chữa nếu hư hỏng.

○ Giải thích mối liên quan giữa mục tiêu, hoạt động của dự án nhằm giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên, hạ tầng KT-XH và sinh kế của cộng đồng xã Nhà Mát, do ảnh hưởng BĐKH: Về hiệu quả kinh tế xã hội, rừng ngập mặn trồng mới sẽ tạo ra đai rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển Bạc Liêu dài 10 km và góp phần bảo đảm an toàn và tài sản của người dân. Dự án sẽ giúp giảm mất đất và mất rừng. Bên cạnh đó, khi hệ sinh thái rừng ngập mặn phục hồi và phát triển, nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản, thu hút các loài chim di cư và nhiều loài quý hiếm, làm tăng đa dạng sinh học, tạo nguồn lợi thủy sản cho người dân trong việc đánh bắt ven bờ; tạo công việc mới cho dân bản địa nếu khu vực này phù hợp với điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. Về mặt môi trường, rừng ngập mặn trồng mới sẽ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ven biển, làm sạch nước (bằng cách hấp thụ kim loại nặng) và giảm phát thải khí nhà kính (bằng cách hấp thụ CO2). Đặc biệt, xây dựng hàng rào bảo vệ mềm bằng tre thay vì bê tông cứng sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường.

Qua thông tin của dự án, tham chiếu với tiêu chí trong hộp 1, cho thấy tài liệu dự án mô tả cụ thể bối cảnh dễ bị tổn thương của dự án; mục tiêu và hoạt động dự án góp phần trực tiếp cải thiện khả năng thích ứng của hệ thống tự nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư tại địa bàn dự án hoạt động; Dự án đáp ứng các tiêu chí để xếp loại là dự án đóng góp hoàn toàn cho thích ứng với BĐKH (mã hóa A).

Lưu ý, phân tích tác động từ các hoạt động chính (trồng rừng ngập mặn, hàng rào bảo vệ rừng) của dự án cho thấy, dự án có góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính (bảo tồn, tăng đa dạng sinh học, hấp thụ khí CO2 giảm phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên hoạt động và mục tiêu chính chính của dự án nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho hệ thống hạ tầng và cộng đồng dân cư nên dự án xác định là thích ứng BĐKH.

(ii) Dự án hạ tầng thủy li Tiu vùng III- Nam Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Cái Nước (Quyết định CN 7420/BNNPTNT). Theo QĐ đầu tư, Dự án có mục tiêu là “Ch động cung cấp nước mặn sạch, giữ ngọt, tiêu thoát nước thi phục vụ 7,420 ha nuôi trồng thy sn, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp, s dụng đất hợp lý trên cơ s nông, ngư kết hợp. Phát trin các hệ xen canh, luân canh bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực”. Theo tiêu chí Hộp 1, dự án được xếp loại là thích ứng BĐKH, đánh dấu (A) vì nội dung của dự án bao gồm các hoạt động thích ứng như “tưới, giữ nước ngọt, tiêu úng, xổ phèn, kết hợp nước thải phục vụ nuôi trồng thủy sản” góp phần duy trì, gia tăng khả năng thích ứng và chống chịu của hệ thống thiên nhiên và con người đối với BĐKH.

(iii) Ví dụ về xác định dự án giảm nhẹ:

Dự án “Xây dựng hệ thống xử lý thu hồi khí Biogas tận dụng năng lượng nhiệt để thay thế dầu đốt FO và than, tại Nhà máy tinh bột mì Thành Vũ - Đaklak”. Theo QĐ đầu tư, mục tiêu dự án là “Tránh phát sinh khí Methane (CH4) từ việc xử lý nước thải bằng hồ sinh học thông qua việc xây dựng các thiết bị phn ứng sản xuất khí biogas dùng nhiệt s dụng cho lò than truyền nhiệt 2.500.000 Kcal/h của dây chuyền chế biến tinh bột thường và 1 lò hơi s dụng dầu đốt FO 4 tấn/giờ sử dụng cho dây chuyền chế biến tinh bột biến tinh. Theo tiêu chí trong Hộp 1, dự án được phân loại giảm nhẹ, đánh dấu (M), vì mục tiêu dự án trực tiếp giảm phát thải khí CO2, sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo biogas thay thế cho nhiên liệu truyền thống.

(iv) Ví dụ về xác định dự án va thích ứng vừa giảm nhẹ:

Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 (2711/QĐ-UBND 18/9/2015). Theo Quyết định đầu tư, Dự án có mục tiêu: Bo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven bin ứng phó nước biển dâng, chắn sóng, n định bãi bồi, bo vệ đê bin, giảm nhẹ thiên tai, BĐKH. Phục hồi và bo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm bảo tồn bền vững bbin, tái tạo tài nguyên bin. Tạo đai rừng phòng hộ bền vững, tăng kh năng hấp th khí nhà kính do tăng diện tích rừng. Tăng ổn định bãi bồi, chống xói lở bờ bin, bảo vệ 180 km đê bin và đầm nuôi trồng thủy sn. Theo tiêu chí hộp 1, Dự án được xếp loại thích ứng và giảm nhẹ, đánh dấu là (AM) vì: Dự án gồm các hoạt động thích ứng như: “Bo vệ và phát trin hệ thống rừng phòng hộ ven biển ứng phó nước bin dâng, chn sóng, ổn định bãi bồi, bảo vệ đê biển, giảm nhẹ thiên tai, BĐKH;... Tăng n định bãi bồi, chống xói l bờ biển bo vệ 180 km đê biển. Dự án cũng gồm hoạt động giảm nhẹ như “Phc hồi và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm bo tồn bền vững bờ biển, tái tạo tài nguyên biển. Tạo đai rừng phòng hộ bền vững, gim nhẹ khí phát thi do tăng diện tích rừng.

2.2.3 Bước 2: Mã hóa và xếp dự án theo nhiệm vụ Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và đóng góp quốc gia tự nguyện

Câu hỏi sau cần được trả lời trong Bước 2:

Các dự án thích ứng, gim nhẹ đã xác định Bước 1 gn với các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐKH, TTX và Cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) như thế nào?

a) Nhiệm vụ bước 2: Liên kết dự án đầu tư với mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của Chiến lược Quốc gia về BĐKH và Chiến lược quốc gia về TTX.

b) Hướng dẫn chi tiết:

(i) Bảng phân loại được thiết lập theo mục tiêu, lĩnh vực và nhiệm vụ với cấu trúc phân loại CC-GG D M1.1 16(phụ lục 1, 2, 3)

○ CC-GG D: là ký tự mã phân loại để chỉ “dự án đầu tư cho BĐKH-TTX”

○ M (hoặc A): là ký tự mã phân loại để chỉ “mục tiêu giảm nhẹ” hoặc “mục tiêu thích ứng”

○ M1 (hoặc A1): là ký tự mã phân loại chỉ các lĩnh vực ưu tiên của mục tiêu giảm nhẹ (hoặc mục tiêu thích ứng dựa trên các nhiệm vụ Chiến lược của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

○ M1.1 (hoặc A1.1): là ký tự mã phân loại để chỉ “Nhiệm vụ cụ thể” trong từng lĩnh vực ưu tiên của mục tiêu giảm nhẹ hoặc của mục tiêu thích ứng.

○ Phụ lục 1, 2, giúp phân loại sắp xếp dự án theo các mã thích ứng, giảm thiểu.

○ Phụ lục 3 giúp liên kết dự án với các mục tiêu ưu tiên của Chiến lược quốc gia về BĐKH. Chiến lược quốc gia về TTX và đóng góp quốc gia tự quyết định

(ii) Xếp dự án vào các nhiệm vụ cụ thể của các chính sách ưu tiên cho BĐKH-TTX đã được mã hóa dựa trên bảng phân loại ở Phụ lục 1 và 2.

Sử dụng bảng phân loại trong các Phụ lục 1 và 2 để xác định mã nhiệm vụ cụ thể mà dự án là phù hợp nhất (bắt đầu với lĩnh vực (M1 hoặc A1), tiếp theo là nhiệm vụ M1.1 hoặc A1.1). Nếu dự án tương ứng với mục tiêu-nhiệm vụ thích ứng điền mã phân loại tương ứng (CC-GG D A1.1) vào Cột “J” của Mẫu báo cáo. Nếu dự án tương ứng với mục tiêu-nhiệm vụ giảm thiểu, điền mã phân loại tương ứng (CC-GG D M1.1) vào cột “K” của mẫu báo cáo;

○ Đối với dự án có đóng góp cho cả thích ứng và giảm nhẹ, điền mã phân loại thích ứng (CC-GG D A1.1) vào cột “J” và mã phân loại giảm thiểu (CC-GG D M1.1) vào cột “K”. Việc này chỉ áp dụng cho mã tương ứng với những nhiệm vụ sau: phát triển rừng bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển thủy lợi bền vững, phát triển giao thông bền vững, sản xuất năng lượng, chất lượng và cấp nước, thủy sản bền vững và nuôi trồng thủy sản.

○ Nếu một dự án không khớp với một mã phân loại nào, loại bỏ dự án khỏi danh mục phân loại, không xem xét đến dự án này nữa.

iii) Liên kết dự án đã được mã hóa theo mục tiêu và nhiệm vụ của thích ứng, giảm nhẹ BĐKH với các chính sách ưu tiên của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)

Dựa vào Phụ lục 3, rà soát xem các dự án đã mã hóa ở bước “ii” ở trên là tương ứng, phù hợp với những chính sách ưu tiên nào của từng Chiến lược; và điền mã phân loại tương ứng gắn với Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết định vào Cột “L, M, N” của Biểu 2.

c) Kết quả của Bước 2:

Dự án thích ứng, giảm nhẹ được mã hóa, phân loại và liên kết với nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Biu 2: Tng hợp thông tin phân loại

Kết quả Bước 2 (gồm cột A, và các cột từ G đến N)

TT

Tên dự án và (tên hợp phần nếu có)

Mã thích ứng/giảm thiểu

Mã phân loại theo nhiệm v BĐKH-TTX

Ưu tiên chính sách trong Chiến lược quốc gia về BĐKH

Ưu tiên chính sách trong Chiến lược quốc gia về TTX

Ưu tiên chính sách trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)

Thích ứng

Gim nhẹ

A

G

J

K

L

M

N

1

 

[điền mã phân loại dựa vào hộp 1]

[điền mã phân loại dựa vào Phụ lục 2]

[điền mã phân loại dựa vào Phụ lục 2]

[Điền mã của ưu tiên chính sách trong Chiến lược quốc gia về BĐKH gắn với mã phân loại theo Phụ lục 3]

[Điền mã của ưu tiên chính sách trong Chiến lược quốc gia về TTX gắn với mã phân loại theo Phụ lục 3]

[Điền mã của ưu tiên chính sách trong NDC gắn với mã phân loại theo Phụ lục 3]

2

Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020

AM

CC-GG D A8.2

 

CC3

GG7

A2

 

 

CC-GG D M8.5

CC3

 

M6

(i) Ví dụ (biểu 2- kết quả bước 2): Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 (số 2711/QĐ-UBND 18/9/2015). Theo Quyết định đầu tư, dự án có mục tiêu: “Bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven bin ứng phó nước bin dâng chn sóng, ổn định bãi bi, bo vệ đê bin, giảm nhẹ thiên tai, BĐKH. Phục hồi và bo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm bo tồn bền vững bờ bin, tái tạo tài nguyên biển. Tạo đai rừng phòng hộ bền vững, gim nhẹ khí phát thi do tăng diện tích rừng. Tăng ổn định bãi, chống xói l b bin bo vệ 180 Km đê bin và đầm nuôi trng thủy sản.

○ Theo tiêu chí xác định dự án ở bước 1, dự án đóng góp cho cả 2 mục thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, nên xếp loại AM;

○ Đối chiếu với tiêu chí phân loại phụ lục 1: Dự án thuộc loại đầu tư trực tiếp cho BĐKH-TTX, mã phân loại là CC-GG D;

○ Hoạt động đầu tư thích ứng là “Bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển ứng phó nước biển dâng chắn sóng”, theo phụ lục 1 tương ứng với mục tiêu thích ứng D A8;

○ Đối chiếu với phụ lục 2: Ứng với nhiệm vụ cụ thể là “Bảo tồn hoặc tái trồng rừng ngập mặn, các khu đất ngập nước và các hệ sinh thái khác để bảo vệ chống lại nguy cơ ngập lụt”, mã hóa là CC-GG D A8.2;

○ Tương tự, đối với hoạt động đầu tư giảm nhẹ, căn cứ theo phụ lục 4, hoạt động dự án tương ứng với nhiệm vụ “Bảo vệ và quản lý bền vững rừng và các khu đất ngập nước”, mã hóa là CC-GG D M8.5.

○ Để xác định dự án đóng góp cho mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nào của Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết định, sử dụng Phụ lục 3:

○ Hoạt động thích ứng CC-GG D A.8.2, tương ứng với nhiệm vụ thích ứng Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng khả năng giảm thải cácbon và bảo tồn đa dạng sinh học (CC3) của Chiến lược quốc gia về BĐKH; Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (GG7) của Chiến lược quốc gia về TTX; và Đảm bảo an sinh xã hội (A2) của Đóng góp do quốc gia tự quyết định;

○ Hoạt động giảm nhẹ CC-GG D M8.5, liên quan đến mục tiêu giảm nhẹ, nhiệm vụ “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng khả năng giảm nhẹ các bon và bảo tồn đa dạng sinh học” (CC3) của Chiến lược quốc gia về BĐKH; và nhiệm vụ “Quản lý và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ cácbon và các dịch vụ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế và tạo thu nhập cho cộng đồng và những người phụ thuộc vào rừng” (M6) của Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Như vậy, dự án này đóng góp vào thực hiện 4 nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược quốc gia về BĐKH (CC3), Chiến lược quốc gia về TTX (GG7) và Đóng góp do quốc gia tự quyết định (A2,M6)

2.2.4 Bưc 3: Kim tra chất lượng kết qu phân loại

Câu hỏi sau cần được trả lời trong Bước 3: Liệu dữ liệu s dụng đ phân loại dự án đầu tư cho BĐKH-TTX có đm bảo chất lượng, qui trình phân loại có minh bạch và đáng tin cậy không?

a) Nhiệm vụ của bước 3:

Rà soát, đảm bảo quá trình phân loại căn cứ trên các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, số liệu chính xác, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của báo cáo về phân loại đầu tư công cho BĐKH-TTX.

b) Hướng dẫn chi tiết:

Có ba cột “O,P,Q” liên quan đến đảm bảo và đánh giá chất lượng trong Mẫu báo cáo. Cột “O” về mục tiêu của dự án và cột “P” về bối cảnh dễ bị tổn thương đối với dự án thích ứng, đã được thực hiện ở bước 1. Cột “Q” yêu cầu giải thích về giải pháp, cách thức dự án giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương và thực hiện mục tiêu thích ứng hoặc giảm nhẹ. (Xem mô tả về Mẫu báo cáo trong biểu 2 dưới đây). Cần thực hiện các bước sau đây:

(i) Rà soát nội dung của cột “O” về các mục tiêu liên quan đến thích ứng, hoặc giảm nhẹ, và nội dung cột “P” về tình trạng dễ bị tổn thương (đã thực hiện ở bước 1).

(ii) Điền nội dung cột “Q”: Giải thích các biện pháp, hoạt động cụ thể trong dự án nhằm thực hiện mục tiêu thích ứng hoặc giảm nhẹ đã nêu ở cột “O” và tình trạng dễ bị tổn thương đã nêu ở cột “P”.

Biểu 2 - Tổng hợp thông tin phân loại

Kết quả bước 3 gồm cột A và các cột O, P, K

(A)

(B)

(O)

(P)

(Q)

Tên dự án hoc chương trình

Số quyết định đầu tư

Mã phân loại

 

Mục tiêu của dự án hoặc chương trình

Bối cnh d bị tn thương do ri ro khí hậu (đối với dự án thích ứng)

Giải thích mi liên hệ đến BĐKH-TTX

 

 

 

 

[điền nội dung trình bày các mục tiêu, hoạt động liên quan đến thích ứng nêu trong tài liệu]

[điền nội dung trình bày các rủi ro liên quan đến khí hậu mà dự án hoặc chương trình dự kiến giải quyết, nêu trong tài liệu)

[Điền nội dung giải thích cách thức các biện pháp cụ thể sẽ đóng góp vào việc thích ứng và/hoặc giảm nhẹ, dựa trên tài liệu dự án hoặc chương trình. Đối với hoạt động thích ứng, nội dung này phải tham chiếu đến câu ghi rõ ràng trong tài liệu dự án hoặc chương trình về mục tiêu giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương đối với khí hậu nêu trong cột E, và mô tả cách thức tác động của các hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu]

c) Kết quả: Đánh giá được chất lượng dữ liệu và đảm bảo kết quả phân loại theo yêu cầu.

Mẫu báo cáo được rà soát, đảm bảo danh mục dự án được xác định có liên quan BĐKH-TTX phù hợp với các định nghĩa, tiêu chí của qui trình phân loại.

2.2.5 Bưc 4: Tổng hp và báo cáo kết qu phân loại đầu tư cho BĐKH-TTX

Các câu hi sau đây được trả lời trong Bước 4:

Tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách cho BĐKH-TTX năm kế hoạch? Đặc điểm của danh mục các dự án và chương trình đầu tư cho BĐKH-TTX trong năm? Cơ cấu đầu tư cho thích ứng và gim nhẹ? T lệ vốn đầu tư phân bổ cho những ưu tiên chính sách của BĐKH-TTX so với tng mức mức đầu tư của quốc gia, của Bộ, ngành, địa phương? Cơ cấu đầu tư cho các ưu tiên chính sách cụ thể về BĐKH-TTX? Tình hình vốn đầu tư cho BĐKH-TTX phân b theo địa bàn (địa phương, vùng, đặc biệt những địa bàn có tính tn thương cao)?

a) Nhiệm vụ của bước 4: Tập hợp danh mục các dự án đã phân loại vào một bảng tổng hợp để phân tích theo yêu cầu nội dung báo cáo Chính phủ và Ủy ban quốc gia về BĐKH.

b) Hướng dẫn chi tiết:

Cần xây dựng các bảng và biểu đồ sau (cùng với nội dung mô tả kèm theo):

(i) Bảng tổng hợp đầy đủ dữ liệu phục vụ phân tích, báo cáo

(ii) Bảng và biểu đồ về tình hình chi đầu tư cho BĐKH-TTX có các thuộc tính dữ liệu sau:

○ Phân chia theo mục tiêu thích ứng và/hoặc giảm nhẹ

○ Phân chia theo Bộ, ngành và/hoặc địa phương

○ Phân chia theo lĩnh vực và nhiệm vụ ưu tiên trong bảng phân loại

○ Phân chia theo tỷ lệ vốn đầu tư cho BĐKH-TTX so với tổng vốn đầu tư của Quốc gia/Bộ/ngành /địa phương

○ Phân chia theo địa điểm thực hiện (địa phương, vùng) của chương trình, dự án

○ Phân chia theo vốn đầu tư theo thời gian (so sánh vốn đầu tư cho BĐKH-TTX qua các năm ngân sách khác nhau)

Trên cơ sở dữ liệu tổng hợp theo Bộ, ngành và địa phương; đơn vị phân loại (vụ KHGDTN-MT) sẽ xây dựng báo cáo về đầu tư công cho BĐKH-TTX theo Bộ, ngành, địa phương và quốc gia; Báo cáo gồm phần đánh giá tổng quan, kiến nghị và đề xuất về tình hình đầu tư công cho BĐKH-TTX của năm kế hoạch và phần đánh giá phân tích cụ thể với các bảng và biểu đồ minh họa về đầu tư công cho BĐKH-TTX.

c) Kết quả: Danh mục các dự án có mã số phân loại, Bộ, địa phương và địa điểm thực hiện dự án, quy mô vốn đầu tư; Báo cáo hàng năm về tình hình phân bổ vốn đầu tư cho BĐKH-TTX theo các thuộc tính dữ liệu nói trên


 

Biểu 3 -Tổng hợp dữ liệu phục vụ phân tích, báo cáo

TT

Tên dự án và (tên hợp phần) trưng hp ch có hp phần đáp ứng tiêu chí ()

Địa điểm xây dựng

QĐ đầu tư ban đầu hoặc QĐ đầu tư điều chỉnh đã được cấp thẩm quyền giao KH các năm

Vốn đầu tư (ngân sách NN) được giao năm KH

(Tỷ đồng)

Thích ứng/Giảm nhẹ

Tổng vốn đầu tư cho BĐKH-TTX

(Tỷ đồng)

Mã phân loại theo nhiệm vụ BĐKH-TTX

Ưu tiên chính sách trong NCCS

Ưu tiên chính sách trong VGGS

Ưu tiên chính sách trong NDC

Mục tiêu của d án hoặc chương trình

Bối cảnh dễ bị tn thương do rủi ro khí hậu (đối với dự án thích ng)

Giải thích mi liên hệ đến BĐKH-TTX

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

Tổng vốn đầu tư (tt cả các nguồn)

(T đồng)

Trong đó vốn NSNN

(T đồng)

Thích ứng

Giảm nhẹ

Thích ứng

Giảm nhẹ

 

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

1

Dự án A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

-----

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần III. Phụ Lục

Phụ lục 1. Mã phân loại theo mục tiêu thích ứng và mục tiêu giảm nhẹ

Mục tiêu giảm nhẹ được chia thành 13 lĩnh vực và mã hóa từ M1 đến M13.

Mục tiêu thích ứng được chia thành 15 lĩnh vực và mã hóa từ A1 đến A15.

 

Mục tiêu

Lĩnh vực

CC - GG

D - Đầu tư trực tiếp cho BĐKH và TTX

Giảm nhẹ (M)

M1 - Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

M2 - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp

M3 - Sản xuất công nghiệp bền vững

M4 - Xây dựng và phát triển đô thị bền vững

M5 - Phát triển giao thông vận tải bền vững

M6 - Quản lý và xử lý chất thải bền vững

M7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

M8 - Quản lý rừng bền vững

M9 - Y tế và dịch vụ xã hội

M10 - Thủy lợi

M11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

M12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững

M13 - Đa dạng sinh học và bảo tồn

 

Thích ứng (A)

A1 - Tăng cường thông tin về khí hậu, hệ thống khí tượng thủy văn và cảnh báo sớm

A2 - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp và có khả năng chống chịu

A3 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

A4 - Xây dựng, phát triển đô thị bền vững

A5 - Phát triển giao thông vận tải bền vững

A6 - Quản lý và xử lý chất thải bền vững

A7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

A8 - Quản lý và phát triển rừng bền vững

A9 - Y tế công cộng và dịch vụ xã hội

A10 - Thủy lợi

A11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

A12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững

A13 - Đa dạng sinh học và bảo tồn

A14 - Quản lý bền vững tài nguyên nước

A15 - Bảo vệ bờ biển

Giải thích cấu trúc Bảng phân loại ở Phụ lục 1:

• C-GG D: mã chung để chỉ các dự án đầu tư cho BĐKH và TTX

• M hoặc A: để chỉ dự án thích ứng (A) hay giảm nhẹ (M)

• M1 đến M13: để chỉ 13 lĩnh vực thuộc giảm nhẹ, sẽ tiếp tục được chia thành các nhiệm vụ theo các nhiệm vụ của Chiến lược Quốc gia về BĐKH và TTX ở Phụ lục 2

• A1 đến A15: để chỉ 15 lĩnh vực thuộc thích ứng, sẽ tiếp tục được chia thành các nhiệm vụ theo các nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược quốc gia về TTX ở Phụ lục 2


Phụ lục 2. Mã phân loại theo nhiệm vụ

Các lĩnh vực thuộc từng mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ được chia theo nhiệm vụ và mã hóa theo các nhiệm vụ cụ thể

Thích ứng (A)

Giảm nhẹ (M)

A1 - Tăng cường thông tin về khí hậu, hệ thống khí tưng-thủy văn và cảnh báo sớm

M1 - Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Tăng cường hoặc thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm (cho nông nghiệp, thủy sản, giao thông, hàng không, du lịch, v.v.) (CC-GG D A1.1)

Chuyển đổi các nhà máy điện đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các công nghệ đồng phát17 nhiệt/ điện (CC-GG D M1.1)

Tăng cường hệ thống quan trắc dự báo thời tiết và khí tượng-thủy văn, cung cấp thông tin kịp thời đến người sử dụng (CC-GG D A1.2)

Nâng cao hiệu quả của nhà máy nhiệt điện hiện có (CC-GG D M1.2)

Các hoạt động đầu tư khác nhằm tăng cường thông tin về khí hậu, hệ thống khí tượng-thủy văn và cảnh báo sớm ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A1.3)

Nâng cao hiệu suất năng lượng trong công nghệ thông tin viễn thông (CC-GG D M1.3)

 

Nâng cao hiệu suất năng lượng trong các tòa nhà công sở (cơ quan chính phủ, trường học, bệnh viện); chiếu sáng công cộng và các dịch vụ công (CC-GG D M1.4)

 

Nâng cao hiệu suất năng lượng các hệ thống làm mát (CC-GG D M1.5)

 

Các hoạt động đầu tư nâng cao hiệu suất năng lượng khác giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M1.6)

A2 - Sn xuất, truyền tải và phân phối đin phát thải các-bon thp, chống chịu với biến đổi khí hậu

M2 - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp

Nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện gió (ví dụ: cải tiến thiết kế hệ thống tua-bin để chịu được vận tốc gió cao hơn), hoặc điện mặt trời (cải tiến thiết kế các tấm pin mặt trời để chịu được các cơn bão mạnh hơn) (CC-GG D A2.1)

Truyền tải, phân phối, và/hoặc tăng khả năng dự trữ hoặc hệ thống thông tin (đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng công suất hiện có) hoặc bất kỳ hệ thống mới nào hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện (CC-GG D M2.1)

Tối ưu hóa cơ sở hạ tầng thủy điện dựa trên các mô hình khí hậu và thủy văn (CC-GG D A2.2)

Nâng cấp hệ thống truyền tải, các trạm biến áp và các hệ thống phân phối nhằm giảm tổn thất năng lượng bao gồm cải thiện độ tin cậy/ ổn định của mạng lưới (chỉ khi chứng minh được giảm phát thải) (CC-GG D M2.2)

Hoạt động đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo tích hợp để giảm yêu cầu về hệ thống phân phối điện (CC-GG D A2.3)

Xây dựng hoặc cải tạo nhà máy phát điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác ngoài thủy điện (CC-GG D M2.3)

Nâng cao khả năng chống chịu của lưới điện trước thiên tai (gió mạnh, sóng nhiệt, v.v.) (CC-GG D A2.4)

Cải tạo hoặc đầu tư mới các nhà máy thủy điện (CC-GG D M2.4)18

Các hoạt động đầu tư khác về sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp thích ứng với biến đổi khí hậu (CC-GG D A2.5)

Áp dụng các công nghệ năng lượng tái tạo cho các hoạt động ngoài sản xuất điện năng (sản xuất nhiệt) (CC-GG D M2.5)

 

Cải tạo nhà máy nhiệt điện từ nhiên liệu có cường độ phát thải lớn sang các nhiên liệu có cường độ phát thải nhỏ hơn (CC-GG D M2.6)

 

Các hoạt động đầu tư khác về sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M2.7)

A3 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

M3 - Sản xuất công nghiệp bền vững

Cung cấp các dịch vụ cho ứng cứu khẩn cấp để giảm nhẹ rủi ro thiên tai gây ra (ví dụ: nhà tránh trú bão, đường cứu nạn, cứu hộ, máy phát điện cho bệnh viện, kho chứa lương thực, v.v.) (CC-GG D A3.1)

Cải thiện hiệu suất năng lượng thông qua lắp đặt các thiết bị hiệu quả cao hơn, thay đổi quy trình sản xuất, giảm thất thoát nhiệt và nâng cao thu hồi nhiệt thải (CC-GG D M3.1)

Các hoạt động đầu tư khác nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu (CC-GG D A3.2)

Cải tạo cơ sở hạ tầng công nghiệp chuyển sang sử dụng các chất môi lạnh với chỉ số làm nóng địa cầu (GWP) thấp hơn (CC-GG D M3.2)

 

Áp dụng các công nghệ và thông lệ tăng cao hiệu suất năng lượng trong sản xuất tại các làng nghề và cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (CC-GG D M3.3)

 

Các hoạt động đầu tư khác về sản xuất công nghiệp sạch giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M3.4)

A4 - Xây dựng và phát triển đô thị bn vững

M4 - Xây dựng và phát triển đô thị bền vững

Thiết kế và xây dựng các tòa nhà đô thị và chung cư theo tiêu chuẩn thiết kế chống chịu với biến đổi khí hậu (CC-GG D A4.1)

Tăng hiệu suất năng lượng của các hệ thống sưởi/làm lạnh trong các tòa nhà (CC-GG D M4.1)

Phát triển các khu vực công cộng giúp thông gió và làm mát (CC-GG D A4.2)

Cải tạo các tòa nhà giúp giảm tiêu thụ năng lượng (CC-GG D M4.2)

Gia cố đê, kè, trạm bơm, cửa cống, hồ điều hòa để bảo vệ các khu đô thị (CC-GG D A4.3)

Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiết kiệm năng lượng và quy trình sản xuất sạch để sản xuất vật liệu xây dựng (CC-GG D M4.3)

Tăng cường các hệ thống tiêu thoát nước (ví dụ: hệ thống đường ống, cống, ao, hồ) để ứng phó với tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CC-GG D A4.4)

Cải tạo các tòa nhà thương mại và chung cư chuyển sang sử dụng các chất môi lạnh với chỉ số làm nóng địa cầu (GWP) thấp hơn (CC-GG D M4.4)

Các hoạt động đầu tư khác về xây dựng và phát triển đô thị sạch và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (CC-GG D A4.5)

Các hoạt động đầu tư khác về xây dựng và phát triển đô thị sạch và giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M4.5)

A5 - Phát triển giao thông bn vững

M5 - Phát triển giao thông bền vững

Tăng cường tính chống chịu với các rủi ro biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương19 trong xây dựng mới hoặc nâng cấp đường ngoài đô thị hoặc đường cao tốc, đường sắt (CC-GG D A5.1)

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và đường sắt khuyến khích chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa sang phương thức phát thải ít các-bon (ví dụ: từ vận tải đường bộ hoặc đường hàng không sang đường thủy nội địa hoặc đường sắt-GG D M5.1)

Tăng cường tính chống chịu với các rủi ro biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương trong xây dựng mới hoặc nâng cấp đường đường sắt (CC-GG D A5.2)

Chuyển từ phương thức vận tải phát thải các-bon cao sang phát thải ít các-bon hơn trong giao thông đô thị (ví dụ: mở rộng hệ thống BRT và các hệ thống vận tải công cộng khác) (CC-GG D M5.2)

Tăng cường tính chống chịu với các rủi ro biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương trong xây dựng mới hoặc nâng cấp bến cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng hàng không (CC-GG D A5.3)

Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông phi cơ giới để tăng sử dụng xe đạp và đi bộ20(CC-GG D M5.3)

Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông khác ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A5.4)

Nâng cấp các phương tiện giao thông công cộng để giảm phát thải các-bon (ví dụ: xe buýt, xà lan) (CC-GG D M5.4)

 

Đầu tư kiểm soát khí thải, ô nhiễm của các phương tiện giao thông (CC-GG D M5.5)

 

Các hoạt động đầu tư khác cho các cơ sở hạ tầng giao thông giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M5.6)

A6 - Quản lý và xử lý chất thải bền vững

M6 - Quản lý và xử lý chất thải bn vững

Tăng cường tính chống chịu của hạ tầng xử lý chất thải để ứng phó với thiên tai (ví dụ: lụt mưa nhiều) (CC-GG D A6.1)

Áp dụng kỹ thuật ủ phân compost tại các cơ sở xử lý chất thải (CC-GG D M6.1)

Các hoạt động đầu tư khác về xử lý chất thải thích ứng với với biến đổi khí hậu (CC-GG D A6.2)

Đầu tư các bãi chôn lấp rác hiện có để thu giữ và xử lý khí và nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp (CC-GG D M6.2)

 

Đầu tư tái chế chất thải (CC-GG D M6.3)

 

Giảm phát thải khí nhà kính từ nước thải thông qua nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải (CC-GG D M6.4)

 

Giảm tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động xử lý nước thải (CC-GG D M6.5)

 

Các hoạt động đầu tư khác về xử lý và quản lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M6.6)

A7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

M7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

Áp dụng các biện pháp quản lý đất để kiểm soát xói mòn đất, giảm chất dinh dưỡng và cải thiện chế độ nước trong đất (CC-GG D A7.1)

Giảm sử dụng năng lượng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp (CC-GG D M7.1)

Thực hiện cơ chế bảo hiểm trong nông nghiệp (CC-GG D A7.2)

Chuyển đổi kỹ thuật quản lý đất để giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng hấp thụ cácbon (CC-GG D M7.2)

Giới thiệu & áp dụng các chương trình bảo hiểm có gắn với chỉ số về thời tiết và/hoặc khí hậu cho nông nghiệp (ví dụ bảo hiểm trồng trọt) (CC-GG D A7.3)

Sản xuất nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi sử dụng các kỹ thuật làm giảm phát thải khí nhà kính hoặc tăng hấp thụ các-bon (CC-GG D M7.3)

Áp dụng đa dạng hóa cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, bao gồm các giống cây trồng chịu hạn và chịu nhiệt, kháng sâu bệnh và bệnh dịch, chống chịu ngập và/hoặc chịu mặn) (CC-GG D A7.4)

Quản lý phân động vật và thu khí mê-tan trong chăn nuôi (CC-GG D M7.4)

Tăng tính chống chịu đối với các kho giữ sản phẩm cây trồng và các cơ sở chế biến (CC-GG D A7.5)

Thay đổi hệ thống thức ăn gia súc để giảm phát thải mê-tan cho động vật nhai lại (CC-GG D M7.5)

Thay đổi các kỹ thuật chăn nuôi hoặc kỹ thuật giúp giảm bớt tác động do biến đổi khí hậu và thời tiết lên vật nuôi (CC-GG D A7.6)

Thực hiện tái chế chất thải nông nghiệp và làm phân compost (CC-GG D M7.6)

Các hoạt động đầu tư khác cho các sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A7.7)

Lưu giữ carbon và giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và chăn nuôi (CC-GG D M7.7)

 

Thực hiện các biện pháp sản xuất bền vững giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mất và suy thoái rừng (CC-GG D M7.8)

 

Giảm sử dụng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, sử dụng nước hiệu quả (CC-GG D M7.9)

 

Các hoạt động đầu tư khác cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bền vững giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M7.10)

A8 - Quản và phát triển rừng bền vững

M8 - Quản lý và phát triển rừng bền vững

Phục hồi rừng đầu nguồn và đất lâm nghiệp bị suy thoái và bảo tồn/bảo vệ rừng đầu nguồn và các khu bảo tồn (CC-GG D A8.1)

Trồng rừng tăng độ che phủ để lưu trữ các-bon (CC-GG D M8.1)

Bảo tồn hoặc tái trồng rừng ngập mặn, các khu đất ngập nước và các hệ sinh thái khác để bảo vệ chống lại nguy cơ ngập lụt (CC-GG D A8.2)

Quản lý bền vững rừng sản xuất tự nhiên nhằm tăng khả năng hấp thụ các-bon (CC-GG D M8.2)

Tăng cường phòng chống cháy rừng và các dịch bệnh đối với rừng (CC-GG D A8.3)

Tăng cường quản lý rừng trồng và chuỗi giá trị gỗ rừng trồng nhằm tăng khả năng hấp thụ các-bon (CC-GG D M8.3)

Các hoạt động đầu tư khác cho quản lý rừng bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A8.4)

Bảo vệ và bảo tồn rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm lưu giữ các-bon và giảm chuyển đổi rừng bất hợp pháp (CC-GG D M8.4)

 

Bảo vệ và quản lý bền vững rừng và các khu đất ngập nước (CC-GG D M8.5)

 

Các hoạt động đầu tư khác cho quản lý rừng giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M8.6)

A9 - Y tế và dịch vụ xã hội

M9 - Y tế và dịch vụ xã hội

Xây mới các cơ sở y tế (hoặc tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở y tế hiện tại) để ứng phó với các nguy cơ do thiên tai và thời tiết cực đoan gây ra (CC-GG D A9.1)

Lồng ghép các phương pháp giảm phát thải các-bon trong thiết kế và sản xuất, cung ứng dược phẩm và xử lý chất thải (CC-GG D M9.1)21

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan cao liên quan tới biến đổi khí hậu (CC-GG D A9.2)

Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng không khí kết hợp số liệu phát thải khí nhà kính và số liệu sức khỏe hệ hô hấp/ hệ tim mạch (CC-GG D M9.2)

Xây dựng các biện pháp an toàn thực phẩm để giảm nhẹ ô nhiễm và suy dinh dưỡng do hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra (CC-GG D A9.3)

Các hoạt động đầu tư khác về y tế và dịch vụ xã hội giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M9.3)

Các hoạt động đầu tư khác về y tế và dịch vụ xã hội thích ứng với BĐKH (CC-GG D A9.4)

 

A10 - Thủy lợi

M10 - Thy li

Đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi giúp sử dụng nước hiệu quả (ví dụ: hệ thống tưới phục vụ đa dạng cây trồng, tưới nhỏ giọt, san phẳng đồng ruộng, v.v. (CC-GG D A10.1)

Đầu tư hệ thống bơm thủy lợi sử dụng năng lượng tiết kiệm thay thế các máy bơm sử dụng nhiều năng lượng (CC-GG D M10.1)

Các hoạt động đầu tư thủy lợi khác thích ứng với biến đổi khí hậu (CC-GG D A10.2)

Đầu tư hệ thống bơm thủy lợi sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (CC-GG D M10.2)

 

Các hoạt động đầu tư thủy lợi khác giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M10.3)

A11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

M11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

Đầu tư tăng khả năng trữ nước (CC-GG D A11.1)

Giảm cường độ tiêu hao năng lượng của các hệ thống cấp nước hệ thống thoát nước hoặc công nghệ xử lý nước thải hiện có (ví dụ: thay thế máy bơm, quản lý áp suất, công nghệ xử lý tiết kiệm năng lượng) (CC-GG D M11.1)

Tăng hiệu suất và hiệu quả của các hệ thống cấp nước trong thiết kế vận hành và bảo dưỡng, và/hoặc làm giảm thất thoát nước (CC-GG D A11.2)

Xử lý nước thải giảm khí mê-tan (CC-GG D M11.2)

Đầu tư cải thiện hệ thống thoát nước theo thiết kế có tính đến kịch bản biến đổi khí hậu (làm thay đổi khả năng thoát nước) (CC-GG D A11.3)

Các hoạt động đầu tư cung cấp nước và chất lượng nước khác giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M11.3)

Đầu tư công nghệ, quy trình giúp tái sử dụng nước thải (CC-GG D A11.4)

 

Xây dựng giếng lấy nước bên ngoài khu vực hay bị lũ lụt (CC-GG D A11.5)

 

Bảo vệ cơ sở hạ tầng xử lý nước thải không bị lũ lụt ảnh hưởng (CC-GG D A11.6)

 

Khử muối đảm bảo cung cấp nước sạch (CC-GG D A11.7)

 

Các hoạt động đầu tư cung cấp nước và đảm bảo chất lượng nước khác ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A11.8)

 

A12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sn bền vng

M12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững

Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để giảm khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (ví dụ: do thay đổi chất lượng nước, môi trường sống tự nhiên, thay đổi về mùa đánh bắt và bệnh thủy sinh) (CC-GG D A12.1)

Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng các tàu đánh cá (CC-GG D M12.1)

Bảo hiểm các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra cho đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản (CC-GG D A12.2)

Đầu tư công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản giúp giảm thức ăn chăn nuôi (CC-GG D M12.2)

Nâng cao đánh bắt cá bền vững và gia tăng sản phẩm phụ từ cá (CC-GG D A12.3)

Các hoạt động đầu tư khác về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M12.3)

Các hoạt động đầu tư khác về đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu (CC-GG D A12.4)

 

A13 - Bảo tồn và đa dạng sinh học

M13 - Bảo tồn và đa dạng sinh học

Đầu tư các khu bảo tồn đảm bảo đa dạng sinh học (bao gồm cả du lịch sinh thái bền vững) (CC-GG D A13.1)

Đầu tư các khu bảo tồn (bao gồm cả bao gồm cả du lịch sinh thái bền vững, chi trả dịch vụ môi trường rừng) nhằm giảm phát thải khí nhà kính do hệ sinh thái bị suy thoái (CC-GG D M13.1)

Đầu tư khác cho bảo tồn và đa dạng sinh học (CC-GG D A13.2)

Các hoạt động đầu tư khác cho bảo tồn và đa dạng sinh học giúp giảm phát thải khí nhà kính (CC-GG D M13.2)

A14 - Quản lý bền vững tài nguyên nước

 

Xây dựng các công trình để giảm hoặc ngăn ngừa xâm nhập mặn. (CC-GG D A14.1)

 

Đầu tư các hệ thống quản lý lũ lụt và thoát nước theo tiêu chuẩn thiết kế có tính đến các tác động của biến đổi khí hậu (CC-GG D A14.2)

 

Xây dựng, nâng cấp đê, kè sông ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu (CC-GG D A14.3)

 

Các hoạt động đầu tư khác giúp tăng cường quản lý sông và xâm nhập mặn (CC-GG D A14.4)

 

A15 - Bảo vệ b bin

 

Xây dựng hoặc củng cố bãi bồi, đê, kè ven biển, trồng rừng ngập mặn để bảo vệ chống lại các rủi ro gia tăng do biến đổi khí hậu (CC-GG D A15.1)

 

Đầu tư hệ thống thoát nước có tính đến các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng để kiểm soát lũ lụt ven biển (CC-GG D A15.2)

 

Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng ven biển ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu (CC-GG D A15.3)

 

Đầu tư quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu (CC-GG D A15.4)

 

Các hoạt động đầu tư khác bảo vệ bờ biển ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu (CC-GG D A15.5)

 

 

Phụ lục 3. Bảng phân loại gắn với các chính sách trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Các mã số phân loại theo mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ (phụ lục 3) được gắn với hệ thống mã hóa của các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

 

Mục tiêu

Lĩnh vực

Gắn với chính sách trong Chiến lược quốc gia v biến đi khí hậu

Gắn với chính sách trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Gắn với chính sách trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định

 

 

 

(C1 đến C10 là 10 nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược ng phó với BĐKH)

(GG1 đến GG17 là 17 gii pháp ưu tiên của kế hoạch hành động TTX)

 

CC - GG

D - Đầu tư trực tiếp cho BĐKH và TTX

Giảm nhẹ (M)

 

M1 - Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Nâng cao năng suất năng lượng, sử dụng hiệu quả, giảm lãng phí năng lượng trong các hoạt động sản xuất, giao thông và thương mại (GG2)

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng năng lượng; Giảm tiêu thụ năng lượng (M2)

 

 

M2 - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện phát thải các-bon thấp

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Thúc đẩy khai thác hiệu quả và tăng tỷ lệ nguồn năng lượng mới và tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia (GG4).

Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng (M4)

 

 

M3 - Sản xuất công nghiệp bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Nâng cao năng suất năng lượng, sử dụng hiệu quả, giảm lãng phí năng lượng trong các hoạt động sản xuất, giao thông và thương mại (GG2)

Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất và giao thông (GG3)

Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn (GG10)

Thay đổi cấu trúc nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải (M3)

 

 

M4 - Xây dựng và phát triển đô thị bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng (M2)

Thay đổi cấu trúc nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải (M3)

 

 

M5 - Phát triển giao thông vận tải bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Nâng cao năng suất năng lượng, sử dụng hiệu quả, giảm lãng phí năng lượng trong các hoạt động sản xuất, giao thông và thương mại (GG2)

Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong sản xuất và giao thông (GG3)

Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng (M2)

Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và vận tải (M3)

 

 

M6 - Quản lý và xử lý chất thải bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh (GG13)

Quản lý chất thải (M7)

 

 

M7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, tăng tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (GG5)

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp bền vững; Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (M5)

 

 

M8 - Quản lý phát triển rừng bền vững

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học (CC3)

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, tăng tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (GG5)

Quản lý và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ các-bon và dịch vụ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng và người dân phụ thuộc vào rừng (M6)

 

 

M9 - Y tế và dịch vụ xã hội

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh (GG13)

Quản lý chất thải (M7)

 

 

M10 - Thủy lợi

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, tăng tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (GG5)

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp bền vững; Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (M5)

 

 

M11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Quản lý chất thải (M7)

 

 

M12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất (CC5)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải (M3)

 

 

M13 - Đa dạng sinh học và bảo tồn

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học (CC3)

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, tăng tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp (GG5)

Quản lý và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ các-bon và dịch vụ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng và người dân phụ thuộc vào rừng (M6)

 

Thích ứng

A1 - Tăng cường thông tin về khí hậu, hệ thống khí tượng thủy văn và cảnh báo sớm

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (CC1)

 

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (A1)

 

 

A2 - Sản xuất, truyền tải, phân phối điện phát thải các-bon thấp và có khả năng chống chịu BĐKH

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (CC1)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A3 - Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (CC1)

 

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (A1)

 

 

A4 - Xây dựng và phát triển đô thị bền vững

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (CC1)

Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH (CC7)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Đô thị hóa bền vững (GG11)

Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị (A3)

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (A1)

 

 

A5 - Phát triển giao thông bền vững

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (CC1)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

 

 

 

A6 - Quản lý và xử lý chất thải bền vững

Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH (CC7)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị (A3)

 

 

A7 - Nông nghiệp và chăn nuôi bền vững

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị (A3)

 

 

A8 - Quản lý và phát triển rừng bền vững

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học (CC3)

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên (GG7)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A9 - Y tế công cộng và dịch vụ xã hội

Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH (CC7)

 

Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu (A1)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A10 - Thủy lợi

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A11 - Cấp thoát nước và chất lượng nước

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

 

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A12 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên (GG7)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A13 - Đa dạng sinh học và bảo tồn

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học (CC3)

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên (GG7)

Đảm bảo an sinh xã hội (A2)

 

 

A14 - Quản lý bền vững tài nguyên nước

Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước (CC2)

Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương (CC4)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị (A3)

 

 

A15 - Bảo vệ bờ biển

Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương (CC4)

Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị (GG9)

Ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị (A3)


Phần 4: Tài liệu tham khảo

• Luật đầu tư công và các văn bản pháp qui liên quan

• Văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ KH-ĐT, các Bộ về hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công và kế hoạch PTKTXH hàng năm và 5 năm; BĐKH & TTX

• Báo cáo đánh giá chi tiêu công cho BĐKH của VN (CPEIR 4/2015)

• Phân loại chi tiêu công cho BĐKH Philippin

• Báo cáo đánh giá tài chính BĐKH của ngân hàng đa phương (2015)



1 Nguồn: Báo cáo chi tiêu công và đầu tư cho BĐKH của Việt Nam, 4/2015

2 Nguồn: Báo cáo chi tiêu công và đầu tư cho BĐKH của Việt Nam, 4/2015

3 Theo Báo cáo đánh giá lần th 5, Ủy ban Liên chính ph về BĐKH, 2014

4 Theo Báo cáo đánh giá lần th 5, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH, 2014

5 Theo OECD, 2016

6 Theo OECD, 2016

7 Theo Báo cáo đánh giá lần th 5, Ủy ban Liên chính ph về BĐKH, 2014

8 Theo Báo cáo đánh giá lần th 5, Ủy ban Liên chính ph về BĐKH, 2014

9 Đối với các loại vốn đầu tư công khác, nếu có nhu cầu, có thể áp dụng qui trình phân loại này.

10 Tùy thời điểm và yêu cầu phân loại mà sử dụng các Quyết định (QĐ) giao kế hoạch đầu tư công cho phù hp, ngoài kế hoạch đầu tư công hàng năm thường được giao cuối năm kế hoạch, có thể có QĐ điều chnh hoặc bổ sung khác trong năm.

11 Biu 1 về danh mục dự án đầu tư công lấy từ biu giao kế hoạch đầu tư công chi tiết đến từng dự án của từng Bộ, địa phương. Đầu mối đ thu thập Biu này (có sẵn trong các file excel v danh mục dự án đu tư công) là các đơn vị có trách nhiệm lp và theo dõi báo cáo về kế hoạch đầu tư công như: vụ/cục kế hoạch - đầu tư của các Bộ và s Kế hoạch đầu tư các địa phương; hoặc có thể tra cứu trên website theo thông tư 03/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công của Bộ, ngành, địa phương.

12 Nếu không hiu rõ về nội dung dự án, không chc chn dự án là hoàn toàn không liên quan đến BĐKH-TTX thì không “lọc sơ bộ và phi thực hiện phân loại các dự án này. Ví dụ: trụ s cơ quan Nhà nước xây dựng các địa điểm có tính dễ tn thương cao, có áp dụng các tiêu chun xây dựng ứng phó vi BĐKH, có th s dụng cho cộng đng khi xy ra thiên tai ... thì dự án đó có thể đ trong danh mục đ xem xét trong quá trình phân loại.

13 Biu trích từ biu giao kế hoạch đầu tư công năm 2017 và ch mang tính cht minh họa. Tùy theo thời gian và yêu cầu phân loại để thu thập danh mục đầu tư công theo các Quyết định giao kế hoạch phù hp. Biu dưới dạng file excel có các đơn vị liên quan đến lập kế hoạch đầu tư công.

14 Hướng dẫn ở bước 1, trường hợp chỉ có hợp phần liên quan đến thích ứng, gim nhẹ.

15 Hướng dẫn Bước 2, trường hợp chỉ có hợp phần liên quan đến thích ứng, gim nhẹ.

16 Lưu ý: Các mã phân loại được xây dựng gn với các mc tiêu, nhiệm vụ của Chiến ợc quốc gia về BĐKH, Chiến lược quc gia về TTX và Đóng góp do quốc gia tự quyết đnh của Việt Nam. Phụ lục 3 trình y bảng phân loại theo các chính sách này.

17 Trong các dự án đồng phát điện yêu cu là hiệu suất năng lượng phải cao hơn nhiều so với phát điện truyền thống

18 Ch khi chứng minh được giảm phát thải khí nhà kính và điện từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng hải lưu, v.v.)

19 Để xác định một dự án giao thông có nh đến các ri ro khí hậu và tính dễ bị tn thương trong thiết kế hay không, quyết định ch trương đầu tư hoặc tài liệu dự án cần nêu rõ quá trình thiết kế có tính đến các rủi ro khí hậu khi lựa chọn khu vực dự án (ví dụ: tn suất và cường độ lũ, mức tăng của nước biển dâng, tần suất xy ra hiện tượng nhiệt độ cực đoan)

20 Xây dựng đường cho người đi bộ phi là đầu tư thêm bên ngoài việc xây dựng va hè thông thường cho người đi bộ.

21 Không bao gồm cơ sở hạ tầng tòa nhà đã được nêu trong CC-GG D M1.4

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1085/QĐ-BKHĐT năm 2018 hướng dẫn phân loại đầu tư công cho Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 1085/QĐ-BKHĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/07/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Nguyễn Thế Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản