Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 108/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108/2002/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN 2010"

THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 7 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ tnrởng Bộ Y tế tại tờ trình số 3880/TTr-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010" với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển ngành Được thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

a) Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practice - GP).

b) Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu.

c) Cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, không để thiếu các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia (thuốc phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống bướu cổ v.v...). Chú trọng bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cung ứng thuốc cho nhân dân vùng khó khăn.

d) Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

đ) Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội; mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt 12-15 USD/người/năm; có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.

3. Các giải pháp và chính sách chủ yếu:

a) Giải pháp về quy hoạch, đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoa học:

- Qui hoạch công nghiệp Dược theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực sản xuất thuốc về quy mô và chất lượng, đầu tư các dây chuyền công nghệ cao theo hướng đi tắt đón đầu. Qui hoạch và hiện đại hoá hệ thống phân phối thuốc bao gồm xuất nhập khấu, bán buôn và bán lẻ. Phát triển mạng lưới bán lẻ, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

- Đầu tư có trọng điểm các cơ sở sản xuất hoá chất và nguyên liệu làm thuốc. Ưu tiên đầu tư sản xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu và thuốc mang tên gốc thay thế thuốc nhập khẩu; nghiên cứu sản xuất các dạng thuốc bào chế cho trẻ em và người già. Chú trọng đầu tư phát triển dược liệu.

- Phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế và công nghệ sinh học, về dược liệu, phân tích kiểm nghiệm thuốc để phục vụ sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc...

- Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành dược với nguồn lực của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học khác để nghiên cứu về thuốc và nguyên liệu làm thuốc, gắn quá trình nghiên cứu với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.

b) Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:

- Củng cố và tăng cường hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dược: Kiện toàn Cục Quản lý Dược Việt Nam; tổ chức lại và tăng cường năng lực thanh tra chuyên ngành dược; hoàn thiện tổ chức các phòng Quản lý dược của các Sở Y tế, quy hoạch lại hệ thống sản xuất thuốc.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực dược: tăng cường đào tạo và đào tạo lại các loại hình cán bộ dược. Phát triển đào tạo sau đại học. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Thành lập mới một số khoa dược ở các Trường Đại học Y để đào tạo dược sĩ đại học cho các khu vực khó khăn.

- Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực Dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, đặc biệt chú ý bảo đảm đủ cán bộ dược cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, tuyến huyện và tuyến xã.

c) Giải pháp về giám sát chất lượng thuốc:

- Hiện đại hoá hệ thống bảo đảm chất lượng thuốc.

- Tổ chức lại hệ thống kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc. Nâng cao năng lực các phòng kiểm nghiệm thuốc để có thể kiểm nghiệm dược phẩm lưu thông trên thị trường.

- Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ kiểm nghiệm hiện đại ngoài hệ thống kiểm nghiệm nhà nước.

d) Các giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách:

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý dược. Xây dựng Luật Dược. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về dược, hệ thống quy chế, các thường qui kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về dược. Chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc, tiến tới đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

- Xây đựng chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất sản phẩm dược xuất khẩu.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dược, trong đó ưu tiên các dự án sản xuất nguyên 1iệu làm thuốc nhất là đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Có chính sách thích hợp về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối thuốc.

- Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dược, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới.

- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, với Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế khác. Thực hiện lộ trình hội nhập kính tế quốc tế phù hợp với những cam kết của nước ta trong quan hệ song phương và đa phương, từng bước hoà hợp qui chế về dược với khu vực và thế giới.

- Chỉ đạo và vận động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là công tác trọng tâm và thường xuyên của ngành y tế. Hạn chế và từng bước đẩy lùi tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin, biệt dược... Khuyến khích sử dụng thuốc mang tên gốc (generic), thuốc sản xuất trong nước, thuốc y học cổ truyền.

đ) Bảo đảm tài chính:

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức phi chính phủ, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và của cộng đồng.

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho nhu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân lực, phát triển tiềm năng dược liệu và công nghiệp nguyên liệu làm thuốc, đầu tư cho các doanh nghiệp công ích và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan kiểm nghiệm.

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu vực sản xuất dược phẩm, khuyến khích đầu tư những dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại, ưu tiên cho sản xuất nguyên liệu làm thuốc.

- Nhu cầu về đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm của các doanh nghiệp được huy động từ nguồn vốn vay, vốn tự có, cổ phần hoá.

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện Chiến lược, Bộ Y tế xây dựng dự toán gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xem xét, cân đối vào ngân sách hàng năm báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

e) Thời gian thực hiện Chiến lược:

Từ năm 2002 đến năm 2010, được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 : từ năm 2002 đến năm 2005

- Giai đoạn 2: từ năm 2006 đến năm 2010

Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, phù hợp với nội dung Chiến lược này.

Điều 2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2005 và tổng kết thực hiện Chiến lược vào năm 2010.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 này, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 108/2002/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 108/2002/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/08/2002
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Gia Khiêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 44
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản