Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1078/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng, trung cấp sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2016/QH14 NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1078/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục với những nội dung sau:
1. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục để triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội.
2. Kế hoạch hành động là căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên với quyết tâm chính trị cao; gắn việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết khác để đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của ngành Giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
1.1. Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động trong cả nước, từng vùng và địa phương.
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm; quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ gắn với quy hoạch tổng thể hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Ưu tiên quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên nhằm cân đối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng theo hướng giảm bớt số lượng, tập trung đầu mối để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo;
b) Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm.
a) Khảo sát thực trạng nhu cầu đào tạo giáo viên và dự báo chỉ tiêu tuyển sinh: Thu thập thông tin và khảo sát nhu cầu đào tạo giáo viên trong 05 năm gần nhất; tổng hợp dữ liệu, báo cáo về thực trạng sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm; dự báo chỉ tiêu tuyển sinh và công bố điều kiện đảm bảo chất lượng; khảo sát nhu cầu đào tạo lại giáo viên dư dôi ở các địa phương; thống kê giáo dục và dự báo phát triển nguồn nhân lực của ngành Giáo dục;
b) Quy hoạch mạng lưới và tái cấu trúc các trường sư phạm: Xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực phát triển của các trường sư phạm (TEIDI); kiểm định chất lượng, phân tầng và xếp hạng các trường sư phạm; quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm, bao gồm cả các trường sư phạm đặc thù; tái cấu trúc các trường sư phạm phù hợp với nhiệm vụ đào tạo giáo viên mới; hoàn thiện các bộ chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; lựa chọn giảng viên sư phạm tham gia bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
c) Xây dựng chuẩn/khung năng lực Hiệu trưởng trường đại học; chuẩn/khung năng lực cán bộ quản lý cấp phòng, sở giáo dục và đào tạo. Khảo sát thực trạng và đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giảng viên sư phạm và đại học, giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường mầm non, trường phổ thông;
d) Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường mầm non, trường phổ thông. Tăng cường năng lực đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên, cán bộ quản lý các trường sư phạm và các trường đại học.
Xây dựng chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho giảng viên và cán bộ quản lý ở các trường sư phạm (bao gồm cả các trường sư phạm đặc thù: Ngoại ngữ, Thể thao, Nghệ thuật, Kỹ thuật và các trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương) và các trường đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến cho các trường sư phạm và các trường đại học.
Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
Xây dựng chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông.
1.3. Xây dựng cơ chế, chính sách phân luồng giáo dục, gắn với đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
a) Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả ở trung học phổ thông; thí điểm triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương;
b) Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho công tác hướng nghiệp, phân luồng; tăng cường tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh; huy động các cấp, các ngành, các cơ quan và lực lượng xã hội tham gia công tác hướng nghiệp, phân luồng.
1.4. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học; nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN và thế giới.
a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy từ cung cấp kiến thức sang hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất, kỹ năng của người học; đổi mới cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo đại học dựa trên kinh nghiệm của các Chương trình đào tạo tiên tiến (POHE, CDIO); đổi mới, cập nhật nội dung giáo trình, nhất là giáo trình các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý gắn với tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế;
b) Triển khai Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết để thực hiện Khung trình độ quốc gia. Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh, xây dựng các chuẩn quốc gia đối với giáo dục đại học nhằm đảm bảo chất lượng; tạo ra sự thống nhất về chuẩn mực chung đối với các ngành, nghề đào tạo; làm căn cứ để đánh giá khách quan hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học; làm cơ sở công nhận và xác định tương đương văn bằng của quốc gia và quốc tế về giáo dục đại học;
c) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm; xây dựng thư viện điện tử với cơ sở dữ liệu dùng chung cho các khối ngành mũi nhọn như khoa học kỹ thuật, công nghệ, các ngành tự do dịch chuyển lao động trong khu vực và trên thế giới...; tiếp tục đầu tư phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình Kỹ sư chất lượng cao và các chương trình chất lượng cao khác đã được thực hiện thành công ở Việt Nam; ưu tiên đầu tư cho một số ngành đào tạo tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới;
d) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong việc đào tạo, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước;
đ) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học, chú trọng phát triển đội ngũ cốt cán trong nghiên cứu khoa học, xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về giáo dục và đào tạo theo xu thế quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học; thành lập các nhóm giảng dạy - nghiên cứu được đầu tư đồng bộ để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, qua đó tăng số lượng và chất lượng các công trình công bố quốc tế;
e) Nâng mức suất đầu tư đào tạo trên mỗi sinh viên, học viên sau đại học bằng các nguồn khác nhau ở những ngành nghề đặc thù mà nhà nước đang cần để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017;
g) Đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm của các cơ sở giáo dục đại học;
h) Hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
1.5. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo, thực hiện tự chủ các trường đại học. Tăng cường kiểm soát chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học; công khai thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.
a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tự chủ đại học, hướng dẫn về cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập; phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; kiểm định, đánh giá, phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học;
b) Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự, tài chính và học thuật của các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xã hội;
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chủ động, tích cực tham gia kiểm định chất lượng, công khai trước xã hội các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, cam kết chịu trách nhiệm về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, khả năng có việc làm và hòa nhập thị trường lao động của người học; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng cơ chế tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp;
d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện quyền tự chủ; kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật để đảm bảo thực hiện hiệu quả quyền tự chủ.
1.6. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo.
a) Rà soát, đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, giảng viên các cấp học và trình độ đào tạo; xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích, hỗ trợ giáo viên, giảng viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ trong tình hình mới;
b) Hoàn thiện chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo; xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở một số môn học của giáo dục phổ thông, một số môn học, ngành học của các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của từng vùng và địa phương, phù hợp nhu cầu người học; chú ý đến chuẩn đầu ra về ngoại ngữ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm;
c) Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình học tập và kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định về kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; thành lập các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia;
d) Tổng kết, nhân rộng nhũng điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ ở cấp học phổ thông, mô hình học tập tiếng Anh cộng đồng trong các cơ sở giáo dục đại học, mô hình câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; hình thành môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo điều kiện xã hội hóa việc dạy học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho thế hệ trẻ Việt Nam;
đ) Tiếp tục tăng cường hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ sở giáo dục nước ngoài, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ. Đẩy mạnh thu hút đội ngũ giáo viên, giảng viên, tình nguyện viên nước ngoài tham gia vào quá trình dạy học ngoại ngữ.
1.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động giảng dạy nghiên cứu, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đào tạo.
a) Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, làm cơ sở để định hướng đầu tư và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án về ứng dụng công nghệ thông tin;
b) Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin: Nâng cấp hạ tầng mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và kết nối truy cập Internet băng thông rộng, tốc độ cao trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo với các đơn vị thuộc Bộ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan Bộ;
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của toàn ngành (quy mô trường lớp học; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; học sinh, sinh viên; chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu đào tạo nhân lực của các ngành...) với hệ thống máy chủ lưu trữ, quản lý dữ liệu theo mô hình điện toán đám mây phục vụ công tác quản lý; nâng cấp, duy trì, vận hành ổn định hệ thống họp, hội nghị, hội thảo trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các địa phương;
d) Hoàn thiện kho tài nguyên số, hệ thống bài giảng trực tuyến các cấp... phục vụ công tác dạy-học. Triển khai mạnh mẽ hình thức dạy và học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được trao đổi và học các môn học do các giáo viên, giảng viên có uy tín trong và ngoài nước giảng dạy; xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách về điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp và hiệu quả;
e) Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin và tăng cường xã hội hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
g) Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học và nghiên cứu khoa học đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
1.8. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục đại học. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, dành ngân sách thỏa đáng để cải thiện phòng học, thư viện, nhà vệ sinh; cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại cho học sinh nội trú ở vùng sâu, vùng xa; bảo đảm công bằng trong giáo dục, đào tạo. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo.
a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về việc huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Đề xuất các giải pháp phù hợp khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao;
b) Trình Chính phủ ban hành và đề xuất tiếp tục triển khai các chương trình, đề án tổng thể để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Có các biện pháp nâng cao hiệu suất khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông;
c) Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hình thức đối tác công tư (PPP);
d) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành, chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo triển khai thực hiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học; thực hiện chương trình chất lượng cao với mức thu học phí tương ứng trong các cấp học ở những nơi có điều kiện và nhu cầu;
đ) Phân bổ và điều chỉnh kịp thời các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án; hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách để huy động, thu hút các nguồn tài trợ, viện trợ, các dự án của các tổ chức, cá nhân đầu tư cho giáo dục và đào tạo; tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn đầu tư để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại hóa;
e) Triển khai có hiệu quả Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2025 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả xây dựng nhà công vụ, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh để phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1.9. Tiếp tục khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập (NCL) theo hướng tư thục phi lợi nhuận.
a) Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, qua đó, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học NCL nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực; hoàn tất việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang tư thục để ổn định hệ thống;
b) Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các trường NCL, đặc biệt đối với các trường NCL có vốn đầu tư lớn, chất lượng cao; khuyến khích thành lập các trường đại học NCL tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; tăng tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học NCL và tỷ lệ sinh viên theo học các trường NCL;
c) Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ tài chính để phát triển các trường NCL thông qua cơ chế đặt hàng đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để các trường đại học NCL được tiếp cận với các nguồn vốn vay ODA, các dự án đầu tư cho giáo dục đào tạo;
d) Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập và NCL; xử lý nghiêm khắc những cơ sở giáo dục đại học vi phạm pháp luật, lợi dụng hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi; kiên quyết xử lý các trường không thực hiện đúng cam kết thành lập trường, đặc biệt là các trường không xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, không đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu...;
đ) Tăng cường tự chủ đại học đối với các trường công để bình đẳng với các trường tư về chi phí đào tạo; các trường trong hệ thống bình đẳng cạnh tranh bằng chất lượng đào tạo và việc làm của sinh viên để thu hút người học.
1.10. Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tiếp nhận, chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài; thực hiện đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
a) Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, trên cơ sở đó tiến hành phân tầng và công khai kết quả kiểm định để xã hội, người học đánh giá, xếp hạng, đặc biệt là công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích các trường thực hiện các chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động khu vực và quốc tế; quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng dân tộc thiểu số;
b) Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương pháp tiếp cận chung của khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, cập nhật chương trình và triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành;
c) Các cơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài, thực hiện hợp tác nghiên cứu, liên kết đạo tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học có uy tín trên thế giới, quốc tế hóa các chương trình đào tạo trình độ đại học.
1.11. Xây dựng các quy định về liên thông giữa các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả trong đào tạo, tạo cơ hội học tập, phát triển năng lực cho người học.
a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bằng chứng chỉ quốc gia trên cơ sở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đảm bảo tính tương thích hệ thống phân loại của khu vực và quốc tế;
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết để thực hiện Khung trình độ quốc gia. Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh, xây dựng các chuẩn quốc gia đối với giáo dục đại học nhằm đảm bảo chất lượng; tạo ra sự thống nhất về chuẩn mực chung đối với các ngành, nghề đào tạo; làm căn cứ để đánh giá khách quan hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học; làm cơ sở công nhận và xác định tương đương văn bằng của quốc gia và quốc tế về giáo dục đại học.
1.12. Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng làm căn cứ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp với Việt Nam.
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
2.1. Các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc tiến hành rà soát, tập hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 5 năm 2017 về các dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi; thực hiện xử lý theo thẩm quyền, kể cả giải pháp phá sản và hoàn thành xử lý trước tháng 6 năm 2018.
2.2. Chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện đúng kế hoạch thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt tại Quyết định số 5700/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà nước.
2.3. Tăng cường, kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán không để xảy ra thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình thoái vốn.
2.4. Thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong quá trình thoái vốn.
2.5. Chỉ đạo áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
2.6. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện nghiêm túc chế độ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính.
2.7. Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đãi ngộ lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.8. Kiện toàn bộ máy quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
3.1. Các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công.
3.2. Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công. Triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, nhất là hội họp, đi công tác nước ngoài.
3.3. Thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình phù hợp.
3.4. Nghiên cứu, thực hiện xây dựng các phòng thí nghiệm, khu nghiên cứu dùng chung cho các nhóm cơ sở giáo dục có ngành, nghề đào tạo và nhu cầu nghiên cứu, thí nghiệm tương đối giống nhau. Tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí.
3.5. Thực hiện thí điểm khoán thu với các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo quỹ phát triển sự nghiệp công lập để huy động vốn đối ứng cho các dự án đầu tư công.
3.6. Thực hiện cơ chế giảm tiết kiệm khi giao thầu, lựa chọn nhà đầu tư.
3.7. Tiếp tục rà soát điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục (kể cả hợp tác quốc tế) theo hướng khuyến khích xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
4. Đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ
4.1. Trước ngày 15 tháng 5 năm 2017 rà soát, tập hợp và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý; xác định các loại dịch vụ được chi trả hoàn toàn bằng ngân sách, dịch vụ do người tiêu dùng chi trả một phần và các dịch vụ do người tiêu dùng chi trả toàn phần; báo cáo Bộ trưởng trước tháng 10/2017.
4.2. Hoàn thành tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý đối với giá các loại dịch vụ được ngân sách nhà nước chi trả toàn phần hoặc một phần và giá các dịch vụ có sự điều tiết của nhà nước; điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách và người nghèo; đồng thời thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị cung cấp các loại dịch vụ nói trên.
4.3. Đối với các đơn vị và các loại dịch vụ công khác, thực hiện đầy đủ tự do hóa thị trường; các đơn vị dịch vụ công tương ứng được tự do kinh doanh, cung ứng dịch vụ công, tự chủ thỏa thuận và quyết định giá theo quy luật thị trường; đồng thời, nâng cao trách nhiệm xã hội của các đơn vị sự nghiệp.
4.4. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các trường học; giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả; không để cổ phần hóa thành tư nhân hóa và xã hội hóa thành thương mại hóa dịch vụ công thiết yếu.
4.5. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5. Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
5.1. Xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, vị trí việc làm phù hợp; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
a) Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
b) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của đơn vị. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, chính trị nội bộ trong đơn vị.
5.2. Tham mưu để Chính phủ trình Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Luật giáo dục đại học (sửa đổi), Luật giáo dục (sửa đổi), Luật nhà giáo; trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị, định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và hoàn chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, gắn kết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện nghiêm túc cơ chế giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo.
5.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đảm bảo hiệu quả theo Nghị quyết của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện nghiêm túc Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 - 2020; rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính công.
5.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ, hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch hành động
1.1. Các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cơ bản trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội đến toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên, học viên.
1.2. Văn phòng chủ trì, phối hợp với Báo Giáo dục và Thời đại, các cơ quan báo chí chủ động tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội, Kế hoạch hành động của ngành; tình hình triển khai của các địa phương, cơ sở giáo dục.
1.3. Các sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện, các trường đại học, các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp, kinh nghiệm thực hiện của địa phương, đơn vị về thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ, sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện, trường đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội, Kế hoạch hành động của ngành; xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng địa phương, đơn vị; định kỳ 6 tháng và một năm báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Bộ) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được dự toán từ các nguồn ngân sách nhà nước cho giáo dục hằng năm, ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách từ các đề án, dự án có liên quan và từ nguồn xã hội hóa.
4. Công đoàn Giáo dục Việt Nam tham gia phổ biến, thực hiện, vận động các tổ chức và công đoàn viên tích cực tham gia giám sát thực hiện Kế hoạch hành động.
5. Văn phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.
6. Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ động, kịp thời phát hiện các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện Kế hoạch triển khai của ngành để đề xuất Bộ trưởng khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến trong toàn ngành.
7. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động của ngành, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
- 1Hướng dẫn 37-HD/BTGTW năm 2017 về tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 8724/BKHĐT-QLKTTW năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 999/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3138/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2020 về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Nghị định 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 4Luật giáo dục đại học 2012
- 5Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Luật Đầu tư công 2014
- 7Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 do Chính phủ ban hành
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 10Nghị quyết 05-NQ/TW năm 2016 về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 12Quyết định 117/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 14Hướng dẫn 37-HD/BTGTW năm 2017 về tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”; “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 15Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Công văn 8724/BKHĐT-QLKTTW năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 17Quyết định 999/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 3138/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 19Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2020 về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1078/QĐ-BGDĐT năm 2017 về Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1078/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2017
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phạm Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra