- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 3Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1069/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2003 |
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN "HỖ TRỢ THUỶ LỢI VIỆT NAM"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; các Nghị định số: 12/2000/NĐ- CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999,
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức.
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (các công văn số: 1545 BNN/KH ngày 18 tháng 6 năm 2003 và 2272/BNN-KH ngày 29 tháng 8 năm 2003), của Bộ Tài chính (công văn số 7576/TC-TCĐN ngày 23 tháng 7 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 683/NHNN-QHQT ngày 17 tháng 6 năm 2003), của Bộ Công nghiệp (công văn số 3276/CV-KHCN ngày 31 tháng 7năm 2003) và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5410 BKH/TĐ & GSĐT ngày 4 tháng 9 năm 2003);
QUYẾT ĐỊNH
a) Hỗ trợ công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp và quản lý nguồn nước bằng cách cải tiến các dịch vụ tưới tiêu thông qua hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng một số hệ thống thuỷ lợi và công tác quản lý vận hành.
b) Giảm thiểu nguy cơ và thảm hoạ do lũ gây ra thông qua tăng cường an toàn và quản lý đập.
c) Tăng cường phát triển bền vững môi trường của lưu vực sông Thu Bồn thông qua phát triển và quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực.
Dự án nằm trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố là: Tây Ninh, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình.
a) Hiện đại hoá Hệ thống thuỷ lợi: nâng cấp và hiện đại hoá hạ tầng cơ sở và hệ thống quản lývận hành của 6 hệ thống thủy lợi lớn (được chia thành 6 tiều dự án) là:Dầu Tiếng (Tây Ninh, Long An, thành phố Hồ Chí Minh), Đá Bàn (Khánh Hoà), Phú Ninh (Quảng Nam), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Cầu Sơn - Cấm Sơn (Bắc Giang) và Yên Lập (Quảng Ninh) thông qua các hoạt động sau:
- Nâng cấp, gia cố các đập, công trình lấy nước và điện khí hoá hệ thống đóng mở các van cống, tràn và lắp đặt các thiết bị đo và quan trắc đảm bảo vận hành.
- Khôi phục, gia cố các đoạn kênh bằng các phương pháp mới và khôi phục, bổ sung một số công trình điều tiết và công trình lấy nước bị hư hỏng. Điện khí hoá hệ thống đóng mở, hoàn thiện mạng lưới kênh cấp 2, cấp 3.
- Xây dựng hệ điều hành SCADA để hiện đại hoá quản lý vận hành, bước đầu xây dựng trạm điều khiển trung tâm và những trạm trên hệ thống kênh chính và những điểm nút được lựa chọn.
- Xây dựng hợp đồng sử dụng nước giữa Công ty thuỷ nông và các hộ sử dụng nước.
b) Tăng cường quản lý an toàn đập:
- Xây dựng các thể chế và tổ chức quản lý an toàn các đập của 6 hệ thống thủy lợi nói trên.
- Thành lập đơn vị quản lý an toàn đập và Quỹ an toàn đập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Hiện đại hoá hệ thống quan trắc đập và nâng cấp, xây dựng hệ thống quan trắc khi tượng thuỷ văn và cảnh báo lũ sớm cho đập thuỷ điện Hoà Bình.
c) Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Thu Bồn: Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư cho một số công trình đã xác định ưu tiên đầu tư trongquy hoạch tổng thể lưu vực sông Thu Bồn và xây dựng các công trình chỉnh trị sông Vu Gia - Quảng Huế.
d) Quản lý dự án và xây dựng năng lực: hỗ trợ kỹ thuật giám sát và quản lý thực hiện dự án, đào tạo tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đào tạo cho lực lượng trực tiếp quản lý vận hành công trình và hồi dùng nước; hỗ trợ quản lý dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương vùng Dự án.
4) Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của Dự án là 2.700 tỷđồng, tương đương 176,48 triệu USD, trong đó:
- Vay ưu đãi Ngân hàng Thế giới (WB): 160 triệu USD.
- Vốn trong nước: 16,48 triệu USD, gồm vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và đóng góp của người hưởng lợi.
5) Cơ chế tài chính của Dự án:
a) Vốn đầu tư cho các công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp 1 và một số kênh cấp 2 có chọn lọc: Ngân sách Trung ương cấpphát.
b) Vốn đầu tư cho các công trình còn lại của hệ thống thuỷ lợi (các kênh cấp 2 trừ các kênh được ngân sách Trung ương cấp phát đầu tư, và kênh cấp 3) dùng từ các nguồn:
- Ngân sách địa ph ương.
- Vốn ngân sách địa phương vay lại từ nguồn ngân sáchTrung ương vay của WB thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển theo quy định hiện hành.
- Đóng góp của người hưởng lợi.
c) Vốn đầu tư cho tiểu dự án an toàn đập thuỷ điện Hoà Bình: Tổng công ty điện lực Việt Nam vay lại từ nguồn ngân sách Trung ương vay WB theo quy định hiện hành.
6) Thời gian thực hiện Dự án: 7 năm, từ năm 2004 đến năm 2010.
- Hệ số nội hoàn về kinh tế (EIRR): 26,1%
- Hệ số nội hoàn về tài chính (FIRR): 22,2%
- Hệ số Lợi ích/ Chi phí với giá trị kinh tế hiện tại (B/C): 2,17.
Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn căn cứ Quyết định này có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của các tiểu dự án thành phần theo đúng quy định hiện hành, trong đó lưu ý:
- Phân công rõ ràng trách nhiệm đầu tư giữ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phương tham gian Dự án.
- Có cam kết bằng văn bản về đóng góp vốn đầu tư của các địa phương tham gia Dự án.
- Làm rõ cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ an toàn đập.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan đàm phán với các nhà tài trợ về dự án trên cơ sở Quyết định này, quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tiểu dự án của Dự án, bảo đảm các mục tiêu đề ra: Cần vận động nhà tài trợ nước ngoài cung cấp viện trợ không hoàn lại để thực hiện công tác nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
3. Tổ chức điều hành việc thực hiện dự án, chỉ đạo lập và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thi công, nghiệm thu, quyết toán các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ và đưa công trình vào hoạt động có hiệu quả. Có sự phân công hợp lý giữa Ban Quản lý dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Ban Quản lý dự án ở địa phương trong quá trình thực hiện Dự án, quản lý và vận hành các công trình.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham gia Dự án, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 3Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 6Công văn 1391/TTg-KTN năm 2015 về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi "Dự án cấp nước an toàn Vùng đồng bằng sông Cửu long" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1069/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án "Hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1069/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/09/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực