Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 3 năm 1981 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962;
- Căn cứ vào nghị định số 123-CP ngày 24-8-1963 của Hội đồng Chánh phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu, xây dựng, xét duyệt ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Căn cứ thông tư số 488/KHKT - TT ngày 05-6-1963 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt ban hành quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Căn cứ TCVN 2287 - 78 hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động – Quy định cơ bản và TCVN 2291 – 78 phương tiện bảo vệ người lao động – Phân loại (Ban hành theo quyết định số 297/KHKT – QĐ ngày 19-7-1978 của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước);
Để tăng cường việc quản lý kỹ thuật và bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất các vật dụng cao su và nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này 2 (hai) tiêu chuẩn địa phương:
1 – “Điều kiện vệ sinh công nghiệp của cơ sở sản xuất vật dụng cao su” ký hiệu 53 TCV 55-81.
2 – “Điều kiện vệ sinh công nghiệp của cơ sở sản xuất vật dụng nhựa” ký hiệu 53 TCV 56-81
Điều 2. – Các tiêu chuẩn trên chính thức áp dụng đối với các cơ sở sản xuất vật dụng nhựa và cao su được thành lập sau ngày tiêu chuẩn có hiệu lực và khuyến khích áp dụng đối với các cơ sở đã xây dựng từ trước và hiện đang hoạt động.
Điều 3. – Các cơ quan quản lý cơ sở sản xuất và Ban Khoa học và kỹ thuật phải đôn đốc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện để đề nghị khen thưởng những cơ sở áp dụng tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở cố ý không thực hiện tiêu chuẩn.
Điều 4. – Các tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01-02-1981 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn thành phố.
Điều 5. – Các đồng chí Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân thành phố , Trưởng ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp, Chủ nhiệm Liên hiệp xã thành phố, Giám đốc Xí nghiệp liên hợp nhựa, Xí nghiệp liên hợp cao su, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các ban, ngành, sở và cơ sở sản xuất (quốc doanh, công tu hợp doanh, tập thể) có liên quan đến sản xuất vật dụng nhựa và cao su nằm trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Nhóm T
CỘNG HOÀ XÃ HỘI --------- UỶ BAN NHÂN DÂN | KIỆN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT VẬT DỤNG NHỰA | 53 TCV - 81 |
Có hiệu lực từ |
Tiêu chuẩn này quy định đặc tính cơ sở và các kiện vệ sinh bảo hộ lao động trong sản xuất các mặt hàng làm từ chất dẻo bằng phương pháp cơ lý, từ nguyên liệu Pôlime ở dạng rắn hoặc lỏng, áp dụng cho các cơ sở nằm trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tiêu chuẩn, cơ sở sản xuất vật dụng nhựa được gọi tắt là cơ sở.
1.1. – Vị trí
1.1.1 Cơ sở phải được thiết lập ở vị trí được quy hoạch của thành phố hoặc phải được xây cất tại một khu vực rộng, thoáng khí, tránh ở gần các cơ sở công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm, các bệnh viện, các khu dân cư đông đúc, các trại chăn nuôi và nên nằm ở cuối hướng gió chính trong năm.
Khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu là 50m.
1.1.2 Trong khu vực cách ly có trồng cây xanh.
1.1.3 Cơ sở phải có vị trí tiện đường giao thông vận chuyển ( thuỷ hoặc bộ ).
1.2. – Kiến trúc :
1.2.1 Cơ sở phải có hàng rào ngăn cách với các khu, cơ sở khác.
1.2.2 Cơ sở phải được thiết kế theo quy trình sản xuất một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, qua các khâu gia công đến kho thành phẩm.
1.2.3 Cơ sở phải có kiến trúc thích hợp đủ điều kiện duy trì vệ sinh, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân như :
1.2.3.1. Xây dựng bằng vật liệu nặng (hay có đặc tính tương đương) khó bắt cháy.
1.2.3.2. Hội đủ tiêu chuẩn về ánh sáng và không khí.
1.2.3.3. Các nhà trong cơ sở phải có khoảng cách vệ sinh và an toàn thích hợp và phải được trang bị các phương tiện báo động và di tản khẩn cấp.
1.2.3.4. khu tiếp nhận và tồn trữ nguyên liệu phải ngăn cách khu vực sản xuất, chứa thành phẩm bằng những vách chắc chắn.
1.2.3.5. Có đủ các phòng vệ sinh dành riêng cho nam và nữ công nhân như cầu tiêu, tiểu, chỗ rửa tay, nhà tắm, phòng thay quần áo v.v…
1.2.4. Cơ sở phải có các kiến trúc phụ khác như nhà ăn tập thể với bếp một chiều và phòng y tế với đầy đủ phương tiện cấp cứu khi có tai nạn lao động.
2. KIỆN VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
2.1. – Hệ thống cấp thoát nước
2.1.1. Cơ sở phải có có hệ thống cung cấp nước hợp lý không rĩ chảy cho sinh hoạt và cho sản xuất. Phải có ít nhất một giếng nước dự phòng có máy bơm và hệ thống lọc (nếu cần).
2.1.2. Ngoài ra cơ sở phải được trang bị một hệ thống nước cứu hoả được sơn màu đỏ.
2.1.3. Cơ sở phải có hệ thống thoát nước riêng lẻ, một để thải nước dơ và một để đưa nước tải nhiệt vào hệ thống làm nguội rồi hoàn lưu.
2.2. – Yêu cầu vệ sinh, an toàn chung
2.2.1. Cơ sở phải có mạng lưới an toàn viên để phụ trách công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp của cơ sở.
2.2.2. Cơ sở phải tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình, đặc biệt phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy thích hợp cho các loại pôlime nguyên liệu sử dụng; các dụng cụ phải được đặt ở những nơi thuận lợi nhất và phải có kế hoạch sử dụng và kiểm tra.
2.2.3. Cơ sở phải có ít nhất một điện thoại, đặt ở một nơi tiện sử dụng mà mọi người đều có thể nhận biết, trên đó có ghi số điện thoại của Sở cứu hoả, công an khu vực và bệnh viện gần nhất.
2.2.4. Cơ sở phải có đủ các thùng để chứa rác và phế liệu đặt ở những nơi cần thiết, các thùng này phải có nắp đậy và phải được đổ hàng ngày.
2.2.5. Các phòng vệ sinh phải được bảo trì thích đáng, dọn rữa hàng ngày.
2.2.6. Các kho chứa phải thoáng mát, khô ráo, tuyệt đối xa các nguồn trực tiếp. Cho phép để nguyên liệu tại công đoạn sản xuất nhưng phải đảm bảo sắp xếp ngăn nắp và số lượng luôn luôn không được nhiều hơn lượng cần thiết cho một ngày sản xuất.
2.2.7. Nhà ăn tập thể phải có trần vách quét vôi màu sáng, cửa phải đóng lưới, có đầy đủ bàn ghế sạch, thoáng khí và đủ ánh sáng, tạo cảm giác thoải mái khi ăn uống.
2.2.8. Cơ sở phải tiến hành kiểm tra tình trạng sức khoẻ của công nhân khi nhận vào làm việc cũng như kiểm tra định kỳ (chu kỷ kiểm tra căn cứ theo các yếu tố nguy hiểm và độc hại của từng loại công tác) theo như quy định của Bộ Y Tế.
2.2.9. Cơ sở phải thực hiện bồi dưỡng vật chất và tổ chức nghĩ ngơi hợp lý và công bằng cho công nhân để đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần của họ.
2.3. – Yêu cầu đối với máy móc thiết bị
2.3.1. Các máy móc thiết bị phải được bố trí sao cho thuận tiện khi thực hiện thao tác cũng như khi lắp ráp, sửa chữa hay phân tán.
2.3.2. Các máy móc thiết bị phải được thiết trí trên một nền bằng vật liệu chắc, có trang bị hệ thống chống ồn và chống rung khi cần thiết.
2.3.3. Tất cả các dụng cụ, thiết bị, máy móc phải có hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo trì và có kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
2.3.4. Tại mỗi máy phải có bảng chỉ dẫn vận hành và sổ theo dõi hoạt động.
2.3.5. Các thiết bị chịp áp lực phải được sử dụng đúng như quy định ghi trong các quy phạm an toàn các thiết bị chịu áp lực.
2.3.5.1. Nồi hơi phải được đặt ở một nơi an toàn, cách ly với những khu vực khác và phải được trang bị các hệ thống kiểm soát báo động tự động cùng với các bộ phận xử lý nước nhập.
2.3.5.2. Sử dụng nồi hơi phải đăng ký và chỉ do công nhân chuyên trách vận hành.
2.3.5.3. Các hệ thống dẫn khí nén và hơi nước nóng phải được sơn theo màu quy định, luôn luôn kín và trong tình trạng tốt.
2.3.6. Các thiết bị máy móc dùng điện phải bảo đảm an toàn vận hành.
2.3.6.1. Các đường dây dẫn điện phải đúng quy cách và có lớp ngoài bảo vệ hoặc được luồn trong ống.
2.3.6.2. Các hộp tiếp điện, hộp kiểm soát phải được đặt ở những chổ thuận lợi, sáng sủa, mát mẻ, xa dung môi, xăng dầu.
2.3.6.3. Núm khởi động các máy cán, ép, ca lăng phải có mặt lõm và nằm ẩn trong hộp khiển để tránh bị ấn do bất cẩn hay bị vật lạ máng vào.
2.3.6.4. Mỗi thiết bị máy móc trong phạm vi khu sản xuất phải được tiếp đất như quy định trong quy phạm về nối đất các thiết bị điện. Đặc biệt chú ý tiếp đất ở các máy cán tráng, máy đùn, máy nén khí, bơm lọc, khuấy trộn, các cơ cấu, vòi rót và các thiết bị khác có khả năng phát sinh điện thế tĩnh điện nguy hiểm.
2.3.7. Các đai truyền động, quạt gió, các bộ phận giao cắt nhựa phế liệu và xử lý nhựa tái sinh, phải có lưới hoặc tấm che chắn bảo vệ thích hợp.
2.3.8. Các máy luyện hở phải có chụp hút gắn bên trên trục cán để loại các khí độc và mùi khó chịu do nhiệt ma sát làm toả ra và phải được trang bị hệ thống nhả tự động khi xảy ra tai nạn.
2.3.9. Tại các khâu trong quá trình sản xuất có sinh khí độc hoặc có điều dụng dung môi để bay hơi, phải có quạt hút để bảo đảm thông khí. Đặc biệt các khí có nguy cơ cháy nổ phải được hút thải riêng lẻ, bằng loại quạt an toàn cháy nổ.
2.4 – Yêu cầu đối với công nhân viên.
2.4.1. Công nhân tham gia vào quá trình sản xuất phải được đào tạo về mặt nghiệp vụ và quan huấn luyện đầy đủ về công tác bảo hộ lao động phù hợp với tính chất công việc được giao. Mọi sự điều động xuất công nhân từ bộ phận này sang bộ phận khác chỉ được thực hiện sau khi họ được huấn luyện tại chổ về công tác bảo hộ lao động thích hợp.
2.4.2. Trong khi làm việc, công nhân phải mặc các loại quần áo thích hợp cho từng công việc, đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang… tuỳ bộ phận công tác.
2.4.3. Các quần áo bảo hộ lao động phải được thường xuyên phủi bụi và giặt giũ.
2.4.4. Công nhân làm việc tại khâu cán trộn nên thuộc phái nam.
2.4.5. Công nhân không được cất giữ thực phẩm, nấu nướng, ăn uống, hút thuốc, đủa giỡn trong khu vực sản xuất. Những điều cấm chỉ này phải được ghi rõ trên những tấm bảng lớn treo trên tường.
2.4.6. Khi điều dụng hoá chất, chỉ sử dụng những dụng cụ thích hợp, đã được trù liệu cho công việc này.
2.4.7. Công nhân làm vệ sinh thường xuyên khu vực làm việc cùa mình, không được để bavia phế liệu rơi vãi và nước, dầu nhớt chảy loang trên máy và sàn. Cơ sở phải có kế hoạch làm tổng vệ sinh hàng năm.
2.4.8. Công nhân có quyền đòi hỏi những điều kiện bảo đảm an toàn lao động trong khi làm việc.
Nhóm T
CỘNG HOÀ XÃ HỘI --------- UỶ BAN NHÂN DÂN | KIỆN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT VẬT DỤNG CAO SU | 53 TCV - 81 |
Có hiệu lực từ |
Tiêu chuẩn này quy định đặc tính cơ sở và các kiện vệ sinh bảo hộ lao động trong sản xuất các vật dụng bằng cao su, áp dụng cho các cơ sở nằm trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tiêu chuẩn, cơ sở sản xuất vật dụng cao su được gọi tắt là cơ sở.
1.1. – Vị trí
1.1.1. Cơ sở phải được thiết lập ở vị trí được quy hoạch của thành phố hoặc phải được xây cất tại một khu vực rộng, thoáng khí, cách xa các cơ sở sản xuất lương thực thực phẩm, các bệnh viện, các khu dân cư đông đúc, các trại chăn nuôi và phải nằm ở cuối hướng gió chính trong năm.
Khoảng cách ly vệ sinh tối thiểu là 100m.
1.1.2. Trong khu vực cách ly có trồng cây xanh.
1.1.3. Cơ sở phải có vị trí tiện đường giao thông vận chuyển ( thuỷ hoặc bộ ).
1.2. – Kiến trúc :
1.2.1. Cơ sở phải có hàng rào ngăn cách với các khu, cơ sở khác bên cạnh.
1.2.2. Cơ sở phải được thiết kế theo quy trình sản xuất một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, qua các khâu chế biến, lưu hoá đến khâu hoàn tất kiểm tra, kho thành phẩm.
1.2.3. Cơ sở phải có kiến trúc thích hợp đủ điều kiện duy trì vệ sinh, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân như :
1.2.3.1. Xây dựng bằng vật liệu nặng (hay có đặc tính tương đương ) khó bắt cháy, dễ chùi rửa.
1.2.3.2. Sàn phải chắc chắn, phẳng, không trơn trợt, không nứt nẻ.
1.2.3.3. Tường (vách) phải chắc chắn, kín, phẳng, sơn màu thích hợp với chiều cao tối thiểu 2m (trong khu vực sản xuất).
1.2.3.4. Phải hội đủ tiêu chuẩn về ánh sáng và không khí.
1.2.3.5. Các nhà trong cơ sở phải có khoảng cách vệ sinh và an toàn thích hợp và phải được trang bị các phương tiện báo động và di tản khẩn cấp.
1.2.4. Cơ sở phải có đủ các phòng vệ sinh dành riêng cho nam và nữ công nhân như cầu tiêu, tiểu, chỗ rửa tay, nhà tắm, phòng thay quần áo v.v…
1.2.5. Số công trình vệ sinh phải theo quy định nêu ở bảng 1.
Số công nhân cho một ca sản xuất | Số công trình tổi thiểu | ||
Chổ rửa tay, mặt | Cầu tiêu, tiểu | Nhà tắm | |
1 – 24 25 – 40 50 – 74 75 – 100 Trên 100 | 04 07 10 15 cứ 1/10 CN | 02 04 06 08 cứ 1/20 CN | 02 03 05 07 cứ 1/20 CN |
1.2.6. Các phòng ốc của từng công đoạn sản xuất phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1.2.6.1. Khu tiếp nhận và tồn trữ nguyên liệu phải ngăn cách khu vực sản xuất và kho thành phẩm bằng những vách chắc chắn.
1.2.6.2. Các khâu cán luyện (đặc biệt là cán hỗn luyện có muộn than), các khâu có sử dụng dung môi phải được bố trí ở những nơi riêng biệt, có vách ngăn với các khu sản xuất khác.
1.2.7. Cơ sở phải có các kiến trúc phụ khác như nhà ăn tập thể với bếp một chiều và phòng y tế với đầy đủ phương tiện cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động.
2. KIỆN VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
2.1. – Hệ thống cấp thoát nước
2.1.1. Cơ sở phải có có hệ thống cung cấp nước hợp lý không rĩ chảy cho sinh hoạt và cho sản xuất. Phải có ít nhất một giếng nước dự phòng có máy bơm và hệ thống lọc (nếu cần).
2.1.2. Ngoài ra cơ sở phải được trang bị một hệ thống nước cứu hoả được sơn màu đỏ.
2.1.3. Cơ sở phải có 2 hệ thống thoát nước riêng, một để thải nước kỹ nghệ (đã được xử lý nếu cần) và một để đưa nước tải nhiệt vào hệ thống làm nguội rồi hoàn lưu.
2.2. – Yêu cầu vệ sinh, phòng hộ lao động chung
2.2.1. Cơ sở phải có mạng lưới an toàn viên để phụ trách công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp trong cơ sở.
2.2.2. Cơ sở phải tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình, đặc biệt phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy thích hợp, các phương tiện này phải được đặt ở những nơi thuận lợi nhất và phải có kế hoạch sử dụng và kiểm tra.
2.2.3. Cơ sở phải có ít nhất một điện thoại, đặt ở một nơi tiện sử dụng mà mọi người đều có thể nhận biết được, trên đó có ghi số điện thoại của Sở cứu hoả, công an khu vực và bệnh viện gần nhất.
2.2.4. Các phòng vệ sinh phải được bảo trì thích đáng, dọn rữa hàng ngày.
2.2.5. Nhà ăn tập thể phải có trần vách quét vôi màu sáng, cửa phải đóng lưới, có đầy đủ bàn ghế sạch, thoáng khí và đủ ánh sáng, tạo cảm giác thoải mái khi ăn uống.
2.2.6. Các kho chứa phải thoáng mát, khô ráo, tuyệt đối xa các nguồn trực tiếp.
2.2.7. Các phế liệu, phế phẩm phải được tập trung ở một khu riêng và phải được xử lý định kỳ.
2.2.8. Cơ sở phải có kế hoạch theo dõi sức khoẻ cho công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra tình trạng sức khoẻ trước khi nhận vào làm việc cũng như kiểm tra định kỳ. Chu kỳ kiểm tra căn cứ theo các yếu cố nguy hiểm và độc hại của từng loại công tác.
2.2.9. Cơ sở phải thực hiện bồi dưỡng vật chất và tổ chức nghĩ ngơi hợp lý và công bằng cho công nhân để đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần của họ.
2.3 – Yêu cầu đối với thiết bị sản xuất
2.3.1. Các máy móc thiết bị phải được bố trí sao cho thuận tiện khi thực hiện thao tác cũng như khi lắp ráp, sửa chữa hay phân tán.
2.3.2. Các máy móc thiết bị phải được thiết trí trên một nền bằng vật liệu chắc, có trang bị hệ thống chống ồn và chống rung khi cần thiết.
2.3.3. Tất cả các dụng cụ, thiết bị, máy móc phải có hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo trì và có kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
2.3.4. Tại mỗi máy phải có bảng chỉ dẫn vận hành và sổ theo dõi hoạt động.
2.3.5. Các thiết bị chịu áp lực phải được sử dụng đúng như quy định ghi trong các quy phạm kỹ thuật an toàn các thiết bị chịu áp lực.
2.3.5.1. Nồi hơi phải được đặt ở một nơi an toàn, cách ly với những khu vực khác và phải được trang bị các hệ thống kiểm soát báo động tự động cùng với các bộ phận xử lý nước nhập.
2.3.5.2. Sử dụng nồi hơi phải đăng ký và chỉ do công nhân chuyên trách vận hành.
2.3.5.3. Các hệ thống dẫn khí nén và hơi nước nóng phải được sơn theo màu quy định, luôn luôn kín và trong tình trạng tốt.
2.3.6. Các thiết bị máy móc dùng điện phải bảo đảm an toàn vận hành.
2.3.6.1. Các đường dây dẫn điện phải đúng quy cách và có lớp ngoài bảo vệ hoặc được luồn trong ống.
2.3.6.2. Các hộp tiếp điện, hộp kiểm soát phải được đặt ở những chổ thuận lợi, sáng sủa, mát mẻ, xa dung môi, xăng dầu.
2.3.6.3. Mỗi thiết bị máy móc trong phạm vi khu sản xuất phải được tiếp đất như quy định trong quy phạm về nối đất các thiết bị điện. Đặc biệt chú ý tiếp đất ở các máy cán tráng, máy ép suất, máy nén khí, bơm lọc, khuấy trộn, các cơ cấu, vòi rót và các thiết bị khác có khả năng phát sinh điện thế tĩnh điện nguy hiểm.
2.3.7. Các đai truyền động, quạt gió phải có lưới che chắn bảo vệ thích hợp.
2.3.8. Các máy luyện hở phải có chụp hút gắn bên trên trục cán để loại bụi hoá chất và mùi khó chịu do nhiệt ma sát làm toả ra và phải được trang bị hệ thống nhả tự động khi xảy ra tai nạn.
2.3.9. Các bụi hoá chất sau khi được hút, phải được xử lý thích ứng tránh phun thải ra ngoài. Trường hợp không có hệ thống xử lý thì ống khói thải phải có chiều cao thích hợp đễ môi trường chung quanh ít bị ô nhiễm.
2.3.10. Tại các khâu trong quá trình sản xuất có dụng dung môi dễ bay hơi, phải có quạt hút để bảo đảm không khí. Đặc biệt các khí có nguy cơ cháy nổ phải được hút thải riêng lẻ, bằng loại quạt an toàn cháy nổ.
2.4 – Yêu cầu đối với công nhân viên.
2.4.1. Công nhân tham gia vào quá trình sản xuất phải được đào tạo về mặt nghiệp vụ và qua huấn luyện đầy đủ về công tác bảo hộ lao động phù hợp với tính chất công việc được giao. Mọi sự điều động đột xuất công nhân từ bộ phận này sang bộ phận khác chỉ được thực hiện sau khi họ được huấn luyện tại chổ về công tác bảo hộ lao động thích hợp.
2.4.2. Trong khi làm việc, công nhân phải mặc các loại quần áo thích hợp cho từng công việc, đội mũ, mang găng tay, khẩu trang… tuỳ bộ phận công tác.
2.4.3. Công nhân làm việc tại khâu cán trộn nên thuộc phái nam.
2.4.4. Các quần áo bảo hộ lao động phải được thường xuyên phủi bụi và giặt giũ.
2.4.5. Công nhân không được cất giữ thực phẩm, nấu nướng, ăn uống, hút thuốc, đùa giỡn trong khu vực sản xuất. Những điều cấm chỉ này phải được ghi rõ trên những tấm bảng lớn treo trên tường.
2.4.6. Khi điều dụng hoá chất, chỉ sử dụng những dụng cụ thích hợp, đã được trù liệu cho công việc này.
2.4.7. Công nhân phải có kế hoạch làm vệ sinh thường xuyên khu làm việc, nhất là ở những khâu có điều dung muội than và hoá chất, cơ sở phải có kế hoạch làm tổng vệ sinh hàng năm.
2.4.8. Công nhân có quyền đòi hỏi những điều kiện bảo đảm an toàn lao động trong khi làm việc.
Quyết định 106/QĐ-UB năm 1981 ban hành hai tiêu chuẩn địa phương về điều kiện vệ sinh công nghiệp của cơ sở sản xuất vật dụng cao su và nhựa do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 106/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/03/1981
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Thành Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/1981
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra