- 1Nghị định 145/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lá
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 7Quyết định 105/2006/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Công ty Giống gia súc Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/2006/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 26/11/2003 và Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005; Căn cứ Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Chính
phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành Công ty TNHH một thành viên, Nghị định số 145/2005/NĐ-CP ngày 21/11/2005 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số Điều của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số: 105/2006/QĐ-UBND ngày 23/6/2006 của UBND thành phố về việc chuyển Công ty Giống gia súc Hà Nội thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI
(Ban hành theo Quyết định số 106/2006/QĐ-UBNDngày 23 tháng 6 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)
- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội
- Tên viết tắt: Công ty Giống gia súc Hà Nội
- Tên giao dịch Quốc tế: HA NOI LIVESTOCK BREEDING COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: HLBC.LTD
Điều 2. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội là Công ty 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các Ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật; hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 26/11/2003, Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 và Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Điều 3. Trụ sở công ty và các đơn vị trực thuộc
A. Trụ sở
Địa chỉ trụ sở chính đặt tại: Số 1152 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (04) 7663342 - 7665433
Fax: (04) 8332867.
Email: ggshn@fpt.vn
B. Các đơn vị trực thuộc:
1. Xí nghiệp Lợn giống Cầu Diễn.
2. Xí nghiệp Truyền giống gia súc.
3. Xí nghiệp chăn nuôi bò Cầu Diễn.
4. Xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
5. Ban đại diện Cầu Diễn.
6. Ban đại diện Phù Đổng.
7. Xí nghiệp chăn nuôi bò Dương Hà.
8. Xí nghiệp chăn nuôi bò Phù Đổng.
9. Xí nghiệp chăn nuôi bò Bãi Vàng.
10. Xí nghiệp chăn nuôi bò Trung Màu.
11. Xí nghiệp chăn nuôi Kiêu Kỵ.
12. Xí nghiệp Xây dựng và xuất nhập khẩu Nông Lâm sản.
13. Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh nhà.
Trong quá trình hoạt động tuỳ theo nhu cầu phát triển, công ty có thể thành lập thêm hoặc tiếp nhận các đơn vị khác ngoài công ty theo các quy định của Nhà nước và Thành phố.
Vốn Điều lệ của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội tại thời điểm chuyển đổi là: 61.000.000.000 đồng. (Bằng chữ là: Sáu mươi mốt tỷ Đồng Việt Nam).
Điều 5. Đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội là: Chủ tịch công ty.
1- Chủ sở hữu công ty: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2- Đại diện Chủ sở hữu công ty: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Đại diện Chủ sở hữu). Địa chỉ: 79 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội hoạt động kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời hạn hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội do Đại diện Chủ sở hữu quyết định.
Điều 8. Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động
1- Mục tiêu:
- Sản xuất, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn Đại diện Chủ sở hữu đầu tư tại công ty; hoàn thành nhiệm vụ do Đại diện Chủ sở hữu giao trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Đại diện chủ sở hữu.
- Sản xuất kinh doanh phục vụ lợi ích chung của Thành phố và lợi ích của công ty.
- Bảo đảm đời sống việc làm cho người lao động.
2- Ngành, nghề kinh doanh:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc. Giết mổ công nghiệp gia súc, gia cầm.
- Chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, các sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.
- Tư vấn xây dựng chăn nuôi công nghiệp, chuyển giao công nghệ chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng nhà vườn sinh thái.
- Kinh doanh du lịch, các dịch vụ du lịch, vận tải hàng hoá và khách du lịch.
- Nghiên cứu khoa học, dịch vụ phổ cập tiến bộ chăn nuôi.
- Kinh doanh thương mại và dịch vụ thương mại.
- Kinh doanh các dịch vụ công cộng (văn phòng, bãi đỗ xe ...)
- Xây dựng, lắp đặt các công trình: Dân dụng, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Công nghiệp, Giao thông, Hạ tầng kỹ thuật, Công trình công cộng, Nội ngoại thất; xây dựng nhà và kinh doanh nhà;
- Lập quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở, Khu đô thị.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu gỗ và lâm đặc sản, sản xuất chế biến gỗ dân dụng, đồ gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu.
3- Phạm vi hoạt động:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 9. Tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong công ty hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật
2. Công ty có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
1. Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn lực được Đại diện Chủ sở hữu giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị trực thuộc nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp các mục tiêu, nhiệm vụ của công ty.
3. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty ở trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp nước sở tại
5. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
6. Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá.
7. Được quyền bảo hộ về sở hữu công nghiệp bao gồm: thương hiệu công ty, các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
8. Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn mua cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ giá trị của công ty khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này để phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
9. Tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại lao động theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; quyết định các hình thức trả lương, thưởng và các thu nhập khác theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn, hiện hành của Nhà nước.
10. Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy định của Bộ luật lao động và Nội quy lao động của công ty được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
11. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Đại diện Chủ sở hữu về kết quả kinh doanh; chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị trường.
3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với đối tác, xây dựng kế hoạch lao động, quy chế tuyển dụng lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ viên chức theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của Nhà nước. Hàng năm công ty có trách nhiệm trích lập Quỹ dự Phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, Thoả ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động và những thoả thuận hợp pháp khác với người lao động.
6. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng chống cháy nổ.
7. Chịu sự giám sát và kiểm tra của Đại điện Chủ sở hữu, chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Đại diện Chủ sở hữu.
9. Hàng năm xây dựng và trình Đại diện Chủ sở hữu phê duyệt quỹ tiền lương của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ Đảng, đoàn thể hưởng lương chuyên trách của công ty.
10. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN HẠN CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
1. Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
2. Quyết định điều chỉnh vốn Điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Quyết định dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty theo đề nghị của Chủ tịch công ty.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức, khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Kế toán Trưởng công ty; quyết định cử người tham gia quản lý phần vốn Nhà nước tại công ty liên doanh với nước ngoài.
5. Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý điều hành của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng công ty.
6. Duyệt báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty theo đề nghị của Chủ tịch công ty.
7. Quyết định hình thức và biện pháp tổ chức lại công ty theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước và Thành phố; hoặc xem xét việc tổ chức lại công ty theo đề nghị của Chủ tịch công ty.
8. Uỷ quyền cho các ngành có liên quan phê duyệt quỹ tiền lương hàng năm theo đề nghị của Chủ tịch công ty; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương của công ty theo quy định hiện hành.
9. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY
Điều 13. Cơ cấu tổ chức quản lý
1- Chủ tịch.
2- Tổng giám đốc.
3- Các Phó tổng giám đốc.
4- Kế toán trưởng.
5- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc.
1- Chức năng:
Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu Chủ sở hữu công ty giao.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn:
a- Nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển phần vốn được giao; chịu trách nhiệm trước Đại diện Chủ sở hữu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
b- Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quyết định các dự ấn đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị từ 30% đến dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
c- Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, giá sản phẩm và dịch vụ của công ty; đơn giá tiền lương theo đề nghị của Tổng giám đốc.
d- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý công ty, quyết định thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm cơ sở để xếp lương, trả lương cho người lao động, thành lập các đơn vị trực thuộc, theo đề nghị của Tổng giám đốc.
e- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, cách chức, giải quyết các chế độ khác đối với Trưởng phòng và tương đương; quyết định cử người tham gia quản lý phần vốn của công ty tại công ty khác theo đề nghị của Tổng giám đốc.
f- Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán Trưởng, Trưởng phòng và tương đương của công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
g- Yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty lâm vào tình trạng phá sản.
h- Trình Đại diện Chủ sở hữu quyết định:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, cách chức, quyết định mức lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán Trưởng Công ty; cử người tham gia quản lý phần vốn nhà nước của công ty với công ty liên doanh với nước ngoài.
- Quyết định phương án phân phối lợi nhuận sau thuế theo nguồn vốn Chủ sở hữu đầu tư và nguồn vốn do công ty huy động; tỷ lệ trích các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng của công ty, quỹ thưởng cho Ban điều hành công ty.
- Phê duyệt các dự án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng kinh tế khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Điều chỉnh vốn điều lệ của công ty
- Bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
i. Có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Đại diện Chủ sở hữu. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất báo cáo Đại diện Chủ sở hữu về kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
k. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3- Quyền lợi và chế độ
Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc được hưởng mức tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác tương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định.
4- Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Chủ tịch công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về công tác cán bộ
5. Bổ nhiệm và miễn nhiệm:
a- Bổ nhiệm: Chủ tịch công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, Chủ tịch công ty được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ do Đại diện Chủ sở hữu giao.
b- Miễn nhiệm: Chủ tịch công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm.
- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong Điều lệ này và vi phạm các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của công ty.
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho Công ty. Báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty từ hai lần (02) trở lên hoặc một lần (01) nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của công ty; để công ty thua lỗ hai năm (02) liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm (02) liên tiếp hoặc giữa hai năm (02) lỗ có một năm (01) lãi hoặc hòa vốn, trừ các trường hợp: lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ
quan có thẩm quyền chấp nhận; những năm mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng, sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ;
- Không ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác; không đôn đốc Tổng giám đốc, phổ biến và tổ chức thực hiện các định mức đã ban hành; không tổ chức và đánh giá, điều chỉnh các định mức cho phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý.
c. Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a- Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm của công ty; phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh; đề án tổ chức quản lý của công ty trình Chủ tịch công ty.
b- Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
c- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ, ký kết các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế theo phân cấp và ủy quyền của Chủ tịch công ty; quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
d- Đề nghị Chủ tịch công ty xem xét trình Đại diện Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và giải quyết các quyền lợi khác đối với Phó tổng giám đốc và Kế toán Trưởng.
e- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và giải quyết các quyền lợi khác đối với chức danh từ cấp phó phòng và tương đương trừ các chức danh do Chủ tịch công ty quyết định.
f- Quyết định tuyển dụng, sử dụng, ký hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, mức tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp đối với người lao động trong công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước.
g- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty.
h- Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty.
i- Báo cáo Chủ tịch công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng tháng, quý, năm.
k- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Đại diện Chủ sở hữu, Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
l- Trình Chủ tịch công ty ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty.
m- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo phân cấp của Chủ tịch công ty và theo quy định hiện hành của pháp luật.
2- Nghĩa vụ và trách nhiệm:
a- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty.
b- Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của công ty cho người khác; thực hiện đúng các quy định về bảo mật và cung cấp thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật.
c- Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, thì:
- Phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết.
- Không được tăng lương, không được trích lợi nhuận, trả tiền thưởng cho CBCNV của công ty.
- Chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ đúng quy định.
- Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.
d- Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt quá thẩm quyền, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
e- Trường hợp điều hành công ty không đạt chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh do Chủ tịch công ty giao hoặc để công ty thua lỗ, mất vốn, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành; để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác thì sẽ không được thưởng hoặc bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
f- Có nghĩa vụ thực hiện những thoả thuận với người lao động trong trường hợp lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế của công ty liên quan đến người lao động.
g- Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư không đúng kế hoạch, tiến độ chất lượng dẫn đến để công ty thua lỗ thì tùy theo mức độ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
h- Các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
3- Quyền lợi:
Tổng giám đốc được hưởng mức tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác tương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định.
4- Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn Tổng giám đốc công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về công tác cán bộ
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm:
a- Bổ nhiệm: Tổng giám đốc do Đại diện Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, theo đề nghị của Chủ tịch công ty. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, Tổng giám đốc được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ do Chủ tịch công ty và Đại diện Chủ sở hữu giao.
b- Miễn nhiệm: Tổng giám đốc công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch công ty trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm.
- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong Điều lệ này và các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của công ty.
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, hoặc cho người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho công ty. Báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty từ hai lần (02) trở lên hoặc một lần (01) nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của công ty để công ty thua lỗ hai năm (02) liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm (02) liên tiếp hoặc giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hòa vốn, trừ các trường hợp: lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; những năm mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng, sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ;
- Không ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, năng suất lao động, định mức chi phí tài chính và chi phí khác; không tổ chức triển khai và thực hiện các định mức đã ban hành; không tổ chức và đánh giá, điều chỉnh các định mức cho phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý.
c. Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
Điều 16. Trường hợp đặc biệt - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên là mô hình doanh nghiệp Nhà nước mới, trong thời kỳ đầu chuyển đổi Đại diện Chủ sở hữu cho phép công ty áp dụng mô hình quản lý Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty trong thời hạn hai năm (02) đầu chuyển đổi.
Trong trường hợp này, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo Điều 15 và Điều 16 của Điều lệ này.
Điều 17. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng
1- Phó Tổng Giám đốc:
a. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt dộng của công ty theo phân công của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm:
- Bổ nhiệm: Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị Chủ tịch công ty xem xét trình Đại diện Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, Phó Tổng giám đốc được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ do Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc giao ở nhiệm kỳ trước.
- Miễn nhiệm: Phó Tổng giám đốc công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch công ty trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm.
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, hoặc cho người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho công ty.
- Không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh do Chủ tịch, Tổng giám đốc công ty phân công dẫn đến công ty không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển hàng năm mà Chủ tịch công ty đã quyết định.
- Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
c. Tiêu chuẩn: Phó Tổng giám đốc công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về công tác cán bộ.
d. Quyền lợi:
Phó Tổng giám đốc được hưởng mức tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác tương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định.
2. Kế toán trưởng:
a. Kế toán trưởng: Là người giúp Chủ tịch, Tổng giám đốc quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ về tài chính, kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm
- Bổ nhiệm: Kế toán trưởng do Tổng giám đốc đề nghị Chủ tịch công ty xem xét trình Đại diện Chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, Kế toán trưởng được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ do Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc giao ở nhiệm kỳ trước.
- Miễn nhiệm: Kế toán trưởng công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch công ty xem xét trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc vi phạm các quy định về các trường hợp bị miễn nhiệm.
- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong quy chế tài chính của công ty và vi phạm các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động tài chính của công ty.
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, hoặc cho người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho công ty. Báo cáo không trung thực tài chính công ty từ hai lần (02) trở lên hoặc một lần (01) nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của công ty;
- Không hoàn thành nhiệm vụ do Chủ tịch, Tổng giám đốc phân công, dẫn đến công ty không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh được Đại diện Chủ sở hữu giao.
- Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
c. Tiêu chuẩn: Kế toán trường công ty thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về công tác cán bộ.
d. Quyền lợi: Kế toán trưởng được hưởng mức tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác lương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do Đại diện Chủ sở hữu quyết định.
Điều 18. Mối quan hệ giữa Chủ tịch với Tổng giám đốc công ty.
a. Khi tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Chủ tịch công ty để xem xét điều chỉnh lại quyết định: Chủ tịch công ty phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Chủ tịch công ty không điều chỉnh lại quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Chủ sở hữu công ty;
b. Kết thúc tháng, quý, năm, trong thời hạn do Điều lệ công ty quy định, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của công ty cho Chủ tịch công ty;
c. Chủ tịch công ty tham dự hoặc đại điện tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Chủ tịch công ty do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch công ty hoặc người đại diện dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp.
Điều 19. Các phòng, ban trực thuộc công ty
1- Các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc công ty có chức năng tham mưu giúp việc Chủ tịch, Tổng giám đốc trong công tác quản lý điều hành SXKD theo nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
2- Trong quá trình hoạt động, tuỳ theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh Chủ tịch công ty quyết định thành lập thêm một số phòng ban, đơn vị trực thuộc để tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 20. Quyền của người lao động
1. Người lao động có quyền tham gia quản lý công ty thông qua các hình thức tổ chức sau:
a- Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu công nhân, viên chức lao động công ty.
b- Tổ chức Công đoàn của công ty.
c- Ban thanh tra nhân dân của công ty.
d- Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động hoặc đại diện của người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi Chủ tịch công ty hoặc Tổng giám đốc công ty quyết định các vấn đề sau:
a- Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động của công ty.
b- Chuyển đổi sở hữu công ty.
c- Các nội quy, quy chế của công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
d- Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động.
e- Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng công ty và các chức danh quản lý khác khi có yêu cầu.
3. Ngoài ra người lao động trong công ty còn được thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề sau:
a- Nội dung hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung thoả ước lao động tập thể. Được cử người đại diện tập thể người lao động để thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể với Tổng giám đốc công ty.
b- Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của công ty có liên quan đến quyền lợi của người lao động phù hợp các quy định của pháp luật.
c- Chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân công ty.
d- Bầu thanh tra nhân dân công ty.
Điều 21- Nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với
Tổng giám đốc công ty hoặc người được Tổng giám đốc công ty ủy quyền, thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định khác có liên quan đến lao động, được hội nghị công nhân viên chức lao động công ty thông qua.
2. Người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để hoàn thành công việc được giao:
3. Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, Thành phố và công ty về sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của Bộ luật lao động và các quy định hợp pháp của công ty.
Việc quản lý tài chính của công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đã được Chủ sở hữu công ty phê chuẩn và các quy định hiện hành của pháp luật.
TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI GIẢI THỂ, CÔNG TY
Việc tổ chức lại do Chủ tịch công ty trình Đại diện Chủ sở hữu xem xét quyết định trên cơ sở chủ trương, quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
Công ty phải chuyển đổi sang các hình thức pháp lý khác khi:
1- Chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn Điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác, khi đó công ty trở thành Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên.
2- Chủ sở hữu công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức khác.
3- Chủ sở hữu công ty giao công ty cho tập thể người lao động, cổ phần hóa công ty, chuyển đổi thành Công ty TNHH nhiều thành viên.
Trình tự, thủ tục chuyển đổi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
1- Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau:
a- Công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
b- Công ty không thực hiện được nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
c- Việc duy trì các hoạt động của công ty là không cần thiết.
d- Trường hợp khác, Đại diện Chủ sở hữu xem xét quyết định trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch công ty.
2- Trình tự, thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
Công ty nếu mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
Điều 27. Giải quyết tranh chấp nội bộ
Mọi tranh chấp, khiếu nại liên quan đến hoạt động SXKD của công ty được giải quyết theo quy định hiện hành của pháp luật và quy định của Điều lệ này.
1- Điều lệ này có hiệu lực đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội kể từ ngày được Đại diện Chủ sở hữu phê chuẩn.
2- Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung Điều lệ này, Chủ tịch công ty trình Đại diện Chủ sở hữu xem xét phê chuẩn./.
ĐẠI DIỆN | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị định 145/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lá
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 7Quyết định 105/2006/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Công ty Giống gia súc Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 21/2005/QĐ-UB về điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Công viên Cây xanh do Thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 2137/QĐ-UBND năm 2014 về Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu công nghiệp Lai Vu tỉnh Hải Dương
Quyết định 106/2006/QĐ-UBND phê chuẩn và ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Giống gia súc Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 106/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực