Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 105/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/04/2001;
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Xét đề nghị của Hội đồng quản lý Hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ tại cuộc họp hội đồng hệ thống ngày 06 tháng 6 năm 2002;
Xét đề nghị của 3 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tây, Hà Nam, Hà nội tại văn bản số 555 NN/CV-QLN ngày 17/7/2002 của Sở NN&PTNT Hà Tây; số 31/NN-QLN ngày 20/7/2002 của Sở NN&PTNT Hà Nam; số 569 NN/TL ngày 19/7/2002 của Sở NN & PTNT Hà nội;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những Quy trình vận hành trước đây trái với Quy trình này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởngCục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi, các Cục, Vụ liên quan; Giám đốc Công ty KTCTTL Sông Nhuệ; Uỷ ban nhân dân các cấp trong hệ thống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, Hà Nam, thành phố Hà nội; các tổ chức và cá nhân cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Thịnh

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SÔNG NHUỆ


(Ban hành theo Quyết định số 105 /2002/QĐ-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ là hệ thống liên tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, có nhiệm vụ :

            1- Tưới cho 81.148 ha canh tác, tiêu cho 107.530 ha lưu vực.

            2- Phòng chống lũ sông Hồng, sông Đáy.

            3- Giao thông thuỷ và đảm bảo nhu cầu dùng nước khác.

Quy trình này điều chỉnh việc quản lý vận hành khai thác và sử dụng các công trình trong toàn hệ thống.

Điều 2: Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý vận hành khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi (CTTL) Sông Nhuệ phải tuân thủ Luật tài nguyên nước, Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và các quy định liên quan khác.

Điều 3: Việc vận hành các công trình được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và không chia cắt theo địa giới hành chính.

Điều 4: Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) Sông Nhuệ được chủ động vận hành các công trình tưới, tiêu nước trên trục chính Sông Nhuệ và các sông nhánh La Khê, Vân Đình, Duy Tiên theo đúng các chỉ tiêu thiết kế. Trường hợp ngoài thiết kế, công ty KTCTTL Sông Nhuệ đề xuất phương án vận hành trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) quyết định.

Các Công ty KTCTTL khác trong hệ thống thuộc tỉnh Hà Tây, Hà Nam và thành phố Hà Nội được quyền vận hành các công trình theo quy định phân cấp quản lý công trình.

Điều 5: Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ đều phải thực hiện Quy trình này.

Chương 2:

VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRONG VỤ ĐÔNG, XUÂN

Điều 6: Khi tưới phải dẫn nước liên tục trên trục chính Sông Nhuệ. Vận hành các công trình và giữ mực nước như sau:

            1. Trường hợp mực nước thượng lưu cống Liên Mạc bằng hoặc lớn hơn mực nước thiết kế. Mực nước tại các công trình trên hệ thống được giữ như bảng 1.

Bảng 1 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước đầu vụ
(m)

Mực nước
giữa và cuối vụ (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

Mở

(+3,77

(+3,72

(+3,30

3,20 ( 3,30

Cống Liên Mạc 2

mở thoáng

 

 

 

 

Cống Hà Đông

điều tiết

3,50 ( 3,90

 

2,85 ( 3,50

 

Cống La Khê

đóng

3,50 ( 3,80

 

2,80 ( 3,50

 

Cống Đồng Quan

điều tiết

3,20 ( 3,50

 

2,70 ( 3,40

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

 

 

Cống Vân Đình

đóng

3,20 ( 3,50

 

2,60 ( 3,40

 

Cống Nhật Tựu

đóng

3,10 ( 3,40

 

2,60 ( 3,20

 

Cống Điệp Sơn

đóng

3,05 ( 3,40

 

2,50 ( 3,20

 

Ghi chú: Cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc gọi tắt là cống Liên Mạc 2

            2. Trường hợp mực nước thượng lưu cống Liên Mạc lớn hơn hoặc bằng +3,00m và nhỏ hơn +3,77m (+3,00 (H<+3,77). Mực nước tại các công trình trên hệ thống được giữ như bảng 2.

Bảng 2 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước khống chế (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

mở thoáng

3,00 ( 3,77

2,95 ( 3,72

Cống Liên Mạc 2

mở thoáng

 

 

Cống Hà Đông

điều tiết

2,70 ( 3,50

 

Cống La Khê

đóng

2,70 ( 3,50

 

Cống Đồng Quan

điều tiết

2,40 ( 3,20

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

Cống Vân Đình

đóng

2,40 ( 3,20

 

Cống Nhật Tựu

đóng

2,30 ( 3,10

 

Cống Điệp Sơn

đóng

2,20 ( 3,10

 

 

Điều 7: Thời gian mỗi đợt tưới do Công ty KTCTTL Sông Nhuệ quyết định dựa trên cơ sở yêu cầu dùng nước của các địa phương và thông báo cho các Công ty KTCTTL, địa phương trong hệ thống.

Điều 8: Sau mỗi đợt tưới, phải vận hành các công trình trong hệ thống để tiêu nước. Mực nước tại các công trình trên hệ thống được giữ như bảng 3.

Bảng 3 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống khi tiờu nuớc

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước khống chế (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

đóng

 

3,50

Cống Liên Mạc 2

mở thoáng

 

 

Cống Hà Đông

điều tiết

2,70 ( 3,20

2,40 ( 2,50

Cống La Khê

điều tiết

2,70 ( 3,20

 

Cống Đồng Quan

mở

1,60 ( 1,80

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

Cống Vân Đình

điều tiết

1,60 ( 1,80

 

Cống Nhật Tựu

điều tiết

1,50 ( 1,70

 

Cống Điệp Sơn

điều tiết

1,50 ( 1,70

 

Điều 9: Nếu khu vực thượng lưu cống Hà Đông cần tưới nước, khu vực hạ lưu cống Hà Đông cần tiêu nước thì trình tự vận hành và giữ mực nước tại các công trình như sau:

            - Điều tiết cống Liên Mạc theo yêu cầu tưới.

            - Mở thoáng cống Liên Mạc 2

            - Đóng cống La khê, điều tiết cống Vân Đình.

                - Điều tiết cống Hà Đông, giữ mực nước thượng lưu cống  từ +2,80m đến +3,50m

            - Mở thoáng các cống Đồng Quan, Hoà Mỹ.

            - Giữ mực nước thượng lưu cống Nhật Tựu, Điệp Sơn từ +1,50m đến +1,70m.

Điều 10: Nếu khu vực thượng lưu cống Đồng Quan cần tưới nước, khu vực hạ lưu cống Đồng Quan cần tiêu nước thì trình tự vận hành và giữ mực nước tại các công trình như sau:

            - Điều tiết cống Liên Mạc theo yêu cầu tưới.

            - Đóng các cống La khê, Vân Đình.

            - Mở các cống Liên Mạc 2, Hà Đông, Hoà Mỹ.

                - Điều tiết cống Đồng Quan, giữ mực nước thượng lưu cống từ +2,40m đến +3,20m

                - Giữ mực nước thượng lưu cống Nhật Tựu, Điệp Sơn từ +1,50m đến +1,70m.

Điều 11: Trong khi trục chính Sông Nhuệ đang dẫn nước tưới cho toàn hệ thống, nếu có những khu vực cần tiêu nước cục bộ, hệ thống được vận hành như sau :

- Khu vực thuộc trạm bơm Vân Đình cần tiêu nước thì đóng cống Hoà Mỹ, mở cống Vân Đình (hoặc vận hành trạm bơm Vân Đình).

- Khu vực Nam ứng Hoà cần tiêu nước thì đóng các cống ven sông Nhuệ, mở cống tiêu Ngoại Độ (hoặc vận hành trạm bơm Ngoại Độ).

- Các vùng ngập úng cục bộ khác thì vận hành theo nguyên tắc tranh thủ tiêu tự chảy hoặc bơm tiêu nước.

Điều 12: Thời gian hệ thống vận hành cấp nước tưới cho cây vụ đông từ ngày 20 tháng 9 hàng năm.

Điều 13: Việc nạo vét cửa khẩu Liên Mạc được tiến hành sau kết thúc tưới vụ mùa. Trong thời gian nạo vét, nếu cần cấp nước tưới cho cây vụ đông, hệ thống sẽ cấp nước vào ban đêm.

Chương 3:

VẬN HÀNH HỆ THỐNG TRONG VỤ MÙA

Điều 14: Trong vụ mùa việc tưới, tiêu nước thực hiện theo phương châm lấy nhanh, tiêu nhanh.

Điều 15: Tiêu nước đệm : Khi hệ thống không có yêu cầu tưới nước, hoặc dự báo có áp thấp, bão gần, và mưa lớn có khả năng ảnh hưởng đến lưu vực, phải khẩn trương đóng cống Liên Mạc, mở các cống tiêu trong hệ thống. Trường hợp cần thiết phải vận hành các trạm bơm tiêu.

Điều 16: Khi xẩy ra úng ngập trong hệ thống, phải đóng cống Liên Mạc, đồng thời mở các cống tiêu ra sông Đáy và sông Châu. Khi các cống tiêu nội đồng không còn khả năng tự chảy, phải vận hành các trạm bơm tiêu vào sông Nhuệ. Các trạm bơm tiêu trực tiếp ra sông Hồng, sông Đáy, sông  Châu vận hành theo nhiệm vụ thiết kế đã quy định.

Điều 17: Việc vận hành các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ và bơm tiêu nước hỗ trợ bảo vệ đê sông Nhuệ được thực hiện như sau:

1. Khi mực nước thượng lưu cống Đồng Quan đã ở mức +4,90m, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ thông báo cho các địa phương chuẩn bị ngừng bơm tiêu nước vào sông Nhuệ, đồng thời báo cáo các Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây, Hà Nam, Hà Nội và Bộ NN & PTNT.

2. Khi mực nước thượng lưu cống Đồng Quan đến mức +5,00m hoặc cống Nhật Tựu đến mức +4,70m và có xu hướng còn lên, các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ phải ngừng bơm (riêng các trạm bơm có cao trình sàn động cơ thấp như trong phụ lục 4, được phép bơm 50% công suất để chống ngập trạm bơm). Công ty KTCTTL Sông Nhuệ thông báo thời điểm ngừng bơm tiêu nước vào sông Nhuệ.

Bộ NN & PTNT quyết định vận hành các trạm bơm Vân Đình, Khai Thái, Yên Lệnh để bơm tiêu nước hỗ trợ bảo vệ đê sông Nhuệ.

3. Khi mực nước thượng lưu cống Đồng Quan đã xuống dưới mức +4,90m, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ thông báo cho các địa phương trong hệ thống được bơm tiêu nước trở lại và ngừng các trạm bơm Vân Đình, Khai Thái, Yên Lệnh bơm tiêu nước hỗ trợ bảo vệ đê sông Nhuệ, đồng thời báo cáo Bộ NN & PTNT.

Điều 18: Khi mở cống Hoà Mỹ để đưa nước về trạm bơm Vân Đình tiêu hỗ trợ sông Nhuệ phải điều tiết mực nước hạ lưu cống Hoà Mỹ nhỏ hơn +4,20m.

Điều 19: Trường hợp đê sông Nhuệ có sự cố khẩn cấp : Các địa phương có liên quan ngừng ngay việc bơm tiêu nước vào sông Nhuệ khi có thông báo của Công ty KTCTTL Sông Nhuệ, đồng thời Công ty KTCTTL Sông Nhuệ báo cáo Bộ NN & PTNT và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) các Tỉnh trong hệ thống

Khi xử lý sự cố xong, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ báo cáo Bộ NN & PTNT, Ban chỉ huy PCLB các tỉnh cho phép các địa phương tiếp tục vận hành các trạm bơm tiêu vào sông Nhuệ.

Điều 20: Trường hợp mực nước sông Đáy cao hơn sông Nhuệ, cống La Khê, Vân Đình, Điệp Sơn và Lương Cổ đóng. Khi mực nước hạ lưu cống Lương Cổ thấp hơn mực nước thượng lưu, thì mở cống để tiêu cho hệ thống.

Điều 21: Trong vụ mùa, việc lấy nước tưới chỉ thực hiện khi dự báo thời tiết 10 ngày tới trong hệ thống không mưa hoặc mưa nhỏ.

1. Trường hợp mực nước thượng lưu cống Liên Mạc nhỏ hơn hoặc bằng báo động 1 (H(+10,5m) :

Việc mở cống Liên Mạc để lấy nước tưới do Công ty KTCTTL Sông Nhuệ quyết định. Trước khi mở cống Liên Mạc, Công ty phải thông báo đến các Ban chỉ huy PCLB địa phương biết. Mực nước tại các công trình trên hệ thống được giữ như bảng 4.

Bảng 4 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước khống chế (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

điều tiết

 

4,50( 4,70

Cống Liên Mạc 2

mở

4,40 ( 4,60

4,35( 4,55

Cống Hà Đông

mở

4,00 ( 4,20

 

Cống La Khê

đóng

4,00 ( 4,20

 

Cống Đồng Quan

điều tiết

không quá 3,50

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

Cống Vân Đình

đóng

không quá 3,50

 

Cống Nhật Tựu

điều tiết

không quá 3,20

 

Cống Điệp Sơn

điều tiết

không quá 3,20

 

Khi cống Liên Mạc đang mở, mực nước sông Hồng vượt báo động 1, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ báo cáo Bộ NN & PTNT để quyết định.

2. Trường hợp mực nước thượng lưu cống Liên Mạc lớn hơn báo động 1  và nhỏ hơn báo động 3 (+10,50m < H < +12,50m) :

Việc mở cống Liên Mạc để lấy nước tưới phải được phép của Bộ NN & PTNT. Trước khi mở cống, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ thông báo Quyết định của Bộ NN & PTNT đến Ban chỉ huy PCLB thành phố Hà Nội. Mực nước tại các công trình trên hệ thống được giữ như bảng 5.

Bảng 5 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước khống chế (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

điều tiết

 

 

Cống Liên Mạc 2

điều tiết

5,00 ( 7,00

4,50 ( 5,00

Cống Hà Đông

mở

4,00 ( 4,50

 

Cống La Khê

đóng

4,00 ( 4,50

 

Cống Đồng Quan

mở

không quá 3,50

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

Cống Vân Đình

đóng

không quá 3,50

 

Cống Nhật Tựu

điều tiết

không quá 3,20

 

Cống Điệp Sơn

điều tiết

không quá 3,20

 

3. Trường hợp mực nước thượng lưu cống Liên Mạc từ báo động 3 trở lên (H(+12,5m) cống Liên Mạc đóng kín, không lấy nước tưới.

Điều 22: Trong vụ mùa, việc lấy nước tạo nguồn cho các trạm bơm tưới ven sông Nhuệ chỉ thực hiện khi dự báo thời tiết và mực nước thượng lưu cống Liên mạc như quy định tại điều 21.Vận hành và giữ mực nước tại các công trình trên hệ thống như bảng 6.

Bảng 6 : Mực nuớc khống chế tại các công trình trên hệ thống

Tên công trình

VẬN HÀNH

Mực nước khống chế (m)

Thượng lưu

Hạ lưu

Cống Liên Mạc

điều tiết

 

 

Cống Liên Mạc 2

điều tiết

5,00 ( 7,00

( 3,80

Cống Hà Đông

điều tiết

không quá 3,50

 

Cống La Khê

đóng

không quá 3,50

 

Cống Đồng Quan

điều tiết

không quá 2,40

 

Cống Hoà Mỹ

mở thoáng

 

 

Cống Vân Đình

đóng

 không quá 2,40

 

Cống Nhật Tựu

điều tiết

không quá 2,00

 

Cống Điệp Sơn

đóng

không quá 2,00

 

Điều 23: Trong thời gian hệ thống đang lấy nước tưới, dự báo có áp thấp, bão và mưa lớn có khả năng gây úng ngập trong hệ thống, phải ngừng lấy nước và vận hành hệ thống tiêu.

Điều 24: Vận hành chống lũ cống Liên Mạc.

Khi mực nước thượng lưu cống Liên Mạc lớn hơn báo động 2 và nhỏ hơn báo động 3 (+11,5m < H < +12,5m), điều tiết cống Liên Mạc và cống Liên Mạc 2 để giữ mực nước thượng lưu cống Liên Mạc 2 ở mức +7,00m và hạ lưu cống Liên Mạc 2 không nhỏ hơn +3,50m.

CHƯƠNG 4:

TRÁCH NHIỆM  VÀ QUYỀN HẠN

Điều 25: Công ty KTCTTL Sông Nhuệ.

            1. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hệ thống theo Quy trình này.

            2. Là cơ quan duy nhất được quyền quản lý vận hành trực tiếp các công trình sau đây: Cống lấy nước Liên Mạc, các cống điều tiết : Liên Mạc 2, Hà Đông, Đồng Quan, Hoà Mỹ, Nhật Tựu; các cống tiêu : La Khê, Vân Đình, Lương Cổ, Điệp Sơn và  trạm bơm tiêu Vân Đình; toàn bộ tuyến đê sông Nhuệ và các nhánh La khê, Vân Đình, Duy tiên.

            3. Được quyền lập biên bản và đình chỉ việc cấp nước hoặc tiêu nước đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm Quy trình vận hành. Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, được báo cáo đến cấp có thẩm quyền xử lý.

            4. Sau mỗi năm phục vụ sản xuất, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản lên Hội đồng quản lý hệ thống và cơ quan có liên quan về kết quả phục vụ sản xuất, quản lý công trình và thực hiện Quy trình vận hành hệ thống và xây dựng Phương án kỹ thuật phòng chống lụt bão.

            5. Có trách nhiệm thường xuyên báo cáo tình hình công trình và tình hình tưới, tiêu nước lên Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây và Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi.

Điều 26: Các Công ty KTCTTL trong hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ.

            1. Phải tuân thủ những quy định trong QTVH và sự điều hành thống nhất của Công ty KTCTTL Sông Nhuệ ở những phần liên quan về tưới, tiêu nước.

            2. Thường xuyên thông báo cho Công ty KTCTTL sông Nhuệ các số liệu liên quan đến việc điều hành hệ thống và tình hình sản xuất trong khu vực.

            3. Có phương án, vật tư thiết bị phòng chống lũ bão, úng, hạn theo nhiệm vụ được phân công.

            4. Ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng dùng nước với Công ty KTCTTL Sông Nhuệ và nộp đủ thuỷ lợi phí theo quy định hiện hành.

Điều 27: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Tây, Hà Nam và thành phố Hà Nội.

            1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Công ty KTCTTL, các địa phương trong hệ thống thực hiện QTVH.

            2. Phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện QTVH.

            3. Kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT (Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi) để xử lý các trường hợp đặc biệt.

Điều 28: UBND các cấp trong hệ thống theo thẩm quyền.

                1. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện QTVH trong địa phương mình.

            2. Ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm hoặc cản trở việc điều hành hệ thống theo Quy trình.

            3. Huy động nhân lực, vật tư để đảm bảo an toàn đê sông Nhuệ và các công trình thuỷ lợi trong hệ thống theo Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

CHƯƠNG 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29: Mọi quy định về vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ trước đây trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện Quy trình, Công ty KTCTTL Sông Nhuệ và các đơn vị liên quan phải thường xuyên theo dõi, nếu có nội dung cần sửa đổi bổ sung, kịp thời kiến nghị cơ quan thường trực Hội đồng quản lý hệ thống, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 30: Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình này sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

 

PHỤ LỤC:

KÈM THEO QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ

PHỤ LỤC 1 : BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ - PHÂN VÙNG TƯỚI

PHỤ LỤC 2 : BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ - PHÂN VÙNG TIÊU

PHỤ LỤC 3 : ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ

PHỤ LỤC 4 : DANH SÁCH CÁC TRẠM BƠM ĐƯỢC PHÉP BƠM CHỐNG NGẬP TRẠM BƠM KHI CÓ LỆNH NGỪNG BƠM TIÊU VÀO SÔNG NHUỆ

 


Phụ lục 1. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TƯỚI


 


 


PHỤ LỤC 3:

ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG NHUỆ

I. ĐẶC ĐIỂM.

Hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ là hệ thống liên tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Trục kênh chính tưới, tiêu nước kết hợp, có tổng chiều dài 113,6 km, gồm Sông Nhuệ và các sông nhánh La Khê, Vân Đình, Duy Tiên.

Hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ có giới hạn như sau: Phía bắc và phía đông giáp sông Hồng, phía tây giáp sông Đáy, phía nam giáp sông Châu. Cao trình đất đai trong hệ thống thay đổi từ +9,00m đến +1,00m. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ phía sông Hồng và sông Đáy vào sông Nhuệ. Chiều dài lưu vực hệ thống khoảng 100 km, chiều rộng lưu vực hệ thống khoảng 20 km.

Diện tích lưu vực toàn hệ thống là 107.530 ha, trong đó diện tích canh tác là 81.148 ha. (theo Thông báo số 577/TB-HCTN ngày 14/12/1976 của Bộ thủy lợi, nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Các công trình lấy nuớc từ sụng Hồng vào Hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ hiện cú: Cống Liên Mạc, trạm bom éan Hoài, cống Bỏ Giang, trạm bom Hồng Võn, cống Mộc Nam. Các công trình tiờu nuớc ra sụng Hồng, sụng éỏy và sụng Chõu hiện cú: Cống La Khờ, Võn éỡnh, Luong Cổ, éiệp Son và các trạm bom tiờu Nam Hà Nội (Yờn Sở), Bộ éầu, Khai Thỏi, Yờn Lệnh, Song Phuong, Võn éỡnh, Ngọ Xỏ, Ngoại éộ, Quế và Lạc Tràng.

Cao độ (m)

Diện tích (ha)

Canh tác

Phi canh tác

Cộng

lớn hơn +9,00

150

250

400

+9,00 ( +8,00

800

300

1.100

+8,00 ( +7,00

940

1.210

2.150

+7,00 ( +6,00

3.350

2.730

6.080

+6,00 ( +5,00

9.350

4.100

13.450

+5,00 ( +4,00

9.150

2.600

11.750

+4,00 ( +3,00

15.500

3.900

19.400

+3,00 ( +2,00

27.300

6.800

34.100

+2,00 ( +1,00

15.250

3.850

19.100

TỔNG CỘNG

81.790

25.740

107.530

II. NHIỆM VỤ.

            a. Cung cấp nước.

            + Đảm bảo tưới cho 81.148 ha diện tích canh tác trong hệ thống, ứng với tần suất P=75%.

            + Tạo nguồn cung cấp nước: dân sinh, công nghiệp và cải tạo môi trường.

            b. Tiêu nước.

            Đảm bảo tiêu nước cho toàn bộ diện tích lưu vực 107.530 ha của hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ trong điều kiện thời tiết diễn biến bình thường. Hệ số tiêu của các khu vực trong hệ thống : khu vực trên Đồng Quan q = 5,84 l/s-ha, khu vực dưới Đồng Quan q=6,20 l/s-ha (theo thông báo số 875 NN-QLN/TB ngày 5 tháng 12 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) và tiêu cho nội thành Hà Nội.

            c. Phòng chống lũ sông Hồng, sông Đáy phải đảm bảo chống úng đến một mức độ nhất định, hạn chế diện tích mất trắng.

            d. Kết hợp giao thông thuỷ trong hệ thống.

III. HIỆN TRẠNG.

1. Các chỉ tiêu kỹ thuật.

            a. Về tưới.

            Theo thông báo số 577 TB-HCTN ngày 14/12/1976 của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) về quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông 1974-1976.

            - Tưới ải                                                                                                                       : q = 0,80          l/s.ha

            - Tưới dưỡng                            :                       Vụ chiêm                      : q = 0,50          l/s.ha

                                                                                                            Vụ xuân                        : q = 0,57          l/s.ha

                                                                                                            Vụ mùa                         : q = 0,223        l/s.ha

            Quy hoạch 1996-1997 vẫn khẳng định về tưới nguồn nước đủ đảm bảo cho toàn hệ thống.

            b. Về tiêu.

            Theo thông báo số 875 NN-QLN/TB ngày 5/12/1997 của Bộ Nông nghiệp & PTNT xác định hệ số tiêu:

            - Hệ số tiêu của khu vực dưới Đồng Quan                      : q =   6,20        l/s.ha

            - Hệ số tiêu của khu vực trên cống Đồng Quan    : q =   5,84        l/s.ha

 

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.

            a. Hệ thống sông chính.

  ( Sông Nhuệ

- Chiều dài sông 74,0 km

- Tiêu ra sông Đáy Q = 81m3/s.

- Đê sông Nhuệ : có cao trình biến đổi từ +7,50m tại Liên Mạc đến +6,00m tại Lương Cổ; bề rộng 5m, mái 1,5 các khu vực sung yếu có đắp cơ ở cao trình +4,00m; Bcơ = 3m, m = 1,5.

  ( Sông Duy Tiên

- Chiều dài sông 21,0 Km

- Tiêu ra sông Châu với Q = 41 m3/s.

- Cao trình đê: từ +5,70m(+6,00m, B=5m, m=1,5. Các khu vực sung yếu có đắp cơ, chiều rộng cơ B = 3m, cao trình cơ +4,00m, mái cơ  m = 1,5.

  ( Sông La Khê

- Chiều dài sông 6,8 Km.

- Tiêu ra sông Đáy với Q = 20 m3/s.

- Mặt đê rộng từ 4(5m, cao độ đê từ +6,00m(+8,00m, mái m=1,3(1,5

- Cao trình đáy sông (hiện tại):

+ Từ ngã 3 sông Nhuệ đến trạm bơm La Khê: L = 3,5 km, đáy sông từ +0,50m(+0,40m.

+ Từ trạm bơm La Khê đến cống Yên Nghĩa (La Khê): L = 3,3 km, đáy sông chưa được nạo vét, cao trình từ +2,10m ( +1,00m.

  ( Sông Vân Đình

- Chiều dài sông 11,8 km.

- Tiêu ra sông Đáy với Q = 20 m3/s.

- Mặt đê rộng 3m, mái m = 1,3(1,5. Cao độ +5,50m.

- Cao trình đáy sông là -0.50m.

            b. Trạm bơm Vân Đình.

                        - QTK = 56 m3/s (28 máy x 2 m3/s).

                        - Tiêu úng cho 13.466 ha (ứng Hoà 5324 ha, Thanh Oai và Phú Xuyên 800 ha).

                                - Tưới hỗ trợ cho khoảng (3.000 ( 5.000) ha vùng phía nam ven sông Đáy huyện ứng Hoà. 

                        - Mực nước bể hút:       MNTK   = +1,15m;         MNmax = +4,21m

                        - Mực nước bể xả:        MNTK   = +5,30m;         MNmax = +6,85m;         MNmin=+3,80m

            c. Các cống, đập điều tiết.

            ( Cống Liên Mạc - Cấp đặc biệt, K53+700 đê sông Hồng (K0+304 sông Nhuệ)

            - Kết cấu:

                        + Cống hộp lộ thiên bằng bê tông cốt thép trên có cầu giao thông ở +15,5m.

                        + Có 4 cửa lấy nước rộng 3,0m và một cửa thông thuyền rộng 6m.

                        + Cao trình đáy cống là +1,00m.

            - Các chỉ tiêu thiết kế:

                        + Mực nước thiết kế tưới đầu vụ thượng lưu +3,77m, hạ lưu +3,72m

                        + Mực nước tưới max thượng lưu +4,00m, hạ lưu +3,87m

                        + Mực nước tưới bình thường thượng lưu +3,16m, hạ lưu +3,12m.

                        + Lưu lượng qua cống tưới vụ Đông xuân QTK = 36,25 m3/s.

                        + Mực nước thiết kế chống lũ :

                                    Thiết kế cũ                    : TL/HL= +12,91m/+3,30m
                                    Thiết kế mới      : TL/HL= +14,35m/+7,00m

            - Mực nước lũ lớn nhất đã xuất hiện ngày 20/8/1971 là +14,72m.

            - Kích thước cửa van: (cửa con).

                        + Cửa dưới: 3,68m ( 1,5m ( 0,3m nặng 2,1 tấn.

                        + Cửa trên: 3,68m ( 1,85m ( 0,3m nặng 2,2 tấn

            - Kích thước cửa van (cửa âu thượng lưu).

                        + Cửa dưới: 6,5m ( 2,5m ( 0,6m nặng 9,00 tấn.

                        + Cửa dưới: 6,5m ( 3,55m ( 0,6m nặng 9,84 tấn.

            - Kích thước cửa van (cửa âu hạ lưu).

                        + Cửa dưới: 6,48m ( 4,6m ( 0,4m nặng 9,55 tấn.

 

            ( Cống điều tiết hạ lưu Liên Mạc (Liên Mạc 2) - Cấp 1, K1+104 đê sông Nhuệ.

     - Kết cấu:

+ Cống hộp lộ thiên bằng bê tông cốt thép R200, phía trên có kết hợp cầu giao thông ở  H30 qua lại trong mùa mưa lũ.

+ Cống có 3 cửa, mỗi cửa rộng 6,0m trong đó có 2 cửa 6m(4m và một cửa thông thuyền 6m(7m.

+ Cao trình đáy cống là +0,50m, cao trình 2 bờ là +10,0m

            - Các chỉ tiêu thiết kế:

                        + Mực nước thiết kế tưới thượng lưu +3,15m.

                        + Mực nước thiết kế tưới hạ lưu +3,10m

                        + Mực nước thiết kế chống lũ thượng lưu +7,00m

                        + Lưu lượng qua cống tưới vụ Đông xuân QTK = 36,25 m3/s (bằng cống LM).

            ( Cống Hà Đông (K16+182 đê sông Nhuệ)

            - Cống có 3 cửa trong đó có 2 cửa rộng 3,5m và một cửa thông thuyền rộng 6,0m.

            - Cao trình đáy cống là -0,81m

            - Mực nước thiết kế tưới đầu vụ thượng lưu +3,56m, hạ lưu +3,53m

            - Mực nước thiết kế tưới giữa và cuối vụ thượng lưu +2,96m, hạ lưu +2,94m

            - Mực nước thiết kế tưới max thượng lưu +3,84m, hạ lưu +3,80m

            - Mực nước tưới bình thường thượng lưu +2,96m, hạ lưu +2,94m

            - Mực nước thiết kế chống lũ thượng lưu +4,30m, hạ lưu +3,00m

              Chênh lệch (H = 1,3 m.

            - Lưu lượng thoát lũ qua cống Qmax = 143,75 m3/s.

            - Mực nước lớn đã xuất hiện trên cống Hà Đông:

                        + Tháng 11/1984                                   Thượng lưu +5,77m / +5,42m hạ lưu

                        + Ngày 13 tháng 9/1985             Thượng lưu +5,60m / +5,40m hạ lưu

                        + Ngày 30 tháng 8/1994             Thượng lưu +5,79m / +5,57m hạ lưu

                        + Ngày 4 tháng 8/2001              Thượng lưu +5,75m / +5,70m hạ lưu

            - Mực nước theo quy hoạch 1996 – 1997

                        + Mực nước thiết kế                  P = 10% là +6,06m

                        + Mực nước kiểm  tra                P =   5% là +6,35m

            - Cửa van:

                        + Hai cửa nhỏ:

                                    Cánh dưới: 3,92m ( 2,655m ( 0,2m, nặng 2 tấn

                                    Cánh trên:  4,44m ( 2,755m ( 0,2m, nặng 2,2 tấn

                                    Đối trọng: 2 ( 1600 kg.

                        + Cửa âu:

                                    Cánh dưới: 6,42m ( 1,835m ( 0,3m, nặng 2,6 tấn

                                    Cánh trên:  7,02m ( 1,765m ( 0,3m

                                    Đối trọng: 2 ( 1600 kg.

            ( Cống La Khê (cống Yên Nghĩa) - K38 đê sông Đáy (K6+322 sông La Khê).

            - Cống có hai cửa rộng 4,5m, cao 3,55m, cửa van hình cung.

            - Cao trình đáy cống là +0,40m

            - Mực nước thiết kế chống lũ:

                        + Thiết kế cũ:    Thượng lưu +10,50m, hạ lưu +3,245m

                                                                        Chênh lệch (H = 7,255m

                        + Thiết kế mới : (khi phân lũ vào sông Đáy)

                                                                        Thượng lưu +11,80m

            - Lưu lượng thoát lũ lớn nhất Qmax = 60 m3/s.

            ( Cống Đồng Quan (K43+750 đê sông Nhuệ)

            - Cống có 6 cửa trong đó:

                        + 5 cửa con rộng 2,50 m.

                        + 1 cửa thông thuyền rộng 6,00 m.

            - Cao trình đáy cống là -2,23m

            - Chỉ tiêu thiết kế tưới:

                        + Lớn nhất                                                        : Thượng lưu +3,50m / hạ lưu +3,40m

                        + Đầu vụ                                                           : Thượng lưu +3,34m / hạ lưu +3,32m

                        + Giữa và cuối vụ                                              : Thượng lưu +3,10m / hạ lưu +2,90m

                        + Mực nước tưới bình thường   : Thượng lưu +2,94m / hạ lưu +2,74m

            - Kích thước cánh cửa:

                        + Cửa con:                   Cánh dưới:       2,77m ( 2,8m ( 0,17m

                                                                        Cánh trên:         2,77m ( 3,0m ( 0,17m

                        + Cửa âu:                     6,6m ( 6,228m ( 0,3m, nặng 7,2 tấn

            - Mực nước theo quy hoạch 1996-1997.

                        + Mực nước thiết kế P = 10% là +5,78m

                        + Mực nước kiểm  tra P = 5% là +6,12m

            ( Cống Hoà Mỹ (K1+400 đê sông Vân Đình)

            - Xây dựng từ năm 1986-1987, năm 1995 cải tạo và điện khí hoá cửa van.    

            - Cống có 1 cửa.

            - Cao trình đáy cống là +0,00m

            - Lưu lượng thiết kế điều tiết Q = 8 m3/s.

            - Cửa van:

                        + Kích thước:   Cánh dưới: 6,56m ( 2,0m ( 0,308m, nặng 1,14 tấn

                                                Cánh trên: 6,56m ( 2,5m ( 0,308m, nặng 1,18 tấn

            ( Cống Vân Đình ( K72 đê sông Đáy)

            - Cống có hai cửa 4,5m, cao 4,12m cửa van hình cung.

            - Cao trình đáy cống là -0,55m

            - Chỉ tiêu thiết kế:

                        + Mực nước thiết kế chống lũ:    Thượng lưu +7,22m, hạ lưu +1,755m

                                                                                                                        Chênh lệch (H = 5,645m

                        +Tưới tiêu:        Trong đồng +3,55m, sông Đáy -0,25m

                                                                                                                        Chênh lệch (H = 3,78m

            - Lưu lượng tiêu:

                        + Lưu lượng thiết kế                  Qtk = 20 m3/s.

                        + Lưu lượng thoát lũ lớn nhất   Qmax = 60 m3/s.

 

 

            ( Cống Nhật Tựu (K63+405 đê sông Nhuệ)

            - Có 8 cửa phục vụ tưới tiêu mỗi cửa rộng 2,5m và một âu thuyền, cửa âu rộng 6m.

            - Cao trình đáy cống là -2,82m.

            - Các chỉ tiêu thiết kế:

                        + Mực nước thiết kế tưới đầu vụ thượng lưu +3,20m

                        + Mực nước thiết kế tưới giữa và cuối vụ thượng lưu +2,92m

                        + Mực nước tưới max thượng lưu +3,396m

                        + Mực nước tưới bình thường thượng lưu +2,62m

            - Mực nước theo quy hoạch 1996-1997.

                        + Mực nước thiết kế P = 10% là +5,21m

                        + Mực nước kiểm  tra P = 5% là +5,63m

            - Khả năng thoát lũ:       Q = 233,6 m3/s.

            - Cửa van:        Cánh dưới:                   2,78m ( 2,915m ( 0,17m, nặng 1,5 tấn.

                                                Cánh trên:                     2,88m ( 2,6       m ( 0,19m, nặng 0,99 tấn

            ( Cống Điệp Sơn (K21 sông Duy Tiên)

            - Có 3 cửa phục vụ tưới, tiêu mỗi cửa rộng 2,5m ( 3,7m và một cửa âu thuyền rộng 6m.

            - Nền cống là đá gốc

            - Cao trình đáy cống là -1,50m.

            - Các chỉ tiêu thiết kế:

                        + Chống lũ:                   Sông Châu +4,96m, sông Duy Tiên  +1,90m

                                                                        Chênh lệch (H = 3,06m

                        +Tưới tiêu: Sông Duy Tiên +3,40m, sông Châu -0,20m

                                                            Chênh lệch (H = 3,6m

 


            - Mực nước tưới:

                        + Mực nước thiết kế tưới đầu vụ : +3,20m

                        + Mực nước thiết kế tưới giữa và cuối vụ: +2,92m

            - Khả năng thoát lũ qua cống:    Q = 123,6 m3/s.

            - Cửa van:

                        + Cửa con:                   Cánh dưới:  rộng 2,78m ( cao 2,8m

                                                                        Cánh trên:   rộng 2,78m ( cao 2,3m

                        + Cửa âu:                     Cánh dưới:  rộng 6,4m ( cao 4,3m                                                                                                                                                                      Cánh trên:   rộng 6,8m ( cao 0,9m .

            ( Cống Lương Cổ (K72+506 sông Nhuệ)

            - Cống có nhiệm vụ ngăn lũ sông Đáy.

            - Có 6 cửa đều rộng 6,0m trong đó 5 cửa kích thước cánh rộng 2,8m ( cao 1,0m; 01 cửa thông thuyền cánh có 2 hàng:

                        Cánh dưới:  rộng 6,52m ( cao 4,3m

                        Cánh trên:   rộng 6,8m ( cao 3,3m

            - Cao trình đáy cống là -2,50m.

            - Các chỉ tiêu thiết kế:

                        + Chống lũ:       +4,96m / +1,20m

                                                Chênh lệch (H = 3,76m

            - Khả năng thoát lũ qua cống:    Q = 286 m3/s.

3. Phân vùng tiêu.

            Quy hoạch 1974-1976 đã chia Hệ thống thuỷ nông Sông Nhuệ thành 3 vùng tiêu theo 3 hướng tiêu khác nhau: Tiêu ra sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.

            Song về góc độ quản lý và điều hành hệ thống quy hoạch 1974-1976 chia hệ thống thành 9 tiểu khu theo đơn vị hành chính.

 

            a. Quy mô và giới hạn của các vùng tiêu theo các sông.

            ( Vùng tiêu ra sông Hồng.

            Vùng tiêu ra sông Hồng có diện tích 18.605 ha giới hạn bởi sông Hồng phía bắc và đông, sông Duy Tiên và Mai Trang phía nam và tây nam, quốc lộ 1A phía tây và toàn bộ khu vực tiêu của trạm bơm Nam Hà Nội (Yên Sở) bao gồm diện tích tiêu của các trạm bơm: Đông Mỹ, Bộ Đầu, Nam Hà Nội, Khai Thái, Yên Lệnh.

 

Bảng 1 : Các trạm bom tiờu ra sụng Hồng

Số
TT

Tên
trạm bơm

Địa
điểm

Số
máy

Loại
(m3/h)

Q
(m3/s)

Ftiêu TK
(ha)

Ftiêu thực tế
(ha)

1

Đông Mỹ

Thanh Trì

24

1.000

6,5

854

700

2

Nam Hà Nội
      (Yên Sở)

Thanh Trì

6
5

18.000
10.800

30
15

7.750

4.500

3

Bộ Đầu

Thường Tín

27

1.000

7,5

1.120

1.080

4

Chương Dương

Thường Tín

 2

1.000

0,5

62

50

5

Vân La

Thường Tín

 3

1.000

0,8

150

115

6

Khai Thái

Phú Xuyên

 3

25.000

21

4.200

 

7

Yên Lệnh

Duy Tiên

 3

25.000

21

4.472

 

Cộng

 

 

 

 

18.398

5.945

 

            ( Vùng tiêu ra sông Đáy.

            Vùng tiêu ra sông Đáy có diện tích 31.439 ha bao gồm lưu vực tiêu của các trạm bơm: Song Phương, Vân Đình, Ngọ Xá, Ngoại Độ, Quế, và một số trạm bơm nhỏ khác.

Bảng 2 : Các trạm bom tiêu ra sông Đáy

Số
TT

Tên
trạm bơm

Địa
điểm

Số
máy

Loại
(m3/h)

Q
(m3/s)

Ftiêu TK
(ha)

Ftiêu thực tế
(ha)

1

Song Phương

Hoài Đức

25

2.500

17,3

2.200

1.874

2

Cao Xuân Dương

Thanh Oai

16

1.000

4,4

650

635

3

Phương Trung

Thanh Oai

14

1.000

3,8

500

500

4

Cao Thành

ứng Hoà

2

1.000

0,5

50

45

5

Đoàn Xá

ứng Hoà

7

1.000

1,9

500

430

6

Hoàng Dương

ứng Hoà

5

1.000

1,4

200

190

7

Ngoại Độ I

ứng Hoà

15

8.000

33,3

10.000

5.550

8

Ngọ Xá I

ứng Hoà

18

1.000

5,0

1.000

980

9

Ngọ Xá II

ứng Hoà

10

4.000

11,1

1.000

 

10

Vân Đình

ứng Hoà

28

8.000

50,56

13.600

10.800

11

Trân Châu

Kim Bảng

13

1.000

2,88

438

250

12

Quế I

Kim Bảng

28

1.000

7,7

Tiêu hỗ trợ Quế II

13

Quế II

Kim Bảng

9

8.000

20

3.932

3.500

14

Tân Sơn

Kim Bảng

2

2.500

1,11

540

450

15

Đanh Xuyên

Kim Bảng

3

2.500

1,7

325

200

16

Tân Châu

Kim Bảng

4

2.500

2,22

 

 

Cộng

 

 

 

 

35.391

25.044

            ( Vùng tiêu ra sông Nhuệ.

Có diện tích 51.166 ha (trong đó có 6.080 ha tiêu tự chảy) bao gồm lưu vực của tiểu khu Đan-Hoài-Từ ở phía tây sông Nhuệ (trừ lưu vực của trạm bơm Song Phương) lưu vực của các trạm bơm tiêu ra sông Nhuệ (riêng tiểu khu La Khê chỉ giới hạn vùng phía bắc từ Hà Đông đến Thanh Thuỳ).

Bảng 3 : Các trạm bom tiêu ra sông Nhuệ

Số

TT

Đoạn
sông

Số

trạm

Số máy và loại máy (m3/h)

QTK

(m3/s)

Ftiêu

thực tế (ha)

Tổng số

4000

2000, 2500

(1000

1

Liên Mạc - Hà Đông

19

111

 

63

48

49,1

8.701

2

Hà Đông - Đồng Quan

19

235

67

48

120

132

16.396

3

Đồng Quan - Nhật Tựu

32

194

31

47

116

85,6

10.814

4

Nhật Tựu - Lương Cổ

7

45

6

5

34

17,0

3.163

 

Cộng

108

585

104

163

318

283,7

39.074

            ( Vùng tiêu ra sông Châu.

            Gồm 6.320 ha giới hạn phía nam và đông là sông Châu, phía tây là quốc lộ 1A, phía bắc là đường liên xã Đọi Sơn - Tiên Tân.

Bảng 4 : Các trạm bom tiêu ra sông Châu

Số
TT

Tên
trạm bơm

Địa
điểm

Số
máy

Loại
(m3/h)

Q
(m3/s)

Ftiêu TK
(ha)

Ftiêu
thực tế (ha)

1

Bược

Duy Tiên

10

1.000

2,7

885

682

2

Châu Sơn

Duy Tiên

2

1.000

0,5

145

110

3

Đọi Sơn

Duy Tiên

5

4.000

4,44

530

360

4

Lạc Tràng

Duy Tiên

10

8.000

22,2

5.386

3.500

5

Lạc Tràng 1,2,3

Duy Tiên

30

1.000

8,3

2.900

1841

Cộng

 

 

 

 

9.846

6.493

            b. Quy mô và giới hạn của 9 tiểu khu.

            ( Tiểu khu Đan-Hoài-Từ.

            Có diện tích 11.350 ha, giới hạn phía bắc là sông Hồng, phía đông là sông Nhuệ, phía nam là sông La Khê, phía tây là sông Đáy, trong đó 2.200 ha tiêu ra sông Đáy bằng trạm bơm Song Phương; 9.150 ha tiêu vào sông Nhuệ.

            ( Tiểu khu La Khê.

            Có diện tích 19.306 ha, giới hạn phía bắc giáp sông La Khê, phía nam giáp sông Vân Đình, phía đông giáp sông Nhuệ, phía  tây giáp sông Đáy, trong đó 13.666 ha phía nam tiêu ra sông Đáy bằng các trạm bơm Vân Đình, Ngọ Xá, Cao Xuân Dương, Phương Trung, Đoàn Xá, Hoàng Dương, Cao Thành; 5.640 ha phía bắc tiêu vào sông Nhuệ bằng các trạm bơm.

            ( Tiểu khu Nam ứng Hoà.

            Có diện tích 15.214 ha, giới hạn phía bắc giáp kênh Vân Đình, phía đông giáp sông Nhuệ, phía nam giáp đường 60, phía  tây giáp sông Đáy, trong đó 9.220 ha tiêu ra sông Đáy; 5.994 ha tiêu vào sông Nhuệ.

            ( Tiểu khu Kim Bảng.

            Có diện tích 7.288 ha, giới hạn phía bắc giáp đường 60, phía đông giáp sông Nhuệ, phía tây và phía  nam giáp sông Đáy, trong đó 1.935 ha tiêu ra sông Nhuệ; 5.353 ha tiêu ra sông Đáy bằng trạm bơm Quế và một số trạm bơm nhỏ khác.

            ( Tiểu khu nội thành Hà Nội.

            Có diện tích 13.540 ha, giới hạn phía đông và phía bắc là sông Hồng, phía tây là sông Nhuệ, phía  nam là quốc lộ 70, trong đó 5.790 tiêu vào sông Nhuệ, 7.750 ha tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Nam Hà Nội (Yên Sở).

            ( Tiểu khu Thanh Trì.

            Có diện tích 3.307 ha, giới hạn phía bắc là tiểu khu nội thành Hà Nội, phía nam là tiểu khu Hồng Vân, phía đông là sông Hồng, phía tây là sông Nhuệ, trong đó 854 ha phía đông quốc lộ 1A tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Đông Mỹ; 2.453 ha tiêu vào sông Nhuệ.

            ( Tiểu khu Hồng Vân.

            Có diện tích 12.648 ha, giới hạn phía bắc là tiểu khu Thanh Trì, phía nam là tiểu khu Phú Xuyên, phía đông là sông Hồng, phía tây là sông Nhuệ, trong đó 1.156 ha tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Bộ Đầu; 11.492 ha tiêu ra sông Nhuệ.

            ( Tiểu khu Phú Xuyên.

            Có diện tích 11.062 ha, phía bắc giáp Thường Tín, phía đông giáp sông Hồng, phía tây giáp sông Nhuệ, phía nam giáp sông Duy Tiên, trong đó 5.340 ha phía đông quốc lộ 1A tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Khai Thái, Yên Lệnh; 5.722 ha tiêu vào sông Nhuệ, sông Duy Tiên.

            ( Tiểu khu Duy Tiên.

            Có diện tích 13.815 ha, giới hạn phía bắc là tiểu khu Phú Xuyên, phía nam là sông Châu, phía đông là sông Hồng, phía tây là sông Nhuệ, trong đó 3.332 ha tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Yên Lệnh; 806 ha tiêu ra sông Nhuệ; 9.677 ha tiêu ra sông Duy Tiên và Châu Giang.

 

BẢNG MỰC NƯỚC THIẾT KẾ TƯỚI TẠI CÁC CỐNG TIẾT TRÊN SÔNG NHUỆ

Đơn vị : một

Vị trí

 


Thời vụ

Liên
Mạc


Đông

Đồng
Quan

Thần

Nhật Tựu

Vân Đình

Điệp Sơn

TL

HL

TL

HL

TL

HL

 Đầu vụ

3,77

3,72

3,56

3,53

3,34

3,32

3,25

3,20

3,31

3,15

 Giữa, cuối vụ

3,16

3,12

2,96

2,94

2,75

2,74

2,67

2,62

2,73

2,57

 

BẢNG MỰC NƯỚC TIÊU TRÊN SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY
(Theo Thông báo số 577/TB-HCTN ngày 14/12/1976 Bộ Thuỷ lợi, Quyết định 281 QĐ/TN ngày 16/5/1988 Bộ Thuỷ lợi và Thông báo 875 NN-QLN/TB ngày 5/12/1997 Bộ NN & PTNT)

 

Đơn vị : một

Vị trí

 


Văn bản

Sông Nhuệ

Sông Đáy

Liên Mạc

Hà Đông

Đồng Quan

Nhật Tựu

Lương Cổ

La
Khê

Ba
Thá

Vân
Đình

Tân
Lang

Phủ

 TB 577

-

5,44

4,83

4,45

4,43

5,30

-

5,00

-

4,40

 QĐ 281

6,20

6,00

5,60

5,35

5,27

6,98

6,90

6,15

5,50

5,24

 TB 875 10%

                         5%

-

-

6,06

6,35

5,78

6,12

5,21

5,63

4,97

5,40

-

-

-

-

-

-

-

-

4,80

5,30

 

BẢNG MỰC NƯỚC BÁO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ VỊ TRÍ TRÊN SÔNG NHUỆ VÀ SÔNG HỒNG TRONG MÙA LŨ

Đơn vị : một

Vị trí

CẤP BÁO ĐỘNG

BĐ I

BĐ II

BĐ III

 1. Sông Hồng

 

 

 

            - Liên Mạc

10,50

11,50

12,50

            - Hà Nội

  9,50

10,50

11,50

            - Mộc Nam

  5,80

  6,60

  7,40

 2. Sông Nhuệ

 

 

 

            - Đồng Quan

  4,00

  4,40

  4,70

BẢNG LƯỢNG MƯA NĂM TẠI MỘT SỐ TRẠM TRONG HỆ THỐNG

Đơn vị : mm

Trạm

Liên Mạc

La
Khê


Đông

Đồng
Quan

Nhật
Tựu

Vân
Đình

Lương
Cổ

Điệp
Sơn

_

1571,4

1554,4

1607,0

1626,0

1768,9

1821,7

1835,6

1822,6

BẢNG LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH MAX TOÀN HỆ THỐNG

Đơn vị : mm

1 ngày

3 ngày

5 ngày

7 ngày

120 ( 160

180 ( 230

210 ( 260

230 ( 280

 

PHỤ LỤC 4:

DANH SÁCH

 CÁC TRẠM BƠM ĐƯỢC PHÉP BƠM CHỐNG NGẬP TRẠM BƠM KHI CÓ LỆNH NGỪNG BƠM TIÊU VÀO SÔNG NHUỆ
(được phép bơm 50% công suất để chống ngập trạm bơm)

STT

TÊN TRẠM BƠM

ĐỊA ĐIỂM

SỐ MÁY

LOẠI MÁY

GHI CHÚ

 1

 Cầu Ngà

Từ Liêm

15

1.000(2.500

 

 2

 Đồng Bông

Từ Liêm

36

1.000(2.500

 

 3

 Đông La

Hoài Đức

12

2.500

 

 4

 Đại áng

Thanh Trì

5

2.500

 

 5

 Siêu Quần

Thanh Trì

14

2.500

 

 6

 Khe Tang

Thanh Oai

16

4.000

 

 7

 Thanh Thuỳ

Thanh Oai

3

4.000

 

 8

 Vĩnh Mộ

Thường Tín

10

4.000

 

 9

 Lễ Nhuế

Phú Xuyên

14

4.000

 

 10

 Mạnh Tân II

ứng Hoà

14

4.000

 

 11

 Mạnh Tân I

ứng Hoà

10

1.000

 

 12

 Duy Hải

Duy Tiên

6

1.000

 

 13

 Chợ Lương

Duy Tiên

6

4.000

 

 14

 Bút 1

Duy Tiên

8

1.000

 

 15

 Giáp Ba

Kim Bảng

7

4.000

 

 16

 Hoàng Tây

Kim Bảng

3
6

2.500
1.000

 

 17

 Kim Bình

Kim Bảng

5

2.500

 

 18

 Tiên Tân

Kim Bảng

2

1.000

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 105/2002/QĐ-BNN về Quy trình vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi Sông Nhuệ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 105/2002/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/11/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Đình Thịnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 66
  • Ngày hiệu lực: 04/12/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản