- 1Thông tư liên tịch 01/TTLB năm 1991 thi hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 385-HĐBT do Bộ Xây dựng- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 24-BXD/VKT năm 1990 về Quy chế đấu thầu trong xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Quyết định 29/QĐ/LB năm 1992 về Quy chế hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1046/QĐ-UB-QLĐT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 1994 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 06 năm 1989;
Căn cứ Nghị định 385/HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội dồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản;
Căn cứ Quyết định số 13/UBXD ngày 17-01-1986 của Ủy ban Xây dựng ban hành quy chế bảo hành công trình xây lắp;
Căn cứ Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12-02-1990 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế đấu thầu trong xây dựng cơ bản;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành bản quy định tạm thời về chế độ đấu thầu và chọn thầu trong xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.- Các đồng chí Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển, Trưởng Ban Vật giá thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ CHẾ ĐỘ ĐẤU THẦU VÀ CHỌN THẦU TRONG XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 1046/QĐ-UB-QLĐT ngày 11 tháng 04 năm 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1.- Các công trình tổ chức đấu thầu và chọn thầu trong xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
1. Loại công trình:
a. Tất cả các công trình xây dựng cơ bản trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài có 100% vốn đầu tư, hoặc một phần thuộc nguồn vốn Nhà nước, hoặc nguồn vốn vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đều phải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu xây lắp theo quy định tạm thời này (trừ các công trình được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép không đấu thầu hoặc không đủ điều kiện đấu thầu hoặc chọn thầu thì sẽ được giao thầu theo điều lệ xây dựng cơ bản số 385/HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư liên Bộ số 01/TT-LB ngày 9-3-1991 của Liên Bộ Xây dựng - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước – Bộ Tài Chánh – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Tùy theo quy mô, tính chất, loại hình công trình và những điều kiện cụ thể của mỗi công trình, có thể đấu thầu hoặc chọn thầu xây lắp toàn bộ hay từng hạng mục công trình hoặc công tác có khối lượng xây lắp lớn (san nề, đóng cọc bê tông cốt thép v.v…)
b. Các công trình không thuộc diện đấu thầu hoặc chọn thầu gồm:
- Công trình thuộc bí mật quốc gia.
- Công trình có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm.
- Công trình có yêu cầu cấp bách do thiên tai dịch họa.
- Công trình đặc biệt của một số ngành có quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố cho phép.
2. Nguồn vốn đầu tư:
Tất cả các công trình có nguồn vốn ngân sách, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đầu tư một phần hay toàn phần bao gồm:
a. Công trình được đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
b. Công trình được đầu tư từ vốn XDCB của các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp Nhà nước).
c. Công trình thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố trong các công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
d. Công trình được đầu tư bằng một phần vốn ngân sách thành phố và một phần vốn của Trung ương, quận, huyện.
e. Công trình đầu tư từ các nguồn vốn của nước ngoài dưới hình thức vốn vay hoặc tài trợ không hòan lại như viện trợ, cấp vốn không hoàn lại của Nhà nước, mà thành phố được thụ hưởng theo quy định của Trung ương.
Điều 2.- Điều kiện đối với bên dự thầu.
1. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân về hành nghề xây dựng.
2. Có tài sản thế chấp đăng ký tại cơ quan công chứng thành phố hoặc giấy xác nhận của ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản, tối thiểu bằng 20% tổng giá trị khối lượng các công trình đã nhận thầu của doanh nghiệp.
3. Có chứng chỉ về trình độ chuyên môn và năng lực (máy móc thiết bị, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, các công trình đã làm có quy mô tầm vóc tương ứng) đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công trình muốn dự thầu do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng kiểm tra và xét cấp.
4. Đối với các tổ chức thi công của nước ngoài muốn dự thầu phải có giấy phép của Bộ Xây dựng cấp.
Điều 3.- Điều kiện của bên mời thầu.
Để tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu, chủ đầu tư (bên mời thầu) phải có các điều kiện sau đây:
1. Kinh phí đầu tư cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các điều kiện về vốn thanh tóan cho công trình theo tiến độ được đảm bảo.
2. Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình được duyệt.
3. Thiết kế được duyệt với đầy đủ chi tiết kỹ thuật và mô tả công tác. Có dự toán thi công công trình.
4. Có điều kiện sách chung và điều kiện sách riêng của công trình.
5. Có giấy phép xây dựng.
6. Mặt bằng xây dựng đã được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất và đã được giải phóng.
Chủ đầu tư (bên mời thầu) phải thuê các công ty tư vấn, công ty kiểm tóan xây dựng để lập hồ sơ mời thầu và chi phí sẽ tính vào kinh phí công trình. Tỷ lệ lập hồ sơ mời thầu giao cho Sở Xây dựng căn cứ vào các quy định của Nhà nước để quy định.
Điều 4.- Lệ phí đấu thầu và tiền ký quỹ.
1. Lệ phí đấu thầu và mua hồ sơ dự thầu không quá 1.000.000 đồng VN, do đơn vị mời thầu ấn định và ghi rõ trong thông báo mời thầu.
2. Tiền ký quỹ hoặc giấy bảo lãnh dự thầu do một Ngân hàng (được chủ đầu tư mời thầu chấp nhận) đứng ra bảo lãnh, có giá trị bằng 2.5% giá trị mời dự thầu. Tiền ký quỹ này sẽ được trả lại nếu không trúng thầu. Trường hợp trúng thầu, khoản tiền ký quỹ sẽ được gửi vào tài khoản của bên mời thầu và sẽ được bên mời thầu hoàn trả lại sau khi nghiệm thu công trình cùng lãi suất ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
CÁC HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ ĐẤU THẦU TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC.
Điều 5.- Các hình thức đấu thầu.
Tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của công trình đấu thầu mà bên mời thầu sẽ chọn một trong hai hình thức đấu thầu sau đây:
1. Đấu thầu rộng rãi:
Bên mời thầu sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện đối với đơn vị dự thầu để các tổ chức xây dựng được biết và có thể tham gia dự thầu.
2. Đấu thầu hạn chế:
Bên mời thầu chỉ thông báo mời một số tổ chức thi công chuyên ngành có đủ năng lực và uy tín để dự thầu.
Đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng với những công trình có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, đặc biệt.
Việc lựa chọn hình thức đấu thầu từng công trình sẽ do Hội đồng đấu thầu thành phố chọn. Trong trường hợp Hội đồng đấu thầu không quyết định được, Hội đồng sẽ xin chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Tùy theo quy mô, tính chất, loại công trình và điều kiện sách riêng của bên mời thầu, có thể lựa chọn mức độ đấu thầu là toàn bộ công trình, từng hạng mục công trình hay từng phần công tác xây lắp công trình.
Điều 7.- Đăng ký tổ chức đấu thầu và chọn thầu.
Tất cả các công trình tổ chức đấu thầu quy định tại điều 1 của bản quy định này, phải được bên mời thầu đăng ký tại Sở Xây dựng thành phố.
Nội dung đăng ký tổ chức đấu thầu: theo quy định của Sở Xây dựng.
Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra lại các điều kiện đối với bên mời thầu theo quy định tại điều 3 của quy chế này.
Thời hạn xác nhận hồ sơ đăng ký đấu thầu là 07 ngày tình từ ngày hồ sơ chuẩn bị đầy đủ theo quy định này.
1. Sau khi có xác nhận hồ sơ đăng ký đấu thầu, bên mời thầu ra thông báo (các thi đấu thầu) 3 ngày liên tiếp trên cùng một nhật báo của thành phố (đối với công trình đấu thầu rộng rãi), đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở của chủ đầu tư mời thầu trong thời gian từ ngày thông báo đến ngày mở thầu. Thông báo mời thầu phải được công bố trước ngày hết hạn nộp hồ sơ dự thầu tối thiểu 15 ngày.
2. Nội dung thông báo mời thầu:
- Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thọai cơ quan mời thầu; tên, quy mô, địa điểm xây dựng công trình; bộ phận cung cấp tài liệu và hướng dẫn quan sát hiện trường (nếu có).
- Chỉ rõ nơi mua hồ sơ và nộp lệ phí dự thầu.
- Địa điểm và thời hạn nộp hồ sơ dự thầu.
- Ngày giờ và địa điểm mở thầu.
- Mọi chi phí liên quan đến việc tìm hiểu tài liệu, chuẩn bị hồ sơ mà bên dự thầu phải chịu (trường hợp trúng thầu hay không trúng thầu).
3. Nghiêm cấm việc tiết lộ hoặc để tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào về các tài liệu liên quan đến chỉ tiêu xét trúng thầu. Những người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Trong quá trình xem xét hồ sơ mời thầu, hai bên có thể trao đổi để làm rõ nội dung và yêu cầu công việc.
Đơn vị dự thầu phải nộp hồ sơ cho chủ đầu tư (bên mời thầu) trong thời hạn và theo đúng thông báo mời thầu, cơ bản phải gồm có các tài liệu sau đây:
1. đơn dự thầu theo mẫu được niêm phong kín trong một phong bì riêng.
2. Bản sao có chứng thực giấy phép hành nghề xây dựng (hoặc giấy phép cho tham dự đấu thầu đối với các tổ chức thi công nước ngoài).
3. Bản sao có chứng thực chứng chỉ năng lực và trình độ của tổ chức dự thầu.
4. Bản dự tóan xác định giá dự thầu (được niêm phong kín trong một phong bì riêng).
5. Giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng hoặc tiền ký quỹ, giấy xác nhận tài sản thế chấp của cơ quan công chứng hoặc giấy xác nhận của Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản, tối thiểu bằng 20% tổng trị giá khối lượng các công trình đã nhận thầu của doanh nghiệp.
6. Giới thiệu những công trình tương tự kèm tài liệu, hình ảnh mà đơn vị dự thầu đã từng thi công trong thời gian 5 năm gần nhất với thời điểm đấu thầu (kể cả các công trình đang thi công dở dang).
7. Tiền lệ phí đấu thầu.
Toàn bộ hồ sơ dự thầu (bản gốc hoặc bản sao theo yêu cầu của bên mời thầu) được đựng trong một phong bì lớn niêm kín. Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các phong bì này, không được mở ra trước ngày giờ mở thầu.
Khi nhận hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải có biên nhận hồ sơ cho bên nhận thầu, trong đó ghi tên đơn vị dự thầu, tên người nộp và nhận hồ sơ, ngày giờ nhận hồ sơ và phải đóng dấu cơ quan mời thầu.
Điều 10.- Thời hạn hiệu lực của đơn dự thầu.
1. Trong đơn dự thầu phải ghi rõ thời hạn hiệu lực của đơn dự thầu (không ít hơn 30 ngày sau ngày mở thầu). Quá thời hạn hiệu lực này, nếu nhận được thông báo trúng thầu, đơn vị dự thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận mà vẫn được hoàn trả lại giấy bảo lãnh dự thầu.
2. Trường hợp đặc biệt, trước khi hết hạn hiệu lực của đơn vị dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bằng văn bản cho bên dự thầu kéo dài thời hạn nhưng không quá 10 ngày. Đơn vị dự thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận thời hạn kéo dài hiệu lực này, mà vẫn được hoàn trả lại giấy bảo lãnh dự thầu. Khi đơn vị dự thầu đồng ý kéo dài thời hạn hiệu lực (bằng văn bản) thì mọi quy định về thanh tóan và tiền bảo lãnh dự thầu vẫn được áp dụng tiếp theo trong suốt thời hạn hiệu lực đã được kéo dài này.
Điều 11.- Sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu.
Sau khi gởi hồ sơ dự thầu, nếu muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu, đơn vị dự thầu phải gửi thông báo cho bên mời thầu – ghi rõ nội dung sửa đổi hoặc xin rút lại hồ sơ dự thầu – trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ghi trong thông báo mời thầu. Nội dung sửa đổi này được để trong một phong bì niêm kín và bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản, không được mở ra trước ngày giờ mở thầu.
Quá thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu, thông báo xin sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ dự thầu sẽ không có hiệu lực.
Vào ngày giờ mở thầu đã nêu trong thông báo mời thầu, Hội đồng xét thầu họp và mở thầu công khai các phong bì đựng hồ sơ dự thầu, trước sự có mặt của đại diện các đơn vị dự thầu.
Hội đồng xét htầu kiểm tra từng hồ sơ dự thầu và xác định sự thiếu đủ các tài liệu theo quy định. Trong hồ sơ, xét về mặt thủ tục và thành phần hồ sơ, xác định sự hợp lệ của từng hồ sơ dự thầu. Những hồ sơ không hợp lệ sẽ bị loại và công bố không đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Những hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét thầu sẽ đọc công khai từng hồ sơ dự thầu: tên của đơn vị dự thầu, các tài liệu trong hồ sơ, các thông báo về bổ sung sửa đổi, giấy bảo lãnh dự thầu, thời hạn hoàn thành, giá dự thầu… trường hợp đơn vị dự thầu không có mặt trong lúc mở thầu sẽ được xử lý theo 2 trường hợp:
- Nếu có thông báo gởi cho Hội đồng xét thầu trước khi họp, với lý do chính đáng, thì được coi là có mặt trong buổi họp mở thầu.
- Nếu không có thông báo gửi cho Hội đồng xét thầu trước khi họp, thì coi như không tham gia đấu thầu; phong bì đựng hồ sơ dự thầu sẽ không được bóc ra và gửi trả lại. Toàn bộ diễn biến buổi họp mở thầu được lập biên bản có đủ chữ ký của các thành viên có mặt.
Điều 13.- Xét chọn đơn vị trúng thầu.
Khi chọn đơn vị trúng thầu cần xét kết hợp cả 3 chỉ tiêu cơ bản là:
- Giá cả dự thầu.
- Kỹ thuật chất lượng.
- Thời hạn hoàn thành công trình.
Hội đồng cần xem xét đánh giá toàn diện trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, biện pháp thi công của các phương án trong từng hồ sơ dự thầu và thảo luận công khai trong buổi họp toàn thể của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể lập bảng điểm cho các chỉ tiêu xét thầu để phù hợp với từng công trình cụ thể. Khi các đơn vị nêu chỉ tiêu dự thầu bằng nhau,thì cần xét thêm khả năng chuyên môn kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật, khả năng tài chính và uy tín của từng đơn vị dự thầu.
Điều 14.- Thông báo trúng thầu chính thức.
Áp dụng theo điều 11 Quy chế đấu thầu trong xây dựng, ban hành theo Quyết định 24/BXD-VKT ngày 12-2-1990 của Bộ Xây dựng.
Điều 15.- Ký kết hợp đồng kinh tế và triển khai công việc.
1. Trong vòng 15 ngày, sau khi nhận được thông báo trúng thầu, đơn vị trúng thầu, đơn vị trúng thầu phải tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với đơn vị mời thầu.
2. Nội dung hợp đồng kinh tế trong XDCB áp dụng theo điều 12 của Quy chế đấu thầu trong xây dựng, ban hành theo Quyết định 24/BXD-VKT ngày 12-02-1990 và áp dụng theo quy định của Liên bộ Xây dựng – Trọng tài kinh tế Nhà nước số 29/QĐ-LB ngày 01-06-1992 ban hành Quy chế hợp đồng kinh tế trong xây dựng.
Điều 16.- Xử lý những trường hợp thay đổi chỉ tiêu trúng thầu.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, về nguyên tắc không được thay đổi chỉ tiêu trúng thầu (giá cả, thời gian, chất lượng). Trường hợp giá cả thay đổi, hoặc phát sinh khối lượng do nguyên nhân khách quan (thiên tai, thay đổi thiết kế…) có lý do chính đáng được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận thì sẽ được thanh toán.
Các công trình thuộc sở hữu Nhà nước không đủ điều kiện đấu thầu hoặc được phép không đấu thầu thì phải thực hiện phương thức chọn thầu xây lắp, điều kiện mời thầu và dự thầu có đơn giản hơn trường hợp đấu thầu.
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân thành phố giao kế hoạch XDCB cho các chủ đầu tư đồng thời thông báo danh mục đấu thầu hoặc chọn thầu cho các chủ đầu tư và Sở Xây dựng thành phố.
2. Căn cứ kế hoạch hàng năm, các chủ đầu tư chuẩn bị tài liệu gửi cho Hội đồng xét thầu toàn bộ hồ sơ các công trình chọn thầu, bao gồm:
a. Thiết kế dự toán được duyệt và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật, các phụ lục mô tả đặc điểm kỹ thuật, quy cách chất lượng.
b. Bảng tiên lượng thi công để làm cơ sở tính giá dự thầu.
c. Tiến độ xây dựng và các yêu cầu khác (nếu có).
d. Địa điểm xây dựng công trình và giấy phép xây dựng.
Các tài liệu nêu trên chủ đầu tư giao cho Bản quản lý công trình chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Trên cơ sở tài liệu thiết kế và những đặc điểm, yêu cầu, điều kiện riêng của từng công trình và bản tiên lượng thi công, chủ đầu tư – Sở Xây dựng thành phố hoặc các sở ban ngành quản lý tổng hợp về XDCB giới thiệu một số đơn vị xây lắp chuyên ngành (tối thiểu phải có 03 đơn vị) để mời dự thầu. Đơn vị dự thầu gởi tới Hội đồng xét thầu các tài liệu sau:
a. Đơn dự thầu
b. Bản sao đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề xây dựng.
c. Bản tóm tắt biện pháp thi công công trình.
d. Bản dự toán tính giá thầu.
Để làm cơ sở đưa ra chọn thầu xây lắp.
Điều 18.- Phương thức thanh toán và quyết toán công trình.
Áp dụng điều 14 – Quy chế đấu thầu trong xây dựng ban hành theo Quyết định 24/BXD-VKT ngày 12-2-1990 của Bộ Xây dựng.
Điều 19.- Xử lý các trường hợp đấu thầu không có kết quả
Áp dụng điều 15 Quy chế đấu thầu trong xây dựng ban hành theo Quyết định 24/BXD-VKT ngày 12-2-1990 của Bộ Xây dựng.
Điều 20.- Thành phần chức năng, nguyên tắc làm việc.
1. Thành phần Hội đồng xét thầu (còn gọi là Hội đồng đấu thầu và chọn thầu) được quy định trong quyết định số 719/QĐ-UB-QLĐT ngày 14-3-1994 của Ủy ban nhân dân thành phố, gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ quản đầu tư công trình.
- Phó Chủ tịch: Sở Xây dựng (thường trực), Ủy ban Kế hoạch thành phố.
- Các Ủy viên:
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
+ Ban Vật giá
+ Viện Kinh tế
+ Sở Tài chánh thành phố
+ Chủ đầu tư công trình.
Các cơ quan trên đây chỉ được cử một thành viên chính thức vào Hội đồng. Ngoài ra, xét thấy cần thiết Hội đồng có trách nhiệm mời các Công ty tư vấn hoặc các chuyên gia kinh tế kỹ thuật chuyên ngành (không thuộc các đơn vị dự thầu) làm tư vấn.
Các sở ban ngành thành viên của Hội đồng có thể ủy quyền cho các phòng ban theo ngành dọc ở quận, huyện khi xét thấy cần thiết.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng đấu thầu do Sở Tài chính quy định và được tính vào công trình.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng xét thầu là mở thầu và xét chọn đơn vị trúng thầu để trình duyệt kết quả trúng thầu. Ủy ban nhân dân thành phố ủy nhiệm cho Giám đốc Sở chủ quản và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện duyệt kết quả đấu thầu hoặc chọn thầu và báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố có thể hủy bỏ biên bản kết quả đấu thầu nếu xét thấy thực hiện không đúng các quy định và pháp luật của Nhà nước. Các vấn đề phát sinh tiếp theo thuộc trách nhiệm giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý tổng hợp về XDCB nhưng không được gây khó khăn chậm trễ.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
Hội đồng được phép thành lập tổ chuyên vi6n để giúp việc cho Hội đồng.
Hội đồng xét thầu làm việc theo nguyên tắc biểu quyết đa số phiếu. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chủ tịch có tính quyết định kết quả xét thầu. Các cuộc họp mở thầu và xét đơn vị trúng thầu phải có ít nhất 3/4 thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hợp đồng thì cuộc họp mới có giá trị.
KIỂM TRA, THƯỞNG PHẠT VÀ BẢO HÀNH
Điều 21.- Kiểm tra và thanh tra việc đấu thầu
1. Sở Xây dựng thành phố có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các công trình đấu thầu do thành phố quản lý.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra tùy theo tình hình cụ thể của từng công trình đấu thầu có thể thanh tra, kiểm tra toàn bộ hồ sơ đấu thầu, hoặc thanh tra kiểm tra từng khâu, từng vụ việc có vấn đề.
3. Khi cần thiết Sở Xây dựng có trách nhiệm kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố hủy bỏ kết quả đấu thầu.
Các đương sự có quyền khiếu tố với các cơ quan có thẩm quyền nếu thấy quyết định của cơ quan thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật, thiếu công bằng.
1. Thưởng:
Tùy theo tiến độ hoàn thành những công đoạn chủ yếu và uy tín chất lượng của đơn vị dự thầu, chủ đầu tư mời thầu có thể hoàn trả khoản tiền ký quỹ (giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng) trong thời gian còn đang thi công, trước hạn hiệu lực chấm dứt hợp đồng.
2. Phạt:
a. Nếu đơn vị trúng thầu mà không nhận thầu thì bị tịch thu tiền ký quỹ (hoặc giấy bảo lãnh dự thầu để yêu cầu Ngân hàng trả thay người được bảo lãnh) sung vào công quỹ, đồng thời bị phạt bồi thường chi phí tổ chức đấu thầu lại.
b. Nếu đơn vị trúng thầu bỏ cuộc nữa chừng hoặc có những sai phạm nghiêm trọng mà Sở Xây dựng không cho tiếp tục thi công thì bị tịch thu tiền ký quỹ (hoặc giấy bảo lãnh dự thầu để yêu cầu ngân hàng trả thay người được bảo lãnh) sung vào công quỹ, đồng thời phải đền bù thiệt hại đã gây ra cho đơn vị mời thầu
c. Nếu đơn vị trúng thầu kéo dài thời gian xây dựng quá thời hạn đã ký kết trong hợp đồng kinh tế thì phải bồi thường cho đơn vị mời thầu những thiệt hại do việc chậm đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
d. Mọi hành vi thông đồng, mua chuộc, hối lộ… trong đấu thầu hoặc liên kết với nhau dìm giá, tăng giá, thiên vị giữa các bên dẫn đến vi phạm tính chất công bằng, công khai, hợp pháp đều coi là hành động gây thiệt hại về kinh tế và sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Điều 23.- Nghiệm thu, bàn giao và bảo hành công trình.
1. Việc nghiệm thu bàn giao giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu thi công phải được tiến hành ngay từ khi xong từng công đoạn chủ yếu, từng bộ phận hoặc hạng mục khi đã hoàn thành toàn bộ công trình (do bên mời thầu và nhận thầu thỏa thuận).
2. Công tác nghiệm thu bàn giao do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành. Thành phần Hội đồng nghiệm thu gồm chủ đầu tư, các tổ chức nhận thầu thiết kế, đơn vị trúng thầu thi công, Sở Xây dựng thành phố, đơn vị thụ hưởng công trình và do chủ đầu tư chủ trì.
Đối với những công trình quan trọng, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp thành phố để kiểm tra và giải quyết các vấn đề cần xử lý và Hội đồng sẽ ký văn bản chính thức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
3. Các hồ sơ về xây dựng công trình phải nộp lưu trữ theo các quy định về hoàn công, lưu trữ tài liệu của Nhà nước.
4. Chế độ bảo hành công trình được thực hiện như điều 35 của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản (ban hành theo Nghị định 385/HĐBT ngày 07-11-1990) và các điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Quy chế bảo hành công trình xây lắp (ban hành theo Quyết định số 13/UBXD ngày 17-06-1986) cùng với tiêu chuẩn Nhà nước 2748-78 về phân cấp công trình và thời hạn bảo hành công trình.
Điều 24.- Điều khoản thi hành:
Tất cả các đơn vị, sở, ngành và quận, huyện có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Nghị định 385-HĐBT năm 1990 sửa đổi thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 232-CP năm 1981
- 2Thông tư liên tịch 01/TTLB năm 1991 thi hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản kèm theo Nghị định 385-HĐBT do Bộ Xây dựng- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 24-BXD/VKT năm 1990 về Quy chế đấu thầu trong xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 29/QĐ/LB năm 1992 về Quy chế hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 1046/QĐ-UB-QLĐT năm 1994 ban hành quy định tạm thời chế độ đấu thầu và chọn thầu trong xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 1046/QĐ-UB-QLĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/04/1994
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trương Tấn Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/04/1994
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực