Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1042/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 21 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC TIẾNG NHẬT BẢN, TIẾNG HÀN QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2020-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới;
Căn cứ Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2025;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 29/SGDĐT-GDTrH ngày 03/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2030.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
DẠY VÀ HỌC TIẾNG NHẬT BẢN, TIẾNG HÀN QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1042/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới;
- Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
- Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
- Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
- Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2025;
- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật của Nhật Bản, Hàn Quốc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp tại Hải Phòng; nhu cầu học sinh đi du học và hợp tác, giao lưu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội với đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc; nhu cầu học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố.
II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG NHẬT BẢN VÀ TIẾNG HÀN QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG giai đoẠn 2012-2020
1. Tiếng Nhật Bản
a) Quy mô trường lớp và số học sinh học tiếng Nhật
* Cấp tiểu học
Đơn vị tính: Học sinh
STT | Tên trường | Năm học | |||||||
2012-2013 | 2013-2014 | 2014-2015 | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017-2018 | 2018-2019 | 2019-2020 | ||
1 | TH Chu Văn An |
|
|
|
|
| 270 | 270 | 317 |
2 | TH Nguyễn Công Trứ |
|
|
|
|
|
| 150 | 290 |
3 | TH Trần Hưng Đạo |
|
|
|
|
|
| 90 | 89 |
4 | TH Nguyễn Thị Minh Khai |
|
|
|
|
| 130 | 178 | 185 |
5 | TH Đinh Tiên Hoàng |
|
|
|
| 22 | 32 | 46 | 31 |
| Tổng |
|
|
|
| 22 | 432 | 734 | 912 |
* Cấp Trung học cơ sở
Đơn vị tính: Học sinh
STT | Tên trường | Năm học | |||||||
2012-2013 | 2013-2014 | 2014-2015 | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017-2018 | 2018-2019 | 2019-2020 | ||
1 | THCS Tô Hiệu | 130 | 130 | 130 | 130 | 200 | 280 | 335 | 344 |
2 | THCS Chu Văn An |
|
|
| 90 | 120 | 150 | 196 | 213 |
3 | THCS Trần Phú |
|
|
| 46 | 146 | 210 | 283 | 323 |
4 | THCS Ngô Quyền |
|
|
|
|
| 50 | 100 | 150 |
| Tổng | 130 | 130 | 130 | 266 | 466 | 690 | 914 | 1030 |
* Cấp Trung học phổ thông
Đơn vị tính: Học sinh
STT | Tên trường | Năm học | |||||||
2012-2013 | 2013-2014 | 2014-2015 | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017-2018 | 2018-2019 | 2019-2020 | ||
1 | THPT chuyên Trần Phú |
|
|
|
| 35 | 70 | 101 | 104 |
2 | THPT Marie Curie |
|
|
| 42 | 83 | 107 | 98 | 92 |
3 | THPT An Hải |
|
|
|
|
| 115 | 115 | 120 |
| Tổng |
|
|
| 42 | 118 | 292 | 314 | 316 |
* Trung tâm ngoại ngữ có dạy tiếng Nhật Bản
+ Trung tâm Nhật ngữ Hanami; Cơ sở 1: số 4C, Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng; Cơ sở 2: số 342 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.
+ Trung tâm Ngoại ngữ ASV; Cơ sở 1: Số 70 Mạc Quyết, Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng; Cơ sở 2: Số 5 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.
+ Trung tâm Ngoại ngữ Núi Voi: Thôn An Luận, xã An Tiến, An Lão, Hải Phòng.
- Tiếng Hàn Quốc:
b) Đội ngũ giáo viên
- Hiện tại Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú có 02 giáo viên hợp đồng dạy tiếng Nhật Bản. Các trường còn lại từ khi triển khai dạy thí điểm tới nay, chưa có trường nào có giáo viên cơ hữu dạy tiếng Nhật Bản.
- Lực lượng tham gia giảng dạy tại các trường không ổn định, chủ yếu là giáo viên hợp đồng thuộc Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, giáo viên thuộc các trung tâm Nhật ngữ, hoặc giáo viên thuộc các doanh nghiệp Nhật Bản đóng trên địa bàn trường học. Tại thời điểm hiện tại, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation) tại Việt Nam có cử một số giáo viên tình nguyện về các trường tham gia giảng dạy.
c) Chương trình học
- Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú học tiếng Nhật chuyên.
- Trường Trung học phổ thông Marie Curie học tiếng Nhật là ngoại ngữ 1 (phải dạy bổ sung tiếng Nhật cấp Trung học cơ sở).
- Trường Trung học cơ sở Chu Văn An học tiếng Nhật là ngoại ngữ 2.
- Các trường còn lại dạy học tiếng Nhật dưới hình thức câu lạc bộ ngoài giờ.
d) Tài liệu dạy học
- Cấp tiểu học, tài liệu giảng dạy do các Trung tâm Nhật ngữ tự biên soạn.
- Các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đều sử dụng bộ sách giáo khoa hệ 7 năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành, phân phối 2-3 tiết/tuần.
- Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú: Ngoài bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn sử dụng các giáo trình ôn thi kỳ thi năng lực tiếng Nhật quốc tế N4, N3, N2.
e) Cơ sở vật chất
Một số trường có đầu tư đặc trưng cho việc dạy học tiếng Nhật như Trường Trung học cơ sở Trần Phú, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An; các trường còn lại đều sử dụng cơ sở vật chất sẵn có phục vụ học môn tiếng Anh.
g) Các hoạt động ngôn ngữ
Hầu hết các trường đều tổ chức các hoạt động nhằm tạo hứng thú học môn tiếng Nhật cho học sinh, như giao lưu với học sinh bản ngữ, lễ hội ẩm thực, festival tiếng Nhật, hùng biện, trải nghiệm, viết thư pháp, trình diễn thời trang…
Phần lớn học sinh cuối cấp của các Trường Trung học cơ sở có dạy tiếng Nhật đều tham gia thi vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú và kết quả thi thể hiện rõ năng lực của học sinh mỗi năm một tiến bộ rõ rệt. Năm 2019 có 02 học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú đạt giải Nhất hùng biện toàn miền Bắc.
2. Tiếng Hàn Quốc
Hiện nay, chỉ có duy nhất Trường Trung học phổ thông Marie Curie có triển khai thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc dưới hình thức ngoài giờ chính khóa, số lượng khoảng 20 học sinh. Giáo viên tham gia giảng dạy là giáo viên hợp đồng theo tiết do Trung tâm Hàn ngữ YM Education và Trung tâm Sejong thuộc Trường Đại học Hải Phòng cung cấp.
Tuy vậy, do sự hiện diện của các ngành công nghiệp và sự ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Hải Phòng, động cơ và nhu cầu học tiếng Hàn Quốc là rất cao. Đã có một số trung tâm ngoại ngữ tiếng Hàn Quốc được mở ra tại Hải Phòng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp học sinh.
* Trung tâm ngoại ngữ có dạy tiếng Hàn Quốc
+ Trung tâm Ngoại ngữ Seoul Hải Phòng: Số 8, Nguyễn Đồn, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng.
+ Trung tâm Ngoại ngữ YM: số 27/15B tổ dân phố Trung Hành 8, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG NHẬT BẢN, TIẾNG HÀN QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Thuận lợi
- Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 vào năm 2015.
- Việc đa dạng hóa các ngoại ngữ được giảng dạy ở trường phổ thông là chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông của hai bộ môn này theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.
- Việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc vào thành phố Hải Phòng ngày càng gia tăng.
- Nhu cầu học và tiềm năng sử dụng tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc tại Hải Phòng là rất cao và việc đưa hai ngôn ngữ này vào giảng dạy trong các nhà trường được phụ huynh đồng thuận và ủng hộ.
- Đối với lứa tuổi học sinh, văn hóa Nhật Bản và Hàn Quốc đang có ảnh hưởng rất lớn.
- Lãnh đạo các nhà trường rất nỗ lực và quyết tâm đưa tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc vào giảng dạy tại trường.
2. Khó khăn
- So với việc học các ngoại ngữ khác, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ tượng hình và khó.
- Đội ngũ giáo viên người Việt hiện tại chưa đáp ứng cả về số lượng, chất lượng và năng lực sư phạm. Việc thực hành ngôn ngữ còn bị hạn chế về môi trường giao tiếp. Chưa có chỉ tiêu biên chế về giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trong các trường học.
- Với việc tổ chức dạy học dưới hình thức câu lạc bộ ngoài giờ chính khóa, số lượng học sinh tham gia và động cơ học tập không cao, không bền vững. Một số trường tổ chức sớm nhưng không duy trì được.
- Việc huy động kinh phí phục vụ việc tổ chức dạy học rất khó khăn.
- Trang thiết bị dạy học ngoại ngữ: Đa số các trường phổ thông đều chưa có phòng dạy học ngoại ngữ chuyên biệt. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho việc dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc còn thiếu nên ảnh hưởng đến việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động học tập tích cực còn nhiều khó khăn.
IV. MỤC TIÊU
Dần thay đổi cơ cấu các thứ tiếng nước ngoài trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn thành phố. Tiếp tục triển khai dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trong hệ thống các trường phổ thông, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, cơ sở ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2030, có 4 quận và 2 huyện hoàn thiện tuyến ngoại ngữ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc liên thông từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và những trường dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, có giáo viên biên chế dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đạt được năng lực chuyên môn. Số học sinh học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc tốt nghiệp trung học phổ thông, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn trong những tình huống giao tiếp cơ bản của cuộc sống thường nhật ở trình độ bậc 2, bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp, đồng thời học sinh nắm được kiến thức cơ bản về văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc trên cơ sở liên hệ với văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới, lý giải được sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới, từ đó xây dựng được bản lĩnh và kỹ năng tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau. Đáp ứng nhu cầu học sinh có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập quốc tế của đất nước. Đặc biệt đáp ứng nguồn nhân lực cho các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào thành phố Hải Phòng.
V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Lựa chọn sách giáo khoa và hướng dẫn triển khai chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc
- Nghiên cứu lựa chọn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc theo đúng chương trình quy định, đảm bảo việc học tập cho học sinh liên thông giữa các khối lớp, các cấp học cùng với chương trình bổ trợ bộ sách học trên lớp phù hợp với trình độ của người học về độ khó của ngôn ngữ. Các tài liệu tham khảo phải có nguồn tin cậy, chính xác, phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, nội dung phù hợp với đối tượng dạy học và chính sách, quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai chương trình làm quen tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho học sinh tiểu học tại những đơn vị có nhu cầu, có điều kiện thuận lợi, phù hợp, trên tinh thần xã hội hóa.
- Tiếp tục phát triển chương trình dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 và câu lạc bộ ở các trường trung học cơ sở.
- Triển khai thực hiện chương trình dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 tại một số trường trung học phổ thông, mở lớp chuyên tiếng Hàn Quốc tại Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú.
- Nghiên cứu bổ sung tài liệu dạy và học ngoại ngữ theo hướng hiện đại và phù hợp chuẩn đầu ra theo quy định.
+ Đối với ngoại ngữ 1: Hết cấp trung học cơ sở, học sinh đạt bậc 2/6; hết cấp trung học phổ thông, học sinh đạt bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đối với ngoại ngữ 2: Hết cấp trung học cơ sở, học sinh đạt bậc 1/6; hết cấp trung học phổ thông, học sinh đạt bậc 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc về số lượng và đảm bảo chất lượng
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc hiện có trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm ngoại ngữ, đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành. Giáo viên tham gia giảng dạy cần được tập huấn, quán triệt về toàn bộ nội dung của Chương trình tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc. Hàng năm, nhà trường và Sở Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa mới và các phương pháp dạy học hiện đại. Đi học tập, bồi dưỡng ngôn ngữ tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Có kế hoạch, lộ trình đào tạo, tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đối với các trường dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
- Có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền lợi cho giáo viên đủ điều kiện chuẩn theo quy định tham gia hợp đồng dạy các ngoại ngữ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đối với các trường dạy dưới hình thức câu lạc bộ hay khi thành phố chưa tổ chức tuyển dụng hoặc chưa giao chỉ tiêu biên chế.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc
- Nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho phòng học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ được trích từ nguồn ngân sách bố trí cho Chương trình mục tiêu phát triển Đề án ngoại ngữ Quốc gia giai đoạn 2017-2025 và từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục cho mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học được bố trí trong dự toán hàng năm của ngành giáo dục.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng công tác sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học ngoại ngữ; sử dụng các phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh, phần mềm trong dạy học thường xuyên, tạo thói quen tự học cho học sinh, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.
- Đối với những nhà trường, lớp có điều kiện, cần tổ chức cho học sinh được tiếp xúc với sách, báo tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc; được xem, nghe các chương trình phát thanh, truyền hình của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như được tiếp xúc, giao lưu với người Nhật, người Hàn để tăng thêm hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.
4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ
- Tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc nói riêng tới phụ huynh học sinh, giáo viên, các cơ sở giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể nhằm thay đổi triệt để về nhận thức trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý, giáo viên và các tầng lớp nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động ngày hội ngôn ngữ; thành lập các câu lạc bộ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc; xây dựng mô hình trường học điển hình về tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc làm động lực thúc đẩy phong trào học tập tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trong toàn thành phố.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế: Giao lưu học sinh, hỗ trợ tìm kiếm các nguồn học bổng du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc; chủ động hợp tác với các thành phố của Nhật Bản, Hàn Quốc mà thành phố Hải Phòng kết nghĩa thông qua các chương trình giao lưu, trao đổi giao lưu văn hóa cho học sinh, tổ chức liên kết với các trường đại học trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học đại học. Tranh thủ các cơ hội từ hoạt động hợp tác quốc tế với các địa phương, tổ chức của Nhật Bản và Hàn Quốc để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để tiếp cận với các phương pháp dạy học mới của thế giới.
- Tổ chức và tham gia các cuộc thi mang tính khu vực và quốc tế sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc (tại Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản) nhằm tạo động lực và môi trường học tập cho học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tạo sân chơi phát triển trí tuệ, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho học sinh như: Các kỳ thi hùng biện, tranh biện, ngày hội ngôn ngữ, Olympic...
- Đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc nhằm tạo động lực và sân chơi cho học sinh.
- Đề xuất phương án tuyển sinh vào lớp 10 bằng việc tổ chức thi đa ngoại ngữ.
- Xây dựng cơ chế trong tuyển sinh để khuyến khích học sinh có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ.
- Triển khai hợp tác với một số trường đại học của Nhật Bản và Hàn Quốc để đào tạo giáo viên.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ
- Căn cứ tình hình thực tế các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hợp tác với các trung tâm ngoại ngữ đủ điều kiện, các trường đại học, thu hút giáo viên nước ngoài có trình độ tham gia giảng dạy, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của cơ sở giáo dục, trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức giáo dục trong nước và ngoài nước liên kết hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tăng cường hợp tác với các tổ chức của Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động tại Hải Phòng trong việc giảng dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.
- Khuyến khích phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Nguồn ngân sách theo phân cấp.
- Nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.
- Nguồn kinh phí từ các hoạt động xã hội hóa.
VII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Đối với cấp học phổ thông
a) Giai đoạn 2020-2025
* Tiếng Nhật Bản:
- Trường Trung học phổ thông Marie Curie: Tiếp tục triển khai dạy dưới hình thức ngoại ngữ 1.
- Các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng và Hải An:
+ Mở rộng dạy dưới hình thức câu lạc bộ ở cấp tiểu học, mỗi quận 03 trường.
+ Mở rộng dạy dưới hình thức ngoại ngữ 2 ở cấp trung học cơ sở, mỗi quận 02 trường.
- Triển khai dạy dưới hình thức ngoại ngữ 1 ở các trường trung học phổ thông (theo đăng ký của các trường).
- Triển khai dạy dưới hình thức ngoại ngữ 2 ở các Trường Trung học phổ thông: Ngô Quyền, Thái Phiên, Lê Quý Đôn, Hồng Bàng, Trần Nguyên Hãn, Lê Hồng Phong, chuyên Trần Phú (các lớp chuyên ngữ khác chuyên Nhật) và một số trường khu vực ngoại thành.
* Tiếng Hàn Quốc:
- Mỗi quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An, Hồng Bàng, huyện An Dương chọn 01 trường trung học cơ sở triển khai thí điểm dạy dưới hình thức câu lạc bộ và 01 trường trung học cơ sở dạy hình thức ngoại ngữ 2.
- Triển khai thí điểm dạy dưới hình thức ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 tại trường trung học phổ thông (theo các trường đăng ký). Trường Trung học phổ thông: An Dương, Nguyễn Trãi dạy dưới hình thức ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2.
- Mở 01 lớp/1 khối chuyên tiếng Hàn Quốc tại Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú.
b) Giai đoạn 2025-2030
* Tiếng Nhật Bản:
- Các trường đang dạy dưới hình thức ngoại ngữ 2 có thể đăng ký dạy ngoại ngữ 1.
- Mở rộng việc dạy học tiếng Nhật, tiếng Hàn tới các trường xa trung tâm thành phố.
- Hoàn thiện tuyến ngoại ngữ liên thông từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
* Tiếng Hàn Quốc:
- Tiếp tục mở rộng quy mô các trường dạy học tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1, tiến tới trong thành phố có 04 trường trung học cơ sở và 03 trường trung học phổ thông (kể cả Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú) dạy học tiếng Hàn Quốc.
- Hoàn thiện tuyến ngoại ngữ liên thông từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.
- Triển khai dạy thí điểm hình thức câu lạc bộ ở cấp tiểu học.
(Có phụ lục kèm theo)
2. Đối với các trường đại học trên địa bàn thành phố
- Tiếp tục tổ chức, mở rộng quy mô giảng dạy và nâng cao trình độ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên hiện đang theo học các lớp/khóa học tiếng Nhật tại Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng,…
- Tiến hành rà soát nhu cầu học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc của các đối tượng người học bao gồm sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để xây dựng quy mô đào tạo và giáo trình phù hợp cho từng đối tượng với các nội dung.
- Tổ chức đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc: căn cứ vào sự phát triển và quy mô dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên địa bàn thành phố, xây dựng kế hoạch đào tạo và liên kết đào tạo.
3. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm ngoại ngữ
- Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc để một phần đáp ứng nhu cầu hiện tại của cán bộ, học sinh, sinh viên và người lao động.
- Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với trình độ đào tạo và đối tượng người học.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là Cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo các trường trung học cơ sở và các trường trung học phổ thông tổ chức dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho học sinh.
- Chỉ đạo các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, các trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc theo nhu cầu của người học.
- Rà soát cơ sở vật chất hiện có và nhu cầu mua sắm thêm trang thiết thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tham gia giảng dạy tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông.
- Lập kế hoạch liên kết đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi toàn thành phố theo năm, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tuyển dụng, bố trí đội ngũ giáo viên tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đảm bảo đủ nhu cầu để triển khai kế hoạch.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch của đơn vị thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; khảo sát nhu cầu học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách đối với giáo viên giảng dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc tại Hải Phòng.
- Xây dựng kế hoạch và đề xuất chương trình hợp tác dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho lao động phục vụ các dự án của Nhật Bản, Hàn Quốc tại Hải Phòng và người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch đào tạo tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho cán bộ, công chức, trước mắt tập trung vào các ngành có liên quan đến hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc phân bổ biên chế, tuyển dụng, bố trí đội ngũ giáo viên tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đảm bảo đủ nhu cầu để triển khai kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kinh phí từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của thành phố; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kinh phí thực hiện kế hoạch theo lộ trình.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổng hợp, xây dựng các kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch.
6. Sở Ngoại vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế về dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.
- Chủ động kết nối, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo với các đối tác, địa phương, tổ chức của Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, ngôn ngữ. Tổ chức cuộc thi Diễn thuyết tiếng Nhật, tiếng Hàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh sinh viên trên địa bàn thành phố với các tổ chức của Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Chủ động vận động cũng như hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc huy động nguồn lực từ các địa phương, tổ chức doanh nghiệp (Nhật Bản, Hàn Quốc) cho hoạt động dạy và học tiếng Nhật Bản và Hàn Quốc tại thành phố.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò vị trí của tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đối với việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố; việc dạy học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên địa bàn thành phố.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng
- Có kế hoạch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về việc cần thiết phát triển dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trong phạm vi toàn thành phố.
- Phát sóng chương trình thời sự bằng tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc và chương trình dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng phục vụ nhu cầu thông tin và học tập của mọi đối tượng.
9. Trường Đại học Hải Phòng
- Tiếp tục đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, theo kế hoạch phát triển giảng dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc của thành phố.
- Hợp tác với một số trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc.
10. Các cơ sở giáo dục khác
- Căn cứ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố, tổ chức giảng dạy tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc cho học sinh, sinh viên học giáo dục nghề nghiệp, đại học để tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề và trình độ tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Căn cứ Kế hoạch này, đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị giáo dục triển khai kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Cơ quan thường trực Sở Giáo dục và Đào tạo) để được hướng dẫn giải quyết kịp thời./.
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC TIẾNG NHẬT BẢN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1042/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Quận/huyện | Cấp học | Tên trường | Số lượng | Hình thức học |
Giai đoạn 2020-2025 | |||||
1 | Lê Chân | Tiểu học | Nguyễn Thị Minh Khai | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ |
2 | Trần Hưng Đạo | 06 CLB/3 khối | Câu lạc bộ | ||
3 | Nguyễn Công Trứ | 15 CLB/3 khối | Câu lạc bộ | ||
4 | Dư Hàng | 03 CLB/3 khối | Câu lạc bộ | ||
5 | THCS | Tô Hiệu | 08 CLB/4 khối | Câu lạc bộ | |
6 | Trần Phú | 16 CLB/4 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
7 | Hoàng Diệu | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
8 | Lê Chân | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
9 | Ngô Quyền | 08 CLB/4 khối | Câu lạc bộ | ||
10 | Trương Công Định | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ | ||
11 | Hồng Bàng | Tiểu học | Đinh Tiên Hoàng | 03 CLB/3 khối | Câu lạc bộ |
12 | Ngô Gia Tự | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
13 | Nguyễn Tri Phương | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
14 | THCS | Ngô Gia Tự | 1 lớp /khối 6 | Ngoại ngữ 2 | |
15 | Hồng Bàng | 1 lớp /khối 6 | Ngoại ngữ 2 | ||
16 | Ngô Quyền | Tiểu học | Chu Văn An | 03 CLB/3 khối | Câu lạc bộ |
17 | Nguyễn Khuyến | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
18 | THCS | Chu Văn An | 1 lớp /khối 6 | Ngoại ngữ 2 | |
19 | Nguyễn Đình Chiểu | 1 lớp /khối 6 | Ngoại ngữ 2 | ||
20 | Hải An | Tiểu học | Cát Bi | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ |
21 | THCS | Lê Lợi | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | |
22 | Kiến An | THCS | Lương Khánh Thiện | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
23 | Thủy Nguyên | THCS | Lê Ích Mộc | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
24 | Thủy Đường | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
Giai đoạn 2025-2030 | |||||
1 | Lê Chân | Tiểu học | Nguyễn Thị Minh Khai | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
2 | Trần Hưng Đạo | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
3 | Nguyễn Công Trứ | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
4 | Dư Hàng | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
5 | THCS | Trần Phú | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | |
6 | Tô Hiệu | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
7 | Hoàng Diệu | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
8 | Lê Chân | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
9 | Trương Công Định | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
10 | Hồng Bàng | Tiểu học | Đinh Tiên Hoàng | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
11 | Ngô Gia Tự | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
12 | Nguyễn Tri Phương | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
13 | THCS | Ngô Gia Tự | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 | |
14 | Hồng Bàng | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
15 | Ngô Quyền | Tiểu học | Chu Văn An | 03 CLB/3 khối | Câu lạc bộ |
16 | Nguyễn Khuyến | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
17 | THCS | Chu Văn An | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | |
18 | Nguyễn Đình Chiểu | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | ||
19 | Hải An | Tiểu học | Cát Bi | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
20 | Đằng Lâm | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
21 | THCS | Lê Lợi | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | |
22 | Đằng lâm | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
23 | Kiến An | THCS | Lương Khánh Thiện | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
24 | Thủy Nguyên | THCS | Lê Ích Mộc | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
25 | Thủy Đường | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
PHỤ LỤC 2
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC TIẾNG HÀN QUỐC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1042/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Quận/huyện | Cấp học | Tên trường | Số lượng | Hình thức học |
Giai đoạn 2020-2025 | |||||
1 | Lê Chân | Tiểu học | Lê Văn Tám | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ |
2 | THCS | Ngô Quyền | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ | |
3 | Hoàng Diệu | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
4 | Trần Phú | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ | ||
5 | Hồng Bàng | THCS | Hùng Vương | 3 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 2 |
6 | Quán Toán | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
7 | Ngô Quyền | THCS | Lê Hồng Phong | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
8 | Đà Nẵng | 1 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 2 | ||
9 | An Dương | Tiểu học | Lê Hồng Phong | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
10 | THCS | Lê Hồng Phong | 1 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 2 | |
Giai đoạn 2025-2030 | |||||
11 | Lê Chân | Tiểu học | Lê Văn Tám | 04 CLB/4 khối | Câu lạc bộ |
12 | THCS | Ngô Quyền | 04 CLB/4 khối | Ngoại ngữ 2 | |
1 | Hoàng Diệu | 02 CLB/2 khối | Câu lạc bộ | ||
3 | Trần Phú | 04 CLB/4 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
14 | Hồng Bàng | THCS | Hùng Vương | 3 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 2 |
15 | Quán Toán | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
16 | Ngô Quyền | Tiểu học | Lê Hồng Phong | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
17 | Thái Phiên | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | ||
18 | THCS | Lê Hồng Phong | Câu lạc bộ | Câu lạc bộ | |
19 | Đà Nẵng | 1 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 1 | ||
20 | An Dương | Tiểu học | Lê Hồng Phong | 2 Câu lạc bộ | Câu lạc bộ |
21 | THCS | Lê Hồng Phong | 1 lớp/khối 6 | Ngoại ngữ 2 |
PHỤ LỤC 3
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC TIẾNG NHẬT BẢN Ở CÁC TRƯỜNG THPT PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1042/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Tên trường | Số lượng | Hình thức học |
Giai đoạn 2020-2025 | |||
1 | THPT chuyên Trần Phú | 03 lớp/3 khối | Lớp chuyên |
2 lớp /1 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
2 | THPT Ngô Quyền | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
3 | THPT Thái Phiên | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
4 | THPT Trần Nguyên Hãn | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
5 | THPT Lê Quý Đôn | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
6 | THPT Lê Hồng Phong | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
7 | THPT Hồng Bàng | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
8 | THPT Kiến An | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
9 | THPT An Lão | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
10 | THPT Trần Hưng Đạo | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
11 | THPT An Dương | 2 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 |
12 | THPT Vĩnh Bảo | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
13 | THPT Marie Curie | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 |
14 | PTNC Hai Bà Trưng | 3 khối | Ngoại ngữ 2 |
Giai đoạn 2025-2030 | |||
1 | THPT Chuyên Trần Phú | 3 lớp/3 khối | Lớp chuyên |
6 lớp /3 khối | Ngoại ngữ 2 | ||
2 | THPT Ngô Quyền | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | ||
3 | THPT Thái Phiên | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | ||
4 | THPT Trần Nguyên Hãn | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | ||
5 | THPT Lê Quý Đôn | 6 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 1 | ||
6 | THPT Lê Hồng Phong | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
7 | THPT Hồng Bàng | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
8 | THPT Kiến An | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
9 | THPT An Lão | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
10 | THPT Trần Hưng Đạo | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
11 | THPT An Dương | 6 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 1 |
12 | THPT Vĩnh Bảo | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
13 | THPT Marie Curie | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 1 |
14 | PTNC Hai Bà Trưng | 3 khối | Ngoại ngữ 2 |
15 | THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm | 3 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
16 | THPT Hàng Hải 1 | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
PHỤ LỤC 4
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC TIẾNG HÀN QUỐC Ở CÁC TRƯỜNG THPT PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1042/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
TT | Tên trường | Số lượng | Hình thức học |
Giai đoạn 2020-2025 | |||
1 | THPT chuyên Trần Phú | 01 lớp/Năm học 2020-2021 | Lớp chuyên |
2 | THPT Kiến An | 01 lớp/khối | Ngoại ngữ 2 |
3 | THPT An Dương | 02 lớp/khối | Ngoại ngữ 1 |
4 | THPT Nguyễn Trãi | 02 lớp/khối | Ngoại ngữ 2 |
5 | THPT Toàn Thắng | Khối 10/Năm học 2020-2021 | Ngoại ngữ 2 |
6 | THPT Phan Đăng Lưu | Khối 10/Năm học 2020-2021 | Ngoại ngữ 2 |
7 | THPT Kiến Thụy | 01 lớp/ khối | Ngoại ngữ 2 |
8 | THPT Trần Hưng Đạo | 01 lớp/ khối | Ngoại ngữ 2 |
9 | THPT Marie Curie | 1 lớp/Năm học 2020-2021 | Ngoại ngữ 1 |
Giai đoạn 2025-2030 | |||
1 | THPT chuyên Trần Phú | 03 lớp/3 khối | Lớp chuyên |
2 | THPT Kiến An | 03 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
3 | THPT An Dương | 06 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 1 |
4 | THPT Nguyễn Trãi | 06 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
5 | THPT Toàn Thắng | 01 khối | Ngoại ngữ 1 |
6 | 01 khối | Ngoại ngữ 2 | |
7 | THPT Phan Đăng Lưu | 3 khối | Ngoại ngữ 2 |
8 | THPT Kiến Thụy | 03 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
9 | THPT Trần Hưng Đạo | 03 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 2 |
10 | THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm | 01 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
11 | THPT Marie Curie | 3 lớp/3 khối | Ngoại ngữ 1 |
12 | THPT Hàng Hải 1 | 1 lớp/1 khối | Ngoại ngữ 2 |
- 1Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch dạy và học tiếng Anh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2020
- 2Quyết định 786/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch dạy và học tiếng Anh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013 - 2020
- 3Quyết định 2090/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020
- 1Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch dạy và học tiếng Anh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2020
- 2Quyết định 786/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch dạy và học tiếng Anh trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2013 - 2020
- 3Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 2090/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch dạy và học tiếng Nhật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012-2020
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2080/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2658/QĐ-BGDĐT năm 2018 về Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 51/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 2080/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017–2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 3069/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2025
Quyết định 1042/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch dạy và học tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2030
- Số hiệu: 1042/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/04/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Khắc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra