Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1035/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bưu chính và Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢO ĐẢM CUNG CẤP HÀNG HÓA THIẾT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH LỚN TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ĐANG THỰC HIỆN GIÃN CÁCH XÃ HỘI
(Kèm theo Quyết định số 1035/QĐ-BTTTT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của DNBC lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội)
1. Mục tiêu
- Góp phần bảo đảm vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thiết lập các điểm tập kết, bố trí các điểm trung chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu (cố định, lưu động) có kiểm soát an toàn dịch bệnh nhằm bảo đảm nguồn cung và phân phối kịp thời cho người dân.
2. Yêu cầu chung
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các bên để triển khai Kế hoạch: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TTTT; Các sở, ban, ngành, huyện, xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các doanh nghiệp bưu chính lớn để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Làm tốt công tác truyền thông, thông tin về Kế hoạch trên mọi phương tiện thông tin: báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, các nền tảng số, mạng xã hội.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH LỚN
1. Tham gia vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh, thành phố
- Chủ động bố trí phương tiện vận chuyển, kho bãi để cung cấp hàng hóa thiết yếu đến người dân; bảo đảm vận chuyển hàng hóa theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
- Tập trung tham gia vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính (hoặc qua hình thức lưu động) cho người dân ở các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19.
- Phối hợp với Sở Công Thương của các tỉnh, thành để đề xuất các phương án hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống siêu thị, điểm bán hàng trong phạm vi nội tỉnh và liên tỉnh góp phần thúc đẩy hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giảm ùn tắc.
- Chủ động tìm kiếm nguồn cung hàng hóa thiết yếu đầu vào để phân phối cho các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương.
2. Triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu
- Chủ động xây dựng các phương án: (1) Tự tìm nguồn, khai thác hàng hóa để cung cấp cho người dân; (2) Phối hợp cùng Chính quyền địa phương để thực hiện.
- Chủ động bố trí mặt bằng, phương tiện vận chuyển để thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu (gồm bán hàng tại điểm bán cố định và bán lưu động).
- Có văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố và Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất hình thức triển khai cung cấp hàng hóa (trực tiếp, trực tuyến), bao gồm: phương án thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu; thống nhất danh sách điểm bán hàng thiết yếu và danh mục hàng hóa thiết yếu sẽ bán tại các điểm cung cấp.
3. Cung cấp hàng hóa đến người dân
a) Thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các bưu cục thuộc mạng lưới của doanh nghiệp bưu chính lớn hoặc bán hàng lưu động, cụ thể:
- Điểm bán hàng cố định và điểm bán hàng lưu động (xe ô tô bán hàng lưu động): Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan, đoàn thể địa phương để triển khai các biện pháp 5K tại điểm bán.
- Bán hàng tại địa chỉ: người dân có thể đăng ký hàng hóa thiết yếu với nhân viên của doanh nghiệp bưu chính lớn khi đi phát hàng/chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội... để được cung cấp hàng hóa đến địa chỉ yêu cầu.
- Bán hàng qua đường dây nóng (hotline): gọi trực tiếp về số điện thoại của các bưu cục để cung cấp hàng hóa hàng hóa thiết yếu tới người dân tại địa chỉ.
b) Cung ứng hàng hóa qua sàn TMĐT
Người dân đặt mua hàng hóa thiết yếu trên các sàn TMĐT: sàn Postmart.vn và sàn voso.vn, hàng hóa sẽ được chuyển phát đến tận địa chỉ yêu cầu.
4. Bảo đảm cung ứng đối với dịch vụ KT1 và dịch vụ hành chính công (Vietnam Post thực hiện)
a) Đối với dịch vụ KT1:
Bảo đảm cung cấp dịch vụ KT1 cho các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống.
b) Đối với dịch vụ hành chính công:
- Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn để thống nhất phương án phục vụ, đăng ký các thông tin cá nhân, số điện thoại của nhân viên Bưu điện phục vụ nhận, phát bưu gửi hành chính công trên địa bàn đến và đi từ các cơ quan, sở, ban/ngành.
- Đối với các dịch vụ hành chính công cung cấp cho các đối tượng trong địa bàn bị cách ly, doanh nghiệp Bưu chính thống nhất với các cơ quan chức năng về phương án thực hiện.
Bố trí lực lượng tiếp tục thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân kết hợp với quá trình cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thiết yếu, để phục vụ xây dựng bản đồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia.
6. Tổ chức hoạt động truyền thông, thông tin
- Tổ chức truyền thông, thông tin về Kế hoạch; danh sách các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu;... trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương xuống địa phương: báo chí, đài truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội và các hình thức truyền thông phù hợp khác.
- Lập danh sách các điểm cung cấp hàng hóa với các thông tin gồm: địa chỉ, số điện thoại, các mặt hàng thiết yếu bán tại các điểm cung ứng; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động... triển khai tới các hội viên, khuyến khích mua hàng hóa qua các kênh khác nhau, đặc biệt qua kênh trực tuyến (online).
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Triển khai thực tế:
Các Vụ: Bưu chính; Quản lý doanh nghiệp; Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch.
b) Truyền thông, thông tin:
- Các Cục: Báo chí; Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Thông tin cơ sở: chủ trì, chỉ đạo các cơ quan báo, đài truyền thông, thông tin về Kế hoạch.
- Các Đơn vị báo chí thuộc Bộ: Chủ động phối hợp xây dựng nội dung và tích cực tham gia truyền thông cho Kế hoạch.
2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông của Tỉnh/Thành phố làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; các doanh nghiệp bưu chính lớn thực hiện các nội dung liên quan tại Kế hoạch.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa Tỉnh/Thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp bưu chính lớn triển khai, thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
- Đề nghị ưu tiên, hỗ trợ cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh để thực hiện việc cung cấp hàng hóa thiết yếu tại địa phương.
3. Các doanh nghiệp bưu chính lớn
- Xây dựng Kế hoạch triển khai chi tiết của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội.
- Chủ động bám sát chỉ đạo của chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch.
- 1Công văn 4032/BCT-TTTN năm 2021 về bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để ứng phó với dịch Covid-19 do Bộ Công thương ban hành
- 2Công văn 1015/TTg-CN năm 2021 về vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 7630/BGTVT-VT năm 2021 về tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 2Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2021 phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19
- 3Công văn 4032/BCT-TTTN năm 2021 về bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để ứng phó với dịch Covid-19 do Bộ Công thương ban hành
- 4Công văn 1015/TTg-CN năm 2021 về vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân vùng có dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 7630/BGTVT-VT năm 2021 về tạo thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 1035/QĐ-BTTTT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 1035/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/07/2021
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Phạm Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra