Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1032/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất việc thực hiện trong phạm vi cả nước Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), gồm các thành viên sau đây:

1. Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ;

2. Phó chủ tịch thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

3. Phó chủ tịch: đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;

4. Phó chủ tịch: đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;

Các uỷ viên Hội đồng:

5. Đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ;

6. Đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

7. Đại diện lãnh đạo Bộ Công nghiệp;

8. Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

9. Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng;

10. Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải;

11. Đại diện lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông;

12. Đại diện lãnh đạo Bộ Thuỷ sản;

13. Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính;

14. Đại diện lãnh đạo Bộ Thương mại;

15. Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng;

16. Đại diện lãnh đạo Bộ Công an;

17. Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ;

18. Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao;

19. Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;

20. Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế;

21. Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

22. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin;

23. Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc;

24. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Thống kê;

25. Đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch;

26. Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

27. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam;

28. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

29. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;

30. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

31. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

32. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam;

33. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam;

Mời đại diện các cơ quan sau đây tham gia Hội đồng:

34. Đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương;

35. Đại diện lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương;

36. Đại diện lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương;

37. Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;

38. Đại diện lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội;

39. Đại diện lãnh đạo Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;

40. Đại diện lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;

41. Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

42. Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam;

43. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

44. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh sách nhân sự các thành viên cụ thể của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia.

Điều 2. Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ:

- Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất việc thực hiện trong phạm vi cả nước Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức và phối hợp các hoạt động liên ngành, liên vùng về lập quy hoạch, kế hoạch phát triển; triển khai các chương trình, dự án lớn, mang tính chất liên ngành, liên vùng cao. Hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng định hướng chiến lược, chương trình và dự án phát triển bền vững.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phát triển bền vững. Chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

- Hình thành và vận hành hệ thống cung cấp thông tin về các vấn đề phát triển bền vững đất nước.

- Đề xuất những sáng kiến mới và tìm nguồn lực cho việc thực hiện những sáng kiến đó nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.

Điều 3. Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia có trụ sở và Văn phòng Phát triển bền vững, cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia hoạt động theo Quy chế do Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia ban hành.

Kinh phí hoạt động của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia do Ngân sách nhà nước cấp, tính vào kinh phí hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được chi theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, BĐH112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, Ban XDPL, các Vụ: CN, NN, DK, VX, KTTH, TH;
- Lưu: Văn thư, KG (5b).

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1032/QĐ-TTg năm 2005 thành lập Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1032/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/09/2005
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/09/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.