Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 14 tháng 01 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2870/QĐ-UBND ngày 09/9/2011 ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1923/Ttr-SGTVT ngày 27/12/2012 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 5 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam)
Phần I. Danh mục các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam.
STT | Tên thủ tục hành chính | Ghi chú |
I. Lĩnh vực đường bộ | ||
1 | Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch) | Bổ sung Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. (Bổ sung căn cứ pháp lý, thay đổi mẫu đơn, thay đổi điều kiện, thành phần hồ sơ). |
2 | Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; xe buýt; xe taxi) | nt |
3 | Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng côngtennơ) | nt |
4 | Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với hộ kinh doanh) | nt |
5 | Cấp đổi Phù hiệu, Biển hiệu | Bổ sung Nghi định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.(Bổ sung căn cứ pháp lý). |
- Trình tự thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô tại Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Sở GTVT Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung. Trường hợp đầy đủ thì giao giấy hẹn nhận kết quả cho đơn vị kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam hoặc qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép (hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu (01 bản chính).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đơn vị đăng ký kinh doanh loại hình nào yêu cầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh loại hình đó) (01 bản sao có chứng thực).
+ Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải (01 bản sao có chứng thực).
+ Phương án kinh doanh theo mẫu (01 bản chính).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trả kết quả trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức và cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp.
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Lệ phí: ( Căn cứ Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô).
+ 200.000đ/01 giấy phép.
+ 50.000 đ/giấy phép đối với trường hợp cấp đổi lại.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: có (Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép )
+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch phải có đủ các điều kiện theo quy định tại các Khoản 1; 2; 3; 4; 5; 6 Điều 11; Điều 12 và Điều 16 của Nghị định này:
Điều 11. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 12. Thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.”
3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình:
a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Điều 16. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau: a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách. b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách).
3. Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.
4. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
* Ghi chú:
- Đơn vị kinh doanh phải lưu tại đơn vị kinh doanh về hồ sơ các vấn đề quy định nêu trên để cung cấp cho Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp Sở Giao thông vận tải Quảng Nam khi đi có yêu cầu.
- Đơn vị kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, khi có nhu cầu kinh doanh ( đăng ký: cấp phù hiệu xe hợp đồng; biển hiệu xe du lịch, lần đầu tiên cho đơn vị kinh doanh) thì đơn vị kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải Quảng Nam ( thông qua Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp) để được kiểm tra các vấn đề quy định tại các Khoản 1; 2; 3; 4; 5; 6 Điều 11; Điều 12 và Điều 16 của Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Đối với trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại giấy phép (Đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô do thay đổi nội dung trong Giấy phép) thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy phép và hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép kinh doanh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Công văn số 3864/BGTVT-KHCN ngày 30/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe ôtô.
+ Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Tên đơn vị kinh doanh:.........................................................................................
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................
3. Địa chỉ trụ sở: .....................................................................................................
4. Số điện thoại (Fax): ............................................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:....... do.............cấp ngày.... tháng.......năm
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp: ...................................................................
7. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
-................................................................................................................................
-................................................................................................................................
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế tại đơn vị kinh doanh.
| Đại diện đơn vị kinh doanh (Ký tên, đóng dấu) |
Tên DN, hợp tác xã Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận an toàn của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi).
II. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.
- Phương tiện: số lượng chính thức và dự phòng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Tuyến khai thác, số chuyến, giá vé, hình thức triển khai bán vé.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: danh sách, giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:
- Màu sơn đăng ký.
- Vị trí gắn hộp đèn taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hệ thống điều hành: Địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng lái xe, hạng giấy phép lái xe, trình độ, đồng phục, thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nêu rõ việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tổ chức bộ phận theo dõi về an toàn giao thông.
- Lái xe: số lượng lái xe, trình độ, hạng giấy phép lái xe, thâm niên công tác.
| Đại diện doanh nghiệp, HTX (Ký tên, đóng dấu) |
2. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; xe buýt; xe taxi)
- Trình tự thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô tại Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Sở GTVT Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung. Trường hợp đầy đủ thì giao giấy hẹn nhận kết quả cho đơn vị kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam hoặc Qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ) theo mẫu (01 bản chính).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đơn vị đăng ký kinh doanh loại hình nào yêu cầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh loại hình đó) (01 bản sao có chứng thực).
+ Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải (01 bản sao có chứng thực).
+ Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông (01 bản chính).
+ Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trả kết quả trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức và cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp.
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Lệ phí: (Căn cứ Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô).
+ 200.000đ/01 giấy phép.
+ 50.000 đ/giấy phép đối với trường hợp cấp đổi lại.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: có (Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ).
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
- Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.
- Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 14 của Nghị định này.
- Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 15 của Nghị định này.
Điều 11. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:
a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;
b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.
Điều 12. Thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.”
3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình:
a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Có đủ các điều kiện quyết định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:
a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;
b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 (mười bảy) chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Xe có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định này; có mầu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến.
Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
3. Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 (mười hai) năm.
4. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
* Ghi chú:
- Đơn vị kinh doanh phải lưu tại đơn vị kinh doanh về hồ sơ các vấn đề quy định nêu trên để cung cấp cho Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp Sở Giao thông vận tải Quảng Nam khi đi có yêu cầu.
- Đơn vị kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, khi có nhu cầu kinh doanh ( đăng ký: tham gia khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ôtô; tham gia khai thác trên tuyến vận tải buýt; cấp phù hiệu xe hợp đồng; phù hiệu xe taxi, lần đầu tiên của đơn vị kinh doanh ) thì đơn vị kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải Quảng Nam (thông qua Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp) để được kiểm tra các vấn đề quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15 của Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Đối với trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại giấy phép (Đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô do thay đổi nội dung trong Giấy phép) thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy phép và hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép kinh doanh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 66/2011/TT- BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Công văn số 3864/BGTVT- KHCN ngày 30/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe ôtô.
+ Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Tên đơn vị kinh doanh: .....................................................................................
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ........................................................................
3. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................
4. Số điện thoại (Fax): ..........................................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.............. do.............................cấp ngày ......... tháng......... năm ..................
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp...................................................................
7. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
-..............................................................................................................................
-..............................................................................................................................
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế tại đơn vị kinh doanh.
Nơi nhận: | Đại diện đơn vị kinh doanh (Ký tên, đóng dấu) |
Tên DN, hợp tác xã: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận an toàn của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi).
II. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.
- Phương tiện: số lượng chính thức và dự phòng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Tuyến khai thác, số chuyến, giá vé, hình thức triển khai bán vé.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: danh sách, giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:
- Màu sơn đăng ký.
- Vị trí gắn hộp đèn taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hệ thống điều hành: Địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng lái xe, hạng giấy phép lái xe, trình độ, đồng phục, thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nêu rõ việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tổ chức bộ phận theo dõi về an toàn giao thông.
- Lái xe: số lượng lái xe, trình độ, hạng giấy phép lái xe, thâm niên công tác.
| Đại diện doanh nghiệp, HTX (Ký tên, đóng dấu) |
3. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng côngtennơ)
- Trình tự thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô tại Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Sở GTVT Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung. Trường hợp đầy đủ thì giao giấy hẹn nhận kết quả cho đơn vị kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam hoặc Qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép (hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ) theo mẫu (01 bản chính).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đơn vị đăng ký kinh doanh loại hình nào yêu cầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh loại hình đó) (01 bản sao có chứng thực).
+ Văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải (01 bản sao có chứng thực).
+ Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trả kết quả trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Tổ chức và cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thấm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp.
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Lệ phí: (Căn cứ Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô).
+ 200.000đ/01 giấy phép.
+ 50.000 đ/giấy phép đối với trường hợp cấp đổi lại.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: có (Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ).
+ Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
+ Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng côngtennơ phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 17 của Nghị định này:
+ Điều 11. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 12. Thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.”
3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình:
a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Điều 17. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Công-ten-nơ
Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.
* Ghi chú:
- Đơn vị kinh doanh phải lưu tại đơn vị kinh doanh về hồ sơ các vấn đề quy định nêu trên để cung cấp cho Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp Sở Giao thông vận tải Quảng Nam khi đi có yêu cầu.
- Đơn vị kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, khi có nhu cầu kinh doanh ( đăng ký cấp phù hiệu lần đầu tiên của đơn vị kinh doanh ) thì đơn vị kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải Quảng Nam ( thông qua Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp ) để được kiểm tra các vấn đề quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 17 của Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Đối với trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại giấy phép (Đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô do thay đổi nội dung trong Giấy phép) thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy phép và hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép kinh doanh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 66/2011/TT- BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Công văn số 3864/BGTVT- KHCN ngày 30/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe ôtô.
+ Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Tên đơn vị kinh doanh: ...................................................................................
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ......................................................................
3. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................
4. Số điện thoại (Fax): .........................................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:............... d......................................
..............cấp ngày ......... tháng......... năm ..................
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp...................................................................
7. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
-...........................................................................................................
-...........................................................................................................
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế tại đơn vị kinh doanh.
Nơi nhận: | Đại diện đơn vị kinh doanh (Ký tên, đóng dấu) |
Tên DN, hợp tác xã: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
PHƯƠNG ÁN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
I. Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Người điều hành hoạt động vận tải: họ tên, trình độ chuyên ngành.
- Phương án tổ chức bộ phận an toàn của đơn vị vận tải (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi).
II. Phương án kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Phương án kinh doanh vận tải hành khách.
a. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt.
- Phương tiện: số lượng chính thức và dự phòng, chất lượng phương tiện, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Tuyến khai thác, số chuyến, giá vé, hình thức triển khai bán vé.
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: danh sách, giấy phép lái xe, tập huấn nghiệp vụ.
- Dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
b. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch.
- Phương tiện: số lượng, chất lượng, gắn thiết bị giám sát hành trình.
- Nơi đỗ xe của doanh nghiệp, hợp tác xã: địa điểm, diện tích.
- Các dịch vụ phục vụ hành khách đi xe.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
c. Phương án kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:
- Màu sơn đăng ký.
- Vị trí gắn hộp đèn taxi, nội dung thông tin ghi phía ngoài xe: Số điện thoại, tên doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hệ thống điều hành: Địa chỉ trung tâm điều hành, số lượng nhân viên điều hành, trang thiết bị liên lạc.
- Lái xe taxi: số lượng lái xe, hạng giấy phép lái xe, trình độ, đồng phục, thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ.
- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa.
- Giá cước: thực hiện các quy định có liên quan.
2. Phương án kinh doanh vận tải hàng hóa
- Đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì nêu rõ việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tổ chức bộ phận theo dõi về an toàn giao thông.
- Lái xe: số lượng lái xe, trình độ, hạng giấy phép lái xe, thâm niên công tác.
| Đại diện doanh nghiệp, HTX (Ký tên, đóng dấu) |
4. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (Đối với hộ kinh doanh)
- Trình tự thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô tại Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Sở GTVT Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung. Trường hợp đầy đủ thì giao giấy hẹn nhận kết quả cho đơn vị kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam hoặc Qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ) theo mẫu (01 bản chính).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đơn vị đăng ký kinh doanh loại hình nào yêu cầu trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh loại hình đó) (01 bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trả kết quả trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp.
- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Lệ phí: (Căn cứ Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô).
+ 200.000đ/01 giấy phép.
+ 50.000 đ/giấy phép đối với trường hợp cấp đổi lại.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: có (Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
+ Giấy đề nghị cấp giấy phép ( hoặc Giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép ).
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:(Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với hộ kinh doanh phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 16 của Nghị định này:
Điều 11. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Đơn vị kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:
a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;
b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.
Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.
c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;
d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng chuyên đưa đón công nhân đi làm tại các khu công nghiệp, đưa đón học sinh và sinh viên đi học).
5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
6. Nơi đỗ xe:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;
b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;
c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.
Điều 12. Thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải; đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý tuyến vận tải các thông tin được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đối với tất cả các chuyến xe hoạt động trong thời gian được cấp phù hiệu, biển hiệu và cung cấp cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông khi có yêu cầu.”
3. Lộ trình gắn thiết bị giám sát hành trình:
a) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2011, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500 ki lô mét trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải gắn thiết bị giám sát hành trình;
b) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố định có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
c) Đến ngày 01 tháng 7 năm 2012, các xe ô tô theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gắn thiết bị giám sát hành trình.
Điều 16. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này( Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau: a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách. b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách).
3. Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.
4. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
* Ghi chú:
- Hộ kinh doanh phải lưu tại đơn vị kinh doanh về hồ sơ các vấn đề quy định nêu trên để cung cấp cho Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp Sở Giao thông vận tải Quảng Nam khi đi có yêu cầu.
- Hộ kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, khi có nhu cầu kinh doanh ( đăng ký cấp phù hiệu lần đầu tiên của Hộ kinh doanh ) thì Hộ kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải Quảng Nam ( thông qua Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp ) để được kiểm tra các vấn đề quy định tại Điều 11; Điều 12 và Điều 16 của Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
- Đối với trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại giấy phép (Đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô do thay đổi nội dung trong Giấy phép) thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy phép và hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép kinh doanh.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 14/2010/TT - BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 66/2011/TT - BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Công văn số 3864/BGTVT- KHCN ngày 30/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe ôtô.
+ Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Tên đơn vị kinh doanh: ....................................................................................
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có): .......................................................................
3. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................
4. Số điện thoại (Fax): ..........................................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:............... do..................,..................
........cấp ngày ......... tháng......... năm ..................
6. Họ và tên người đại diện hợp pháp: .................................................................
7. Xin cấp phép kinh doanh các loại hình vận tải:
- ...........................................................................................................
- ...........................................................................................................
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế tại đơn vị kinh doanh.
Nơi nhận: | Đại diện đơn vị kinh doanh (Ký tên, đóng dấu) |
5. Cấp, đổi phù hiệu, biển hiệu:
- Trình tự thực hiện:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
+ Sở GTVT Quảng Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi bổ sung. Trường hợp đầy đủ thì giao giấy hẹn nhận kết quả cho đơn vị kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
- Đơn vị kinh doanh nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam hoặc Qua hệ thống bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Cấp phù hiệu:
- Văn bản đề nghị cấp đổi phù hiệu của đơn vị. (Đơn vị có thể thực hiện theo mẫu gởi tham khảo) ( 01 bản chính ).
- Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu xe ôtô khách của những xe trong danh sách ( trừ trường hợp xe chạy tuyến cố định đề nghị cấp phù hiệu lần đầu ) ( 01 bản sao chụp ).
* Đối với trường hợp cấp lại các loại phù hiệu phải kèm theo Báo cáo việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông ( 01 bản chính ).
* Đối với xe đề nghị cấp phù hiệu tuyến cố định, trong báo cáo việc thực hiện các quy định về trật tự, ATGT, ngoài ra phải báo cáo việc chấp hành biểu đồ chạy xe tuyến cố định của các phương tiện trong thời gian sử dụng phù hiệu đã cấp.
+ Xe hoạt động trên tuyến khi đề nghị cấp phù hiệu xe hợp đồng cần có văn bản chứng minh về việc đảm bảo chấp hành tốt biểu đồ xe chạy trên tuyến ( 01 bản chính ).
+ Chất lượng dịch vụ đã đăng ký (Đối với các đơn vị kinh doanh đã đăng ký chất lượng dịch vụ) (01 bản chính ).
Đổi phù hiệu (chỉ áp dụng cho những trường hợp phù hiệu do mờ, hoặc hỏng).
+ Văn bản đề nghị cấp đổi phù hiệu của đơn vị. (Đơn vị có thể thực hiện theo mẫu gởi tham khảo) ( 01 bản chính ).
Cấp, đổi biển hiệu xe ôtô vận chuyển khách du lịch:
+ Giấy đề nghị cấp đổi biển hiệu xe ôtô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch theo mẫu ( 01 bản chính ).
+ Giấy xác nhận xe ôtô đạt tiêu chuẩn vận chuyển vận chuyển khách du lịch của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( 01 bản chính ).
+ Giấy phép Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, trong đó có chức năng kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ôtô ( 01 bản sao chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu ).
+ Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc tế hoặc giấy đăng ký kinh doanh lữ hành ( 01 bản sao chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu ).
+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện ( 01 bản sao có chứng thực ).
+ Giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT ( 01 bản sao có chứng thực ).
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện ( 01 bản sao có chứng thực ).
* Đối với trường hợp cấp lại các loại biển hiệu phải kèm theo Báo cáo việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông ( 01 bản chính ).
Đổi biển hiệu (chỉ áp dụng cho những trường hợp biển hiệu do mờ, hoặc hỏng).
+ Giấy đề nghị cấp đổi biển hiệu xe ôtô đạt tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch theo mẫu ( 01 bản chính ).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Những đơn vị kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được Sở GTVT Quảng Nam cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô và đã được Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp kiểm tra, thống kê số liệu phương tiện (thể hiện trong Danh sách quản lý của Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp Sở GTVT cụ thể từng biển kiểm soát xe ôtô).
- Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải và công nghiệp.
- Kết quả thực hiện TTHC:
Phù hiệu.
Biển hiệu.
- Phí: 2.500đ/phù hiệu (biển hiệu)
( Không thu lệ phí, chỉ thu lại tiền vận chuyển, tiền mua phôi phù hiệu, biển hiệu, giấy ép).
- Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính:
+ Đối với trường hợp cấp, đổi phù hiệu:
Giấy đề nghị cấp, đổi phù hiệu (Có thể tham khảo theo mẫu gởi kèm).
+ Đối với trường hợp cấp, đổi biển hiệu: Có.
Giấy đề nghị cấp, đổi biển hiệu xe ôtô vận chuyển khách du lịch.
- Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô).
Đơn vị kinh doanh nộp trả lại phù hiệu, biển hiệu cũ trước khi được cấp phù hiệu, biển hiệu mới.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 93/2012/NĐ - CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 14/2010/TT - BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT Ban hành Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô.
+ Thông tư số 05/2011/TTLT - BVHTTDL - BGTVT ngày 26/01/2011 Thông tư liên tịch Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ôtô và cấp biển hiệu cho xe ôtô vận chuyển khách du lịch.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP, ĐỔI PHÙ HIỆU
Kính gửi: Sở Giao thông Vận tải Quảng Nam.
1. Tên đơn vị kinh doanh :………........................….....………..........................
2. Tên giao dịch quốc tế (nếu có)…….......…...……………......……................
3. Trụ sở doanh nghiệp...........………………………......……...........................
4. Số điện thoại ( Fax ):……….......…………….………………...…................
5. Giấy phép kinh doanh vận tải khách bằng xe ôtô số :..................................... ngày........tháng..........năm.................. do Sở GTVT Quảng Nam cấp.
6. Đề nghị cấp phù hiệu xe (1) :...........................................................................
7. Phạm vi đăng ký hoạt động (2) : …………….........………............................
8. Tổng số xe :…….xe ( danh sách xe kèm theo ).
TT | Biển số xe | Loại xe | Số ghế | Năm SX | Thời hạn đề nghị cấp đến |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Đơn vị kinh doanh cam kết những nội dung đã đăng ký đúng với thực tế.
| Đại diện đơn vị kinh doanh (Ký tên, đóng dấu) |
Hướng dẫn ghi:
(1) Ghi đề nghị cấp loại phù hiệu nào ( hợp đồng hay tuyến cố định, taxi...)
(2) - Nếu là phù hiệu tuyến cố định ghi hoạt động trên tuyến nào, cự ly bao nhiêu km.
- Nếu là phù hiệu xe hợp đồng, ghi rõ cự ly hoạt động từ 300km trở xuống hay trên 300km.
Tên đơn vị kinh doanh: Số:............ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Quảng Nam, ngày….tháng…năm 201.... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ
CẤP BIỂN HIỆU “XE Ô TÔ VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH”
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Quảng Nam.
Tên đơn vị kinh doanh: ..................................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ......................................................................
Trụ sở: ...........................................................................................................
Số điện thoại......................................................(Fax): ..................................
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)số:……do…..…cấp ngày.........tháng.....năm ..............................................
Lĩnh vực kinh doanh: .....................................................................................
Số xe đề nghị cấp biển hiệu: ............................ xe (danh sách xe kèm theo)
TT | Tên hiệu xe | Màu sơn | Biển số | Số khung | Số máy | Số chỗ ngồi | Năm SX |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
Các giấy tờ liên quan kèm theo gồm: Giấy xác nhận ô tô vận chuyển khách du lịch (bản chính) (1) và các bản sao: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận chuyển khách (2); Giấy chứng nhận đăng ký ô tô (3); Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (4); Giấy chứng nhận Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (5); Giấy phép lái xe (6); Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch của lái xe (7).
Đơn vị kinh doanh cam kết chịu trách nhiệm về nội dung số liệu trong hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu đính kèm./.
Nơi nhận: | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƠN VỊ KINH DOANH (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
- 1Quyết định 4261/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành; bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Hà Nội
- 5Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2013 công bố sửa đổi bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới; bị bãi bỏ lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 3590/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 2870/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Quyết định 4261/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới ban hành; bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 640/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Hà Nội
- 8Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2013 công bố sửa đổi bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới; bị bãi bỏ lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam
- Số hiệu: 102/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/01/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Phước Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra