Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1019/TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1997 |
NĂM 1997 VỀ VIỆC ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY XI MĂNG HẢI PHÒNG (MỚI)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Tờ trình số 1211/XMVN-HĐQT ngày 18 tháng 9 năm 1997) và Báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 7435 BKH/VPTĐ ngày 21 tháng 11 năm 1997), ý kiến của Bộ Xây dựng (công văn số 1260 BXD/KH-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 1997), Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng (công văn số 2095 CV/KHĐT ngày 25 tháng 10 năm 1997),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Đầu tư dự án Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) với những nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới).
2. Chủ đầu tư: Công ty xi măng Hải Phòng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
4. Địa điểm và diện tích đất sử dụng:
Tại mặt bằng Xí nghiệp đá Tràng Kênh của Công ty xi măng Hải Phòng, thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Diện tích đất sử dụng cho mặt bằng đất nhà máy: 30,5 ha.
5. Công suất thiết kế và sản phẩm:
Công suất thiết kế: 3.300 tấn Clinker/ngày, tương ứng 1,4 triệu tấn xi măng/năm.
Sản phẩm chính: Xi măng PCB-30, PCB-40, PC50 (theo TCVN 6260-1997) và các loại xi măng đặc chủng khác, đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng loại.
- Công nghệ thiết bị hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới hiện nay.
- Chỉ số nồng độ bụi thải, nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Sản xuất xi măng bằng lò quay, phương pháp khô.
- Nguyên liệu sử dụng: 100% than Antraxit Quảng Ninh.
- Tiêu hao nhiệt năng: 730-750 Kcal/tấn Clinke.
- Tiêu hao điện năng: 96KW/h/tấn xi măng.
- Đá vôi được khai thác tại các mỏ đá vôi hiện có của Công ty xi măng Hải Phòng (kể cả khai thác đá ngầm tới cốt - 10 mét) và các núi đá vôi Gia Đước, Nam Quan, Hang Lương và một số khu vực gần nhà máy thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
- Đất sét: được khai thác tại Núi Mã Chang (Hải Phòng), Núi Na (Quảng Ninh).
Khi khai thác đá vôi và đất sét cần bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá, đáp ứng yêu cầu của quốc phòng.
- Các nguyên liệu khác phục vụ sản xuất được mua từ các nguồn trong nước, chỉ mua từ nước ngoài những nguyên liệu trong nước không sản xuất được.
- Điện: lấy từ lưới điện Quốc gia tuyến 110KW từ trạm Tràng Bạch. - Nước: lấy từ hồ Đà Nẵng thị trấn Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng.
9. Cấp công trình và kết cấu xây dựng:
Công trình được xây dựng kiên cố, kết cấu khung bê tông cốt thép hoặc khung thép, phù hợp với yêu cầu lắp đặt thiết bị và yêu cầu sử dụng của từng hạng mục công trình, đảm bảo độ bền vững và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
- Cấp công trình: cấp II.
- Bậc chịu lửa:
Bậc I (TCVN) đối với các hạng mục công trình dễ có nguy cơ cháy nổ.
Bậc II (TCVN) đối với các công trình còn lại.
Vận tải đá và đất sét bằng đường bộ kết hợp đường thuỷ. Vận tải các nguyên liệu khác và sản phẩm xi măng chủ yếu bằng đường thuỷ.
Xây dựng đường bộ từ ngã ba Hang Lương về nhà máy và cầu qua sông Thải, nạo vét luồng lạch để đảm bảo an toàn giao thông và môi trường ở khu vực cửa sông, Chủ đầu tư cùng Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và Bộ Giao thông Vận tải thống nhất hình thức đầu tư.
11. Lao động trong nhà máy: 755 người.
Lao động trong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm: 300 người.
Nguồn lao động tuyển chọn chủ yếu từ công nhân của Nhà máy xi măng cũ.
12. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động:
- Tổng mức đầu tư: 2.420,7 tỷ đồng (giá tính theo thời điểm năm 1997), tương ứng 208,68 triệu USD (với tỷ giá 1USD = 11.600 đồng).
Bao gồm:
Xây lắp: 623,2 tỷ đồng,
Thiết bị: 1.248,1 tỷ đồng,
KTCB khác: 199,4 tỷ đồng,
Lãi vay trong thời gian xây dựng: 204,2 tỷ đồng,
Dự phòng: 93,6 tỷ đồng,
Vốn lưu động: 52,2 tỷ đồng.
- Nguồn vốn:
Vốn tự có của Tổng công ty xi măng: 20% tổng mức đầu tư,
Vốn vay trong nước và nước ngoài: 80% tổng mức đầu tư.
13. Phương thức thực hiện dự án:
- Chủ đầu tư, Chủ nhiệm điều hành dự án và Ban quản lý dự án, có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, bảo đảm tiến độ xây dựng và chất lượng công trình.
- Đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị đồng bộ.
- Đấu thầu trong nước về xây lắp, gia công chế tạo sản phẩm cơ khí trong nước.
14. Thời gian thực hiện đầu tư:
- Thời gian chuẩn bị xây dựng: 8 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư.
- Thời gian xây lắp: 26 tháng.
- Nhà máy đưa vào sản xuất: năm 2000.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư: 9 năm.
15. Các quy định khác đối với dự án:
Dự án Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) được đầu tư xây dựng để di chuyển Nhà máy xi măng Hải Phòng (cũ), giải quyết môi trường của thành phố Hải Phòng và giải quyết việc làm của cán bộ, công nhân Nhà máy xi măng Hải Phòng (cũ). Dự án tự vay vốn để đầu tư mới nên được hưởng các chế độ ưu đãi về đầu tư trong nước như miễn giảm thuế theo quy định, được vay vốn ưu đãi Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh vốn vay nước ngoài của dự án không phải thế chấp tài sản.
1. Bộ Xây dựng và Hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam chỉ đạo Chủ đầu tư triển khai nhanh dự án và thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, lập phương án sử dụng mặt bằng Nhà máy xi măng Hải Phòng (cũ) có hiệu quả để bổ sung vốn đầu tư cho dự án xi măng Hải Phòng (mới) và giải quyết việc làm cho công nhân.
2. Tổng công ty xi măng Việt Nam cân đối vốn từ nguồn quỹ đầu tư phát triển tập trung của Tổng công ty, đảm bảo đủ 20% tổng mức đầu tư cho dự án, chỉ đạo chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện dự án và khảo sát nguồn nguyên liệu bổ sung để đảm bảo sản xuất lâu dài của nhà máy.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối cho dự án vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Bộ Giao thông Vận tải, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công nghiệp tạo điều kiện và hỗ trợ dự án xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy, cung cấp điện, nguyên nhiên liệu cho sản xuất.
4. Các cơ quan liên quan giải quyết những vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai dự án.
| Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Nghị định 92-CP năm 1997 sửa đổi Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP
- 4Công văn số 644/VPCP-CN về việc đầu tư dự án nhà máy xi măng tại tỉnh Quảng Bình do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 1019/TTg năm 1997 về việc đầu tư dự án Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1019/TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/1997
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/12/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra