UBND TỈNH NINH BÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/QĐ-BCĐLN | Ninh Bình, ngày 29 tháng 08 năm 2016 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 78/TTr-SYT ngày 18/7/ 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành, Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 31/QĐ-BCĐ ngày 23/5/2011; Quyết định số 1538/QĐ-BCĐ ngày 19/12/2011 của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TRƯỞNG BAN |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH VÀ TỔ GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-BCĐLN ngày 29/8/2016 của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình)
Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm để nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh những chủ trương, cơ chế, chính sách, Quyết định, Chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch chương trình, đề án, dự án, các giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/1999 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 13/5/2016 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc tăng cường sự lãnh đạo về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
3. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương có liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động liên ngành.
4. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của Ban Chỉ đạo; kết quả công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng Ban Chỉ đạo là người có ý kiến quyết định cuối cùng.
2. Các thành viên của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tình hình an toàn thực phẩm của cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
3. Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện theo nhiệm vụ. Tổ trưởng và các Tổ Phó Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình để chỉ đạo các phòng, bộ phận liên quan thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
4. Nguồn kinh phí hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo được trích từ ngân sách tỉnh và được cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo dự trù, quản lý và thanh quyết toán theo chế độ hiện hành.
5. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo là cơ quan thường trực về vệ sinh an toàn thực phẩm - Sở Y tế.
1. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo
- Chịu trách nhiệm chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc triển khai các kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo;
- Điều động, trưng tập chuyên gia khi cần thiết.
2. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thường trực
- Giúp Trưởng Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo. Kiến nghị những giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Giúp Trưởng ban trong việc kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm khi Trưởng ban vắng mặt.
3. Trách nhiệm của các Phó Trưởng Ban
a) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo và các công việc được phân công phụ trách. Chủ trì chịu trách nhiệm lập kế hoạch, báo cáo tổng kết đánh giá kết quả tình hình thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh, Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp trên;
- Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý theo quy định của pháp luật; khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc, điều tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu tổ chức, cá nhân thu hồi, xử lý thực phẩm theo quy định; tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế; thông báo cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp xử lý;
- Thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành khác khi cần thiết hoặc khi có sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo;
- Tham mưu cho Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo các vấn đề cần giải quyết, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để trình Ban Chỉ đạo;
- Chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo; các báo cáo công tác của Ban Chỉ đạo.
b) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo và các công việc được phân công phụ trách;
- Chịu trách nhiệm quản lý và đồng thời chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
c) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo và các công việc được phân công phụ trách;
- Chịu trách nhiệm quản lý và đồng thời chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
4. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo
a) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống Đài truyền thanh các cấp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm. Kịp thời thông tin các cơ sở thực hiện tốt các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, những địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch, an toàn; đồng thời thông tin các cơ sở có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, những sản phẩm kém chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các dịch vụ ăn uống trong các trường học, xây dựng bếp ăn bảo đảm an toàn thực phẩm ở các trường học gắn với phong trào dạy tốt, học tốt và các phong trào khác của ngành giáo dục;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm trong các trường học; thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm bếp ăn trường học.
c) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm của địa phương; tham mưu đề xuất chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm;
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hợp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm.
d) Trách nhiệm của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm.
e) Trách nhiệm của Phó Giám đốc Công An tỉnh
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác an toàn thực phẩm trong công an nhân dân. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục cán bộ chiến sỹ chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan phát hiện, điều tra, xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm và tội phạm về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương.
f) Trách nhiệm của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương liên quan bố trí kinh phí đầu tư cho các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm theo kế hoạch ngân sách được phân bổ hàng năm. Tích cực huy động các nguồn tài trợ khác đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
g) Trách nhiệm của Phó Giám đốc Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa phương liên quan cân đối kinh phí ngân sách địa phương đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực an toàn thực phẩm.
h) Trách nhiệm của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm do ngành quản lý.
i) Trách nhiệm của Phó Giám đốc Sở Công thương
Giúp Giám đốc Sở Công thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công thương quản lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm do ngành quản lý.
k) Trách nhiệm của Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tổng biên tập Báo Ninh Bình
Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm; ưu tiên dành thời lượng phát sóng các chương trình về bảo đảm an toàn thực phẩm, các chuyên mục cố định, chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm.
l) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh
Tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”; đồng thời thực hiện chức năng giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn nhất là đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và kinh doanh vật tư nông nghiệp. Hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
5. Trách nhiệm của Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương để nghiên cứu, đề xuất với Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách trong việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều phối hoạt động giữa các đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về an toàn thực phẩm. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và kiến nghị những vấn đề phải xử lý, giải quyết. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên của Tổ giúp việc do Tổ trưởng phân công.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo - Sở Y tế
1. Tham mưu Ban chỉ đạo các vấn đề cần giải quyết; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để trình Ban Chỉ đạo.
2. Thường trực triển khai, điều phối các hoạt động liên ngành đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Xây dựng kế hoạch, kinh phí hoạt động hàng năm trình Ban Chỉ đạo.
4. Chuẩn bị các báo cáo công tác của Ban Chỉ đạo.
5. Chuẩn bị nội dung và làm thư ký cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Tổ công tác (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh)
1. Tham mưu cho thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác. Đôn đốc, phối hợp nhiệm vụ giữa các thành viên trong Tổ giúp việc. Chuẩn bị tài liệu, số liệu, nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.
2. Phát hiện, tham mưu cho thường trực Ban Chỉ đạo các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để trình Ban Chỉ đạo xem xét, giải quyết.
3. Chuẩn bị nội dung và làm thư ký cho các kỳ họp của Tổ công tác.
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo của tỉnh có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụ thể đã được phân công.
2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các thành viên xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện quy chế, thường xuyên trao đổi thông tin, báo cáo về cơ quan thường trực.
Điều 8. Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng 01 lần. Các phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá kết quả các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc, phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo cho Ban Chỉ đạo hoạt động thống nhất, hiệu quả. Tùy theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường hoặc họp nhóm một số thành viên theo Quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo thảo luận, Trưởng ban là người có ý kiến kết luận cuối cùng.
2. Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo đi công tác, học tập từ 3 tháng trở lên hoặc khi có sự thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản gửi về cơ quan thường trực - Sở Y tế.
Điều 9. Các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 10. Các sở, ban, ngành đoàn thể chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác an toàn thực phẩm của đơn vị mình; báo cáo định kỳ (6 tháng và cả năm) hoặc đột xuất kết quả thực hiện tình hình an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các thành viên Ban Chỉ đạo phản ánh kịp thời về Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 724/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Nhóm công tác liên ngành thực hiện Chương trình hành động Vì trẻ em thành phố giai đoạn 2013-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 1937/QĐ-BCĐLNATTP năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm, tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 1846/QĐ-BCĐ năm 2016 Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang
- 5Quyết định 545/QĐ-TTg năm 2017 thành lập Ban công tác liên ngành xử lý công việc khi dừng đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Quyết định 724/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Nhóm công tác liên ngành thực hiện Chương trình hành động Vì trẻ em thành phố giai đoạn 2013-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 1937/QĐ-BCĐLNATTP năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm, tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 1846/QĐ-BCĐ năm 2016 Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang
- 8Quyết định 545/QĐ-TTg năm 2017 thành lập Ban công tác liên ngành xử lý công việc khi dừng đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 101/QĐ-BCĐLN năm 2016 về Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo liên ngành, Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 101/QĐ-BCĐLN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Văn Điến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết