BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2006/QĐ-BQP | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2006 |
QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA QUỐC PHÒNG QUÂN KHU, THANH TRA BỘ TỔNG THAM MƯU; TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÁC TỔNG CỤC; QUÂN CHỦNG; BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG; QUÂN ĐOÀN; BINH CHỦNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; đã sửa đổi, bổ sung năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 26/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Cơ quan Thanh tra quốc phòng quân khu, Thanh tra Bộ Tổng Tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục; quân chủng; Bộ đội biên phòng; quân đoàn; binh chủng và tương đương được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 26/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 2. Thanh tra quốc phòng quân khu
1. Thanh tra quốc phòng quân khu là cơ quan trực thuộc quân khu, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức thanh tra quốc phòng. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trên địa bàn quân khu; thanh tra và quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị do quân khu trực tiếp quản lý.
2. Tổ chức Thanh tra quốc phòng quân khu có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra quốc phòng quân khu
1. Tổ chức thanh tra hoặc phối hợp với Thanh tra nhà nước các cấp tiến hành thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về quốc phòng đối với các địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn quân khu.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về quốc phòng, các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng, của Tư lệnh Quân khu đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quân khu.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, đối với người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
4. Tham mưu giúp Tư lệnh quân khu quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp công dân. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tiếp công dân, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và thanh tra vụ việc khác do Tư lệnh quân khu giao. Kiến nghị Tư lệnh quân khu tạm đình chỉ và giải quyết theo thẩm quyền những quyết định không đúng về công tác thanh tra của người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu.
5. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy, cơ quan, đơn vị và thanh tra quốc phòng cấp tỉnh thuộc quân khu quản lý. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và báo cáo kết quả việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau các cuộc thanh tra do Thanh tra quốc phòng cấp trên và cấp mình đã tiến hành trên địa bàn quân khu.
6. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, tham gia biên soạn tài liệu, trao đổi thông tin về Thanh tra quốc phòng trong ngành Thanh tra.
7. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước các cấp trên địa bàn quân khu để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, công tác quốc phòng của quân khu. Kiến nghị Tư lệnh quân khu giải quyết những vấn đề thanh tra phát hiện, kết luận hoặc xử lý; trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng để chỉ đạo giải quyết.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tư lệnh quân khu phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị thuộc quân khu thông báo, cung cấp tình hình, tài liệu có liên quan đến công tác Thanh tra quốc phòng và cử người tham gia Đoàn thanh tra.
3. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của người chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân khu với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định này trở ngại cho việc thanh tra.
4. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với quân nhân, viên chức quốc phòng thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân khu khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, quyết định về thanh tra.
5. Yêu cầu người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quân khu tổ chức thanh tra những vụ việc theo phạm vi trách nhiệm của mình; xem xét những vấn đề mà Chánh Thanh tra quốc phòng không nhất trí với người chỉ huy cùng cấp, nếu yêu trên không được thực hiện hoặc Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu còn có ý kiến không thống nhất thì báo cáo Tư lệnh quân khu xem xét quyết định.
6. Tham gia, kiến nghị với lãnh đạo, chỉ huy thống nhất việc quản lý, sắp xếp, sử dụng Thanh tra viên và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra, Phó Chánh Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh.
7. Chỉ đạo, tổ chức cơ quan Thanh tra quốc phòng quân khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 5. Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và tổng cục
1. Thanh tra Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục là cơ quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; đồng thời thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra quốc phòng. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và chỉ đạo quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị do Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục trực tiếp quản lý.
2. Thanh tra Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục có: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm tổng cục đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục. Khi Thanh tra Bộ Quốc phòng yêu cầu thì phối hợp thực hiện thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực quốc phòng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Tham mưu và giúp người chỉ huy cùng cấp quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người chỉ huy cấp dưới thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; kiến nghị Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm tổng cục tạm đình chỉ những quyết định không đúng về công tác thanh tra của người chỉ huy cơ quan, đơn vị do Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục trực tiếp quản lý.
4. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và báo cáo việc thực hiện các kết luận, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra do thanh tra cấp trên và cấp mình đã tiến hành ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục.
5. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục.
6. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, tham gia biên soạn tài liệu, trao đổi thông tin về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chủ nhiệm các tổng cục phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục cung cấp tình hình, thông tin tài liệu cần thiết liên quan đến công tác Thanh tra quốc phòng, cử người tham gia các Đoàn thanh tra.
3. Quyết định hoặc kiến nghị Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chủ nhiệm các tổng cục tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó trở ngại cho việc thanh tra.
4. Quyết định hoặc kiến nghị Tổng Tham mưu trưởng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chủ nhiệm các tổng cục quyết định cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác đối với quân nhân, viên chức quốc phòng thuộc Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các kết luận, yêu cầu, quyết định về thanh tra.
5. Kiến nghị Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chủ nhiệm các tổng cục giải quyết những vấn đề thanh tra đã phát hiện, kết luận hoặc xử lý; trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết.
6. Chỉ đạo, tổ chức cơ quan Thanh tra Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
1. Thanh tra quân chủng là cơ quan trực thuộc quân chủng, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra quốc phòng. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền của Tư lệnh quân chủng.
2. Thanh tra quân chủng có: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra quân chủng
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền của Tư lệnh quân chủng. Khi Thanh tra Bộ Quốc phòng yêu cầu thì phối hợp thực hiện thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực quốc phòng đối với địa phương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Tham mưu và tổ chức thực hiện giúp Tư lệnh quân chủng quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác tiếp công dân, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc quân chủng; kiến nghị Tư lệnh quân chủng tạm đình chỉ những quyết định không đúng về công tác thanh tra của người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quân chủng.
4. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và báo cáo việc thực hiện các kết luận, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra do thanh tra cấp trên và cấp mình đã tiến hành ở các cơ quan, đơn vị thuộc quân chủng.
5. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy và cơ quan, đơn vị thuộc quân chủng.
6. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, tham gia biên soạn tài liệu, trao đổi thông tin về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quân chủng
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tư lệnh quân chủng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc quân chủng cung cấp tình hình, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác Thanh tra quốc phòng, cử người tham gia các Đoàn thanh tra.
3. Quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quyền Tư lệnh quân chủng đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó trở ngại cho việc thanh tra.
4. Quyết định hoặc kiến nghị Tư lệnh quân chủng quyết định cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác đối với quân nhân, viên chức quốc phòng trong quân chủng khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các kết luận, yêu cầu, quyết định về thanh tra.
5. Kiến nghị Tư lệnh quân chủng giải quyết những vấn đề thanh tra đã phát hiện, kết luận hoặc xử lý; trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì được bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết.
6. Chỉ đạo, tổ chức cơ quan Thanh tra quân chủng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 11. Thanh tra Bộ đội biên phòng
1. Thanh tra Bộ đội biên phòng là cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra quốc phòng. Thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội biên phòng. Tiến hành thanh tra và quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực tiếp quản lý.
2. Tổ chức Thanh tra Bộ đội biên phòng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra viên.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ đội biên phòng
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước về quản lý; bảo vệ biên giới quốc gia và công tác biên phòng; các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Bộ đội biên phòng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. Khi Thanh tra Bộ Quốc phòng yêu cầu thì phối hợp thực hiện thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng đối với địa phương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Tham mưu và giúp Tư lệnh Bộ đội biên phòng quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác tiếp công dân; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng. Thanh tra các vụ việc khác do Tư lệnh Bộ đội biên phòng giao.
4. Tạm đình chỉ những quyết định trái pháp luật của người chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác thanh tra, đồng thời kiến nghị Tư lệnh Bộ đội biên phòng giải quyết theo thẩm quyền.
5. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và báo cáo kết quả việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Quốc phòng và cấp mình đã tiến hành đối với Bộ đội biên phòng.
6. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy các cơ quan, đơn vị và Thanh tra viên Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, nghiên cứu biên soạn tài liệu, trao đổi thông tin về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
8. Kiến nghị Tư lệnh Bộ đội biên phòng giải quyết những vấn đề thanh tra đã phát hiện, kết luận hoặc quyết định xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng để xem xét, chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ đội biên phòng
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tư lệnh Bộ đội biên phòng phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc cung cấp tình hình, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác thanh tra, cử người tham gia các Đoàn thanh tra.
3. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của người chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định này trở ngại cho việc thanh tra.
4. Quyết định hoặc kiến nghị Tư lệnh Bộ đội biên phòng cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác đối với quân nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, quyết định, kết luận về thanh tra.
5. Tham gia kiến nghị với lãnh đạo, chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan liên quan của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về việc quản lý, sắp xếp, sử dụng Thanh tra viên và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên chuyên trách ở Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Chỉ đạo, tổ chức cơ quan Thanh tra Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc cung cấp tình hình, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác thanh tra, cử người tham gia các Đoàn thanh tra.
3. Làm nòng cốt trong các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với cơ quan đơn vị thuộc quyền theo chỉ thị của người chỉ huy cùng cấp. Làm tham mưu giúp người chỉ huy cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi được Thanh tra quốc phòng cấp trên giao.
4. Đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ quyết định việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan đơn vị thuộc người chỉ huy cùng cấp đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định này trở ngại cho việc thanh tra.
5. Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác của quân nhân, viên chức quốc phòng các cơ quan đơn vị thuộc quyền người chỉ huy cấp mình khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, quyết định về thanh tra.
Điều 15. Thanh tra quân đoàn; binh chủng và tương đương
1. Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương là cơ quan trực thuộc quân đoàn, binh chủng và tương đương, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra quốc phòng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra và quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền người chỉ huy cùng cấp.
2. Thanh tra quân đoàn, binh chủng và tương đương có Chánh thanh tra, Thanh tra viên và cán bộ tiếp công dân.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra quân đoàn; binh chủng và tương đương
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước về quốc phòng; việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng và người chỉ huy cùng cấp, đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền của người chỉ huy cấp mình.
2. Thanh tra các vụ việc khác do người chỉ huy cùng cấp giao.
3. Tham mưu và tổ chức thực hiện giúp người chỉ huy cùng cấp về quản lý, chỉ đạo nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác tiếp công dân, nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
4. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của người chỉ huy cấp dưới thuộc quyền người chỉ huy cùng cấp.
5. Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và báo cáo việc thực hiện các kết luận, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, do Thanh tra quốc phòng cấp trên và cấp mình đã tiến hành ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của người chỉ huy cùng cấp.
6. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
7. Tham mưu trao đổi thông tin về công tác thanh tra trong ngành nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra quốc phòng.
8. Kiến nghị người chỉ huy cùng cấp giải quyết những vấn đề thanh tra đã phát hiện, kết luận hoặc xử lý; trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra quân đoàn; binh chủng và tương đương
1. Hàng năm có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Tư lệnh quân đoàn, binh chủng và người chỉ huy cùng cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu các cơ quan chức năng và các đơn vị trực thuộc cung cấp tình hình, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác Thanh tra quốc phòng, cử người tham gia các Đoàn thanh tra.
3. Quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của người chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc quyền người chỉ huy cùng cấp, đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó trở ngại cho việc thanh tra.
4. Quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác của quân nhân, viên chức quốc phòng thuộc quyền người chỉ huy cấp mình, khi có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, quyết định về thanh tra.
5. Chỉ đạo, tổ chức cơ quan Thanh tra quân đoàn; binh chủng và tương đương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Quyết định số 3450/QĐ-BQP ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng.
2. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Thanh tra 2004
- 2Nghị định 41/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh tra
- 3Nghị định 33/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng
- 4Thông tư 186/2013/TT-BQP Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ, tết, khi làm nhiệm vụ và chế độ bồi dưỡng hàng năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 1Nghị định 26/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 3Luật Thanh tra 2004
- 4Nghị định 41/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh tra
- 5Nghị định 33/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng
- 6Thông tư 186/2013/TT-BQP Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn cơ bản bộ binh; mức tiền ăn quân binh chủng, bệnh nhân điều trị, học viên Lào, Campuchia; ăn thêm ngày lễ, tết, khi làm nhiệm vụ và chế độ bồi dưỡng hàng năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Quyết định 100/2006/QĐ-BQP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra quốc phòng quân khu, Thanh tra Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Chính trị và các tổng cục; quân chủng; Bộ đội biên phòng; quân đoàn; binh chủng và tương đương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 100/2006/QĐ-BQP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2006
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phạm Văn Trà
- Ngày công báo: 12/06/2006
- Số công báo: Từ số 11 đến số 12
- Ngày hiệu lực: 27/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực