TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/QĐ-TANDTC-TĐKT | Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2020 |
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” của Tòa án nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 223/QĐ-TA-TĐKT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy chế thi tuyển danh hiệu “Thẩm phán giỏi” và xét tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” trong ngành Tòa án nhân dân.
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Giám đốc Học viện Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.
| CHÁNH ÁN |
XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẨM PHÁN GIỎI”, “THẨM PHÁN TIÊU BIỂU”, “THẨM PHÁN MẪU MỰC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 05/5/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng, vinh danh, chế độ ưu đãi và thu hồi (danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” - Sau đây gọi chung là danh hiệu “Thẩm phán”).
2. Quy chế này được áp dụng đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.
Là danh hiệu vinh dự của Tòa án nhân dân, được tặng cho các Thẩm phán có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân:
1. Danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
2. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
3. Danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” được tặng cho các Thẩm phán đặc biệt xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng (pháp luật, tiêu chuẩn, đối tượng và thực chất thành tích).
2. Bảo đảm đoàn kết nội bộ, vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của Tòa án nhân dân.
3. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất và chính sách, chế độ ưu đãi.
TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU “THẨM PHÁN”
1. Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
3. Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
4. Tích cực tham gia phong trào thi đua;
5. Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
6. Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế này.
7. Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
- Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
- Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
- Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
- Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
Điều 5. Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán giỏi”
Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ngoài đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy chế này, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Đã giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
2. Được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
Điều 6. Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ngoài đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy chế này, còn phải đạt một trong các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Có 2 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.
b) Đã được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; sau đó giải quyết, xét xử từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này và giải quyết, xét xử liên tục từ 700 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.000 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 900 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
3. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” phải được ít nhất 70% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
Điều 7. Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ngoài đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy chế này và còn phải đạt một trong các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Có 1 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và 1 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc 3 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.
b) Có 2 lần liên tục được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc đã được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”; sau đó giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này và giải quyết, xét xử từ 900 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.200 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 1.100 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
3. Danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” phải được ít nhất 90% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân: Căn cứ các quy định chung của Quy chế và tính đặc thù xét xử riêng, lập hồ sơ đề xuất Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án quân sự: Căn cứ các quy định chung của Quy chế và tính đặc thù xét xử riêng, lập hồ sơ đề xuất Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xem xét, cho ý kiến thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN, HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẨM PHÁN”
1. Tại Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án quân sự: Không thành lập Hội đồng Tư vấn.
2. Tại các Tòa án nhân dân cấp cao: Hội đồng Tư vấn là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là Chủ tịch Hội đồng.
3. Tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hội đồng Tư vấn là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Hội đồng Xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” của Tòa án nhân dân.
Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị giúp việc cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trong quá trình xét tặng và vinh danh danh hiệu “Thẩm phán”.
Điều 11. Nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nguyên tắc hoạt động: Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Xét tặng hoạt, động theo chế độ tập thể, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan. Phiên họp của Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Xét tặng chỉ được tổ chức khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Các quyết định của Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Xét tặng phải được trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng biểu quyết tán thành.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Hội đồng Tư vấn
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng; sơ tuyển và thẩm định hồ sơ theo các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này để thống nhất danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”;
b) Tổ chức đánh giá và xét chọn những Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”;
c) Thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định danh sách đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”.
2.2. Hội đồng Xét tặng
a) Tổ chức đánh giá và xét chọn những Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”;
b) Thống nhất với Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về danh sách đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”.
Điều 12. Quy trình xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp:
a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện việc đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”;
b) Căn cứ các quy định của Quy chế, lập hồ sơ đề xuất Hội đồng Tư vấn sơ tuyển và thẩm định danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
2. Hội đồng Tư vấn tổ chức phiên họp toàn thể để thực hiện các nội dung sau:
a) Nhận xét, đánh giá, thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 của Quy chế này.
b) Thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị danh sách những Thẩm phán được đề nghị xét, tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại thì Hội đồng Tư Vấn và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp thống nhất hồ sơ và danh sách chính thức đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) xem xét, thẩm định.
3. Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thẩm định hồ sơ đề nghị của Hội đồng Tư vấn; tổng hợp, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Thẩm phán được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
4. Sau 7 ngày kể từ khi thông báo, nếu không có ý kiến khiếu nại, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân sẽ tổ chức phiên họp xem xét, đánh giá đối với từng Thẩm phán và thông qua danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng thưởng.
Điều 13. Thẩm quyền ra quyết định tặng thưởng, truy tặng, thu hồi danh hiệu “Thẩm phán”
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tặng thưởng, truy tặng, thu hồi danh hiệu “Thẩm phán”.
Điều 14. Tổ chức công bố, trao tặng, truy tặng, vinh danh danh hiệu “Thẩm phán”
1. Danh hiệu “Thẩm phán” được công bố, trao tặng, truy tặng, vinh danh vào dịp Kỷ niệm “Ngày truyền thống Tòa án nhân dân” (13/9) hoặc tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án nhân dân hằng năm. Trong trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định, thời điểm để tổ chức xét tặng, công bố, trao tặng, truy tặng, vinh danh danh hiệu “Thẩm phán”.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tổ chức Hội nghị công bố, trao tặng, truy tặng, vinh danh danh hiệu “Thẩm phán giỏi” đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
3. Chánh án Tòa án quân sự trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao tặng, truy tặng, vinh danh danh hiệu “Thẩm phán giỏi” đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Hội nghị công bố, trao tặng, truy tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” đối với Thẩm phán thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Các Thẩm phán đã được Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp xem xét, đề nghị tặng thưởng, nhưng từ trần có thể được xem xét, truy tặng danh hiệu “Thẩm phán”.
Điều 15. Thu hồi danh hiệu “Thẩm phán”
1. Danh hiệu “Thẩm phán” bị thu hồi khi Thẩm phán vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Che giấu khuyết điểm, báo cáo sai thành tích hoặc có gian lận trong quá trình xét tặng;
b) Có chứng cứ chứng minh việc xét tặng không bảo đảm chính xác, khách quan.
2. Khi phát hiện thấy một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng Tư vấn và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp chịu trách nhiệm xem xét, đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) thẩm định, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
3. Thẩm phán đã bị thu hồi danh hiệu, có thể được xét tặng lại danh hiệu “Thẩm phán” sau 03 năm công tác kể từ khi bị thu hồi danh hiệu, nếu có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Quy chế này.
Điều 16. Kinh phí tổ chức xét tặng; chế độ ưu đãi, khen thưởng đối với danh hiệu “Thẩm phán”
1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” được chi từ kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị cơ sở.
2. Thẩm phán được tặng danh hiệu “Thẩm phán” được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
a) Được công bố, vinh danh theo quy định của Quy chế này và được ghi danh vào Sổ vàng truyền thống của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Được ưu tiên cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; xét nâng bậc lương và tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án” trước thời hạn.
3. Chế độ khen thưởng
a) Thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Huy hiệu “Thẩm phán giỏi”, Bằng công nhận danh hiệu “Thẩm phán giỏi” và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở.
b) Thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Huy hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, Bằng công nhận danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và được thưởng 4,0 lần mức lương cơ sở.
c) Thẩm phán được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng Huy hiệu “Thẩm phán mẫu mực”, Bằng công nhận danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” và được thưởng 5,0 lần mức lượng cơ sở và có thể được xem xét, đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. Danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” là một trong những tiêu chuẩn, điều kiện để xây dựng điển hình và đề nghị xét, phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới.
Điều 17. Thời gian tổ chức xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Tháng 5, 6: Các Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” theo quy định của Quy chế này chuẩn bị hồ sơ theo quy định (Số liệu báo cáo được tính đến ngày 30/4 của năm đề nghị xét tặng);
Hội đồng Tư vấn tiến hành xem xét, đánh giá hồ sơ, thống nhất với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp tổng hợp danh sách, thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị các Thẩm phán đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” trước khi báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao).
2. Tháng 7, 8: Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp danh sách và chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng, vinh danh Thẩm phán; trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xét, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”.
Sau thời điểm ngày 30/4 của năm đến trước thời điểm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” mà Thẩm phán có án quá hạn luật định hoặc có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5% hoặc có án tạm đình chỉ không đúng quy định pháp luật, sẽ không được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” gồm có:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán” (mẫu số 01);
b) Biên bản họp xem xét, đánh giá của Hội đồng Tư vấn (mẫu số 02);
c) Danh sách Thẩm phán đề nghị xét tặng, cùng file điện tử gửi về địa chỉ: mail.toaan.gov.vn (mẫu số 03);
d) Báo cáo tự đánh giá, nhận xét về quá trình làm nhiệm vụ của Thẩm phán có nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền (mẫu số 04).
Số liệu các vụ, việc đã dùng làm căn cứ, thành tích để xét tặng, vinh danh Thẩm phán lần trước không được dùng để làm căn cứ để xét tặng, đề nghị khen thưởng lần sau.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” được gửi về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân (thông qua Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao) trước ngày 30/6 hàng năm.
Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị trong Tòa án nhân dân
1. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm triển khai việc tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị trong Tòa án nhân dân tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Quy chế này.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng -Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký Quyết định ban hành và thay thế cho Quy chế thi tuyển danh hiệu “Thẩm phán giỏi” và xét tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” (ban hành kèm theo Quyết định số 223/QĐ-TA-TĐKT ngày 26/12/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.
(Kèm theo Quyết định số 10/2020/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Các biểu mẫu | Nội dung |
Mẫu số 01 | Tờ trình |
Mẫu số 02 | Biên bản. |
Mẫu số 03 | Danh sách đề nghị (Microsoft Excel) |
Mẫu số 04 | Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”. |
Ghi chú: Thể thức và kỹ thuật trình bày của báo cáo thành tích phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; không được viết tắt, trừ trường hợp được quy định; từ 02 tờ trở lên phải đóng dấu giáp lai.
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTr-… | Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm … |
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẨM PHÁN GIỎI”, “THẨM PHÁN TIÊU BIỂU”, “THẨM PHÁN MẪU MỰC” (1)
Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ Quy chế xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-TANDTC-TĐKT ngày 05/5/2020 của Tòa án nhân dân tối cao; kết quả phiên họp ngày … tháng … năm... của Hội đồng Tư vấn Tòa án... và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp.
………(2) kính đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xét tặng danh hiệu ....(1) cho Thẩm phán sau:
1. Thẩm phán giỏi: .....(3)
2. Thẩm phán tiêu biểu: ..... (3)
3. Thẩm phán mẫu mực: ….. (3)
......(2) kính đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
(1) Ghi rõ danh hiệu đề nghị
(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị.
(3) Ghi rõ: Giới tính, họ và tên, chức vụ (chức danh), đơn vị (đề nghị xét tặng danh hiệu nào thì ghi danh hiệu đó)
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-…(1) | Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm … |
HỌP XÉT, ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẨM PHÁN GIỎI”, “THẨM PHÁN TIÊU BIỂU”, “THẨM PHÁN MẪU MỰC” (2)
Thời gian bắt đầu: .............................................................................................................
Địa điểm: ..........................................................................................................................
Thành phần tham dự: .........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chủ trì (Chủ tọa): ……………………………………………….Chức vụ:…………………….
Thư ký (người ghi biên bản): ………………………………….. Chức vụ:……………………
Nội dung cuộc họp: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Các ý kiến tham gia tại cuộc họp: ......................................................................................
.........................................................................................................................................
Kết quả cuộc họp: .............................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào hồi ……. giờ …., ngày … tháng … năm ….../.
THƯ KÝ | CHỦ TỌA |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
(2) Ghi rõ danh hiệu đề nghị.
TT | HỌ VÀ TÊN THẨM PHÁN | NĂM SINH | CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | THỜI GIAN BỔ NHIỆM THẨM PHÁN | XẾP LOẠI CÔNG CHỨC hoặc THÀNH TÍCH THI ĐUA (03 năm trước thời điểm xét tặng) | TỔNG SỐ VỤ, VIỆC THẨM PHÁN ĐÃ GQ, XX TRONG THỜI GIAN XÉT TẶNG | SỐ ÁN BÌNH QUÂN ĐÃ GQ, XX CỦA THẨM PHÁN/SỐ ÁN BÌNH QUÂN CỦA ĐƠN VỊ | THỜI GIAN GQ, XX SỐ VỤ, VIỆC TRONG THỜI GIAN XÉT TẶNG | ÁN BỊ HỦY DO LỖI CHỦ QUAN (TỶ LỆ %) | ÁN BỊ SỬA DO LỖI CHỦ QUAN (TỶ LỆ %) | TỔNG ÁN BỊ HỦY, SỬA DO LỖI CHỦ QUAN (TỶ LỆ %) | PHIÊN TÒA RÚT KINH NGHIỆM (vụ/1 năm) | SỐ BA, QĐ CÔNG BỐ TRÊN CỔNG THÔNG TIN.../. TỔNG SỐ BA, QĐ THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÔNG BỐ |
I. Đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” |
| ||||||||||||
1 | Ông Trần Văn A | 1961 | Thẩm phán trung cấp, Chánh án Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y | 1=2015 | 2017: CSTĐCS, BK 2018: CSTĐ TAND 2019: CSTĐCS, BK |
| 5 vụ/tháng (Đv: 6 v/thg) | Từ ../.../20... đến ../.../20... (... năm... tháng) | ... vụ (…%) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) |
|
|
2 | Ông Phạm Văn B | 1963 | Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Y | 5=2000 | 2017: Hoàn thành SX nhiệm vụ 2018: CSTĐCS 2019: CSTĐCS, BK |
|
| Từ ../.../20... đến ../.../20... (... năm... tháng) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) |
|
|
II. Đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” |
| ||||||||||||
1 | Ông Vũ Văn C | 1973 | Thẩm phán trung cấp Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y | 12=1999 | 2017: 2018: 2019: |
|
| Từ ../.../20... đến ../.../20... (... năm... tháng) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) |
|
|
III. Đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” | |||||||||||||
1 | Bà Nguyễn Thị H | 1975 | Thẩm phán sơ cấp Tòa án nhân dân tỉnh Y | 11=2013 | 2017: 2018: 2019: |
|
| Từ ../.../20... đến ../.../20... (...năm...tháng) | ... vụ (…%) | ... vụ (...%) | ... vụ (...%) |
|
|
| …………., ngày … tháng … năm 20… |
TÒA ÁN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……., ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “THẨM PHÁN ...................... (2)”
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ và tên: (ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
- Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính:
- Quê quán:
- Trú quán:
- Chức vụ, đơn vị công tác (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:
- Thời điểm được bổ nhiệm làm Thẩm phán: (Bổ nhiệm lần đầu, tái nhiệm...)
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án tính từ ngày.... tháng... năm 20... đến ngày 30 tháng 4 năm 20.... (thời gian tính số liệu để đề nghị xét tặng).
a) Tổng số vụ, việc Thẩm phán đã giải quyết, xét xử: …….. vụ, việc, trong đó:
- Số vụ, việc Thẩm phán đã trực tiếp giải quyết, xét xử: .... vụ, việc;
- Số vụ, việc Thẩm phán đã tham gia giải quyết, xét xử: .... vụ, việc.
b) Chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ, việc:
- Không có án quá hạn luật định.
- Số lượng, tỷ lệ các vụ, việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan: ………………vụ, việc (...%), trong đó:
+ Số lượng, tỷ lệ các vụ, việc bị hủy do nguyên nhân chủ quan: ... vụ, việc (...%);
+ Số lượng, tỷ lệ các vụ, việc bị sửa do nguyên nhân chủ quan: ... vụ, việc (...%);
+ Số lượng bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan: .... vụ, việc (...%).
c) Phiên tòa rút kinh nghiệm và công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao của Thẩm phán:
- Phiên tòa rút kinh nghiệm:.... vụ, việc/.... năm;
- Công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao: ……..bản án, quyết định/.... số lượng bản án, quyết định thuộc diện phải công bố (…..%).
2. Công tác khác.
- Báo cáo tóm tắt các biện pháp, giải pháp trong việc đổi mới công tác quản lý, các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn...;
- Phẩm chất đạo đức cá nhân; công tác xây dựng đảng, đoàn thể; tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao, hoạt động từ thiện...
Đối với Thẩm phán làm công tác quản lý phải nêu tóm tắt thành tích của đơn vị: Số lượng, chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ, việc và các công tác khác; kết quả khen thưởng của đơn vị trong 03 năm trước thời điểm đề nghị xét tặng.
3. Các biện pháp đã thực hiện và những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG, CÔNG NHẬN
1. Danh hiệu thi đua hoặc Kết quả xếp loại công chức:
Năm | Danh hiệu thi đua hoặc Kết quả xếp loại công chức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận Danh hiệu thi đua hoặc Kết quả xếp loại công chức; cơ quan ban hành quyết định |
20... |
|
|
20... |
|
|
20... |
|
|
2. Hình thức khen thưởng:
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
20... |
|
|
20... |
|
|
20... |
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ | NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG.....
Đồng chí: ………………………………………………….
Là Thẩm phán sơ cấp (trung cấp, cao cấp), (4) Tòa án nhân dân …………………………
- Trong thời gian từ ………… đến ngày 30/4/20.... đã giải quyết, xét xử được ………vụ, việc; trong đó: trực tiếp giải quyết, xét xử ……. vụ, việc và tham gia giải quyết, xét xử ….. vụ, việc; trung bình mỗi tháng giải quyết, xét xử ….. vụ, việc (số lượng án giải quyết, xét xử bình quân của mỗi Thẩm phán trong đơn vị/tháng ………vụ, việc).
- Về chất lượng giải quyết, xét xử (tính đến 30/4/20...): Có (Không) …….vụ, việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan (…. %), trong đó: Có (Không) ……vụ, việc bị hủy (….. %); Có (Không)........ vụ, việc bị sửa (…… %); Có (Không)……… bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng (…….%).
- Kết quả biểu quyết của Hội đồng TĐ-KT....: Có.../... (.….%) số Thành viên nhất trí đề nghị xét tặng danh hiệu “Thẩm phán.... (2)” năm 20……
..........., ngày …. tháng ….. năm 20...
TM. HỘI ĐỒNG TĐ-KT.....
CHÁNH ÁN - CHỦ TỊCH
GHI CHÚ: (1) Ghi tên đơn vị Tòa án cấp trên trực tiếp và tên đơn vị nơi Thẩm phán công tác.
(2) Đề nghị danh hiệu nào thì ghi danh hiệu đó, ví dụ: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu” hoặc “Thẩm phán mẫu mực”.
(3) Nếu là Thẩm phán đang công tác lại TAND cấp huyện thì do Chánh án TAND cấp huyện nơi Thẩm phán công tác xác nhận; nếu là Thẩm phán đang công tác tại TAND cấp tỉnh thì do lãnh đạo Tòa, Phòng nơi Thẩm phán công tác xác nhận.
(4) Nếu là Lãnh đạo quản lý thì ghi Chánh án, Phó Chánh án, Trưởng phòng...
- 1Quyết định 1467/QĐ-BYT năm 2007 về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Tổ dân phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 01/2012/TT-BNV hướng dẫn Quyết định 51/2010/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 223/QĐ-TA-TĐKT năm 2013 về Quy chế thi tuyển danh hiệu "Thẩm phán giỏi" và xét tặng danh hiệu "Thẩm phán tiểu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 1266/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 về Danh hiệu và Quy chế xét tặng Danh hiệu Doanh nghiệp vì nhà nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Quyết định 1467/QĐ-BYT năm 2007 về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Tổ dân phố sức khỏe và Khu dân cư sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 01/2012/TT-BNV hướng dẫn Quyết định 51/2010/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tổ chức xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 7Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 8Quyết định 1266/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 về Danh hiệu và Quy chế xét tặng Danh hiệu Doanh nghiệp vì nhà nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 về Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 10/QĐ-TANDTC-TĐKT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/05/2020
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực