Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2006/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NITRAT AMÔN HÀM LƯỢNG CAO
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ NITRAT AMÔN HÀM LƯỢNG CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng Nitrat amôn hàm lượng cao (gọi tắt là Nitrat Amôn, có công thức hoá học NH4NO3 với hàm lượng Nitrat amôn từ 98,5% trở lên tính theo khối lượng thô) áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng Nitrat amôn trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đầu tư sản xuất Nitrat amôn
1. Doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất Nitrat amôn phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước về đầu tư như đối với vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN).
2. Doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn chỉ được đưa dây chuyền sản xuất Nitrat amôn vào hoạt động trên cơ sở Quyết định của Bộ Công nghiệp, khi có đủ các điều kiện sau:
a/ Có đăng ký kinh doanh.
b/ Có đủ hồ sơ công trình theo quy định về Quản lý đầu tư của Nhà nước.
c/ Có cơ sở vật chất, kho chứa, công nghệ và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để sản xuất Nitrat amôn.
d/ Có bộ phận phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp không có bộ phận phân tích, kiểm tra riêng cần có Hợp đồng thuê các phòng, trung tâm phân tích thuộc các cơ quan chuyên ngành.
đ/ Đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và có hệ thống xử lý chất thải đạt chỉ tiêu môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Có phương tiện và điều kiện làm việc đảm bảo an toàn lao động đối với hoá chất theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
e/ Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân được đào tạo chuyên ngành hoá chất, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng Nitrat amôn.
3. Nitrat amôn sản xuất trong nước được đưa vào kinh doanh sau khi có Quyết định của Bộ Công nghiệp.
Điều 3. Đăng ký kế hoạch sản xuất hàng năm
Doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn có trách nhiệm báo cáo thực theo quy định ở Điều 10 và đăng ký kế hoạch hàng năm với Bộ Công nghiệp. Trên cơ sở văn bản xác nhận kế hoạch sản xuất năm của Bộ, doanh nghiệp thực hiện việc cung ứng Nitrat amôn cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất VLNCN theo hạn ngạch đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Điều 4. Xét duyệt hạn ngạch mua trong nước và nhập khẩu
1. Theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ VLNCN hàng năm, Bộ Công nghiệp xét duyệt hạn ngạch mua trong nước và nhập khẩu Nitrat amôn cho các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh VLNCN (dưới đây gọi là Doanh nghiệp có hạn ngạch) để cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất VLNCN.
2. Việc xét duyệt hạn ngạch mua, nhập khẩu Nitrat amôn được thực hiện theo “Quy trình cấp hạn ngạch xuất (nhập) khẩu nguyên liệu sản xuất và vật liệu nổ công nghiệp – QT 24” của Bộ Công nghiệp, áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
3. Doanh nghiệp có hạn ngạch có nhu cầu bổ sung hạn ngạch mua, nhập khẩu Nitrat amôn, ngoài danh mục hồ sơ ở khoản 2 Điều này, cần gửi thêm báo cáo thực hiện hạn ngạch đã phê duyệt và giải trình lý do bổ sung.
Điều 5. Xét duyệt chuyển hạn ngạch
1. Doanh nghiệp có hạn ngạch cần chuyển một phần hạn ngạch đã được phê duyệt, phải báo cáo Bộ Công nghiệp để xét duyệt cắt giảm số lượng hạn ngạch của mình và giao cho Doanh nghiệp khác theo thứ tự ưu tiên như sau:
a/ Doanh gnhiệp có hạn ngạch khác.
b/ Doanh nghiệp sản xuất VLNCN.
2. Hồ sơ xét chuyển hạn ngạch giữa các doanh nghiệp có hạn ngạch bao gồm:
a/ Đơn đề nghị phê duyệt hạn ngạch của doanh nghiệp có hạn ngạch (Mẫu số 1).
b/ Đơn đề nghị chuyển hạn ngạch của doanh nghiệp có hạn ngạch (Mẫu số 2).
c/ Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và lý do chuyển hạn ngạch của doanh nghiệp có hạn ngạch.
3. Hồ sơ xét chuyển hạn ngạch giữa doanh nghiệp có hạn ngạch với doanh nghiệp sản xuất VLNCN:
a/ Đơn đề nghị phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu Nitrat amôn của doanh nghiệp sản xuất với VLNCN (Mẫu số 1).
b/ Đơn đề nghị chuyển hạn ngạch của doanh nghiệp có hạn ngạch (Mẫu số 2).
c/ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
d/ Bản sao có công chứng nhà nước Hợp đồng mua Nitrat amôn với doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp được phép sản xuất Nitrat amôn tại Việt Nam.
Điều 6. Xét duyệt hạn ngạch cho mục đích khác
1. Bộ Công nghiệp xét duyệt hạn ngạch mua trong nước và nhập khẩu Nitrat amôn cho doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng ngoài mục đích sản xuất VLNCN khi có đủ điều kiện sau:
a/ Đơn đề nghị phê duyệt hạn ngạch mua, nhập khẩu (Mẫu số 3).
b/ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c/ Giấy xác nhận nhu cầu sử dụng Nitrat amôn làm nguyên liệu của Sở quản lý ngành.
d/ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận về đủ điều kiện bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ/ Bản sao có công chứng Hợp đồng mua Nitrat amôn với doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp được phép sản xuất Nitrat amôn tại Việt Nam.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa phê duyệt hoặc không phê duyệt.
Điều 7. Vận chuyển Nitrat amôn
Khi vận chuyển Nitrat amôn, doanh nghiệp phải thực hiện các quy định tại Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ; Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về quy định danh mục hàng nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa; TCVN 4512-88 Quy phạm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển.
1. Việc bảo quản Nitrat amôn thực hiện theo quy định hiện hành về an toàn hoá chất và các tiêu chuẩn Việt Nam sau:
TCVN 6810: 2001-VLNCN – Amoni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ An Fo;
TCVN 5507: 2002 – Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
2. Kho chứa thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn phải xây dựng đồng bộ theo thiết kế của dây chuyền sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kho chứa Nitrat amôn của doanh nghiệp sản xuất VLNCN phải xây dựng theo thiết kế đồng bộ của dây chuyền sản xuất VLNCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối với doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng Nitrat amôn phải có kho chứa riêng đảm bảo đủ điều kiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam đã nêu ở khoản 1 Điều này, hoặc Hợp đồng thuế kho có đủ điều kiện của doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp kinh doanh Nitrat amôn lập hồ sơ thống kê theo dõi việc xuất, nhập kho về số lượng và chất lượng. Thủ tục xuất, nhập kho thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục E của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4586-1997.
Các sổ sách, chứng từ lưu trữ áp dụng như lưu trữ tài liệu kế toán theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Nitrat amôn thực hiện công tác báo cáo theo các quy định hiện hành. Hạn chậm nhất gửi báo cáo là ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo thực hiện 6 tháng và ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo năm.
Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục chức năng giúp Bộ quản lý ngành hướng dẫn thực hiện về các lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh vận chuyển và bảo quản Nitrat amôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, đơn vị phản ánh về Bộ Công nghiệp để xem xét, giải quyết.
CƠ QUAN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Công ty: .............. |
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu
Nitrat amôn hàm lượng cao
Kính gửi: Bộ Công nghiệp
Căn cứ Quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao ban hành kèm theo Quyết định số ..../2006/QĐ-BCN ngày ......../2006 của Bộ Công nghiệp; Để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất, Công ty .... kính đề nghị Bộ Công nghiệp xét duyệt hạn ngạch nhập khẩu Nitrat amôn hàm lượng cao với nội dung như sau:
Tên hoá học: NH4NO3.
Hàm lượng tính theo khối lượng khô (%):..................
Số lượng (kg):..................
Sau khi nhập khẩu, Công ty cung ứng cho Công ty: .......................(tên doanh nghiệp có hạn ngạch hoặc tên nhà máy sản xuất VLNCN).
Thời gian thực hiện: từ ............/200.... đến: .......................
Số lượng hạn ngạch trên tương ứng với phần số lượng hạn ngạch nhập khẩu năm 200... của Công ty ........ đã đề nghị cắt giảm để chuyển cho Công ty tại Tờ trình số ............ ngày ...........200.....
Đề nghị Bộ xem xét, quyết định.
Nơi nhận:Giám đốc
- Như trên,(Ký tên và đóng dấu)
-
-
- Lưu VT.
Mẫu số 2
CƠ QUAN TRỰC TIẾP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Công ty: ................ |
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Chuyển một phần hạn ngạch nhập khẩu
Nitrat amôn hàm lượng cao
Kính gửi: Bộ Công nghiệp
Căn cứ Quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao ban hành kèm theo Quyết định số ..../2006/QĐ-BCN ngày ......../2006 của Bộ Công nghiệp;
Thực hiện Quyết định số ...../QĐ-BCN ngày ...../..../200... của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và VLNCN năm 200... của Công ty ..............
Để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất, Công ty ........... kính đề nghị Bộ Công nghiệp xét duyệt cắt giảm và chuyển một phần hạn ngạch năm 200... của Công ty để chuyển cho Công ty ....... với nội dung như sau:
Tên hoá học: NH4NO3.
Hàm lượng tính theo khối lượng khô (%): ......................................
Số lượng (kg): ......................................
Thời gian thực hiện: từ ............/200... đến .......................................
Số lượng hạn ngạch trên sau khi nhập khẩu Công ty .................. chỉ được dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp của đơn vị.
Đề nghị Bộ xem xét, quyết định.
Nơi nhận:Giám đốc
- Như trên,(Ký tên và đóng dấu)
-
-
- Lưu VT.
Mẫu số 3
CÔNG TY:................ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt hạn ngạch mua, nhập khẩu
Nitrat amôn hàm lượng cao
Kính gửi: Bộ Công nghiệp
Căn cứ Quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao ban hành kèm theo Quyết định số ..../2006/QĐ-BCN ngày ......../2006 của Bộ Công nghiệp;
Tên doanh nghiệp: ........................................................................
Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ....................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : ...... do ....... cấp ngày ...........
Nơi đặt trụ sở chính: ..............................................
Số điện thoại: .......................................... Fax: ............................
Mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: .............................................
Đề nghị Bộ Công nghiệp xét duyệt hạn ngạch mua, nhập khẩu Nitrat amôn hàm lượng cao với nội dung sau:
Tên hoá học: NH4NO3. Hàm lượng tính theo khối lượng khô (%):.........
Số lượng đề nghị (kg):.................................
Loại hình hàng hóa: ....................................
Nguồn gốc hàng hóa: .................................
Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: .....................
Tên cửa khẩu hàng đi qua (đối với nhập khẩu):..................................
Thời gian thực hiện từ ......... đến ngày ........ tháng ..... năm .......
Sau khi nhập khẩu số lượng NH4NO3 nêu trên, Công ty sử dụng vào mục đích ................... theo Giấy xác nhận mục đích sử dụng số ...... ngày ....... tháng ....... năm 2000.... của Sở ..... (tên quản lý ngành).
Doanh nghiệp cam kết không để thất thoát Nitrat amôn hàm lượng cao và sử dụng đúng mục đích như nêu trên.
Nơi nhận: | Giám đốc |
- 1Chỉ thị 37/2005/CT-TTg về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
- 3Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Chỉ thị 37/2005/CT-TTg về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
- 3Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 4Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- 5Thông tư 02/2004/TT-BCN hướng dẫn Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định "Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ" do Bộ Công nghiệp ban hành
- 6Nghị định 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
Quyết định 10/2006/QĐ-BCN ban hành Quy chế quản lý Nitrat amôn hàm lượng cao do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 10/2006/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/04/2006
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Nguyễn Xuân Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 9 đến số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra