Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 03 tháng 5 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP , ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/ 2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn văn hoá”; “Làng văn hoá”; “Bản văn hoá”; “Tổ dân phố văn hoá” và tương đương;
Căn cứ Nghị Quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020;
Thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Đề án Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 42/TTr - VHTTDL ngày 25 tháng 4 năm 2012 về việc đề nghị ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”; “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” trên địa bàn tỉnh Yên Bái,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI |
TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ CÔNG NHẬN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HOÁ”, “THÔN VĂN HOÁ ”, “LÀNG VĂN HOÁ ”, “BẢN VĂN HOÁ ”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HOÁ ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ - UBND ngày 03/5/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Hộ gia đình là công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Yên Bái;
b) Các làng, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến trình tự và thủ tục công nhận “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
1. Công nhận “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được áp dụng với những trường hợp có đăng ký thi đua.
2. Việc bình xét công nhận “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” phải đảm bảo theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục.
Điều 3. Thẩm quyền, thời hạn công nhận
1. “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) công nhận mỗi năm một (01) lần; công nhận lại và kèm theo Giấy công nhận ba (03) năm một (01) lần.
2. “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) công nhận và cấp giấy chứng nhận ba (03) năm một (01) lần.
Điều 4. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Gia đình văn hóa”
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm Nhà nước cấm; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Không tổ chức cưới tảo hôn, không thách cưới cao, không trồng, che dấu, dung túng cho người khác trồng cây thuốc phiện, không tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý, không theo tà đạo;
đ) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới;
b) Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 01 hoặc 02 con, không sinh con thứ 03; thực hiện tốt trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
c) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống;
d) Gia đình phải có đủ 03 công trình hợp vệ sinh (nhà tắm, hố xí, công trình nước sạch); nhà ở ngăn nắp; khuôn viên sạch đẹp; các thành viên trong gia đình có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
(Các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, không thả rông, có chuồng trại chăn nuôi, xử lý tốt phân nước thải, không để ô nhiễm môi trường, không cúng ma để chữa bệnh)
đ) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ người hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm nghèo”, làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định và ngày càng phát triển, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
Điều 5. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”
1. Chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước của cộng đồng;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; không có trọng án hình sự;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, đoàn thể đạt danh hiệu thi đua;
2. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh;
b) Thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung của tỉnh; không còn hộ đói;
c) Tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;
d) Tỷ lệ đường được bê tông hoá phải đạt từ 50% trở lên;
3. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có nhà văn hóa, khu thể thao làng, thôn, bản từng bước đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có đội văn nghệ, thể thao thường xuyên hoạt động;
b) Không phát sinh các tệ nạn xã hội ở cộng đồng;
c) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên, đối với vùng thấp; vùng cao, có từ 60 trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 40% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
d) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; không có người tái mù chữ;
đ) Không để lây truyền dịch bệnh; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ; không có người sinh con thứ 3;
e) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
4. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Thôn, làng, bản, tổ dân phố đảm bảo xanh - sạch - đẹp;
b) 100% các hộ gia đình có đủ 03 công trình (nhà tắm, hố xí, nước sạch) hợp vệ sinh; (Các thôn, làng, bản phải chỉ đạo thực hiện tốt quy định không thả rông gia súc, có chuồng trại chăn nuôi đúng quy định)
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, đảm bảo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Vì người nghèo”, “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam và những người bất hạnh.
Điều 6. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”
1. Chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; không có trọng án hình sự;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tổ chức Đảng, chính quyền đạt trong sạch, vững mạnh, đoàn thể đạt các danh hiệu thi đua;
2. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh, không còn hộ đói;
b) Tỷ lệ hộ có nhà bền vững cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;
c) Thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;
d) Có nhiều hoạt động hợp tác và liên kết phát triển kinh tế.
3. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Có đội văn nghệ, thể thao thường xuyên hoạt động; có nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của tổ dân phố; duy trì phong trào văn hóa, thể thao, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia;
b) Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm Nhà nước cấm;
c) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhận 03 năm liên tục trở lên;
d) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, có phong trào “ khuyến học ”, “ khuyến tài ”;
đ) Không để lây truyền dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, hàng năm giảm 1,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
e) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
4. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b) 100% các hộ gia đình có đủ 03 công trình (nhà tắm, hố xí, nước sạch) đạt tiêu chuẩn;
c) Nhân dân có ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái; nước và rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng đảm bảo có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung của tỉnh;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam và những người bất hạnh.
Điều 7. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”
1. Trình tự, thủ tục:
a) Hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư chủ trì phối hợp với Trưởng thôn, làng, bản, tổ dân phố, họp thôn, làng, bản, tổ dân phố, bình bầu gia đình văn hóa;
c) Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở thôn, làng, bản, tổ dân phố. Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) ra quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm;
Thời gian giải quyết là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Căn cứ quyết định công nhận “Gia đình văn hóa” hàng năm, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ra quyết định công nhận và cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm.
Thời gian giải quyết là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Hồ sơ:
a) Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” của các hộ gia đình;
b) Biên bản họp bình xét ở thôn, làng, bản, tổ dân phố, kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận “Gia đình văn hóa” (có từ 60% trở lên số người tham gia dự họp nhất trí đề nghị).
Số bộ hồ sơ cần nộp là một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Điều kiện công nhận:
- Đạt 3 tiêu chuẩn, quy định tại Điều 4 của Qui định này;
- Thời gian đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” là một (01) năm (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (cấp Giấy công nhận).
d) Biểu dương, khen thưởng:
- Danh sách “Gia đình văn hóa” được công bố trên loa truyền thanh ở thôn, làng, bản, tổ dân phố; được biểu dương tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (ngày 18 tháng 11 hàng năm) ở thôn, làng, bản, tổ dân phố;
- “Gia đình văn hóa” 03 năm, được ghi vào “Sổ truyền thống gia đình văn hóa” ở thôn, làng, bản, tổ dân phố, khu dân cư; được cấp Giấy công nhận “Gia đình văn hóa”;
- “Gia đình văn hóa” được cấp Giấy công nhận, được bình bầu là gia đình văn hóa tiêu biểu, được tặng thưởng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
1. Trình tự, thủ tục:
a) Thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hóa hàng năm đăng ký xây dựng “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; hoặc “Khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư văn hoá với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã”;
b) Trưởng Ban công tác Mặt trận cấp xã, chủ trì phối hợp với Trưởng thôn, làng, bản, tổ dân phố, họp thôn, làng, bản, tổ dân phố, đề nghị công nhận “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
d) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị công nhận thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hoá; Phòng văn hoá và Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các ngành đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện tiến hành kiểm tra (có biên bản kiểm tra);
đ) Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và bộ phận thi đua - khen thưởng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp giấy công nhận cho các thôn, làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hoá;
Thời gian giải quyết năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Hồ sơ:
a) Báo cáo thành tích xây dựng “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” của Trưởng thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hoá có xác nhận của chi bộ Đảng;
- Báo cáo 02 năm công nhận lần đầu;
- Báo cáo 3 năm, kèm theo biên bản kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận thôn, làng, bản, tổ dân phố của Ban Mặt trận Tổ quốc hàng năm (công nhận lại);
b) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Hồ sơ đề nghị công nhận một (01) bộ, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Điều kiện công nhận:
- Đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy định này;
- Thời gian đăng ký xây dựng “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” khu dân cư văn hóa từ hai (02) năm trở lên (công nhận lần đầu); ba (03) năm trở lên (công nhận lại).
- Đối với các “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” khu dân cư đã được công nhận từ năm 2011 trở về trước tiến hành rà soát Đề án cũ, bổ sung các tiêu chí mới. Nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Quy định này thì tiếp tục đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, thành phố ra Quyết định công nhận lại.
đ) Khen thưởng:
- “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Khuyến khích các địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa, tăng kinh phí hỗ trợ cho các “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho nhà văn hóa - khu thể thao ở khu dân cư.
1. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” các cấp triển khai chỉ đạo thực hiện.
2. Thường trực Ban chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, xây dựng Chương trình phối hợp thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” thống nhất chương trình chỉ đạo theo Chương trình số 12/CTrPH-MTTW-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.
3. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp chỉ đạo việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa vào Quý IV hàng năm. Đăng ký phong trào trong quý I; báo cáo phong trào định kỳ năm 2 lần, 6 tháng và 1 năm theo định kỳ; Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cấp dưới tổng hợp báo cáo cấp trên.
4. Căn cứ kết quả bình xét, kiểm tra đánh giá hàng năm, các gia đình văn hóa; làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hoá, vi phạm những quy định của Quy định này, sẽ không được công nhận lại; những trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi danh hiệu. Cấp ra quyết định công nhận danh hiệu, có trách nhiệm ra quyết định thu hồi danh hiệu.
5. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên điều chỉnh về lĩnh vực này./.
- 1Quyết định 46/1999/QĐ-UB về Quy định tiêu chuẩn công nhận Làng văn hoá - Tiểu khu văn hoá - Bản văn hoá do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 05/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Bản văn hoá, Tổ dân phố văn hoá và tương đương trên địa bàn tỉnh Sơn La kèm theo Quyết định 18/2012/QĐ-UBND
- 3Quyết định 1676/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định tiêu chuẩn và thủ tục công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học văn hoá kèm theo Quyết định 2621/2006/QĐ-UBND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Quyết định 871/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long năm 2013 và tham dự Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ 2
- 5Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 1999 về đề án xây dựng gia đình văn hoá tỉnh Bến Tre giai đoạn 1999-2000-2010
- 6Quyết định 98/2014/QĐ-UBND về công nhận Danh hiệu Gia đình văn hoá; Thôn văn hoá, Làng văn hoá, Bản văn hoá, Khối phố văn hoá và tương đương; Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ, một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành sau hệ thống hóa kỳ 2014-2018
- 8Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2019
- 9Quyết định 306/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ, một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành sau hệ thống hóa kỳ 2014-2018
- 2Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2019
- 3Quyết định 306/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 22/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 5Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Nghị quyết 26/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020
- 7Quyết định 46/1999/QĐ-UB về Quy định tiêu chuẩn công nhận Làng văn hoá - Tiểu khu văn hoá - Bản văn hoá do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 05/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Bản văn hoá, Tổ dân phố văn hoá và tương đương trên địa bàn tỉnh Sơn La kèm theo Quyết định 18/2012/QĐ-UBND
- 9Quyết định 1676/2008/QĐ-UBND sửa đổi quy định tiêu chuẩn và thủ tục công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học văn hoá kèm theo Quyết định 2621/2006/QĐ-UBND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 10Quyết định 871/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long năm 2013 và tham dự Hội nghị Tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ 2
- 11Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 1999 về đề án xây dựng gia đình văn hoá tỉnh Bến Tre giai đoạn 1999-2000-2010
- 12Quyết định 98/2014/QĐ-UBND về công nhận Danh hiệu Gia đình văn hoá; Thôn văn hoá, Làng văn hoá, Bản văn hoá, Khối phố văn hoá và tương đương; Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 09/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Ngô Thị Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra