- 1Nghị định 105/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực
- 2Quyết định 34/2006/QĐ-BCN về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 3Luật Điện Lực 2004
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2008/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 24 tháng 9 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐIỆN NÔNG THÔN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Công Thương tại Tờ trình số 41/TTr-SCT ngày 28/8/2008 và đề nghị của sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 54/BC-STP ngày 26/8/2008;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định quản lý, sử dụng điện nông thôn" trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 582/2001/QĐ-UB ngày 26/7/2001 của UBND tỉnh về ban hành quy chế quản lý, sử dụng điện nông thôn.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các Giám đốc sở; các Thủ trưởng ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã; các Tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐIỆN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh Thái Bình)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của Tổ chức quản lý điện nông thôn; đầu tư phát triển lưới điện nông thôn; an toàn điện; nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện nông thôn.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện nông thôn; các hoạt động khác liên quan đến điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Lưới điện nông thôn" bao gồm các đường dây dẫn điện trung áp, hạ áp, các trạm biến áp và các trang thiết bị phụ trợ phục vụ việc cung ứng điện ở nông thôn.
2. "Lưới điện trung áp nông thôn" bao gồm đường dây điện có điện áp từ 10KV đến 35KV, các trạm biến áp có cấp điện áp 10-35/0,4KV và các trang thiết bị phụ trợ để cấp điện cho khu vực nông thôn.
3. "Lưới điện hạ áp nông thôn" là phần lưới điện 0,4KV trở xuống được xác định từ sau thiết bị đóng cắt tổng (lắp đặt sau công tơ tổng của bên bán điện) đến công tơ của các hộ sử dụng điện.
4. "Đường trục hạ áp" là đường dây điện hạ áp 3 pha 4 dây xuất tuyến của máy biến áp.
5. "Nhánh rẽ" là đường dây điện hạ áp 1 pha hoặc 2 pha cấp điện cho một số hộ dân.
6. "Tổ chức quản lý điện nông thôn" là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để mua điện từ ngành điện lực và bán điện trực tiếp đến các hộ sử dụng điện nông thôn.
7. "Nhân viên quản lý điện nông thôn" là những người quản lý, vận hành và sửa chữa lưới điện hạ áp của Tổ chức quản lý điện nông thôn.
8. "Giá trần bán lẻ điện sinh hoạt nông thôn" là giá bán điện cao nhất do Nhà nước quy định tại từng thời điểm cho phép Tổ chức quản lý điện nông thôn bán điện đến các hộ sử dụng điện để sinh hoạt ở nông thôn.
9. "Hoạt động điện lực" là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
10."Hộ sử dụng điện" là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN
Điều 3. Tổ chức quản lý điện nông thôn
Tổ chức quản lý điện nông thôn là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.
Mỗi xã có một Tổ chức quản lý điện nông thôn để thống nhất quản lý, kinh doanh điện ở địa phương. Khuyến khích các địa phương thành lập Tổ chức quản lý điện nông thôn có quy mô liên xã.
Điều 4. Mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn
Mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn được áp dụng tại Thái Bình là:
1. Hợp tác xã dịch vụ điện năng được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Các Doanh nghiệp kinh doanh điện năng được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức quản lý điện nông thôn
1. Chức năng: Tổ chức quản lý điện nông thôn mua điện của đơn vị Điện lực từ công tơ tổng tại trạm biến áp và bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng điện nông thôn. Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Nhiệm vụ:
a) Ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện với Điện lực Thái Bình và với các hộ sử dụng điện nông thôn.
b) Đầu tư, cải tạo lưới điện đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn theo quy định hiện hành của Nhà nước và nhu cầu sử dụng điện của các hộ sử dụng điện nông thôn;
c) Hoạt động quản lý, kinh doanh điện theo đúng quy định của Nhà nước và phương án đã được thông qua tại Đại hội xã viên đối với các HTX dịch vụ điện năng, Hội đồng quản trị đối với các Doanh nghiệp kinh doanh điện năng;
d) Bán điện trực tiếp đến các hộ sử dụng điện; xây dựng giá bán điện thống nhất trong toàn xã, không vượt giá trần do Nhà nước quy định;
đ) Đảm bảo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả;
e) Xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý điện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của nhà nước;
g) Xây dựng "Quy định quản lý và sử dụng điện" tại địa phương trình UBND xã quyết định ban hành và thông báo cho nhân dân biết để thực hiện;
h) Báo cáo định kỳ công tác quản lý, kinh doanh điện với UBND xã và Phòng Công thương huyện, Phòng Kinh tế thành phố (sau đây gọi là Phòng Công thương huyện, thành phố);
i) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của UBND xã và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng;
j) Các nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn:
a) Hoạt động kinh doanh điện nông thôn theo quy định của pháp luật; tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh điện năng;
b) Quyết định hình thức, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh điện, trả lương và các chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật;
c) Hợp đồng lao động để đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh điện;
d) Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức quản lý điện nông thôn;
đ) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng mua điện;
e) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán lẻ điện nông thôn;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tiêu chuẩn cán bộ quản lý và nhân viên quản lý điện nông thôn
1. Đủ 18 tuổi trở lên;
2. Được cơ quan y tế chứng nhận đủ sức khoẻ để làm việc;
3. Có phẩm chất đạo đức và hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực hoạt động điện lực;
4. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng trung cấp chuyên ngành điện trở lên và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện ít nhất 5 năm.
5. Các nhân viên quản lý điện phải có chứng chỉ về đào tạo chuyên ngành điện do cơ quan có thẩm quyền cấp, được huấn luyện, kiểm tra và cấp thẻ an toàn điện nông thôn.
Điều 7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ sử dụng điện nông thôn
1. Quyền lợi:
a) Được cung cấp điện theo thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện với Tổ chức quản lý điện nông thôn;
b) Yêu cầu Tổ chức quản lý điện nông thôn kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Được cung cấp, giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
d) Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu Tổ chức quản lý điện nông thôn kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của công tơ điện, số tiền phải thanh toán;
e) Khiếu nại các hành vi vi phạm luật điện lực của bên bán điện;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện đầy đủ các thoả thuận, cam kết trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng điện;
c) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
d) Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ;
đ) Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
e) Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây điện và các trang thiết bị phụ trợ từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công tác xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng lưới điện hạ áp nông thôn thực hiện theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn.
1. Trách nhiệm của Tổ chức quản lý điện nông thôn:
a) Quản lý lưới điện hạ áp từ sau thiết bị đóng cắt tổng (lắp đặt sau công tơ tổng của bên bán điện) đến công tơ của các hộ sử dụng điện.
b) Xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn bảo đảm các thông số và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định.
c) Vận hành đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu tổn thất điện năng.
2. Trách nhiệm của các hộ sử dụng điện:
Xây dựng và quản lý lưới điện từ sau công tơ điện của các hộ sử dụng đến các thiết bị sử dụng điện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
1. Lắp đặt, quản lý công tơ điện.
a) Trách nhiệm của các hộ sử dụng điện:
Các hộ sử dụng điện phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ công tơ điện và thông báo kịp thời cho Tổ chức quản lý điện nông thôn khi phát hiện công tơ bị mất hoặc bị hỏng.
b) Trách nhiệm của Tổ chức quản lý điện nông thôn:
- Tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt công tơ điện (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) phù hợp với tiêu chuẩn quy định và nhu cầu sử dụng điện đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định để bán điện cho các hộ sử dụng điện.
- Tổ chức kiểm định công tơ lần đầu, kiểm định và thay thế định kỳ, đột xuất. Khi thay thế công tơ, bên bán điện phải báo cho bên mua điện biết và lập biên bản chốt các chỉ số công tơ cũ và mới.
2. Vị trí lắp đặt công tơ điện.
a) Vị trí đặt công tơ phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.
b) Công tơ phải được lắp đặt trong hộp bảo vệ công tơ. Lắp đặt hộp công tơ và công tơ thực hiện theo quy định, quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.
3. Xử lý công tơ chạy không chính xác, bị mất.
a) Khi nghi ngờ công tơ chạy không chính xác, hộ sử dụng điện có quyền yêu cầu Tổ chức quản lý điện nông thôn kiểm tra:
- Nếu công tơ chạy đúng (chạy sai số trong phạm vi cho phép), bên mua điện phải thanh tóan kinh phí kiểm định, lắp đặt lại.
- Nếu công tơ chạy sai số (nhanh hoặc chậm) quá phạm vi cho phép bên bán điện phải sửa chữa lại và phải thanh toán kinh phí sửa chữa, kiểm định và lắp đặt lại.
b) Việc xử lý và thanh toán điện năng trong trường hợp công tơ bị mất, hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Ghi chỉ số công tơ điện.
a) Tổ chức quản lý điện nông thôn ghi chỉ số công tơ mỗi tháng một lần vào ngày ấn định, cho phép dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng.
b) Tổ chức quản lý điện nông thôn phải đảm bảo tính chính xác của chỉ số công tơ điện đã ghi.
c) Nhân viên ghi chỉ số công tơ không được tự ý tháo lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh công tơ cũng như các bộ phận khác của hệ thống đo đếm. Nếu có nghi ngờ công tơ hư hỏng, không chính xác phải báo cho người có trách nhiệm biết để kiểm tra, xử lý.
Điều 10. Tiết kiệm trong sử dụng điện
1. Các tổ chức, các hộ dân sử dụng điện có trách nhiệm thực hiện chương trình, các biện pháp tiết kiệm điện năng để đảm bảo việc cung ứng và sử dụng an toàn, ổn định và tiết kiệm.
2. Tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền chủ trương, quy định của Nhà nước, của UBND tỉnh về tiết kiệm điện năng và các biện pháp tiết kiệm điện để nhân dân biết và thực hiện; ban hành quy định sử dụng tiết kiệm điện trong phạm vi địa bàn quản lý, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm điện năng được giao theo kế hoạch hàng năm.
Điều 11. Xây dựng phương án giá bán điện đến hộ sử dụng điện
1. Giá bán điện đến các hộ sử dụng ở nông thôn thực hiện theo quy định về giá bán điện của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm xây dựng phương án giá bán điện đến các hộ sử dụng điện; Việc xây dựng phương án giá bán điện đến hộ sử dụng phải căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước; đảm bảo chặt chẽ, hợp lý.
- Với Tổ chức quản lý điện nông thôn là HTX dịch vụ điện năng: Phương án giá bán điện đến các hộ sử dụng phải báo cáo UBND xã; Phòng Công thương huyện, thành phố và thông qua tại Đại hội xã viên.
- Với Tổ chức quản lý điện nông thôn là Doanh nghiệp kinh doanh điện năng: Giá bán điện đến hộ sử dụng điện do doanh nghiệp xây dựng, nhưng không vượt giá trần do Nhà nước quy định.
Điều 12. Cơ cấu tính giá bán điện
1. Đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt ở nông thôn, bao gồm:
a) Giá mua điện: Theo mức giá bán buôn do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ, theo chỉ số ở công tơ tổng đặt tại trạm biến áp.
b) Chi phí tổn thất điện năng từ công tơ tổng đặt tại trạm biến áp của xã đến công tơ của các hộ sử dụng.
c) Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
d) Chi phí khấu hao lưới điện hạ áp: Việc tính khấu hao theo quy định hiện hành của Nhà nước, mức khấu hao hàng năm cần hợp lý nhằm đảm bảo giá bán không được vượt giá trần do Nhà nước quy định.
đ) Chi phí sửa chữa lưới điện hạ áp: Bao gồm chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí sửa chữa lớn.
e) Chi phí quản lý: Là chi phí dùng để mua dụng cụ điện, văn phòng phẩm và các chi phí khác phục vụ công tác quản lý điện.
2. Đối với các hộ sử dụng điện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác, bao gồm: Giá bán buôn do Nhà nước quy định, cộng thêm các khoản b, c, d, đ, e của điều này.
Điều 13. Hạch toán kinh doanh điện
Tổ chức quản lý điện nông thôn phải mở sổ sách kế toán, hạch toán chính xác sản lượng điện mua, bán, tổn thất điện năng, các khoản nằm trong cơ cấu giá bán điện được quy định tại Điều 13 của Quy định này. Việc hạch toán, quyết toán kinh doanh điện phải thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Tổ chức quản lý điện nông thôn thu tiền điện hàng tháng của các hộ sử dụng điện và thanh toán với Điện lực theo Hợp đồng mua bán điện đã được ký kết.
2. Việc thu, nộp tiền điện phải sử dụng hoá đơn và sổ sách theo quy định của Nhà nước.
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN
Điều 15. Đầu tư xây dựng phát triển lưới điện nông thôn
1. Việc đầu tư xây dựng phát triển các công trình lưới điện nông thôn phải tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, quy hoạch phát triển điện lực huyện, thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
2. Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi lưới điện hạ áp.
3. Khi phát triển, nâng công suất sử dụng của các phụ tải sản xuất, kinh doanh phải được chấp thuận bằng văn bản của ngành điện lực.
4. Lưới điện được xây dựng, sửa chữa không đúng thiết kế được duyệt, không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật thì chủ đầu tư và đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 16. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng phát triển lưới điện hạ áp nông thôn
Việc đầu tư xây dựng phát triển lưới điện hạ áp nông thôn phải tuân thủ những quy định sau:
1. Hàng năm, tổ chức quản lý điện nông thôn lập kế hoạch xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện trình UBND xã phê duyệt.
2. Sau khi có quyết định của UBND xã, Tổ chức quản lý điện nông thôn là chủ đầu tư lưới điện thực hiện các nội dung sau:
a) Hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế và lập dự toán công trình;
b) Phòng Công thương xác nhận bản vẽ mặt bằng tuyến điện;
c) Sở Công Thương thẩm định thiết kế cơ sở (nếu thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu thiết kế một bước);
d) Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra dự toán công trình;
đ) Tổ chức đấu thầu xây lắp theo quy định hiện hành;
e) Hợp đồng xây lắp công trình;
g) Tổ chức giám sát thi công, giám sát cộng đồng theo quy định;
h) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình.
Việc xây dựng phải đúng với đồ án thiết kế đã được duyệt, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
1. Vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, lưới điện hạ áp do Tổ chức quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm.
2. Vốn đầu tư được hình thành từ:
a) Nguồn trích từ khấu hao lưới điện để lại hàng năm.
b) Nguồn tích lũy từ kinh doanh điện hàng năm.
c) Nguồn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư.
d) Nguồn huy động nhân dân, các cổ đông đóng góp.
đ) Các nguồn vốn khác.
3. Việc quản lý các nguồn vốn đầu tư và huy động vốn của nhân dân để đầu tư vào lưới điện hạ áp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 18. Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thực hiện theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương và các quy định khác có liên quan.
Điều 19. An toàn điện hạ áp nông thôn
1. Trước khi đưa vào sử dụng, lưới điện phải được thiết kế, xây dựng và nghiệm thu theo đúng các quy định hiện hành.
2. Hệ thống điện trong các hộ sử dụng điện phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
3. Tổ chức quản lý điện nông thôn phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho các nhân viên quản lý điện; công tác quản lý, sửa chữa, vận hành lưới điện phải tuân thủ các quy định, quy trình và quy phạm về kỹ thuật an toàn điện.
4. Khi phát hiện lưới điện hạ áp hư hỏng, sự cố: Nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ tự ý sửa chữa, mà phải báo ngay cho nhân viên quản lý điện biết để xử lý kịp thời. Trường hợp sự cố lưới điện trung áp, Tổ chức quản lý điện nông thôn phải báo ngay cho Chi nhánh điện địa phương để xử lý trong thời gian ngắn nhất.
5. Khi có nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng cho người và thiết bị, Tổ chức quản lý điện nông thôn có trách nhiệm cắt ngay những đường dây tải điện, thiết bị điện ra khỏi lưới điện.
6. Khi xẩy ra sự cố, tai nạn về điện phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố, tai nạn tái diễn.
Tổ chức quản lý điện nông thôn phải thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, thống kê và báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.
Điều 20. Các hành vi gây mất an toàn điện bị nghiêm cấm
1. Người không có nhiệm vụ trèo lên bất cứ bộ phận nào của công trình điện.
2. Dùng điện để bắt cá, bẫy chuột, bẫy trộm.
3. Phơi quần áo, đồ dùng lên dây điện.
4. Dùng điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây trung tính đấu xuống giếng, xuống ao hoặc đường ống nước.
5. Thả diều, đá bóng ở gần đường dây điện.
6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện.
7. Ném các vật lên đường dây điện, trạm điện.
8. Tháo gỡ dây chằng néo, dây tiếp đất của cột điện.
9. Đào đất gây lún sụt móng cột điện.
10. Lợi dụng cột điện để làm nhà, lều quán bán hàng; buộc trâu, bò hoặc gia súc khác.
11. Đến gần chỗ dây điện bị đứt, cột điện bị đổ và tự ý thu dọn khi chưa có thông báo đã cắt điện của người phụ trách điện.
12. Trồng và để cành cây, dây leo của gia đình phát triển gây ảnh hưởng đến vận hành an toàn đường dây điện.
13. Lắp đặt cột ăng ten, dây néo cột ăng ten gần đường dây điện.
14. Nhân viên quản lý điện nông thôn uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích trước và trong khi làm việc.
15. Nghiêm cấm mọi hành vi lấy cắp điện, phá hoại hệ thống lưới điện.
16. Các hành vi khác gây mất an toàn lưới điện theo quy định của pháp luật.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN NÔNG THÔN
Điều 21. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện nông thôn
1. UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi toàn tỉnh.
2. Sở Công Thương:
a) Lập và quản lý quy hoạch phát triển điện lực tỉnh;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Bộ Công Thương;
c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Hướng dẫn các Tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện các quy định của pháp luật về mua bán điện, giá điện và sử dụng tiết kiệm điện;
d) Chủ trì, phối hợp với Điện lực tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên quản lý, vận hành lưới điện nông thôn;
đ) Huấn luyện, sát hạch và cấp thẻ an toàn điện cho nhân viên quản lý điện nông thôn.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định quản lý tài chính đối với các Tổ chức quản lý điện nông thôn.
4. UBND các huyện, thành phố:
a) Tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực địa phương và quản lý việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt.
b) Thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý, kinh doanh điện của các Tổ chức quản lý điện nông thôn trên địa bàn quản lý. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; thực hiện việc xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các xã, các Tổ chức quản lý điện nông thôn tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân trong việc sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện.
5. UBND xã:
a) Kiểm tra, giám sát Tổ chức quản lý điện nông thôn ở địa phương hoạt động đúng với các quy định hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh.
b) Chỉ đạo, giúp Tổ chức quản lý điện nông thôn thực hiện việc xây dựng giá bán điện đến hộ dân nông thôn, có biện pháp tổ chức thực hiện đảm bảo giá bán điện hợp lý và không vượt mức giá trần do Nhà nước quy định.
c) Tuyên truyền, giáo dục nhân dân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình điện, sử dụng điện an toàn, đúng mục đích. Có trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những hành vi sử dụng điện trái quy định.
6. Điện lực Thái Bình là đơn vị cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, về quản lý, vận hành, kinh doanh điện cho các Tổ chức quản lý điện nông thôn.
Điều 22. Giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm quản lý, sử dụng điện nông thôn
1. Các hộ sử dụng điện có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về việc Tổ chức quản lý điện nông thôn và các đơn vị, cá nhân không chấp hành các quy định quản lý điện nông thôn, cố tình gây khó khăn, trở ngại cho việc cung cấp điện ở nông thôn.
Việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung Quy định này và các quy định về quản lý sử dụng điện của Nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các Tổ chức quản lý điện nông thôn trong HTX dịch vụ nông nghiệp, Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn chuyển đổi để thành lập các Tổ chức quản lý điện nông thôn mới theo Điều 4 của Quy định này.
- 1Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 23/2005/QĐ-UB phê duyệt điều chỉnh Quyết định 83/2003/QĐ-UB về phương án chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 05/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 105/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Quyết định 34/2006/QĐ-BCN về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành
- 4Luật Điện Lực 2004
- 5Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Hợp tác xã 2003
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 22/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý phát triển điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 12Quyết định 23/2005/QĐ-UB phê duyệt điều chỉnh Quyết định 83/2003/QĐ-UB về phương án chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 09/2008/QĐ-UBND quy định quản lý, sử dụng điện nông thôn do Tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 09/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/09/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực