Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 12 tháng 01 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Thương mại và Du lịch tại Tờ trình số 66/TTr-STMDL-QLTM ngày 09/12/2005 về việc phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 và tình hình thực tế của địa phương,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2006 – 2010 được ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Ông chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan của tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thương mại;
- TTTU, TTHĐND, CT&PCT;
- Như điều 2;
- Sở TP;
- LĐVP, CV;
- Lưu VPUB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Lợi

 

PHƯƠNG ÁN

CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (GIAI ĐOẠN 2006 – 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2006 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (GIAI ĐOẠN 2001 – 2005)

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CÁC CHỢ, SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Đặc điểm hình thành:

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai có vị trí tiếp giáp thuận lợi là đầu mối giao lưu về kinh tế - văn hóa của cả nước, Tây Ninh và Bình Phước là hai tỉnh có đường biên giới khá dài tiếp giáp với Campuchia, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu hàng hóa của tỉnh Bình Dương.

Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ hàng năm tăng lên liên tục. Năm 2001 đạt 4.773,9 tỷ đồng, năm 2002 đạt 5.514,5 tỷ đồng, năm 2003 đạt 5.994,3 tỷ đồng, năm 2004 đạt 7.552,5 tỷ đồng, năm 2005 ước đạt 8.836 tỷ đồng góp phần tăng trưởng tỉnh nhà theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp – thương mại – dịch vụ và nông nghiệp.

Các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực thương mại – dịch vụ tăng khá nhanh. Năm 2001 có 13.953 cơ sở và doanh nghiệp thì đến năm 2004 tăng lên 30.431 cơ sở và doanh nghiệp. Trong đó hộ kinh doanh cá thể năm 2001 là 13.517 hộ, năm 2004 là 29.739 hộ.

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung chủ yếu ở các huyện, thị phía Nam (thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An) và có xu hướng phát triển mạnh ở các huyện phía Bắc (Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng).

- Vùng phía Nam

Gồm thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An có diện tích 232,23 km2, dân số 740.427 người. Trong đó dân nhập cư là 239.795 người. Ngoài ra khu vực lân cận như Nam Tân Uyên và Nam Bến Cát tiếp giáp với vùng này cũng khá phát triển, dân số tập trung ngày càng đông. Nhìn chung, khu vực phía Nam có quá trình phát triển lâu dài và có kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung cho nên việc phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.

- Vùng phía Bắc

Gồm các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng có diện tích 2.463,1 km2, dân số 474.701 người. Trong đó dân nhập cư là 50.233 người. Hiện nay hoạt động các chợ vùng này vẫn còn chậm phát triển chủ yếu là chợ phiên phục vụ hàng tiêu dùng, và đời sống hàng ngày là chủ yếu, ngoại trừ các chợ ở trung tâm huyện. Tuy nhiên với xu hướng thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương, vấn đề đặt ra là phải phát triển thương mại – dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng về chợ truyền thống, chợ đầu mối và một số siêu thị cần thiết để phục vụ nhân dân.

2. Đặc điểm trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Về chợ:

Thực tế hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ thành thị đến nông thôn cho thấy việc mua bán trao đổi hàng hóa thông qua chợ với các mặt hàng rất đa dạng, phần lớn là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống hàng ngày của nhân dân lao động và một phần là các mặt hàng truyền thống của địa phương như sơn mài, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ…

Nguồn hàng hóa lưu thông vào chợ tập trung từ Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống bán buôn của các nhà trực tiếp sản xuất như kim khí điện máy, vải, đồ nhựa… phần còn lại là lương thực, nông sản thông qua phương tiện đường sông và đường bộ từ các tỉnh Miền Tây về cung cấp cho các tiểu thương tại chợ.

Riêng hàng nông sản của địa phương như rau, củ, quả, trái cây thông qua các thương lái đã tập trung về chợ đầu mối Phú Hòa để trung chuyển đến các tỉnh phụ cận và phần còn lại tiêu thụ các chợ của địa phương.

Thời gian hoạt động: Đối với các chợ lớn (loại 1) thuộc trung tâm thị xã và các huyện thời gian hoạt động từ 5 giờ đến 22 giờ (ngoại trừ chợ Thủ Dầu Một hoạt động chợ đêm). Các chợ còn lại ở vùng nông thôn, thị tứ hầu hết là chợ phiên.

- Về siêu thị, trung tâm thương mại:

Đây là loại hình kinh doanh hiện đại và có xu thế phát triển trong những năm gần đây ở các huyện phía Nam. Thành phần tham gia chủ yếu là doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư, địa điểm thích hợp gần khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp kinh doanh những chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng và có kiểm định của cơ quan chức năng, đặc trưng của loại hình này là tạo được tâm lý của người đi chợ bởi không gian thoáng mát dễ quan sát được tất cả các loại hàng hóa, giá cả được niêm yết, phục vụ cho các tầng lớp nhân dân nhất là những ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2000 – 2005:

1. Kết quả thực hiện:

Sau khi triển khai đề án quy hoạch phát triển chợ nông thôn và chợ khu dân cư thời kỳ 2000 – 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 180/2000/QĐ-UB ngày 29/12/2000. Kết quả thực hiện qua 5 năm (2000 – 2005) như sau:

Theo quy hoạch đến năm 2010 phải đầu tư cho 44 chợ, trong đó sửa chữa nâng cấp là 13 chợ, xây dựng mới 31 chợ. Giai đoạn 2000 – 2005 đã thực hiện được 23 chợ đạt 52% so với kế hoạch, với số vốn trên 61 tỷ đồng. Trong đó phân bổ từng địa bàn, huyện Dĩ An: 07 chợ; Dầu Tiếng: 02 chợ; Thuận An: 09 chợ; Tân Uyên: 04 chợ; Thị xã Thủ Dầu Một: 01 chợ.

Cụ thể theo bảng chi tiết dưới đây:

STT

Tên chợ

Địa bàn

Năm xây dựng

Nguồn vốn

Tổng số (Triệu đ)

1

Chợ Dĩ An II

Dĩ An

2002

Doanh nghiệp

2.700

2

Chợ An Bình

Dĩ An

2004

Doanh nghiệp

3.061

3

Chợ Thống Nhất

Dĩ An

2003

Huy động

845

4

Chợ Tân Quý

Dĩ An

2004

Huy động

328

5

Chợ Dĩ An

Dĩ An

2004

Nhà nước huy động

12.500

6

Chợ Bình An

Dĩ An

2005

Huy động

900

7

Chợ Phước Kiến

Dĩ An

2005

Doanh nghiệp

1.000

8

Chợ Minh Hòa

Dầu Tiếng

2003

Huy động

910

9

Chợ Long Hòa

Dầu Tiếng

2003

Huy động

1.100

10

Chợ Đức Huy

Thuận An

2005

Doanh nghiệp

1.200

11

Chợ Thuận Giao

Thuận An

2002

Doanh nghiệp

2.000

12

Chợ An Phú

Thuận An

2001

Doanh nghiệp

2.300

13

Chợ Bình Hòa 2

Thuận An

2002

Doanh nghiệp

500

14

Chợ KDC Areco

Thuận An

2002

Doanh nghiệp

2.000

15

Chợ Hài Mỹ

Thuận An

2005

Doanh nghiệp

3.500

16

Chợ Ông Đức

Thuận An

2005

Doanh nghiệp

1.200

17

Chợ Búng

Thuận An

2002

Huy động

2.190

18

Chợ Bình Hòa 1

Thuận An

2003

Huy động

300

19

Chợ Tân P Khánh

Tân Uyên

2005

Doanh nghiệp

4.000

20

Chợ Tân Uyên

Tân Uyên

2004

Doanh nghiệp

13.500

21

Chợ Phước An

Tân Uyên

2003

Doanh nghiệp

2.000

22

Chợ Tân Thành

Tân Uyên

2004

Chi cục DDĐCĐC

500

23

Chợ Phú Hòa

Thị xã

2000

Huy động

3.400

 

Cộng

 

 

 

61.934

* Về siêu thị, trung tâm thương mại

Giai đoạn 2000 – 2005 đã thực hiện được 3 siêu thị và 4 trung tâm thương mại với tổng số vốn 224,4 tỷ đồng, đạt 88% so với quy hoạch. Cụ thể theo bảng chi tiết dưới đây:

STT

Tên siêu thị, Trung tâm thương mại

Địa bàn

Năm xây dựng

Diện tích (m2)

Tổng vốn (Triệu)

1

Siêu thị Vinatex Thị xã Thủ Dầu Một

Thị xã

2004

2.000

7.000

2

Trung tâm thương mại Bình Dương Center

Thị xã

2005

7.000

55.000

3

Siêu thị Vinatex Dĩ An

Dĩ An

2005

1.451

3.200

4

Trung tâm thương mại Sóng Thần Plaza

Dĩ An

2005

18.812

70.000

5

Trung tâm thương mại Đồng An

Thuận An

2005

5.000

10.000

6

Siêu thị Lái Thiêu

Thuận An

2005

1.803

3.200

7

Trung tâm thương mại Minh Sáng

Thuận An

2005

18.297

76.000

 

Cộng

 

 

54.363

224.400

2. Thuận lợi và hạn chế:

- Thuận lợi: Hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đã được hình thành đều tập trung ở khu vực đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đa số tập trung ở các huyện, thị phía Nam đã thu hút tiểu thương vào chợ kinh doanh ổn định. Đặc biệt các chợ do tư nhân đầu tư đã miễn tiền thuê sạp nhằm thu hút tiểu thương vào buôn bán ổn định sau đó mới ký hợp đồng cho thuê sạp; từ đó đã phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân, trong đó chủ yếu là công nhân lao động ở các khu, cụm công nghiệp.

Các chợ cải tạo, nâng cấp và xây mới được đầu tư vào vị trí thuận lợi ở nơi đông dân cư và thích hợp việc giao lưu hàng hóa. Điển hình là những chợ đã đầu tư từ năm 2002-2005, cơ bản đã sắp xếp lại trật tự mua bán tại chợ tương đối ổn định.

Đối với chợ vùng nông thôn, các huyện đã khảo sát kỹ và chọn địa điểm cần đầu tư thích hợp như cụm dân cư, khu liên xã (nơi đã nhóm chợ). Từng bước xây dựng chợ đảm bảo hiệu quả, không xây dựng chợ theo phong trào dẫn đến lãng phí.

Chính sách kêu gọi đầu tư của Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đến làm ăn tại Bình Dương.

Thực trạng việc đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại trong những năm qua đã mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư vì đây là loại hình kinh doanh hiện đại, hơn nữa việc mua bán hàng phù hợp với sở thích người đi chợ như niêm yết giá, ô quầy thông thoáng. Xu hướng tới các nhà đầu tư sẽ mở rộng loại hình này ở các trung tâm huyện – thị, khu dân cư, khu công nghiệp.

- Hạn chế:

Do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, dân nhập cư làm ăn tại Bình Dương ngày càng nhiều; từ đó nhu cầu mua sắm, tiêu dùng ngày càng cao cho nên dẫn đến chợ tự phát nhất là ở khu vực xung quanh khu, cụm công nghiệp các huyện thị phía Nam làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông và vệ sinh môi trường.

Việc thiết kế mô hình chợ mẫu hiện nay chưa thống nhất, mỗi địa phương tự thiết kế mẫu chợ khác nhau, dẫn đến một số chợ sau khi xây dựng xong không có người vào trong buôn bán. Nguyên nhân là chỉ xây dựng nhà lồng chợ mà không xây dựng phố chợ gắn liền theo làm cho khu vực chợ không sung túc, chợ hoạt động kém hiệu quả.

Các chợ hiện hữu ở các khu vực đô thị cần mở rộng, nâng cấp hiện còn đang gặp khó khăn vì chi phí đền bù, di dời các hộ dân quanh chợ khá cao do khung giá đất mới.

Công tác lập và thẩm định dự án còn chậm dẫn đến việc triển khai đầu tư xây dựng chợ chưa thực hiện theo tiến độ, nhất là các chợ nông thôn hiện nay đã xuống cấp.

Công tác quản lý chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm, sắp xếp ngành hàng còn hạn chế, công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo, còn tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất chợ song chưa giải quyết dứt điểm.

Tình trạng buôn bán hiện nay đã phát sinh nhiều hộ kinh doanh với hình thức chợ tạm nhất là khu vực đông dân cư. Chính vì vậy đã làm khó khăn trong công tác quản lý trật tự đô thị, làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng vì đa số các hộ này kinh doanh lưu động.

3. Những kinh nghiệm:

* Đối với khu vực nông thôn:

- Cần xác định địa bàn cụm liên xã qua từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từ đó để hình thành chợ với quy mô phù hợp và dành quỹ đất để phát triển chợ trong tương lai. Không nên xây dựng độc lập nhà lồng chợ vì trong thời gian đã xây dựng nhà lồng chợ ở khu vực nông thôn hoạt động không hiệu quả.

- Thiết kế các ô, quầy và sắp xếp ngành hàng cho phù hợp, tạo sở thích cho người đi chợ, không nên che khuất tầm nhìn điều này cho thấy các hộ tiểu thương đăng ký những sạp, quầy bên trong không bán được dẫn đến tình trạng bỏ trống.

- Tổ chức huy động vốn bằng hình thức bán đấu giá phố chợ, số tiền chênh lệch đó tái đầu tư xây dựng chợ.

- Đối với chợ mới đầu tư xây dựng, có chính sách miễn tiền thuê sạp trong một thời gian để thu hút tiểu thương vào chợ.

- Về siêu thị nên hình thành ở trung tâm thị trấn huyện với quy mô vừa và nhỏ.

* Đối với khu vực đô thị:

- Nên chọn khu dân cư, khu – cụm công nghiệp để quy hoạch chợ nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, thời gian qua việc đầu tư xây dựng chợ ở khu vực này mang lại hiệu quả, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp.

- Ban quản lý chợ trực tiếp sắp xếp ngành hàng cho phù hợp, thông thoáng nhất là hàng thực phẩm tươi sống; đồng thời bố trí bãi giữ xe cố định trong phạm vi chợ.

- Việc hình thành siêu thị hoặc trung tâm thương mại cần chọn địa điểm gần khu dân cư, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp. Không nên đầu tư siêu thị với cự ly gần không theo quy hoạch dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.

Phần thứ hai.

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI:

1. Mục tiêu.

Trọng tâm phát triển thị trường nội địa trong thời gian tới là thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ngày càng đa dạng, phong phú nhằm đưa tổng mức hàng hóa bán buôn và bán lẻ hàng năm đều tăng làm cho thị trường năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân từ thành thị đến nông thôn.

Phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thông qua việc tổ chức tốt thị trường, phát huy hiệu quả mạng lưới thương mại từng địa bàn khu vực là đòn bẫy thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Phát huy sử dụng tốt năng lực mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại hiện có, từng bước xây mới các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch. Xác định nhu cầu tiêu dùng và đối tượng tiêu dùng ở các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị để hình thành mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Tránh tình trạng xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tràn lan, kém hiệu quả, lãng phí vốn đầu tư.

2. Định hướng phát triển:

Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm định hướng việc xây dựng và hình thành các loại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phục vụ tốt hơn nhu cầu giao lưu hàng hóa của nhân dân. Giải tỏa và di dời các chợ tạm và chợ quá tải, chật hẹp không đảm bảo theo quy hoạch, xây dựng mới và nâng cấp các chợ phù hợp từng địa bàn dân cư ở nông thôn, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Hình thành các doanh nghiệp và Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ nhằm huy động vốn từ thành phần kinh tế này với mục đích cùng xây dựng và quản lý.

Đối với chợ nông thôn có chính sách khuyến khích ưu đãi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ vào vùng này (kể cả tiểu thương) nhằm thu hút những người buôn bán từ bên ngoài vào khu vực chợ ổn định lâu dài. Nhà nước hỗ trợ về quỹ đất và đầu tư cơ sở hạ tầng gồm đường xá, điện, thoát nước xung quanh chợ.

Việc hình thành siêu thị, trung tâm thương mại cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng khi mức thu nhập người dân ngày càng tăng lên, cho nên vấn đề đầu tư loại hình này phải có địa điểm phù hợp, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010.

1. Địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một.

1.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích QH (m2)

D.tích Xdựng (m2)

Nguồn vốn đầu tư

Ghi chú

1

Chợ Đồng Hồ

2006 – 2007

2.211

2.211

Cty Becamex

Xây lại

2

Chợ Phú Thọ

2007 – 2008

10.000

5.000

Huy động

Xây mới

3

Chợ đầu mối nông sản

2006 – 2007

10.000

5.000

UBND thị xã

Xây mới

4

Chợ Bình Điềm

2006 – 2007

1.500

5.000

D.nghiệp

Xây lại

5

Chợ Đình

2007 – 2008

10.000

5.000

D.nghiệp

Xây lại

6

Chợ Phú Thuận

2007 – 2008

10.000

5.000

D.nghiệp

Xây mới

7

Tương Bình Hiệp

2009 – 2010

5.000

5.000

Huy động

Xây lại

8

Chợ Bưng Cầu

2006 – 2007

4.000

2.000

Huy động

Xây lại

9

Chợ Bến Thế

2006

2.000

1.500

Huy động

Xây lại

10

Chợ Tân Định An

2008 – 2010

2.000

1.000

D.nghiệp

Xây mới

 

Tổng cộng

56.711

32.711

 

 

1.1.1. Chợ Thủ Dầu Một: (Chợ Đồng Hồ).

Tiến hành sửa chữa chợ Đồng Hồ nhằm sắp xếp, bố trí các hộ tiểu thương vào trong chợ. Vì hiện nay trong lồng chợ còn bỏ trống nhiều nhưng tiểu thương không vào kinh doanh do quầy sạp không phù hợp và thông thoáng.

1.1.2. Chợ Phú Thọ (Phường Phú Thọ).

Chợ Phú Văn hiện nay quá tải nhưng không còn đất để mở rộng chợ, vì vậy phải xây mới chợ Phú Thọ tại khu 3, phường Phú Thọ (cạnh Đoàn Địa chất 802) để di dời tiểu thương từ chợ Phú Văn về. Diện tích quy hoạch là 10.000 m2.

1.1.3. Chợ đầu mối nông sản (Phường Phú Hòa).

Do vị trí chợ không thể mở rộng được phải di dời chợ đầu mối nông sản về địa điểm mới (khu 9, đường Lê Hồng Phong) để đảm bảo là chợ đầu mối nông sản phân phối cho các chợ trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận.

1.1.4. Chợ Bình Điềm:

Hiện nay đã có khoảng 200 hộ kinh doanh nhóm chợ trên đường giao thông, Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng chợ kiên cố tại khu đất của tư nhân gần đó với diện tích đất quy hoạch là 1.500 m2, diện tích xây dựng là 1.000 m2, do doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

1.1.5. Chợ Đình (Phường Phú Lợi).

Xây dựng, mở rộng theo quy hoạch, địa điểm tại khu đất cạnh nhà hàng Tân Lạc Viên. Đồng thời di dời tiểu thương tại Chợ Đình (cũ) và giải tỏa di dời chợ tự phát tại ngã 3 đường Ngô Văn trị vì hiện trạng kinh doanh ở đây lấn chiếm lòng lề đường.

1.1.6. Chợ khu dân cư Phú Thuận.

Thị xã Thủ Dầu Một đã quy hoạch khu dân cư và thương mại trong đó có chợ Phú Thuận để phục vụ nhu cầu mua sắm nhân dân, hơn nữa phạm vi khoảng cách gần khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị cho nên cần thiết phải xây dựng chợ.

1.1.7. Chợ Tương Bình Hiệp (Xã Tương Bình Hiệp).

Hiện tại chợ Tương Bình Hiệp do diện tích quá chật hẹp, các hộ kinh doanh thường xuyên lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự giao thông. Đã quy hoạch lại chợ mới tại ấp 2, cạnh Sân vận động Tương Bình Hiệp, diện tích đất là 5.000 m2 đồng thời di dời tiểu thương về chợ mới.

1.1.8. Chợ Bưng Cầu (Xã Hiệp An).

Nằm cạnh đại lộ Bình Dương thuộc xã Hiệp An, nhà lồng chợ đã xuống cấp cho nên cần phải nâng cấp và mở rộng để phục vụ nhu cầu mua sắm dân cư. Diện tích xây dựng là 2.000 m2.

1.1.9. Chợ Bến Thế (Xã Tân An).

Đã xây dựng lại năm 2005 và đang hoạt động nhưng diện tích chợ hiện nay vẫn còn chật hẹp so với nhu cầu lưu thông hàng hóa, vì vậy hướng tới sẽ mở rộng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của khu vực này.

1.1.10. Chợ Tân Định An:

Do địa điểm trung tâm liên xã nhưng chưa có chợ. Dân cư đông, nhu cầu mua sắm lớn vì vậy xây dựng chợ này là rất phù hợp. Diện tích đất quy hoạch là 2.000 m2, diện tích xây dựng nhà lồng chợ là 1.000 m2.

1.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

Số TT

Siêu thị, TTTM

Năm

D tích x.dựng

Chủ đầu tư

Ghi chú

1

Siêu thị Gò Đậu

2006 – 2007

12.000

D.nghiệp

Giáp KDC Chánh Nghĩa

2

TTTM Phú Văn

2008 – 2010

15.000

Cty Becamex

Trường trung học y tế

3

TTTM Suối Giữa

2008 – 2009

10.000

D.nghiệp

Ngã 3 Suối Giữa

4

Siêu thị Phú Hòa

2006 – 2007

6.000

D.nghiệp

Gần chợ Phú Hòa

Hiện trạng đã có Tòa nhà thương mại trung tâm Bình Dương (Bình Dương Center) và siêu thị Vinatex (lầu 2 chợ thương xá) phường Phú Cường.

Theo quy hoạch đến năm 2010 gồm các siêu thị, trung tâm thương mại như sau:

- Siêu thị Gò Đậu (giáp khu dân cư Chánh Nghĩa).

- Trung tâm Thương mại Phú Văn: Trường trung học y tế (di dời).

- Trung tâm Thương mại Suối giữa (Khu vực ngã 3 Suối Giữa)

- Siêu thị Phú Hòa. (sân vận động Phú Hòa).

2. Địa bàn huyện Thuận An.

2.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Nguồn đầu tư

Ghi chú

1

Vĩnh Phú

2006-2007

1.156

800

3,0

Huy động

Xây lại

2

Bình Đức

2006-2007

11.519

6.000

5,0

D nghiệp

Xây lại

3

Bình Chuẩn

2006

2.400

2.000

0,5

D nghiệp

Xây lại

4

Đông Phú

2007-2008

5.000

2.500

1,5

D nghiệp

Xây mới

5

An Sơn

2007-2008

1.500

1.000

0,5

NS huy động

Xây mới

6

Giang Sơn

2006-2007

6.000

2.000

1,0

D.nghiệp

Xây mới

7

Lái Thiêu mới

2008-2010

90.151

5.000

20,0

NS huy động

Xây mới

Tổng cộng

117.726

19.300

31,5

 

 

2.1.1. Chợ Vĩnh Phú.

Xây mới lại chợ Vĩnh Phú (chợ hiện hữu) thuộc ấp Trung – xã Vĩnh Phú, diện tích 1.156 m2, với quy mô 100 điểm, quầy kinh doanh. Nguồn vốn do doanh nghiệp làm chủ đầu tư.

2.1.2. Chợ Bình Đức.

Đã xây dựng nhà lồng chợ với diện tích 300 m2 tại ấp Bình Đức, xã Bình Hòa. Hướng tới sẽ đầu tư mở rộng chợ bằng hình thức xây dựng phố chợ với tổng diện tích là 5.000 m2 nhằm giải quyết tình trạng chợ tạm phát sinh gần khu vực chợ. Nguồn vốn do Doanh nghiệp làm chủ đầu tư.

2.1.3. Chợ Bình Chuẩn.

Địa điểm tại ấp Bình Quới, xã Bình Chuẩn, hiện tại chợ chưa được xây dựng kiên cố, chỉ che tạm để bán nhưng hoạt động của chợ cũng khá sung túc. Chủ đầu tư là doanh nghiệp đang lập dự án xây dựng chợ với diện tích 2.400 m2.

2.1.4. Chợ Đông Phú.

Do doanh nghiệp đầu tư tại địa điểm khu dân cư, thương mại tại ấp Bình Phước B, xã Bình Chuẩn vì hiện nay khu vực này đã phát sinh nhiều nhóm chợ tạm gây ách tắc giao thông. Do đó phải xây dựng chợ ở khu vực này để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và giải quyết tình trạng cản trở giao thông, môi trường và mỹ quan đô thị.

2.1.5. Chợ An Sơn.

Địa điểm: ấp An Phú, xã An Sơn, hiện nay khu vực này chưa có chợ, khó khăn cho người dân phải đi mua sắm ở chợ khác khá xa, vì vậy phải hình thành chợ để phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người dân. Dự kiến đầu tư xây dựng chợ với diện tích 1.000 m2, nguồn vốn từ ngân sách 50% và huy động 50%.

2.1.6. Chợ Giang Sơn.

Địa điểm gần tuyến đường LT43 thuộc xã Bình Hòa, huyện Thuận An. Khu vực này giáp ranh với huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay do nhu cầu mua bán hàng lương thực, thực phẩm của người dân khá nhiều và đã phát sinh chợ tạm. Việc đầu tư xây dựng chợ Giang Sơn là phù hợp với nhu cầu của nhân dân đồng thời sắp xếp các tiểu thương ở chợ tạm vào kinh doanh ổn định trong chợ, tránh tình trạng lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông. Diện tích đất quy hoạch khoảng 6.000 m2, diện tích xây dựng 2.000 m2.

2.1.7. Chợ mới Lái Thiêu.

Thuộc khu phố Long Thới, thị trấn Lái Thiêu, diện tích 9,15 ha, trong đó gồm khu dân cư, trung tâm thương mại (chợ, phố chợ), sẽ di dời chợ Lái Thiêu (cũ) sang địa điểm nói trên.

2.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

STT

Tên siêu thị - TTTM

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Tổng vốn đ.tư (tỷ đ)

Nguồn vốn đầu tư

1

Siêu thị Bình Hòa

2007-2008

4.000

3.000

9

D.nghiệp

2

Siêu thị An Phú

2008-2009

8.000

8.000

 

D.nghiệp

3

TTTM VSIP

2007-2009

400.000

300.000

 

D.nghiệp

Tổng cộng

412.000

311.000

 

 

Hiện tại địa bàn Thuận An đã hình thành 02 trung tâm thương mại là Minh Sáng và Đồng An. Hướng quy hoạch sắp tới sẽ hình thành 02 siêu thị và 01 trung tâm thương mại như sau:

Siêu thị Bình Hòa: Thuộc xã Bình Hòa, do doanh nghiệp đầu tư.

Siêu thị An Phú: thuộc xã An Phú, do doanh nghiệp đầu tư.

Trung tâm thương mại VSIP: Nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam Singapore, nguồn vốn liên doanh nước ngoài.

3. Địa bàn huyện Dĩ An.

Ngoài các chợ hiện hữu đã xây dựng, sửa chữa lại trên địa bàn huyện gồm: chợ Dĩ An, Tân Quý, Đông Hòa, Thống Nhất, Bình An. Định hướng từ 2006 – 2010, Huyện Dĩ An sẽ hình thành các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại như sau:

3.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn Đ.tư (Triệu đ)

Nguồn vốn đầu tư

Ghi chú

1

Ngãi Thắng

2007-2008

1.600

800

700

Huy động

Xây lại

2

Nội Hóa

2006-2007

1.600

800

1.500

D.nghiệp

Xây lại

3

Nhị Đồng

2007-2008

3.000

2.000

1.600

D.nghiệp

Xây mới

4

Tân Bình

2006-2007

9.824

6.000

2.000

D.nghiệp

Xây lại

5

Tân Long

2007-2008

3.000

1.200

960

Huy động

Xây mới

6

Bình Thung

2007-2008

3.000

1.200

960

D.nghiệp

Xây mới

7

Chợ ở khu vực American Home

2008-2010

3.000

1.200

960

D.nghiệp

Xây mới

8

Chiêu Liêu

2008-2009

5.000

2.500

1.500

D.nghiệp

Xây mới

9

Đông Hòa

2007-2008

2.320

1.500

 

Huy động

Xây lại

10

Dĩ An II

2007-2008

 

 

 

D.nghiệp

Mở rộng

11

Chợ đầu mối nguyên phụ liệu

2007-2008

150.000

50.000

5.000

D.nghiệp

Xây mới

Tổng cộng

204.224

67.200

15.180

 

 

3.1.1. Chợ Ngãi Thắng (xã Bình Thắng).

Hiện trạng chợ đã xuống cấp và tình trạng lấn chiếm đất bởi các ki ốt trước mặt tiền chợ làm ảnh hưởng đến giao thông và các hộ tiểu thương bên trong nhà lồng chợ không kinh doanh được. Kế hoạch giải tỏa các ki ốt, nâng cấp mở rộng chợ, diện tích là 1.600 m2, trong đó nhà lồng chợ 800 m2.

3.1.2. Chợ Nội Hóa (xã Bình An).

Chợ đã xuống cấp, hiện nay đang lập dự án để đầu tư xây dựng với diện tích 1.600 m2, trong đó nhà lồng chợ 800 m2. Nguồn vốn do doanh nghiệp đầu tư.

3.1.3. Chợ Nhị Đồng (Thị trấn Dĩ An).

Địa điểm xây dựng chợ tại ấp Nhị Đồng, thị trấn Dĩ An, nơi đây đã hình thành khu dân cư tập trung, dự kiến xây dựng chợ với diện tích đất là 3.000 m2, do doanh nghiệp đầu tư.

3.1.4. Chợ Tân Bình (xã Tân Bình).

Hiện nay chợ đã quá tải nhưng diện tích đất chật hẹp không thể mở rộng chợ được, vì vậy phải giải tỏa chợ cũ và xây dựng lại chợ mới ở địa điểm khác phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nguồn vốn đầu tư là doanh nghiệp.

3.1.5. Chợ Tân Long (xã Tân Đông Hiệp).

Địa điểm hiện nay đã có nhiều tiểu thương hợp chợ để mua bán. Hướng tới sẽ đầu tư xây dựng chợ rộng rãi khang trang với diện tích đất quy hoạch là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 1.200, nguồn vốn đầu tư được huy động của tiểu thương.

3.1.6. Chợ Bình Thung (xã Tân Đông Hiệp).

Địa điểm tại ấp Bình Thung, diện tích đất quy hoạch là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 1.200, do doanh nghiệp đầu tư

3.1.7. Chợ ở khu vực Công ty American Home (xã Tân Đông Hiệp).

Nằm trong cụm công nghiệp, dự kiến xây dựng chợ với diện tích đất quy hoạch là 3.000 m2, diện tích xây dựng là 1.200 m2, do doanh nghiệp đầu tư.

3.1.8. Chợ Chiêu Liêu (xã Tân Đông Hiệp).

Địa điểm tại ngã tư Chiêu Liêu, hiện đã có khoảng 60 tiểu thương nhóm chợ, dự kiến xây dựng chợ với diện tích đất quy hoạch là 5.000 m2, diện tích xây dựng là 2.500 m2, do doanh nghiệp đầu tư.

3.1.9. Chợ Đông Hòa (xã Đông Hòa).

Hiện trạng đã có chợ nhưng do bị các hộ dân lấn chiếm đất chợ, xây dựng ki ốt cản trở trước mặt tiền chợ, dự kiến thiết kế mở rộng chợ nhằm tạo sự thông thoáng và thuận lợi cho việc đi lại mua sắm của người dân đi chợ.

3.1.10. Chợ Dĩ An II (thị trấn Dĩ An).

Đã đầu tư xây dựng vào năm 2002 nhưng hiện nay do địa bàn phát triển khá nhanh, nhu cầu mua sắm và lưu lượng hàng hóa lưu thông qua chợ khá lớn. Dự kiến đầu tư mở rộng chợ nhằm đáp ứng đầy đủ hàng hóa và phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng

3.1.11 Chợ đầu mối nguyên phụ liệu.

Hình thành 01 chợ đầu mối nguyên phụ liệu giày da và dệt may có quy mô cấp vùng trên địa bàn xã Tân Bình – Dĩ An do doanh nghiệp đầu tư.

3.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

STT

Tên siêu thị, TTTM

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

Nguồn vốn đầu tư

Ghi chú

1

Siêu thị Đông Hòa

2007-2008

10.000

D.nghiệp

Xây mới

2

TTTM Sóng Thần I&II

2007-2008

10.000

D.nghiệp

Xây mới

3

Trung tâm hỗ trợ Dịch vụ thương mại (KDC Tân Bình)

2007-2008

50.000

D.nghiệp

Xây mới

4

Siêu thị An Bình

2006-2007

2.000

D.nghiệp

Xây mới

Tổng cộng

72.000

 

 

- Siêu thị Đông Hòa, xã Đông Hòa diện tích 10.000 m2.

- Trung tâm thương mại Sóng Thần I và II.

- Trung tâm hỗ trợ dịch vụ thương mại khu dân cư Tân Bình diện tích 86 ha. Do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, trong đó quỹ đất khoảng 5 ha để hình thành khu dịch vụ thương mại.

- Siêu thị An Bình, diện tích 2.000 m2.

4. Địa bàn huyện Tân Uyên.

4.1. Quy hoạch mạng lưới chợ

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Nguồn đầu tư

Ghi chú

1

Lạc An

2006-2007

10.000

1.000

1,5

NS huy động

Xây lại

2

Tân Thành

2008-2009

20.000

5.000

3

Huy động

Xây lại

3

Bình Mỹ

2007-2008

5.000

1.000

1,5

Huy động

Xây mới

4

Tân Bình

2007-2008

20.000

2.000

3

Huy động

Xây lại

5

Bạch Đằng

2008-2010

5.000

1.000

1,5

Ngân sách

Xây mới

6

Vĩnh Tân

2007-2008

10.000

1.000

1,5

NS huy động

Xây mới

7

Thường Tân

2007-2008

10.000

2.000

3

Huy động

Xây mới

8

Hội Nghĩa

2007

5.000

1.000

1,5

Huy động

Xây mới

9

Tân Định

2007-2008

5.000

1.000

1,5

NS huy động

Xây lại

10

Tân Ba

2007-2008

20.000

1.000

1

Hợp tác xã

Xây lại

11

Phước Thành

2006

10.000

2.000

2

Hợp tác xã

Xây mới

12

Khánh Bình

2007-2008

30.000

2.000

2

D.nghiệp

Xây mới

13

Phú Chánh

2007-2008

30.000

2.000

2

D.nghiệp

Xây mới

14

Thạnh Hội

2008-2009

5.000

1.000

1

D.nghiệp

Xây mới

Tổng cộng

185.000

23.000

26

 

 

4.1.1. Chợ An Lạc (xã Lạc An).

Xây mới nằm trong diện tích đất quy hoạch 10.000 m2, trong đó diện tích chợ sử dụng là 1.000 m2. Đặc điểm là chợ nông thôn, phải xây dựng chợ để phục vụ 02 xã Lạc An và Hiếu Liêm. Chợ Lạc An thuộc chương trình 135 liên xã Lạc An và Tân Định. Chi cục di dân định canh định cư đang lập dự án để thực hiện.

4.1.2. Chợ Tân Thành (xã Tân Thành).

Chi cục di dân định canh định cư đã xây nhà lồng chợ với diện tích khoảng 250 m2 không đủ bố trí hộ tiểu thương do nhu cầu phát triển kinh tế, cho nên phải mở rộng thêm mặt bằng chợ với diện tích 20.000 m2, nhằm hình thành khu dân cư và phố chợ.

4.1.3. Chợ Bình Mỹ (xã Bình Mỹ).

Xây dựng chợ mới để phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân, đồng thời để phát triển thị trường nông thôn ở khu vực này. Diện tích đất quy hoạch 5.000 m2, trong đó diện tích xây dựng 1.000 m2.

4.1.4. Chợ Tân Bình (xã Tân Bình).

Hiện tại đã có chợ nhưng cơ sở vật chất xuống cấp và các hộ tiểu thương thường xuyên lấn chiếm lề đường để buôn bán gây cản trở giao thông. Đầu tư xây dựng lại chợ diện tích đất quy hoạch 20.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chợ 2.000 m2.

4.1.5. Chợ Bạch Đằng (xã Bạch Đằng).

Địa điểm ở Cù lao xã Bạch Đằng, chủ yếu hình thành 01 chợ có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhân dân. Trước mắt hình thành nhà lồng chợ có diện tích 1.000 m2.

4.1.6. Chợ Vĩnh Tân.

Diện tích đất quy hoạch là 10.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chợ 1.000 m2 (nằm trong chương trình phát triển nông thôn mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4.1.7. Chợ Thường Tân.

Xây dựng trên tuyến đường DT746 với diện tích đất quy hoạch là 10.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chợ 2.000 m2, do doanh nghiệp đầu tư.

4.1.8. Chợ Hội Nghĩa.

Dự kiến xây dựng chợ gần khu hành chính xã với diện tích đất quy hoạch là 5.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chợ là 1.000 m2, do doanh nghiệp đầu tư.

4.1.9. Chợ Tân Định.

Do Chi cục di dân định canh định cư đầu tư vào năm 2000 (nhà lồng chợ) tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương xã nên trong giai đoạn tới cần mở rộng diện tích để hình thành phố chợ.

4.1.10. Chợ Tân Ba.

Do tình trạng chợ quá tải nhưng diện tích đất chợ chật hẹp không thể mở rộng vì vậy dự kiến xây dựng lại chợ mới ở địa điểm khác với diện tích đất quy hoạch là 20.000 m2, trong đó diện tích xây dựng chợ là 1.000 m2, do Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đầu tư. Vị trí chợ Tân Ba (cũ) sẽ xây dựng lại thành phố chợ hoặc khu chung cư.

4.1.11. Chợ Hợp tác xã Phước Thành.

Dự kiến xây dựng tại địa điểm giáp ranh giữa xã Khánh Bình và thị trấn Uyên Hưng với diện tích đất quy hoạch là 10.000 m2, diện tích xây dựng là 2.000 m2, do Hợp tác xã Phước Thành đầu tư.

4.1.12. Chợ Khánh Bình.

Địa điểm xây dựng tại ấp I, xã Khánh Bình, với diện tích đất quy hoạch 30.000 m2, diện tích xây dựng là 2.000 m2, do doanh nghiệp đầu tư. Địa điểm này nằm trong khu công nghiệp của huyện

4.1.13. Chợ Thạnh Hội.

Địa điểm xây dựng tại cù lao Thạnh Hội với diện tích đất quy hoạch là 5.000 m2, diện tích xây dựng 1.000 m2, do tư nhân đầu tư. Đây là xã mới thành lập, chưa có chợ; xung quanh xã bao bọc bởi Sông Đồng Nai vì vậy đầu tư xây dựng chợ Thạnh Hội là phù hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân trong xã.

4.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

STT

Tên siêu thị

Năm xây dựng

D.tích Q.hoạch (m2)

Nguồn vốn đầu tư

Ghi chú

1

Siêu thị

2006-2007

1.400

Doanh nghiệp

Lầu chợ T.Uyên

2

Siêu thị \ Mini

2008-2009

20.000

Hợp tác xã

Xã Thái Hòa

3

Siêu thị Mini

2007-2008

10.000

Doanh nghiệp

Xã Hội Nghĩa

4

Siêu thị

2007-2008

11.400

Doanh nghiệp

Xã Khánh Bình

5. Địa bàn huyện Phú Giáo.

5.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Nguồn đầu tư

Ghi chú

1

Phước Vĩnh

2005-2006

2.277

2.000

3,4

NS huy động

Xây lại

2

Tân Long

2006-2007

3.366

2.000

1,6

NS huy động

Xây lại

3

Phước Hòa

2006-2007

1.500

1.000

1,2

Doanh nghiệp

Xây lại

4

Vĩnh Hòa

2007-2008

2.398

1.000

0,8

Huy động

Xây mới

5

Tân Hiệp

2007-2008

2.802

1.000

0,8

NS huy động

Xây lại

6

An Bình

2007-2008

5.000

1.000

0,8

Doanh nghiệp

Xây lại

7

An Linh

2006-2007

3.844

1.000

0,8

NS huy động

Xây mới

8

An Thái

2008-2009

5.000

1.000

0,8

Doanh nghiệp

Xây mới

9

Phước Sang

2007-2008

5.000

1.000

0,8

Huy động

Xây mới

10

An Long

2007-2008

1.960

800

0,8

Chi cục ĐCĐC

Xây mới

Tổng cộng

33.147

11.800

8,4

 

 

5.1.1. Chợ Phước Vĩnh (Thị trấn Phước Vĩnh).

Do Ban Quản lý dự án Huyện làm chủ đầu tư. Xây mới trên khuôn viên đất 2.277 m2, địa điểm tại Thị trấn Phước Vĩnh. Tổng số đầu tư 3,4 tỷ đồng với quy mô 150 quầy.

5.1.2. Chợ Tân Long (xã Tân Long).

Lợi thế là có diện tích đất đất công khoảng 3.360 m2. Huyện đã thông qua quy hoạch xây dựng chợ Tân Long về thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

5.1.3. Chợ Phước Hòa (xã Phước Hòa).

Trong tương lai, khu vực này có điều kiện phát triển nên cần phải xác định địa điểm phù hợp để xây dựng 1 chợ mới. Chủ đầu tư là doanh nghiệp.

5.1.4. Chợ Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa).

Dự kiến sẽ hình thành chợ có quy mô nhỏ với diện tích 2.398 m2 (đất của doanh nghiệp).

5.1.5. Chợ Tân Hiệp.

Do Chi cục Di dân Định canh định cư đầu tư trên phần đất công là 4.802 m2, nhưng hiện nay chợ không hoạt động vì chỉ có nhà lồng chợ. Huyện có kế hoạch xây dựng chợ địa điểm khác trong thời gian tới với hình thức chợ gắn liền phố chợ.

5.1.6. Chợ An Bình (xã An Bình).

Do Chi cục Di dân Định canh Định cư xây dựng nhà lồng chợ, nhưng hiện tại rất ít hộ vào kinh doanh buôn bán. UBND xã đã chọn vị trí mới có diện tích đất 5.000 m2 (đất của tư nhân) có thể hình thành chợ do doanh nghiệp quản lý.

5.1.7. Chợ An Linh (xã An Linh).

Vì đã có chợ tạm nằm trên đất công, có diện tích 3.884 m2. Trong thời gian tới phải hình thành chợ ở khu vực này để giao lưu mua bán. Do đó việc đầu tư xây dựng chợ là phù hợp. Chi cục di dân định canh định cư đã thiết kế xong đang chuẩn bị đấu thầu thi công. Dự kiến thời gian thực hiện vào năm 2006-2007.

Riêng các xã Tam Lập, An Long hiện tại chưa có chợ. Trong giai đoạn tới, Huyện cần tập trung chỉ đạo hình thành 01 chợ (liên xã) phù hợp với việc giao lưu hàng hóa.

5.1.8. Chợ An Thái: (xã An Thái)

Cần thiết phải xây dựng chợ trên cơ sở chọn vị trí phù hợp nhằm phát triển thị trường nông thôn. Trước mắt nên hình thành chợ với quy mô vừa và nhỏ nhưng phải có dành quỹ đất để mở rộng khi điều kiện kinh tế địa phương phát triển.

5.1.9. Chợ Phước Sang:

Dự kiến sẽ hình thành chợ ở xã này với diện tích đất quy hoạch là 5.000 m2, diện tích xây dựng là 1.000 m2. Đây là địa bàn nông thôn thuộc vùng sâu xa của huyện, bà con đi lại mua sắm xa vì vậy đầu tư xây dựng chợ cho địa bàn xã là phù hợp nhằm phục vụ tốt cho bà con và để phát triển thị trường nông thôn khu vực này.

5.1.10. Chợ An Long:

Đã quy hoạch chi tiết tại chi cục định canh định cư ngày 9/12/2005. Hội đồng đã thống nhất qui hoạch khu văn hóa thể dục thể thao – thương mại (trong đó có chợ An Long) và hướng phát triển khu dân cư gần khu vực chợ này.

5.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

STT

Tên siêu thị, TTTM

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Nguồn đầu tư

1

Siêu thị Phước Hòa

2007-2008

10.000

5.000

Cty cao su Phước Hòa

2

Siêu thị Phước Vĩnh

2006-2007

1.500

1.500

Thị trấn Phước Vĩnh

Tổng cộng

11.500

6.500

 

Trên địa bàn huyện sẽ hình thành 2 siêu thị.

- Siêu thị do công ty cao su Phước Hòa đầu tư.

- Siêu thị tại Thị trấn Phước Vĩnh do doanh nghiệp đầu tư.

6. Địa bàn huyện Bến Cát.

6.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn đ.tư (Tỷ đ)

Nguồn đầu tư

Ghi chú

1

Bến Cát

2007-2008

3.744

3.744

2

NS huy động

Xây lại

2

Mỹ Phước I

2006

21.185

4.745

6,5

Doanh nghiệp

Xây mới

3

Mỹ Phước II A

2006-2008

21.658

4.628

6,2

Doanh nghiệp

Xây mới

4

Mỹ Phước II B

2007-2008

7.074

2.282

3

Doanh nghiệp

Xây mới

5

Đô thị Mỹ Phước

2007-2009

15.000

5.000

8

Doanh nghiệp

Xây mới

6

Mỹ Phước III

2007-2009

10.000

2.000

6,5

Doanh nghiệp

Xây mới

7

Mỹ Phước IV

2007-2009

10.000

2.000

6,5

Doanh nghiệp

Xây mới

8

Hưng Hòa

2006-2007

2.645

2.274

3

NS huy động

Xây lại

9

Đầu mối Lai Uyên

2006-2008

32.000

25.000

8

Doanh nghiệp

Xây lại

10

Lai Khê

2008-2009

10.000

2.000

4

NS huy động

Xây lại

11

Phú Thứ

2006-2008

15.000

1.000

5

NS huy động

Xây lại

12

Cây Trường

2007-2009

11.682

5.882

2

Ngân sách

Xây lại

13

Long Bình

2007-2008

15.000

2.000

4

NS huy động

Xây lại

14

Trừ Văn Thố

2008-2010

10.000

1.000

4

NS huy động

Xây lại

15

Chánh Lưu

2009-2010

3.500

800

3

NS huy động

Xây lại

16

An Tây

2006-2007

10.000

800

1

Hợp tác xã

Xây mới

Tổng cộng

202488

65.155

72.7

 

 

6.1.1. Chợ Bến Cát (Thị trấn Mỹ Phước).

Đây là chợ trung tâm của huyện đã đầu tư xây dựng vào năm 1995, nay đã xuống cấp, cho nên cần phải cải tạo, nâng cấp lại toàn bộ chợ cho khang trang, sạch đẹp và bố trí lại ngành hàng.

Khu công nghiệp Mỹ Phước:

Hiện nay khu công nghiệp Mỹ Phước đã được hình thành và đi vào hoạt động, kinh tế của người dân khu vực này phát triển, hơn nữa số lượng công nhân tạm trú khá đông từ đó nhu cầu các mặt hàng thiết yếu, hàng tiêu dùng lớn vì vậy đầu tư xây dựng các chợ (Mỹ Phước I, Mỹ Phước IIA, Mỹ Phước IIB, Đô thị Mỹ Phước) trong khu vực này là phù hợp. Dự kiến các chợ này do doanh nghiệp (Công ty Becamex) đầu tư xây dựng với địa điểm và diện tích như sau:

6.1.2. Chợ Mỹ Phước I.

Thuộc Khu thương mại tái định cư Mỹ Phước I – Khu phố 4, hiện nay đang xây dựng chợ với diện tích xây dựng là 6.500 m2.

6.1.3. Chợ Mỹ Phước II A.

Thuộc Khu tái định cư Mỹ Phước II, khu phố 4. Hiện nay đang xây dựng chợ với diện tích quy hoạch 21.658 m2, diện tích xây dựng 6.200 m2.

6.1.4. Chợ Mỹ Phước II B.

Thuộc Khu tái định cư Mỹ Phước II – Khu phố 4, có diện tích quy hoạch là 7.074 m2, diện tích xây dựng là 2.282 m2.

6.1.5. Chợ đô thị Mỹ Phước.

Nằm trên địa bàn Khu đô thị Mỹ Phước, thuộc khu phố 3, diện tích dự kiến 15.000 m2.

6.1.6. Chợ Mỹ Phước III.

Được bố trí trong dự án Khu dân cư Mỹ Phước III – Khu phố II, diện tích quy hoạch 10.000 m2.

6.1.7. Chợ Mỹ Phước IV.

Được bố trí trong dự án trong khu dân cư Mỹ Phước 4 – Khu phố III, diện tích 10.000 m2, do doanh nghiệp (công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Thiên Phú) đầu tư.

6.1.8. Chợ Hưng Hòa (xã Hưng Hòa).

Dự kiến hình thành chợ Hưng Hòa với diện tích đất quy hoạch 2.645 m2 diện tích xây dựng là 2.274 m2, do UBND xã làm chủ đầu tư, nguồn vốn chủ yếu là huy động, ngân sách hỗ trợ một phần về cơ sở hạ tầng.

6.1.9. Chợ đầu mối Lai Uyên (xã Lai Uyên).

Hình thành chợ đầu mối nông sản với diện tích đất quy hoạch là 32.000 m2, do UBND huyện Bến Cát làm chủ đầu tư, hình thành chợ đầu mối nhằm giải quyết đầu ra sản phẩm của nông dân và các mặt hàng khác để phục vụ nhu cầu cho nhân dân.

6.1.10. Chợ Lai Khê (xã Lai Hưng).

Chợ Lai Khê trong hành lang bảo vệ đường bộ của trục lộ chính (Quốc lộ 13), diện tích chật hẹp không thể mở rộng được. Vì vậy phải xây dựng lại chợ mới để di dời chợ cũ vào sắp xếp kinh doanh ổn định. Dự kiến xây dựng tại địa điểm thuộc ấp Lai Khê, gần khu trung tâm hành chính với diện tích đất quy hoạch là 10.000 m2.

6.1.11. Chợ Phú Thứ (xã Phú An).

Nằm trong khu quy hoạch là khu du lịch sinh thái. Dự kiến xây mới chợ có diện tích 10.443 m2, địa điểm ngã tư Phú Thứ vì hiện tại nơi đây đã hình thành chợ.

6.1.12. Chợ cây Trường (xã cây Trường).

Xã Cây Trường là xã thuộc vùng xa của huyện, hiện đã có chợ nhưng diện tích chật hẹp không thể mở rộng được nên cần thiết phải di dời đến địa điểm khác có diện tích và địa điểm phù hợp hơn. Huyện đã quy hoạch 11.682 m2 để đầu tư xây dựng chợ mới nhằm phục vụ bà con và phát triển thị trường nông thôn.

6.1.13. Chợ Long Bình (xã Long Nguyên).

Địa bàn xã Long Nguyên hiện đã có chợ do bị lấn chiếm, hiện nay chỉ còn nhà lồng chợ, diện tích đất chợ chật hẹp không mở rộng được vì vậy phải xây dựng lại chợ ở địa điểm khác phù hợp hơn, thuận lợi việc giao lưu hàng hóa hơn. Dự kiến xây dựng chợ với diện tích khuôn viên là 15.000 m2, diện tích xây dựng 2.000 m2.

6.1.14. Chợ Trừ Văn Thố (xã Trừ Văn Thố).

Do nhu cầu phát triển, phải tiến hành nâng cấp mở rộng với diện tích 10.000 m2. Chi cục di dân định canh định cư đang lập dự án để tổ chức thực hiện.

6.1.15. Chợ Chánh Lưu (xã Chánh Phú Hòa).

Hiện trạng chợ Chánh Lưu đã xuống cấp, dự kiến xây lại chợ mới với diện tích đất quy hoạch là 3.500 m2 nằm trên đất công của xã, diện tích xây dựng là 800 m2 để sắp xếp ổn định các hộ tiểu thương vào trong chợ kinh doanh.

6.1.16. Chợ An Tây (xã An Tây).

Địa bàn xã An Tây chưa có chợ, hiện nay đã phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự giao thông và ảnh hưởng mỹ quan, vệ sinh môi trường, dự kiến đầu tư xây dựng chợ với diện tích 800 m2 do Hợp tác xã đầu tư.

6.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

STT

Tên siêu thị, TTTM

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

Nguồn đầu tư

1

Siêu thị Mỹ Phước

2006-2007

18.000

D.nghiệp

2

TTTM Bến Tượng

2007-2008

22.869

D.nghiệp

3

TTTM Tân Định

2007-2008

10.000

D.nghiệp

Tổng cộng

50.869

 

Siêu thị khu dân cư Mỹ Phước.

- Trung tâm thương mại Bến Tượng – xã Lai Hưng, diện tích đất quy hoạch là 22.869 m2.

- Trung tâm thương mại Tân Định – xã Tân Định, diện tích đất quy hoạch 10.000 m2.

Hai trung tâm trên dự kiến đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn chủ yếu là của doanh nghiệp.

7. Địa bàn huyện Dầu Tiếng.

7.1. Quy hoạch mạng lưới chợ.

STT

Tên chợ

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Vốn Đ.tư (Tỷ đ)

Nguồn đầu tư

Ghi chú

1

Định Hiệp

2005-2006

11.479

750

1,35

NS huy động

 

2

Dầu Tiếng

2005-2006

7.332

879

6,4

NS huy động

Xây lại

3

Bến Súc

2006-2007

620

450

0,5

Huy động

Mở rộng

4

Minh Tân

2006-2007

10.046

900

4,95

NS huy động

Xây lại

5

Thanh An

2007-2008

20.626

900

2,35

NS huy động

Xây lại

6

Long Tân

2007-2009

12.500

800

2

NS huy động

Xây mới

7

Minh Thạnh

2007-2008

11.000

600

1,85

NS huy động

Xây mới

8

An Lập

2006-2008

9.500

400

1,5

Ngân sách

Xây mới

9

Định An

2006-2008

9.500

400

1,5

Ngân sách

Xây mới

10

Rạch Kiến

2007-2008

6.500

400

0,9

NS huy động

Xây mới

11

Chợ đầu mối

2007-2009

30.000

3.000

8

NS huy động

Xây mới

Tổng cộng

129.703

9.479

31,3

 

 

7.1.1. Chợ Định Hiệp (xã Định Hiệp).

Đã đầu tư xây mới nhưng chỉ có nhà lồng chợ với 750 m2 nên hiệu quả hoạt động của chợ kém. Diện tích đất khu vực chợ là 11.470 m2, hướng tới sẽ đầu tư xây dựng phố chợ để khu vực chợ hoạt động có hiệu quả.

7.1.2. Chợ Dầu Tiếng (Thị trấn Dầu Tiếng).

Hiện nay đang được xây dựng lại chợ tại địa điểm cũ (chợ chiều) trên khuôn viên đất là 7.332 m2. Đây là chợ thuộc trung tâm huyện, xây dựng 01 trệt, 01 lầu với diện tích 879 m2.

7.1.3. Chợ Bến Súc (xã Thanh Tuyền).

Tiếp tục xây dựng nhà lồng bán hàng thực phẩm tươi sống, diện tích 450 m2 nối tiếp nhà lồng hiện hữu (chợ công nghệ phẩm). Sau khi hoàn thành giai đoạn I, tiếp tục nâng cấp mở rộng chợ (công nghệ phẩm) giai đoạn II. Công trình này do UBND xã Thanh Tuyền làm chủ đầu tư.

7.1.4. Chợ Minh Tân (xã Minh Tân).

Chợ Minh Tân trước đây do các hộ dân tự che lều sạp để bán, cơ sở vật chất đã xuống cấp. Hiện nay đang điều chỉnh bổ sung dự án để chuẩn bị đầu tư xây dựng chợ mới.

7.1.5. Chợ Thanh An (xã Thanh An).

Nằm trong dự án phát triển nông thôn mới, xã Thanh An được UBND tỉnh phê duyệt năm 2003. Dự kiến xây dựng chợ mới tiếp giáp Khu Công nghiệp Thanh An, diện tích đất quy hoạch là 20.626 m2, trong đó diện tích nhà lồng chợ 900 m2.

7.1.6. Chợ Long Tân (xã Long Tân).

Dự kiến xây dựng trên khuôn viên đất công 12.500 m2, tiếp giáp trung tâm hành chính xã. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và huy động.

7.1.7. Chợ Minh Thạnh (xã Minh Thạnh).

Đã khảo sát lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai đầu tư xây dựng chợ mới.

7.1.8. Chợ An Lập (xã An Lập).

Địa bàn xã An Lập hiện nay chưa có chợ. Dự kiến xây dựng chợ với diện tích đất chợ là 9.500 m2, diện tích xây dựng là 400 m2, do Chi cục di dân định canh định cư đầu tư.

7.1.9. Chợ Định An (xã Định An).

Dự kiến xây dựng chợ với diện tích đất chợ là 9.500 m2, diện tích xây dựng là 400 m2, do Chi cục di dân định canh định cư đầu tư.

7.1.10. Chợ Rạch Kiến (xã Thanh Tuyền).

Hiện tại địa điểm quy hoạch chợ Rạch Kiến đã có hình thành chợ tạm lấn chiếm lòng lề đường, ảnh hưởng an toàn giao thông. Dự kiến xây dựng chợ Rạch Kiến trên diện tích 6.000 m2 với diện tích xây dựng là 400 m2.

7.1.11. Chợ đầu mối nông sản.

Quy hoạch khu đất 30.000 m2, cạnh trục đường vòng đai thị trấn Dầu Tiếng, chủ yếu bán sỉ hàng hóa nông sản, thực phẩm tươi sống, di chuyển đến các chợ xã và các khu vực ngoài huyện. Trong đó thiết kế nhà lồng chợ, nhà kho, Bến xe, đường nội bộ, phòng trọ và phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

7.2. Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.

STT

Tên siêu thị, TTTM

Năm xây dựng

D.tích đất QH (m2)

D.tích x.dựng (m2)

Nguồn đầu tư

1

Siêu thị Dầu Tiếng

2006-2007

5.000

3.000

Doanh nghiệp

2

TTTM Định Thành

2007-2010

10.000

2.000

Doanh nghiệp

Tổng cộng

15.000

5.000

 

- Hình thành siêu thị tại trung tâm thị trấn Dầu Tiếng trên cơ sở cải tạo lại Khu cửa hàng Bách hóa tổng hợp (cũ) của Công ty Becamex quản lý. Diện tích 5.000 m2.

- Trung tâm thương mại xã Định Thành: Dự kiến xây dựng trong vùng quy hoạch Khu du lịch sinh thái Núi Cậu. Diện tích là 10.000 m2. Gồm cửa hàng thương mại 2.000 m2 và còn lại là bãi đậu xe và các công trình phụ.

Ngoài ra trong Khu Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị còn phát triển thêm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp theo quy hoạch để phục vụ công nhân và nhân dân trong khu vực.

Tóm lại: mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy hoạch đến năm 2010 là 100 chợ, 15 siêu thị và 114 trung tâm thương mại. Cụ thể trên từng địa bàn như sau:

Địa bàn

Số chợ

Số siêu thị

Số TTTM

Thị xã TDM

11

3

3

Thuận An

17

2

4

Dĩ An

17

3

3

Tân Uyên

17

3

1

Phú Giáo

10

2

0

Bến Cát

16

1

2

Dầu Tiếng

13

1

1

Toàn tỉnh

101

15

14

Trong đó:

Địa bàn

Chợ

Siêu thị

TTTM

Thực trạng

Giải tỏa

Xây lại

Xây mới

Sau QH

Đã có

Xây mới

Tổng cộng

Đã có

Xây mới

Tổng cộng

Thị xã TDM

9

2

6

4

11

1

2

3

1

2

3

Thuận An

13

0

3

4

17

1

1

2

2

2

4

Dĩ An

11

0

5

6

17

1

2

3

1

2

3

Tân Uyên

8

0

5

9

17

0

3

3

0

1

1

Phú Giáo

5

0

5

5

09

0

2

2

0

0

0

Bến Cát

9

0

9

7

16

0

1

1

0

2

2

Dầu Tiếng

7

0

4

6

13

0

1

1

0

1

1

Toàn tỉnh

62

2

37

41

100

3

12

15

4

11

14

Phần thứ ba.

CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010

1. Chính sách phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại:

1.1. Chính sách ưu đãi đầu tư và vốn:

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của nhà nước

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng chợ theo quy định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

Ngân sách tỉnh:

- Đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm kinh tế thương mại của tỉnh hoặc của huyện, thị.

- Đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối nông sản và các chợ nông thôn ở các xã khó khăn của các huyện phía Bắc. Đặc biệt là các xã khó khăn trong chương trình 135.

Ngân sách trung ương:

Chợ đầu mối nguyên phụ liệu cấp vùng (phục vụ dệt may, da giày)

1.2. Chính sách tài chính – tín dụng:

Chủ đầu tư triển khai dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện vay vốn ưu đãi theo quy định của nhà nước.

Về tài chính: Các doanh nghiệp tự chủ về tài chính tự cân đối, hạch toán thu chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính gắn với hiệu quả hoạt động theo quy định pháp luật.

Ngành thuế của tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các chợ cần khảo sát, đánh giá tình hình thực tế hoạt động ở từng chợ nhằm đưa ra mức thuế phù hợp và công bằng giữa các hộ kinh doanh.

1.3. Về vốn huy động:

Các chủ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp lý khác để xây dựng chợ.

Thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ ở địa phương với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn có thể liên doanh, liên kết đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn.

2. Biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.

- Đối với các chợ hình thành tự phát, chợ tạm không đúng quy hoạch ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường cần kiên quyết giải tỏa nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh chợ đi vào nề nếp, ổn định.

- Tăng cường đầu tư bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước cho các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng; nhằm khai thác tốt tiềm năng và phục vụ hoạt động giao lưu hàng hóa của nhân dân.

- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu dân cư mới phải dành quỹ đất hiện có để lập phương án thiết kế xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho phù hợp.

- Việc đầu tư xây dựng chợ phải phù hợp với quy hoạch có địa điểm trung tâm thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, mỹ quan đô thị. Tránh tình trạng xây dựng chợ tràn lan, kém hiệu quả.

- Cải tạo, nâng cấp chợ hiện hữu phải phù hợp với cơ sở hạ tầng ở khu vực quy hoạch và lựa chọn chủ đầu tư, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

3. Tổ chức thực hiện:

3.1. Sở Thương mại và Du lịch:

Chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan, các huyện thị tổ chức triển khai quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Tổng hợp báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh về Bộ Thương mại và UBND tỉnh. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy hoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phối hợp cùng các thành viên của Ban quản lý chương trình phát triển chợ các huyện, thị để tổ chức thực hiện, hướng dẫn các huyện, thị về nội quy mẫu của chợ và quy chế tổ chức quản lý và phát triển chợ được UBND tỉnh ban hành.

Quản lý và điều hành nguồn vốn nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư đối với công trình chợ được UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp cùng các huyện, thị xây dựng phương án sắp xếp trật tự kinh doanh các chợ.

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hướng dẫn các hộ kinh doanh tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo đúng quy định pháp luật.

Theo dõi tổng kết rút kinh nghiệm về công tác đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và công tác tổ chức quản lý. Kiến nghị UBND tỉnh và Bộ Thương mại hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp cùng Sở Thương mại và Du lịch, các ngành có liên quan và các huyện thị thẩm định các dự án đầu tư chợ loại I, siêu thị, trung tâm thương mại có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Tham mưu UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định.

3.3. Các ngành có liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành mình hướng dẫn các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo đúng quy định, đảm bảo công trình đi vào hoạt động có hiệu quả.

3.4. Các huyện, thị

Căn cứ vào quy hoạch này có kế hoạch triển khai thực hiện các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện, thị.

Thẩm định phê duyệt các dự án chợ loại 2, 3 có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.

Tổ chức thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng chợ có nguồn vốn ngân sách theo quy hoạch này. Thực hiện kế hoạch chuyển giao mô hình quản lý cho trên địa bàn huyện, thị từ Ban quản lý chợ sang doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy định.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 09/2006/QĐ-UBND phê duyệt Phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2006 – 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành

  • Số hiệu: 09/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/01/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Trần Văn Lợi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản