Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/QĐ-TWPCTT

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ ĐỘI XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã”.

Điều 2. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm triển khai hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các địa phương, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó TTg CP-Trưởng ban (để b/c);
- Bộ trưởng-Phó TBTT (để b/c);
- VP UBQG ƯPSCTT&TKCN (để phối hợp);
- Cục DQTV (để phối hợp);
- BCH PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Lưu: VT, ƯPKP 5b.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Trần Quang Hoài

 

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ ĐỘI XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai)

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm vừa qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai trên thế giới cũng như trong khu vực đã và đang diễn ra ngày càng cực đoan, khó lường. Để ứng phó với thiên tai, ở nhiều quốc gia, lực lượng PCTT tại chỗ đóng vai trò quan trọng; đặc biệt là trong thời điểm thiên tai mới xảy ra, đây là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp trước khi có lực lượng bên ngoài tiếp cận. Tại Nhật Bản, lực lượng dân phòng và cộng đồng địa phương đảm bảo an toàn trong 72 giờ đầu trước khi lực lượng quốc gia, khu vực đến chi viện. Ở Trung Quốc, việc xây dựng lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở, nhất là cấp thôn, bản, khu dân cư rất được coi trọng; lực lượng này được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Bí thư cấp ủy với dân quân làm nòng cốt, hàng năm được đào tạo, tập huấn, diễn tập để sẵn sàng thực thi nhiệm vụ.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu với sự xuất hiện của hầu hết các loại hình thiên tai trên khắp các vùng miền trong cả nước. Thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế - xã hội, môi trường và là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Để triển khai công tác phòng chống thiên tai, ngoài lực lượng của chính quyền các cấp thì phương châm “4 tại chỗ” đã được nhiều địa phương thực hiện và phát huy hiệu quả. Hiện nay, trên cả nước đã có khoảng 75% xã hình thành lực lượng xung kích PCTT. Tuy nhiên, lực lượng này hiện còn thiếu sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, trang thiết bị làm việc và cơ chế, chính sách nên gặp khó khăn khi triển khai nhiệm vụ, nhiều nơi hoạt động còn mang nặng tính hình thức.

Để hỗ trợ các địa phương xây dựng lực lượng xung kích theo một mô hình bài bản, thống nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, khu vực, BCĐ TWPCTT ban hành tài liệu “Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã”. Do thời gian biên soạn có hạn nên không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý./.

 

BỐ CỤC HƯỚNG DẪN GỒM 02 PHẦN

PHẦN 1: NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

I. Căn cứ

II. Phạm vi, đối tượng áp dụng

III. Mục tiêu

IV. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

V. Tổ chức của Đội xung kích

VI. Điều kiện làm việc và trang thiết bị

VII. Chế độ, chính sách

VIII. Khen thưởng và kỷ luật

IX. Tổ chức thực hiện

PHẦN 2: PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu, số lượng thành viên tại các khu vực

Phụ lục 2: Mẫu phù hiệu của Đội xung kích

Phụ lục 3: Trang thiết bị tại các khu vực

Phụ lục 4: Mẫu quyết định thành lập Đội xung kích

Phụ lục 5: Mẫu quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội xung kích.

 

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BCĐ TWPCTT

Bộ NN&PTNT

UBQG

DQTV

UBND

BCH

PCTT&TKCN

PCTT

TKCN

ƯPSCTT&TKCN

Đội xung kích

Tổ xung kích

Nhóm xung kích

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

Dân quân tự vệ

Ủy ban nhân dân

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Phòng, chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn

Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Tổ xung kích phòng chống thiên tai cấp thôn, bản

Nhóm chuyên môn thuộc đội xung kích

Cấp xã (xã, phường, thị trấn)

 

PHẦN I

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

I. CĂN CỨ

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 năm 2013;

- Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 năm 2009;

- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTT1;

- Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ƯPSCTT & TKCN2;

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác về quản lý tài chính có liên quan;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về PCTT3 và Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ v/v Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết4;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-20205;

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. PHẠM VI: Các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

- BCĐ TWPCTT;

- UBND, BCH cấp tỉnh;

- UBND, BCH cấp huyện;

- UBND, BCH xã;

- Đội xung kích.

III. MỤC TIÊU

Làm cơ sở cho UBND, BCH các cấp triển khai xây dựng, củng cố Đội xung kích một cách đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thiên tai và điều kiện cụ thể của từng vùng, khu vực nhằm nâng cao hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong PCTT, đặc biệt là công tác ứng phó tại chỗ ngay giờ đầu khi có tình huống thiên tai.

IV. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

- Là lực lượng chủ chốt tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN theo kế hoạch và phương án PCTT & TKCN của xã, do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập và được kiện toàn hàng năm;

- Hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo của Trưởng BCH xã;

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của Chỉ huy cấp trên và Trưởng BCH xã trong trường hợp xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của xã có sự chi viện của lực lượng cấp trên.

2. NHIỆM VỤ

Đội xung kích là lực lượng tại chỗ tham gia xử lý giờ đầu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Nhiệm vụ của Đội xung kích bao gồm các nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc thù thiên tai tại từng vùng, khu vực như sau:

2.1. NHIỆM VỤ CHUNG

09 NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN

(1). Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT, phương án ứng phó thiên tai của xã;

(2). Tập huấn, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

(3). Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân dân trong PCTT;

(4). Theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo và diễn biến thiên tai; báo cáo kịp thời với Trưởng BCH xã và thông báo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn bằng các biện pháp phù hợp;

(5). Kiểm tra, phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với nơi ở của người dân, các công trình, cơ sở hạ tầng trên địa bàn; chủ động xử lý và kịp thời thông tin đến người dân và Trưởng BCH xã để xử lý;

(6). Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương án được phê duyệt để chủ động phòng, chống khi có thiên tai; hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm thiết yếu đảm bảo an toàn đời sống và sinh hoạt khi thiên tai xảy ra;

(7). Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kịp thời báo cáo chính quyền, cơ quan chuyên môn để xử lý khi có các hành vi vi phạm pháp luật về PCTT;

(8). Quản lý, sử dụng đúng mục đích các trang thiết bị phục vụ công tác PCTT được giao theo quy định;

(9). Thực hiện các nhiệm vụ PCTT khác theo sự điều động, phân công của Trưởng BCH xã.

04 NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI XẢY RA THIÊN TAI

(1). Kiểm tra các điểm tránh trú, sẵn sàng sơ tán người dân ở khu vực có nguy cơ rủi ro đến nơi an toàn; xác định cụ thể số lượng hộ, người cần sơ tán của từng thôn, bản, v.v.; ưu tiên hỗ trợ người già, tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai v.v.; đảm an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và hậu cần tại nơi tránh trú;

(2). Kiểm tra, phân giao phương tiện, trang thiết bị cho các Tổ/nhóm Đội xung kích và triển khai lực lượng thường trực để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo phương án được duyệt và chỉ đạo của Trưởng BCH xã;

(3). Triển khai lực lượng canh gác, cảnh báo (cắm biển, thông báo,...), hướng dẫn phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tại những nơi nguy cơ rủi ro cao khi xảy ra thiên tai;

(4). Tham gia hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình gia cố, chằng chống nhà cửa, biển hiệu, cắt tỉa cành cây, bảo vệ các cơ sở hạ tầng, sản xuất.

06 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao (ngầm tràn, nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt,...), phát hiện kịp thời xử lý các sự cố báo cáo Trưởng BCH xã và triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó và TKCN ngay giờ đầu theo các phương án đã được phê duyệt;

(2). Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí nơi ở tạm, sơ tán khẩn cấp người tại những nơi xảy ra sự cố và các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn;

(3). Phối hợp, hỗ trợ các các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc, tiếp nhận, phân phối hàng viện trợ, lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm, v.v. cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại những khu vực bị chia cắt, cô lập;

(4). Hỗ trợ các đoàn công tác cấp trên triển khai hoạt động trên địa bàn khi có yêu cầu; tham gia, phối hợp triển khai nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trưởng BCH xã và Chỉ huy trưởng lực lượng chi viện cấp trên khi xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của của xã;

(5).Tham gia, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai cũng như nơi tránh trú;

(6). Sẵn sàng chi viện, hỗ trợ cho các thôn, bản, vùng lân cận khi có yêu cầu hoặc điều động của cấp có thẩm quyền.

06 NHIỆM VỤ SAU THIÊN TAI

(1). Khẩn trương phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích; hỗ trợ gia đình mai táng người bị thiệt mạng;

(2). Tham gia cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác; hỗ trợ người dân từ nơi sơ tán trở về, sửa chữa, thu dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh;

(3). Tham gia, hỗ trợ sửa chữa, khôi phục công trình PCTT, giao thông và các công trình hạ tầng công cộng;

(4). Tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của người dân và các hoạt động khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất, ổn định đời sống;

(5). Thu dọn, tổng hợp vật tư, phương tiện về nơi tập kết; sửa chữa vật tư bị hư hỏng, sẵn sàng phục vụ khi có tình huống thiên tai khác xảy ra;

(6). Thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND và Trưởng BCH xã.

CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC KHU VỰC

STT

Khu vc

Các loại thiên tai điển hình

1

Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Mưa lớn, lũ quét, sụt lún, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, băng tuyết, sương muối, lốc, sét, mưa đá.

2

Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Lũ, bão, ATNĐ, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán, rét hại, lốc, sét.

3

Ven biển và hải đảo

Bão, ATNĐ, nước dâng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, mưa lớn, lũ, ngập lụt.

4

Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ

Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, lốc, sét.

5

Đồng bằng S.Cửu Long

Bão, ATNĐ, lũ, ngập lụt, triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, lốc, sét.

6

Đô thị

Bão, mưa lớn, ngập úng, lốc, nắng nóng.

2.2. NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ TẠI TỪNG KHU VỰC

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

06 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và chỉ đạo của BCH xã đến tổ chức, hộ gia đình, đặc biệt là ở nơi có nguy cơ cao bằng mọi hình thức, trường hợp cần thiết phải cử người đến thông báo trực tiếp, lưu ý đối với các lao động trên nương rẫy, hộ dân ở khu vực dễ bị chia cắt, cô lập;

(2). Kiểm tra phát hiện các dấu hiệu bất thường như: vết nứt trên mái dốc, tường, sân nhà, đường trong thôn bản; tiếng động lạ, nước sông suối chuyển màu, cây ngã đổ; các điểm tắc nghẽn trên khe suối; các ao, hồ, bọng nước lớn phía trên khu dân cư hoặc các biểu hiện khác thường theo kinh nghiệm bản địa v.v., thông tin khẩn cấp đến chính quyền, người dân để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó;

(3). Quán triệt người dân thường xuyên theo dõi các thông tin về thiên tai qua đài, điện thoại và các phương tiện thông tin khác; hạn chế ở lại nương rẫy trong trong mùa mưa lũ và không ở lại khi có cảnh báo thiên tai trên địa bàn;

(4). Hướng dẫn, đôn đốc người dân triển khai các biện pháp phòng, chống rét cho người già, trẻ em; chuẩn bị thức ăn dự trữ và chuồng trại, nơi tránh trú cho đàn đại gia súc, hạn chế chăn thả tự do khi có rét đậm, rét hại;

(5). Hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu và kỹ năng phòng tránh các hiện tượng giông, lốc sét, mưa đá, đặc biệt là khi đang ở ngoài trời hoặc làm việc trên nương rẫy;

(6). Tham gia kiểm tra các khu vực hạ du hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý; triển khai lực lượng, phương tiện, sẵn sàng phối hợp để xử lý sự cố đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du hồ chứa.

07 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp người dân tại các khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, người bị mắc kẹt trên nương rẫy, bãi sông, suối, những nơi bị ngập lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn;

(2). Tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời người bị thương, vùi lấp, mắc kẹt, lũ cuốn, v.v.;

(3). Báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để đảm bảo an toàn cho học sinh, người tham gia giao thông;

(4). Ngăn chặn người dân vớt củi, bắt cá trên sông, suối khi có lũ;

(5). Hỗ trợ cơ quan chủ quản xử lý kịp thời sự cố công trình trên địa bàn, nhất là các công trình hồ chứa và khu vực hạ du;

(6). Hỗ trợ sửa chữa nhà hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh chóng ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do thiên tai;

(7). Hỗ trợ di chuyển đàn đại gia súc đến nơi tránh rét.

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ, BẮC TRUNG BỘ

05 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Thông tin thường xuyên, kịp thời về tình hình thiên tai và chỉ đạo của BCH xã đến tổ chức, hộ gia đình, đặc biệt là nơi có nguy cơ cao bị ngập úng, chia cắt, cô lập như: Bãi sông, trong các đê bối, làng chài ven sông, v.v.;

(2). Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn kiểm tra các tuyến đê, kè, hồ đập, chống úng, các công trình đang thi công, phát hiện kịp thời sự cố, hư hỏng báo cáo Trưởng BCH xã để có biện pháp xử lý;

(3). Phối hợp với lực lượng quản lý đê chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện; tham gia tuần tra, canh gác đê, kè thuộc địa bàn theo cấp báo động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý giờ đầu các sự cố;

(4). Tham gia hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, công ty trên địa bàn tổ chức vớt bèo, rác trên các kênh trục, bể hút trạm bơm để việc vận hành tiêu úng được an toàn, hiệu quả; khơi thông dòng chảy, củng cố bờ bao, kiểm tra hệ thống kênh tiêu, tiêu thoát nước đệm ở những vùng trũng, thấp có nguy cơ bị ngập úng để chủ động ứng phó với mưa lũ sau bão gây ra;

(5). Hỗ trợ người dân thu hoạch hoa mầu, thủy sản, vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại.

04 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Tăng cường tuần tra, canh gác, trường hợp phát hiện các sự cố về công trình, nhà ở, hệ thống điện, hệ thống thông tin,...ảnh hưởng an toàn người dân và công tác chỉ đạo ứng phó của chính quyền phải kịp thời thông báo đến các đối tượng bị ảnh hưởng và báo cáo Trưởng BCH xã chỉ đạo xử lý;

(2). Hỗ trợ và triển khai sơ tán người dân tại các khu vực bị ngập úng, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn;

(3). Hướng dẫn, hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào các tuyến đường bị ngập sâu, chia cắt,..; bố trí trang thiết bị hỗ trợ người và phương tiện tham gia giao thông đảm bảo an toàn;

(4). Tham gia kiểm tra, phát hiện các sự cố đê điều, đê nội đồng để thông báo kịp thời cho chính quyền, cơ quan chuyên môn và phối hợp triển khai xử lý;

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

07 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Tuyên truyền, vận động các hộ dân, người quản lý lao động, chủ phương tiện đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo thiên tai;

(2). Phối hợp với bộ đội biên phòng, cơ quan quản lý, các ban quản lý âu thuyền kiểm tra an toàn tàu thuyền trước khi ra khơi (nhất là hệ thống thông tin liên lạc, phao cứu sinh, v.v.); liên lạc, thông báo, kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi neo đậu, trú tránh khi có bão, áp thấp nhiệt đới;

(3). Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hướng dẫn và hỗ trợ chủ các phương tiện, người dân nuôi trồng thuỷ hải sản gia cố hoặc di chuyển lồng bè ra khỏi khu vực nguy hiểm; vận động tàu, thuyền nhỏ hoạt động ven sông, ven biển, người lao động tại khu vực nuôi, trồng thủy sản vào nơi trú tránh;

(4). Đôn đốc, hướng dẫn các chủ khách sạn, khu nghỉ dưỡng thông báo cho khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế biết thông tin về thiên tai và chỉ đạo của các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh;

(5). Hỗ trợ sơ tán người dân, du khách trên các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên đảo và ven bờ, các hộ dân ở khu vực trũng, thấp, vùng ven biển;

(6). Phối hợp với lực lượng quản lý đê trong việc kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn các tuyến đê, kè biển xung yếu trên địa bàn, tham gia xử lý giờ đầu các sự cố đê điều;

(7). Lực lượng xung kích nòng cốt là dân quân biển tham gia các tổ đội đánh bắt xa bờ lực thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo về bão, áp thấp nhiệt đới để thông tin kịp thời cho các tàu bạn chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

06 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thiên tai và chỉ đạo của BCH xã đến người dân, đặc biệt là đối với người dân, các hộ nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực cửa sông, ven sông, ven biển, khu nhà thiếu kiên cố;

(2). Phối hợp kiểm soát không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản khi bão đổ bộ và tự ý quay trở lại lồng bè, chòi canh khi chưa có bản tin cuối cùng về bão;

(3). Phối hợp với bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng xử lý các tình huống, sự cố tàu thuyền, lồng bè trên biển, vùng cửa sông và tại nơi neo đậu, nuôi trồng thủy hải sản;

(4). Hỗ trợ công tác đảm an toàn cho du khách tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, ven biển và các đảo trên địa bàn;

(5). Hỗ trợ các tàu và ngư dân trong các tổ đội đánh bắt trên biển gặp nạn hoặc sự cố, kịp thời thông tin cho gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn;

(6). Hỗ trợ người dân thu hoạch thủy hải sản, sửa chữa nhà hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh chóng ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do thiên tai.

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC TÂY NGUYÊN, NAM TRUNG BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ

04 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và chỉ đạo của BCH xã đến tổ chức, hộ gia đình, đặc biệt là nơi có nguy cơ cao bằng mọi hình thức, nhất là các lao động trên nương rẫy, buôn, sóc và hộ dân ở khu vực dễ bị chia cắt, cô lập;

(2). Hướng dẫn cho người dân nhận biết các dấu hiệu và kỹ năng phòng tránh các hiện tượng giông, lốc, sét, đặc biệt là khi đang ở ngoài trời hoặc làm việc trên nương rẫy;

(3). Tham gia kiểm tra các khu vực hạ du hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý; khơi thông dòng chảy các khu vực bị tắc, nghẽn; triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng phối hợp để xử lý các sự cố đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du hồ chứa;

(4). Giúp người dân dự trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

05 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp người dân tại các khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, người bị mắc kẹt trên nương rẫy, bãi sông, suối, những nơi bị ngập lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn;

(2). Báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để đảm bảo an toàn cho học sinh, người tham gia giao thông;

(3). Hỗ trợ cơ quan chủ quản xử lý kịp thời sự cố, đảm bảo an toàn công trình trên địa bàn, nhất là các công trình hồ chứa và khu vực hạ du;

(4). Hỗ trợ triển khai các biện pháp chống nắng nóng, hạn hán (nạo vét cửa lấy nước, kênh mương; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước); phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

(5). Ngăn chặn người dân vớt củi, bắt cá trên sông, suối khi có lũ.

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

04 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Kiểm tra phương án sơ tán dân tại các cù lao, bãi ngang, các khu vực dễ bị chia cắt, cô lập; các cụm tuyến dân cư, các điểm trông giữ trẻ tập trung, phương án đưa đón học sinh trong thời gian lũ lớn tại những khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, v.v.;

(2). Tham gia công tác kiểm tra an toàn các tuyến đê (đê biển, đê sông, đê bao, bờ bao); phối hợp tổ chức gia cố các vị trí đê xung yếu khi thiên tai xảy ra;

(3). Phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nước khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn;

(4). Phổ biến, hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu và kỹ năng phòng tránh hiện tượng giông, lốc, sét.

05 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Tham gia hỗ trợ đưa đón học sinh trong mùa lũ, kiểm tra các điểm trông trẻ tập trung đảm bảo an toàn; tuyên truyền tại các thôn, ấp, các gia đình có con nhỏ, học sinh độ tuổi đến trường kiểm soát không để trẻ em đi ra các khu vực nguy hiểm nhằm hạn chế tối đa tình trạng đuối nước;

(2). Kiểm tra, kịp thời phát hiện sự cố sạt lở ở các khu vực dân cư ven kênh rạch, thông báo và có biện pháp hỗ trợ người dân chủ động đảm bảo an toàn về người, tài sản;

(3). Phối hợp, hỗ trợ công tác kiểm tra, gia cố các phao tiêu, biển báo, các cây cầu qua kênh rạch; tham gia xử lý các sự cố đê điều (đê biển, đê sông, đê bao, bờ bao) khi có sự cố;

(4). Tổ chức lực lượng ứng trực tại các vị trí xung yếu (các bến phà, những khu vực đường bị ngập sâu,...), để cảnh báo, điều tiết, hướng dẫn người và phương tiện qua lại, chống va trôi trong mùa lũ;

(5). Hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn như: đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn, vận chuyển nước ngọt cho dân, v.v..

NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ KHU VỰC KHU VỰC ĐÔ THỊ

03 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

(1). Phối hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm tra việc gia cố, chằng néo công trình tạm, tháo hạ biển quảng cáo, cắt tỉa cành cây, duy trì hệ thống thông tin liên lạc; tham gia thực hiện công tác di dời dân cư khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm để đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra;

(2). Hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông tại đoạn đường thường xuyên ngập sâu, trũng thấp; khắc phục hoặc cảnh báo các vị trí hố ga mất nắp, miệng thu nước hỏng lưới chắn rác v.v.;

(3). Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị liên quan khơi thông cống, rãnh, hệ thống thoát nước.

03 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Phối hợp với cơ quan, đơn vị điều tiết phân luồng giao thông đối với các tuyến đường bị ngập úng; hỗ trợ người và các phương tiện giao thông khi xảy ra sự cố;

(2). Tham gia hỗ trợ các cơ quan, đơn vị ứng trực tại các vị trí xung yếu, các vị trí ngập cục bộ, các tuyến đường bị ngập sâu, v.v., đặc biệt là đối với các vị trí cống thoát nước không có tấm lưới chắn rác, hố ga không có nắp hoặc bị hư hỏng;

(3). Thu dọn cành cây, biển hiệu gẫy đổ và các vật cản trên đường đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

V. TỔ CHỨC CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

1. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Đội xung kích làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, với nòng cốt là lực lượng DQTV và sự tham gia của các thành viên từ các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, xã (Công an; Dân phòng; Chữ thập đỏ; Đoàn thanh niên; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân; một số công chức chuyên môn ở xã như: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, công chức văn phòng - thống kê, công chức văn hóa - xã hội, y tế, v.v), cụ thể:

1.1. Đội trưởng:

Do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự - Phó Trưởng BCH xã kiêm nhiệm.

1.2. Đội phó:

Do Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã; Phó trưởng công an xã và Bí thư Đoàn thanh niên xã kiêm nhiệm.

1.3. Đội viên

Đội viên Đội xung kích là những người thuộc thành phần quy định tại Điểm 1 Mục V do BCH xã lập danh sách, Chủ tịch UBND xã quyết định và được rà soát, kiện toàn hàng năm.

1.4. Tổ, Nhóm xung kích PCTT: Đội xung kích được cơ cấu gồm các Tổ tại mỗi thôn, bản (tổ dân phố) và các Nhóm chuyên môn.

- Tổ xung kích PCTT: Được lập ở các thôn, bản, Tổ trưởng do Thôn đội trưởng DQTV hoặc Trưởng thôn, bản kiêm nhiệm;

- Nhóm chuyên môn: Các nhóm chuyên môn gồm: Thông tin liên lạc, hậu cần; y tế; an ninh trật tự; thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ; v.v. Trưởng các nhóm do công chức phụ trách lĩnh vực, lãnh đạo công an xã, hoặc trưởng các tổ chức, đoàn thể xã kiêm nhiệm.

(Cơ cấu số lượng, thành viên chi tiết tại Phụ lục 1)

2. TRÁCH NHIỆM

2.1. Trách nhiệm của Đội trưởng

Phụ trách chung, điều hành hoạt động của Đội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đội trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Trực tiếp phụ trách một số công tác sau.

(1). Xây dựng kế hoạch công tác, phương án triển khai hoạt động phù hợp điều kiện cụ thể tại địa phương trình Trưởng BCH xã phê duyệt.

(2). Xây dựng Quy chế hoạt động, phương án tổ chức các Tổ/Nhóm và phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách; Quy chế phối hợp với các lực lượng chuyên trách, lực lượng vũ trang trên địa bàn báo cáo BCH trình UBND xã ban hành.

(3). Xây dựng kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng vũ trang và các cơ quan chuyên môn trong tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về kiến thức, kỹ năng PCTT cho các thành viên của Đội.

(4). Kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn, trang thiết bị cho các thành viên của Đội xung kích khi thực hiện nhiệm vụ.

(5). Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND xã về tình hình diễn biến, kết quả hoạt động PCTT của Đội.

(6). Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội xung kích.

2.2. Trách nhiệm của các Phó Đội trưởng

Các Phó Đội trưởng giúp Đội trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Đội theo sự phân công của Đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Phó Đội trưởng do Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự kiêm nhiệm:

Giúp Đội trưởng phụ trách các công tác sau:

(1). Xây dựng chương trình tập huấn, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

(2). Kiểm tra, phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với nơi ở của người dân, các công trình, cơ sở hạ tầng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình gia cố, chằng chống nhà cửa, biển hiệu, cắt tỉa cành cây, bảo vệ các cơ sở hạ tầng, sản xuất;

(3). Hoạt động ứng phó khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai;

(4). Hỗ trợ các đoàn công tác cấp trên triển khai hoạt động trên địa bàn;

(5). Công tác tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của người dân và các hoạt động khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất, ổn định đời sống;

(6). Quản lý các trang thiết bị phục vụ công tác PCTT được giao; thường trực khi thiên tai xảy ra;

(7). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng giao.

Phó Đội trưởng do Phó trưởng công an kiêm nhiệm:

Giúp Đội trưởng phụ trách các công tác sau:

(1). Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương án được phê duyệt;

(2). Triển khai lực lượng canh gác, cảnh báo (cắm biển, thông báo,...), hướng dẫn phân luồng giao thông;

(3). Đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai cũng như nơi tránh trú;

(4). Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kịp thời khi có các hành vi vi phạm pháp luật về PCTT;

(5). Công tác sơ tán người dân ở khu vực có nguy cơ rủi ro đến nơi an toàn;

(6). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng giao.

Phó Đội trưởng do Bí thư Đoàn thanh niên kiêm nhiệm:

Giúp Đội trưởng phụ trách các công tác sau:

(1). Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân dân trong PCTT;

(2). Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm thiết yếu đảm bảo an toàn đời sống và sinh hoạt khi thiên tai xảy ra;

(3). Công tác hậu cần, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu;

(4). Công tác tổ chức cứu chữa người bị thương, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh;

(5). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng giao.

2.3. Trách nhiệm của các Tổ/Nhóm trưởng

Các Tổ/Nhóm trưởng có trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi, quyền hạn của Tổ, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về toàn bộ hoạt động của Tổ/Nhóm.

2.4. Trách nhiệm của các đội viên

- Thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo Đội và Tổ/Nhóm phân công. Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tích cực học tập, rèn luyện đảm bảo sức khỏe, chịu đựng khó khăn, gian khổ, thông thạo địa bàn, có kiến thức, kỹ năng thực thi nhiệm vụ được giao.

- Có ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phục vụ và lòng dũng cảm khi làm nhiệm vụ.

3. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

3.1. Đối với UBND, BCH xã

Giúp UBND, BCH xã, Chủ tịch UBND, Trưởng BCH xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCTT trên địa bàn.

3.2. Đối với các lực lượng vũ trang trên địa bàn

Là mối quan hệ phối hợp, đặt dưới sự chỉ huy của cơ quan quân sự và BCH các cấp tại địa phương.

3.3. Đối với các lực lượng cấp trên được điều động chi viện

Phối hợp, hỗ trợ và tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo sự phân công chỉ đạo của người phụ trách lực lượng cấp trên và Trưởng BCH xã khi có lực lượng cấp trên được điều động chi viện làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và TKCN tại địa phương.

VI. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ

1. NƠI LÀM VIỆC CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

- Nơi làm việc thường trực của Đội xung kích được đặt tại Trụ sở UBND xã;

- Các Tổ/Nhóm xung kích sử dụng Nhà văn hóa thôn (Tổ dân phố) hoặc văn phòng cơ quan chuyên môn làm nơi thường trực và làm việc;

- UBND, BCH xã bố trí phòng trực và đảm bảo hậu cần cho lực lượng xung kích được huy động ứng trực khi có tình huống thiên tai.

2. PHÙ HIỆU CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

- Phù hiệu của thành viên Đội xung kích là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “PCTT” màu vàng;

- Phù hiệu đeo trên khuỷu tay áo bên trái, chữ “PCTT” hướng ra phía ngoài.

(Mẫu phù hiệu chi tiết tại Phụ lục 2)

3. TRANG THIẾT BỊ CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

Đội xung kích, các đội viên đội xung kích được trang bị cũng như tự trang bị các công cụ, phương tiện cần thiết, phù hợp với Điều kiện cụ thể tại địa phương để triển khai nhiệm vụ.

(Trang thiết bị cho các khu vực chi tiết tại Phụ lục 3)

VII. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI XUNG KÍCH

1. Các đội viên của Đội xung kích khi được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ được hưởng chế độ theo Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành khác có liên quan, cụ thể:

1.1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai và TKCN theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:

- Được trợ cấp ngày công lao động theo mức do UBND tỉnh quy định. Đối với lao động phổ thông, mức trợ cấp ngày công thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi;

- Trường hợp đặc biệt khi được huy động làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do UBND cấp tỉnh quy định;

- Trách nhiệm đảm bảo: cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

1.2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền xe. Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

1.3. Cán bộ, chiến sĩ DQTV, dự bị động viên được huy động thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật (Theo quy định tại khoản a, điểm 2 Điều 47 Luật DQTV: DQTV khi được huy động được trợ cấp ngày công lao động không thấp hơn hệ số 0,08 mức lương cơ sở).

2. Đội viên của Đội xung kích được huy động thực hiện nhiệm vụ PCTT bị thương hoặc hy sinh được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc xét công nhận là liệt sĩ đảm bảo các quyền lợi khác theo quy định tại Điều 20, 21 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.

3. Đội xung kích được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tham gia các chương trình, dự án trên địa bàn và cung cấp tài liệu, thông tin liên quan công tác PCTT & TKCK

4. Đội xung kích được cấp kinh phí hoạt động từ nguồn tài chính cho công tác PCTT của địa phương, nguồn Quỹ PCTT và các nguồn khác do địa phương bố trí theo quy định của pháp luật.

5. Đối với các trường hợp chưa được quy định cụ thể về chế độ chính sách: UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

VIII. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

1. Cá nhân, tập thể Đội xung kích lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao được xét khen thưởng theo quy định chung về thi đua, khen thưởng.

2. Đội viên Đội xung kích có hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp do lỗi vi phạm mà gây ra thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. BCĐ TWPCTT

- Chủ trì, phối hợp với UBQG ƯPSCTT&TKCN, Cục DQTV - Bộ Tổng tham mưu, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức cơ quan liên quan chỉ đạo, tổ chức xây dựng các Đội xung kích với nòng cốt là DQTV;

- Phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng cơ chế chính sách để đảm bảo quyền lợi và duy trì hoạt động cho lực lượng xung kích trên toàn quốc;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. UBND, BCH CẤP TỈNH

- Chỉ đạo UBND cấp huyện và cơ quan chức năng của tỉnh triển khai xây dựng, củng cố Đội xung kích theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Hướng dẫn này;

- Phân bổ kinh phí để đảm bảo các điều kiện hoạt động của Đội xung kích;

- Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về BCĐ TWPCTT trước 20/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. UBND, BCH CẤP HUYỆN

- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc UBND xã tổ chức xây dựng, củng cố và triển khai hoạt động lực lượng xung kích PCTT; định kỳ báo cáo kết quả về UBND, BCH cấp tỉnh;

- Bố trí kinh phí, chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự huyện, các cơ quan liên quan, phòng chức năng tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ PCTT&TKCN cho Đội xung kích;

- Hướng dẫn, kiểm tra UBND xã xây dựng dự toán kinh phí, chi trả phụ cấp và thực hiện các chế độ chính sách khác cho hoạt động của Đội xung kích.

4. UBND, BCH CẤP XÃ

4.1. Ủy ban nhân dân xã

-Ban hành quyết định thành lập Đội xung kích

(Mẫu Quyết định kèm theo tại Phụ lục 4)

- Ban hành quyết định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội xung kích

(Mẫu Quyết định kèm theo tại Phụ lục 5)

- Ban hành quy chế phối hợp giữa Đội xung kích với các cơ quan, tổ chức tại địa phương trong hoạt động PCTT;

- Xây dựng, trình duyệt dự toán chi, thanh toán kinh phí phụ cấp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thành viên Đội xung kích theo các quy định;

- Kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động của Đội xung kích, định kỳ báo cáo UBND, BCH cấp huyện.

4.2. Ban Chỉ huy xã

- Tham mưu trình UBND xã quyết định thành lập Đội xung kích;

- Tham mưu trình UBND xã quyết định ban hành quy chế hoạt động;

- Phân giao nhiệm vụ, quản lý và chỉ đạo hoạt động của Đội xung kích trên địa bàn theo Hướng dẫn này;

- Xây dựng các quy chế phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đội;

- Tổ chức đào tạo, tập huấn và duy trì hoạt động của Đội xung kích./.

 

PHỤ LỤC 1

CƠ CẤU, SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN TẠI CÁC KHU VỰC

I. Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

STT

Nguồn lực

S lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

53

35

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

28

15

2

Công an xã (phường, thị trấn)

9

5

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

3

2

5

Đoàn thanh niên

7

5

6

Hội Phụ nữ

4

3

7

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

2

1

11

Cán bộ, lãnh đạo các thôn (tổ dân phố)

7

5

Tng s người/xã

90

60

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 90 người/xã, tối thiểu 60 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

II. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Stt

Nguồn lực

Số lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

61

35

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

36

15

2

Công an xã (phường, thị trấn)

11

7

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

5

4

5

Đoàn thanh niên

9

6

6

Hội Phụ nữ

6

6

7

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

4

3

11

Cán bộ thôn (tổ dân phố)

9

5

Tổng số người/xã

110

70

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 110 người/xã, tối thiểu 70 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể từng xã do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

III. Ven biển và hải đảo

Stt

Nguồn lực

Số lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

53

35

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

28

15

2

Công an xã (phường, thị trấn)

9

7

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

6

5

5

Đoàn thanh niên

10

6

6

Hội Phụ nữ

6

4

7

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

4

3

11

Cán bộ, lãnh đạo các thôn (tổ dân phố)

7

6

Tổng số người/xã

100

70

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 100 người/xã, tối thiểu 70 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể từng xã do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

IV. Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ

STT

Nguồn lực

Số lưng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

57

35

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

32

15

2

Công an xã (phường, thị trấn)

10

7

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

5

2

5

Đoàn thanh niên

8

4

6

Hội Phụ nữ

4

2

7

Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

3

2

11

Cán bộ thôn (tổ dân phố)

8

4

Tổng số người/xã

100

60

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 100 người/xã, tối thiểu 60 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể từng xã do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

V. Đng bng sông Cửu Long

Stt

Nguồn lực

Số lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

57

38

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

32

18

2

Công an xã (phường, thị trấn)

11

8

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

7

6

5

Đoàn thanh niên

11

9

6

Hội Phụ nữ

7

6

7

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

4

3

11

Cán bộ, lãnh đạo các ấp/khóm (tổ dân phố)

8

6

Tổng số người/xã

110

80

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 110 người/xã, tối thiểu 80 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể từng xã do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

VI. Khu vực Đô thị

STT

Nguồn lực

Số lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

65

44

-

DQTV cơ động

25

20

-

DQTV tại chỗ

40

24

2

Công an xã, dân phòng (phường, thị trấn)

13

10

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

10

6

5

Đoàn thanh niên

15

11

6

Hội Phụ nữ

9

6

7

Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường, thị trấn)

3

1

11

Cán bộ thôn (tổ dân phố)

10

8

Tổng số người/phường

130

100

- Số lượng đội viên dự kiến: Trung bình 130 người/xã, phường, thị trấn, tối thiểu 100 người/xã. Số lượng đội viên cụ thể từng xã do BCH xã tham mưu, đề xuất;

- Chủ tịch UBND xã quyết định số lượng đội viên phù hợp với quy mô dân số, tình hình thiên tai, điều kiện cụ thể của địa phương và được kiện toàn hàng năm.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU PHÙ HIỆU CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

Phù hiệu của Đội xung kích là băng đỏ màu vàng rộng 10cm có dòng chữ “Đội xung kích PCTT”, cụ thể:

Ghi chú:

- Viền ngoài mầu vàng;

- Băng mầu đỏ;

- Chữ mầu vàng;

- Kích thước: Lxh (35x10) cm.

- Chất liệu: Vải lanh,...

 

PHỤ LỤC 3

TRANG THIẾT BỊ TẠI CÁC KHU VỰC

I. Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

STT

Dụng cụ

Đơn v

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

S lượng trung bình

1

Loa cầm tay

Cái

05

15

Cuốc

Cái

25

2

Trống hoặc kẻng báo hiệu

Cái

05

16

Búa tạ

Cái

05

3

Phao cứu hộ

Cái

30

17

Dao

Cái

20

4

Xuồng, ca nô cứu hộ

Chiếc

02

18

Vồ

Cái

10

5

Đèn pin

Cái

60

19

Dây thừng cứu hộ

m

500

7

Ủng đi mưa

Đôi

60

20

Can nước (loại 101, 201)

Cái

10

6

Áo mưa bộ

Cái

60

21

Tre, nứa

Cây

50

8

Áo phao

Cái

60

22

Chăn chiên

Cái

20

9

Mũ bảo hộ lao động

Cái

60

23

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

Cái

30

10

Máy cưa chạy xăng

Cái

02

24

Bình cứu hỏa

Bình

05

11

Máy phát điện xách tay

Cái

02

25

Xăng

lít

20

12

Xe cải tiến

Xe

5

26

Thiết bị y tế

Bộ

05

13

Xà beng

Cái

20

27

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

05

14

Xẻng

Cái

25

28

Sổ sách ghi chép

Quyển

60

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

II. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

1

Loa cầm tay

Cái

15

16

Cuốc

Cái

35

2

Xuồng, ca nô cứu hộ

Cái

2

17

Búa tạ

Cái

05

3

Trống hoặc kẻng báo hiệu

Cái

07

18

Dao

Cái

20

4

Phao cứu hộ

Cái

40

19

Vồ

Cái

10

5

Áo phao

Cái

70

20

Dây thừng cứu hộ

m

500

6

Áo mưa bộ

Cái

70

21

Can nước (loại 101, 201)

Cái

10

7

Nhà bạt các loại (16,5 m2, 24,75 m2)

Chiếc

02

22

Tre, nứa

Cây

50

8

Đèn pin

Cái

70

23

Chăn chiên

Cái

10

9

Ủng đi mưa

Đôi

70

24

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

Cái

30

10

Mũ bảo hộ lao động

Cái

70

25

Bình cứu hỏa

Bình

05

11

Máy cưa chạy xăng

Cái

02

26

Xăng

lít

20

12

Máy phát điện xách tay

Cái

02

27

Thiết bị y tế

Bộ

08

13

Xe cải tiến

Xe

10

28

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

05

14

Xà beng

Cái

05

29

Sổ sách ghi chép

Quyển

70

15

Xẻng

Cái

35

 

 

 

 

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

III. Ven biển và hải đảo

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

1

Loa cầm tay

Cái

15

16

Cuốc

Cái

30

2

Trống hoặc kẻng báo hiệu

Cái

05

17

Búa tạ

Cái

05

3

Xuồng, ca nô cứu hộ

Cái

03

18

Dao

Cái

20

4

Nhà bạt các loại (16,5 m2, 24,75 m2)

Chiếc

03

19

Vồ

Cái

10

5

Đèn pin

Cái

70

20

Dây thừng cứu hộ

m

500

6

Ủng đi mưa

Đôi

70

21

Can nước (loại 101, 201)

Cái

10

7

Áo mưa bộ

Cái

70

22

Tre, nứa

Cây

50

8

Áo phao

Cái

40

23

Chăn chiên

Cái

10

9

Phao cứu hộ

Cái

30

24

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

Cái

30

10

Mũ bảo hộ lao động

Cái

70

25

Bình cứu hỏa

Bình

05

11

Máy cưa chạy xăng

Cái

02

26

Xăng

Lít

20

12

Máy phát điện xách tay

Cái

02

27

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

05

13

Xe cải tiến

Xe

10

28

Thiết bị y tế

Bộ

05

14

Xà beng

Cái

05

29

Sổ sách ghi chép

Quyển

70

15

Xẻng

Cái

30

 

 

 

 

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

IV. Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

1

Loa cầm tay

Cái

10

14

Cuốc

Cái

30

2

Dây thừng cứu hộ

m

300

15

Búa tạ

Cái

05

3

Đèn pin

Cái

60

16

Rựa cầm tay

Cái

10

4

Phao cứu hộ

Cái

20

17

Can nước (loại 101, 201)

Cái

10

5

Áo phao

Cái

60

18

Thau nhôm, nhựa, xô

Cái

30

6

Bộ áo mưa

Bộ

60

19

Bình cứu hỏa

Bình

05

7

Mũ bảo hộ lao động

Cái

60

20

Xăng

Lít

20

8

Ủng đi mưa

Đôi

60

21

Cáng cứu thương

Cái

03

9

Ghe, ca nô cứu hộ

Chiếc

05

22

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

20

10

Máy cưa chạy xăng

Cái

02

23

Thiết bị y tế

Bộ

05

11

Máy phát điện xách tay

Cái

02

24

Nhà bạt cứu sinh (loại 16,5m2, 24,75 m2)

Chiếc

02

12

Thang tre

Cái

05

25

Sổ sách ghi chép

Quyển

60

13

Xà beng

Cái

05

 

 

 

 

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

V. Đồng bằng sông Cửu Long

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

1

Nhà bạt loại (16,5m2, 24,5 m2)

Chiếc

03

14

Can nước loại (101, 201)

 

15

2

Loa cầm tay

Cái

25

15

Tre, nứa

Cây

50

3

Đèn pin

Cái

80

16

Chăn chiên

Cái

15

4

Ủng đi mưa

Đôi

80

17

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

Cái

25

5

Phao cứu hộ

Cái

40

18

Bình cứu hỏa

Bình

06

6

Áo phao

Cái

25

19

Xăng

Lít

20

7

Áo mưa bộ

Cái

80

20

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

05

8

Mũ bảo hộ lao động

Cái

80

21

Thiết bị y tế

Bộ

06

9

Máy cưa chạy xăng

Cái

03

22

Xà beng, xe rùa

Cái

10

10

Kiềm tay, kiềm động lực,

Cái

05

23

Búa tạ

Cái

10

11

Báy nhổ đinh

Cái

20

24

Máy phát điện

Cái

02

12

Xuồng, ghe

Chiếc

06

25

Rựa, cuốc, xẻng, cáng khiêng

Cái

10

13

Dây thừng cứu hộ

m

300

26

Cáng khiêng

Cái

10

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

VI. Khu vc đô th

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng trung bình

1

Đèn pin

Cái

100

13

Xẻng

Cái

30

2

Ủng đi mưa

Đôi

100

14

Dây thừng cứu hộ

m

200

3

Áo mưa bộ

Cái

100

15

Tre, nứa

Cây

50

4

Mũ bảo hộ lao động

Cái

100

16

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

Cái

30

5

Máy cưa chạy xăng

Cái

02

17

Bình cứu hỏa

Bình

05

7

Xà beng

Cái

25

18

Xăng

Lít

20

8

Áo phao

Cái

10

19

Túi Y tế sơ cấp cứu

Cái

05

9

Phao cứu hộ

Cái

10

20

Thiết bị y tế

Bộ

05

10

Cuốc

Cái

30

21

Sổ sách ghi chép

Quyển

100

11

Búa tạ

Cái

05

22

Máy phát điện xách tay

Cái

02

12

Dao

Cái

20

 

 

 

 

Căn cứ tình hình thực tế và các loại hình thiên tai xảy ra tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã xác định số lượng cụ thể và có thể lựa chọn trang thiết bị thay thế có công năng tương đương cho phù hợp. Các trang thiết bị của Đội xung kích phải được quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định về công tác PCTT.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ …………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /QĐ-UBND

……….., ngày      tháng      năm

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai xã ………….

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ………….

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng chống thiên tai;

Xét yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm……….,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Đội xung kích phòng chống thiên tai xã …………….gồm các ông, bà có tên sau (Có danh sách kèm theo).

Điều 2. Đội xung kích phòng chống thiên tai chịu sự quản lý, điều hành của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã , và có nhiệm vụ:

- Thực hiện các nội dung của bản Kế hoạch Phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai đã được Chủ tịch UBND xã phê duyệt;

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN xã trong công tác chỉ huy điều hành trong công tác PCTT&TKCN;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Văn phòng HĐND - UBND, các Ông (bà) có tên tại điều 1, ban phát triển các thôn có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu Vp.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

 

UBND XÃ ………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH

ĐỘI XUNG KÍCH PCTT XÃ………………….

(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày    /    /    của UBND xã………….)

TT

Họ và tên

Chức vụ

Đơn vị

SĐT

Ghi Chú

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

 

5.

 

 

 

 

 

6.

 

 

 

 

 

7.

 

 

 

 

 

8.

 

 

 

 

 

9.

 

 

 

 

 

10.

 

 

 

 

 

11.

 

 

 

 

 

12.

 

 

 

 

 

13.

 

 

 

 

 

14.

 

 

 

 

 

15.

 

 

 

 

 

16.

 

 

 

 

 

17.

 

 

 

 

 

18.

 

 

 

 

 

19.

 

 

 

 

 

20.

 

 

 

 

 

21.

 

 

 

 

 

22.

 

 

 

 

 

23.

 

 

 

 

 

24.

 

 

 

 

 

25.

 

 

 

 

 

26.

 

 

 

 

 

27.

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

MẪU QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI XUNG KÍCH

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ……………………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /QĐ-UBND-PCTT

………., ngày    tháng    năm

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội xung kích Phòng chống thiên tai xã……………

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…………..

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 năm 2013 ngày 19/6/2013.

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Theo đề nghị của Ban Chỉ huy quân sự xã………….,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Vị trí, chức năng

Đội xung kích là lực lượng chủ chốt tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN theo kế hoạch và phương án PCTT & TKCN của xã, do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập và được kiện toàn hàng năm.

Đội xung kích hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã.

Trường hợp xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của xã có sự chi viện của lực lượng cấp trên, Đội xung kích phối hợp thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của Chỉ huy cấp trên và Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Thường xuyên

1.2. Trước khi xảy ra thiên tai

1.3. Trong thiên tai

1.4. Sau thiên tai

2. Nhiệm vụ đặc thù

2.1. Trước thiên tai

2.2. Sau thiên tai

(Chi tiết tham khảo tại mục IV, Phần 1 Tài liệu hướng dẫn).

3. Trách nhiệm của đội trưởng, đội phó và đội viên Đội xung kích

3.1. Trách nhiệm của đội trưởng, đội phó

3.2. Trách nhiệm của đội viên

(Chi tiết tham khảo tại mục V, Phần 1 Tài liệu hướng dẫn).

Điều 3. Văn phòng - Thống kê UBND xã, các cán bộ, công chức UBND xã, các ban ngành, đoàn thể xã, tổ trưởng, tổ phó và các thành viên Đội xung kích phòng chống thiên tai xã………chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Đảng ủy, TT HĐND xã;
- Lãnh đạo UBND xã;
- UBMTTQ xã;
- Như điều 3;
- Lưu VP./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

 



1 Điểm m, Khoản 4, Điều 18 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018.

2 Khoản 2 Điều 4 Nghị định s 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017.

3 Đim b, mục 4 Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018.

4 Mục 14 phụ lục Quyết định s 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019.

5 Mục 3.2 phụ lục Quyết định s 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016.