Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2022 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các thành viên Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-BCĐTW-VPĐP ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025)
1. Bám sát các nguyên tắc, yêu cầu của Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình 925) để hướng dẫn, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 925 có hiệu quả, thực chất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, xây dựng các miền quê đáng sống.
2. Hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 925 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 925/QĐ-TTg trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, nội dung công việc, lộ trình, nguồn lực và thời gian phù hợp cho thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong đó, ngân sách trung ương sử dụng nguồn sự nghiệp để hỗ trợ và huy động ngân sách địa phương và vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện thành công Chương trình.
3. Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các bộ, ngành và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ của chương trình; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và người dân trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình 925.
4. Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm được đề cập tại Kế hoạch này, theo phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực, địa bàn được phân công, các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai các nội dung, nhiệm vụ tại Quyết định số 925/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 925
a) Xây dựng bộ tài liệu tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
b) Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường.
c) Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình 925.
d) Phát động phong trào thi đua chuyên đề, tổ chức các cuộc thi về nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến trong bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.
2. Phân loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải
a) Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học...) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa tái chế...) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín.
b) Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã.
c) Xây dựng một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp và tạo hiệu ứng lan tỏa.
3. Cấp nước sạch, trữ nước ngọt tại các vùng khó khăn về nguồn nước
a) Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt (vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; vùng chịu tác động xâm nhập mặn và thích ứng với biến đổi khí hậu...) quy mô hộ gia đình.
b) Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung.
4. Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp.
a) Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc xử lý chất thải và phụ phẩm trong nông nghiệp.
b) Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị.
5. Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững
a) Xây dựng mô hình cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô nhiễm.
b) Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát.
c) Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn.
6. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở nông thôn
a) Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến.
b) Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc...
c) Xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
a) Nhân rộng các mô hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở;
b) Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình 925.
c) Lồng ghép các nội dung của Chương trình 925 trong thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương.
8. Hoàn thiện cơ chế chính sách, phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới
a) Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn; hướng dẫn thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình; đề xuất các giải pháp thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn;
b) Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước, quy chế của địa phương; hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm bảo vệ môi trường; hướng dẫn thành lập và quy chế hoạt động của tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã; hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn chất thải cho mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác.
c) Rà soát, xây dựng các định mức, đơn giá về xử lý môi trường (nước thải, chất thải rắn) phù hợp với đặc thù khu vực nông thôn; mức cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
(Kế hoạch thực hiện chi tiết theo Phụ lục đính kèm).
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình 925; tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình 925 theo phân công.
b) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức triển khai một số mô hình thí điểm thuộc Chương trình 925.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành (thành viên của Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025), tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của cộng đồng về cấp nước sạch, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; xây dựng các tài liệu tập huấn, hướng dẫn thuộc Chương trình 925; kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình 925.
2. Các Bộ, ngành (thành viên của Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025) tổ chức triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình; chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 925 và Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tại địa phương; lựa chọn, chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả các mô hình bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
b) Chủ động bố trí vốn từ ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) và huy động nguồn xã hội hóa để thực hiện các nội dung của Chương trình 925 để đạt được các mục tiêu đề ra.
c) Phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình 925.
d) Ban hành một số cơ chế hỗ trợ cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện của địa phương./.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025)
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan thực hiện chính | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 925 |
|
|
| |
1 | Xây dựng bộ tài liệu tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
2 | Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ nông thôn mới các cấp và người dân nhằm thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường. | Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố |
| 2022-2025 |
3 | Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, mô hình Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường để tham gia hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ cho địa phương thực hiện Chương trình 925. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
4 | Phát động phong trào thi đua chuyên đề, tổ chức các cuộc thi về nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến trong bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
Phân loại, thu gom, trung chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý nước thải |
|
|
| |
1 | Hướng dẫn và hỗ trợ (kỹ thuật, trang thiết bị, chế phẩm sinh học...) xây dựng mô hình phân loại rác thải tại nguồn quy mô hộ gia đình và cộng đồng dân cư và xử lý rác thải (phân bón hữu cơ, nhựa tái chế...) sau khi phân loại theo hướng tái chế và tuần hoàn khép kín. | UBND cấp tỉnh | Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
2 | Hỗ trợ hình thành mạng lưới thu gom (các tổ, đội, hợp tác xã trong thu gom, tập kết chất thải) gắn với hoàn thiện điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trước khi xử lý tập trung (đảm bảo thuận tiện, thân thiện môi trường và mỹ quan) quy mô thôn, xã. | UBND cấp tỉnh | Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
3 | Xây dựng một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và khu dân cư áp dụng công nghệ phù hợp và tạo hiệu ứng lan tỏa. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường | 2023-2025 |
Cấp nước sạch, trữ nước ngọt tại các vùng khó khăn về nguồn nước |
|
|
| |
1 | Hỗ trợ xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước sinh hoạt (vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; vùng chịu tác động xâm nhập mặn và thích ứng với biến đổi khí hậu...) quy mô hộ gia đình. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
2 | Hỗ trợ xây dựng thí điểm một số mô hình trữ nước sạch hiệu quả, an toàn cho các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình chưa được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt tập trung. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
Kinh tế tuần hoàn trong xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp. |
|
|
| |
1 | Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn việc xử lý chất thải và phụ phẩm trong nông nghiệp. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các tổ chức chính trị - xã hội; UBND cấp tỉnh | 2023-2024 |
2 | Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, khép kín, đa giá trị. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
Cải tạo cảnh quan nông thôn, môi trường làng nghề theo hướng xanh và bền vững |
|
|
| |
1 | Xây dựng mô hình cải tạo cảnh quan và khôi phục chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng khi bị ô nhiễm. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp gắn với văn hóa vùng, miền; phát triển các tuyến đường hoa, cây xanh bóng mát. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình cải tạo môi trường làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
|
|
| ||
1 | Xây dựng mô hình cộng đồng tự quản và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất, chế biến. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
2 | Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT | 2023-2025 |
3 | Xây dựng mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
Tổ chức nhân rộng các mô hình hiện có về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm |
|
|
| |
1 | Nhân rộng các mô hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
2 | Nhân rộng các mô hình về cấp nước, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm có hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình 925. | UBND cấp tỉnh | Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tổ chức chính trị - xã hội | 2023-2025 |
3 | Lồng ghép các nội dung của Chương trình 925 trong thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương. | Các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố |
| 2023-2025 |
Hoàn thiện cơ chế chính sách, phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới |
|
|
| |
1 | Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn; hướng dẫn thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình; đề xuất các giải pháp thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp nước tập trung nông thôn; | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các tổ chức chính trị - xã hội; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
2 | Xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước, quy chế của địa phương; hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm bảo vệ môi trường | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các tổ chức chính trị - xã hội; Bộ Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
3 | Xây dựng hướng dẫn thành lập và quy chế hoạt động của tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã; hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn chất thải cho mục đích sản xuất nông nghiệp và các mục đích khác. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các tổ chức chính trị - xã hội; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
4 | Rà soát, xây dựng các định mức, đơn giá về xử lý môi trường (nước thải, chất thải rắn) phù hợp với đặc thù khu vực nông thôn; mức cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các tổ chức chính trị - xã hội; Bộ Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
5 | Rà soát, xây dựng hạn mức cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. | Ngân hàng chính sách xã hội | Bộ Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp tỉnh | 2023-2025 |
- 1Công văn 2553/BTNMT-TNN năm 2022 về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Công văn 2420/BTNMT-MT năm 2023 về tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường của cơ sở khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 2884/BNN-VPĐP năm 2023 về rà soát, bổ sung đề xuất mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 1945/QĐ-TTg năm 2021 về Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 18/QĐ-BCĐCTMTQG năm 2022 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 5Công văn 2553/BTNMT-TNN năm 2022 về tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2420/BTNMT-MT năm 2023 về tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường của cơ sở khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Công văn 2884/BNN-VPĐP năm 2023 về rà soát, bổ sung đề xuất mô hình thí điểm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/10/2022
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia
- Người ký: Lê Minh Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra